Kết quả ước lượng cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với mô hình 1 và 2, biến IF mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức lần lượt 10% và 5% điều này cho thấy hội nhập tài chính có tác động làm tăng chỉ số phát triển con người, dẫn đến làm giảm đói nghèo. Kết quả này phù hợp với mô hình lý thuyết và phân tích từ dữ liệu thống kê ở phần trên.
Thứ hai, đối với mô hình 1 và 2, biến độ mở thương mại (Trade) có hệ số dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Dấu của hệ số này cho biết những quốc giá có độ mở thương mại lớn thường làm tăng chỉ số phát triển con người, dẫn đến làm giảm tỷ lệ đói nghèo.
Thứ ba, đối với mô hình 1 và 2, biến tăng trưởng kinh tế (lnPGDP) có ý nghĩa ở mức 1% với dấu hệ số (+). Như vậy tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển ở châu Á dẫn đến tăng chỉ số con người và dẫn đến giảm nghèo khi người lao động hấp thụ tăng trưởng kinh tế và các chính sách tốt hơn giúp người nghèo cũng được hưởng thành quả của phát triển kinh tế.
Thứ tư, đối với mô hình 1 và 2, biến Health có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, dấu của hệ số (+) thể hiện xu hướng tác động tích cực của sức khỏe đến phát triển con người và giảm nghèo. Về mặt lý thuyết lẫn thực nghiệm, một nền kinh tế có chất lượng dân số tốt về mặt thể chất sẽ giúp giảm đói nghèo.
Tác động của các biến bao gồm lạm phát, phát triển tài chính và thể chế là chưa thể khẳng định và cần có thêm các nghiên cứu khác để khẳng định chiều hướng tác động. Cụ thể, về lạm phát, các nghiên cứu trước cũng từng chỉ ra rằng nếu giá cả hàng hoá tiêu dùng của những người lao động tăng cao hơn tiền lương danh nghĩa của họ thì có nghĩa là thu nhập thực tế của những người làm công ăn lương đó giảm, dẫn tới tăng số lượng người nghèo trong xã hội (Cardoso, 1992). Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu chỉ ra rằng lạm phát không ảnh hưởng đến những người có thu nhập nằm dưới ngưỡng nghèo vì số lượng tiền mặt họ nắm giữ không đáng kể. Bên cạnh đó, Romer (1998) cho thấy rằng trong ngắn hạn, một sự gia tăng lạm phát không lường trước được làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, điều này có thể mang lại lợi ích cho người nghèo. Hiệu ứng này có thể được đảo ngược trong dài hạn vì lạm phát cao hơn không thể giảm vĩnh viễn tình trạng thất nghiệp. Về phát triển tài chính, như tổng hợp nghiên cứu ở trên, người nghèo có thể hưởng lợi từ quá trình phát triển của hệ thống tài chính do họ có nhiều cơ hội để tiếp cận nguồn tín dụng được cung cấp bởi các ngân hàng. Tuy nhiên, từ góc độ lợi nhuận của các tổ chức tín dụng, việc cung cấp các khoản vay cho người nghèo thường tạo ra chi phí tốn kém gồm chi phí xử lý, quản lý và giám sát cao hơn và rủi ro vỡ nợ cao hơn
khi so sánh với các đối tượng vay có thu nhập tốt hơn. Đó là lý do dẫn tới kết luận không rõ ràng về tác động của phát triển tài chính đến tình trạng đói nghèo trong nghiên cứu của tác giả. Cuối cùng, tác động của thể chế lên đói nghèo chưa được khẳng định một cách rõ ràng được giải thích bởi vì mối quan hệ giữa hai yếu tố đó có thể là gián tiếp. Thông qua tăng trưởng, phân phối thu nhập, thể chế tác động đến tình trạng đói nghèo. Cụ thể, về vấn đề tham nhũng, có những nghiên cứu chỉ ra rằng tham nhũng tác động bất lợi cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn vì các nguồn chi cho hối lộ thay vì cho sản xuất, làm giảm phân bổ hiệu quả cho các nguồn lực và cản trở tăng trưởng. Tuy nhiên, cũng có nhà nghiên cứu lập luận rằng khi có tham nhũng, những người chống tham nhũng thường có những cải cách cho các bộ máy quan liêu để thúc đẩy kinh tế phát triển. Hoặc cũng có những kết luận chỉ ra rằng hối lộ cho phép các doanh nhân đạt được mục đích đó là tự chủ trong việc ra quyết định nhiều hơn thay vì phụ thuộc quá nhiều vào quyền kiểm soát của chính quyền nhà nước và họ góp phần thúc đẩy tăng trưởng bằng cách đưa ra nhiều hoạt động đổi mới sáng tạo. Tăng trưởng kinh tế hay phân phối lại thu nhập từ đó tác động đến tỷ lệ đói nghèo. Chính vì mối quan hệ phức tạp giữa thể chế và đói nghèo thông qua kênh trung gian dẫn đến sự khẳng định không rõ ràng về tác động của thể chế đến tình trạng đói nghèo.
Cột 5 trong Bảng 4.4 thể hiện kết quả ước lượng mô hình 2- Mô hình kiểm định tác động của hội nhập tài chính đến giảm nghèo giữa các nhóm quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau thông qua các biến tương tác giữa IF và 3 nhóm quốc gia (thu nhập dưới mức trung bình, mức thu nhập trung bình và thu nhập trên mức trung bình). Biến F1 đại diện cho tương tác giữa IF và nhóm các quốc gia có thu nhập trên mức trung bình, biến F2 là tương tác giữa IF và nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình, biến F3 là tương tác giữa IF và nhóm các quốc gia có thu nhập dưới mức trung bình. Khi chọn biến F2 tức nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình làm nhóm so sánh thì các biến F1 và F3 đều có ý nghĩa thống kê và có hệ số dương. Điều này hàm ý rằng hội nhập tài chính tại các quốc gia thu nhập trên mức trung bình và thu nhập dưới mức trung bình có tác động tích cực đến giảm nghèo nhiều hơn so với các quốc gia có mức thu nhập trung bình. Trong đó, tác động tích cực của hội nhập tài chính đến giảm nghèo tại các quốc gia thu nhập trên mức trung bình là cao nhất. Matsuyama (2004) đã từng khẳng định rằng hội nhập tài chính có thể tác động tích cực đến quá trình giảm nghèo của các quốc gia có thu nhập trên mức trung bình nhiều hơn so với các quốc gia khác bởi vì họ tận dụng được lợi thế vay vốn trong một thế giới mà khả năng đi vay nước ngoài của các quốc gia thu nhập thấp hơn bị hạn chế bởi quy định về tài sản thế chấp trong nước. Acemoglu & Zilibotti (1997) và Martin & Rey (2001) lập luận rằng các
nước giàu có hệ thống tài chính tốt hơn so với các nước nghèo, mang lại nhiều cơ hội đa dạng hóa hơn và do đó khuyến khích đầu tư nhiều hơn trong khi đó các nước nghèo không được hưởng quyền bình đẳng trong việc tiếp cận các thị trường tài chính như các nước giàu trong nền kinh tế thị trường không hoàn hảo, chính vì vậy mà tác động của hội nhập đối với sự giảm nghèo sẽ không nhiều bằng các quốc gia có thu nhập trên mức trung bình. Ngoài ra, một nguyên nhân khác giải thích tại sao tác động của hội nhập tài chính ở các nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình không cao bằng nhóm nước đang phát triển có thu nhập trên trung bình và dưới trung bình được chỉ ra bởi Spence (2011). Cụ thể, ở các nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình, “bẫy thu nhập” làm cho các ngành đã có sự tăng trưởng ở giai đoạn đầu bắt đầu trở nên ngày một thiếu cạnh tranh do tiền lương tăng. Những ngành thâm dụng lao động chuyển sang các quốc gia có mức lương thấp hơn. Tốc độ phát triển của các quốc gia nằm trong “bẫy thu nhập” từ mức thu nhập trung bình lên thu nhập trên mức trung bình thấp hơn các quốc gia có mức thu nhập dưới mức trung bình bởi vì ở các quốc gia này mức lương và chi phí đầu vào rẻ hơn. Bên cạnh đó, so với nhóm nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình, các quốc gia đang phát triển có mức thu nhập trên trung bình chiếm ưu thế hơn trong các ngành công nghệ cao. Thực tế này có thể là một nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn nước ngoài, gây cản trở đến tốc độ tăng trưởng và mức độ của hội nhập tài chính tác động đến quá trình giảm nghèo.
4.4.2. Ước lượng mô hình bằng phương pháp Moment tổng quát
Bảng 4.5: Kết quả mô hình khi sử dụng phương pháp ước lượng GMM hệ thống
(5) | |
Tên biến | HDI |
IF | 0.0092*** |
(0.003) | |
TRADE | 0.1141* |
(0.062) | |
CPI | -0.0185 |
(0.022) | |
FD | 0.1148** |
(0.049) |
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Lệ Tín Dụng Trong Nước Tới Khu Vực Tư Nhân/gdp Các Nước Đang Phát Triển Khu Vực Châu Á Giai Đoạn 2005-2018
- Mô Hình Đánh Giá Tác Động Của Hội Nhập Tài Chính Đến Tình Trạng Đói Nghèo
- Mô Tả Thống Kê Dữ Liệu Nghiên Cứu Trong Mô Hình
- Bối Cảnh Đại Dịch Covid-19 Ảnh Hưởng Đến Hội Nhập Tài Chính Và Tình Trạng Đói Nghèo
- Tối Ưu Hoá Lợi Ích Của Mở Cửa Thương Mại Đối Với Giảm Nghèo
- Banerjee, Abhijit & Andrew Newman (1993), “Occupational Choice And The Process”, Journal Of Political Economy, Volume 101, Number 2Apr.
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
0.0708* | |
(0.042) | |
HEALTH | 0.0144 |
(0.029) | |
INSTITUTION | -0.0000 |
(0.000) | |
Constant | 0.1441 |
(0.283) | |
AR(1) test | 0.056 |
AR(2) test | 0.571 |
Sargan test | 0.000 |
Hansen test | 0.975 |
Số quan sát | 350 |
Số biến công cụ | 19 |
Ghi chú: 1) Ký hiệu *, ** lần lượt cho biết các hệ số ước lượng có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5%. 2) Giá trị ghi trong ngoặc (…) là độ lệch chuẩn hiệu chỉnh Heteroskedasticity. |
Kết quả ước lượng của phương pháp GMM hệ thống cụ thể như sau:
Thứ nhất, biến IF mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê cao ở mức 1% . Kết quả này giống như kết quả của mô hình ước lượng dùng phương pháp Driscoll & Kraay.
Thứ hai, biến Trade và biến LnGDP mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Kết quả này giống như kết quả của mô hình ước lượng dùng phương pháp Driscoll & Kraay.
Thứ ba, biến FD mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% trong mô hình ước lượng sử dụng phương pháp GMM hệ thống, trong khi đó với kiểm định Driscoll & Krayy biến FD không có ý nghĩa. Phát triển tài chính dẫn đến giảm đói nghèo. Chigumira và Masiyandima (2003) cho rằng những người vay và người gửi tiết kiệm có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng hơn so với trước đây. Giảm yêu cầu dự trữ làm
tăng cung cấp tín dụng cho một mức tiền gửi nhất định. Việc tăng lãi suất làm tăng tiết kiệm và tiền gửi ngân hàng do đó cho phép các ngân hàng cung cấp nhiều khoản vay hơn và các khoản vay đó có thể được tiếp cận bởi người nghèo khi chính phủ tăng cường các chính sách tín dụng được thiết kế vì mục tiêu giảm đói nghèo.
Tác động của các biến bao gồm lạm phát, y tế và thể chế trong phương pháp ước lượng GMM hệ thống là chưa thể khẳng định và cần có thêm các nghiên cứu khác để khẳng định chiều hướng tác động. Kết quả này khác với kết quả của phương pháp Driscoll & Kraay với việc chỉ ra rằng tác động của các biến bao gồm lạm phát, phát triển tài chính và thể chế là chưa rõ ràng.
Từ nghiên cứu định lượng có thể tóm tắt các kết quả nghiên cứu như sau:
Giả thuyết H1: Việc tăng cường hội nhập tài chính có tác động làm giảm tình trạng đói nghèo tại các quốc gia đang phát triển.
Thông qua kết quả kiểm định mô hình tác động của hội nhập tài chính đối với tình trạng đói nghèo khi dùng phương pháp Driscoll & Kraay và phương pháp GMM hệ thống, hội nhập tài chính có tác động tích cực đến chỉ số phát triển con người, có nghĩa là làm giảm tình trạng đói nghèo vì chỉ số phát triển có tương quan chặt với chỉ số đo đói nghèo ở các nước đang phát triển. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết H1, qua đó khẳng định hội nhập tài chính là một công cụ hữu hiệu trong vấn đề giảm tình trạng đói nghèo tại các nước đang phát triển khu vực Châu Á trong giai đoạn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn đồng thuận với kết quả của Saim Amir Faisal Sami (2017), Vũ Thuỳ Dương (2019), Prasad & các cộng sự (2007), và trái ngược với kết quả nghiên cứu của Arestis & Caner (2010), Tsai & Huang (2007), Agenor (2004), Jalilian & Weiss (2002).
Giả thuyết H2: Việc tăng cường hội nhập tài chính có tác động khác nhau đến giảm tình trạng đói nghèo tại các nhóm quốc gia đang phát triển có các mức thu nhập khác nhau.
Hội nhập tài chính tác động tích cực đối với tình trạng giảm đói nghèo ở cả 3 nhóm quốc gia có mức thu nhập khác nhau. Tuy nhiên, tại các quốc gia thu nhập trên mức trung bình và thu nhập dưới mức trung bình có tác động tích cực đến giảm nghèo nhiều hơn so với các quốc gia có mức thu nhập trung bình. Trong đó, tác động tích cực của hội nhập tài chính đến giảm nghèo tại các quốc gia thu nhập trên mức trung bình là cao nhất. Các mức độ tác động của các nhóm thu nhập khác nhau được giải thích bởi vì các nhóm nước thu nhập trên mức trung bình có hệ thống tài chính tốt hơn so với các nước nghèo, mang lại nhiều cơ hội đa dạng hóa hơn và do đó khuyến khích đầu tư nhiều
hơn (Acemoglu & Zilibotti, 1997 và Martin & Rey, 2001), trong khi đó nhóm nước có mức thu nhập dưới trung bình có lợi thế cạnh tranh về mức lương, chi phí đầu vào thấp hơn và các quốc gia giàu hơn chiếm ưu thế trong các ngành công nghệ cao. Chính vì vậy, tác động của hội nhập tài chính đối với tình trạng giảm đói nghèo là tích cực hơn ở các nhóm nước có mức thu nhập trên trung bình và dưới trung bình so với nhóm nước có mức thu nhập trung bình. Đây là một phát hiện mới mẻ của nghiên cứu về mối quan hệ giữa hội nhập tài chính và tình trạng giảm đói nghèo ở các nước đang phát triển khu vực châu Á trong giai đoạn nghiên cứu.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ngoài hội nhập tài chính, việc mở cửa thương mại, tăng trưởng kinh tế đều tác động tích cực đến quá trình giảm đói nghèo. Trong khi đó, sự tác động của lạm phát, phát triển tài chính, y tế và thể chế đến tình trạng đói nghèo chưa thể khẳng định rõ ràng và cần được kiểm định ở các nghiên cứu khác trong tương lai.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 của luận án đã nghiên cứu sâu hơn về tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Mô hình hồi quy dữ liệu mảng và các phương pháp ước lượng mô hình FE, RE và GMM hệ thống đã được chọn. Sự lựa chọn về mô hình và phương pháp ước lượng như trên dựa trên cơ sở lý thuyết và nhằm mục đích đánh giá mức độ tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á. Kết quả nghiên cứu định lượng chỉ ra rằng ngoài hội nhập tài chính, việc mở cửa thương mại, tăng trưởng kinh tế đều tác động tích cực đến quá trình giảm đói nghèo tại các nước đang phát triển khu vực Châu Á. Trong khi đó, sự tác động của lạm phát, sự phát triển tài chính, sự cải thiện về y tế và thể chế cũng có tác động đến tình trạng đói nghèo nhưng chưa thể khẳng định một cách rõ ràng trong mô hình nghiên cứu của luận án. Kết quả nghiên cứu định lượng về tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng nghèo đói của các nhóm quốc gia đang phát triển khu vực Châu Á có các mức thu nhập bình quân đầu người khác nhau là không giống nhau. Kết luận quan trọng nhất là hội nhập tài chính tác động tích cực nhất đến nhóm quốc gia có mức thu nhập trên trung bình và yếu nhất đối với các quốc gia có mức thu nhập trung bình, hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu định tính ở Chương 3. Dựa trên các kết quả hữu ích thu thập được thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng, các khuyến nghị nhằm tăng cường lợi ích của hội nhập tài chính đến quá trình giảm đói nghèo sẽ được đưa ra ở Chương 5 của luận án.
Chương 5:
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN KHU VỰC CHÂU Á
Dựa trên cơ sở lý thuyết về tác động của hội nhập tài chính đến đói nghèo ở các quốc gia, các kết quả nghiên cứu định tính và định lượng về tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo, kinh nghiệm về hội nhập tài chính của các nước đang phát triển trên thế giới, Chương 5 của luận án sẽ đề xuất một số khuyến nghị chung với các nước đang phát triển khu vực Châu Á. Hơn nữa, luận án cũng mạnh dạn đề xuất một số khuyến nghị riêng với các nhóm nước với mức thu nhập trung bình khác nhau và đặc biệt đối với trường hợp Việt Nam nhằm tăng cường lợi ích của hội nhập tài chính đến quá trình giảm đói nghèo và hạn chế những rủi ro tiềm ẩn từ quá trình này.
5.1. Bối cảnh khu vực và thế giới với quá trình hội nhập tài chính và tình trạng đói nghèo của các nước đến năm 2030
5.1.1. Bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tăng cường sự kết nối toàn cầu về thương mại và tài chính
Trong khi thương mại toàn cầu giảm tốc do tăng trưởng toàn cầu yếu, thì sự kết nối kỹ thuật số trên toàn thế giới đang tiến triển với tốc độ cao. Sự tiến bộ nhanh trong cơ sở hạ tầng và công nghệ giao dịch đang tạo ra các kết nối nhanh hơn và với chi phí thấp hơn trên toàn thế giới. Luồng dữ liệu xuyên biên giới đã tăng 45 lần từ năm 2005 đến 2014. Từ năm 2005 đến 2017, lượng sử dụng băng thông xuyên biên giới đã tăng gấp 148 lần. Các kết nối kỹ thuật số của châu Á với thế giới cũng có sự gia tăng đáng kể. Cụ thể, theo báo cáo của ADB (2020), từ năm 2010 đến 2019, băng thông internet từ Châu Á sang Châu Âu tăng gấp 40 lần; Hoa Kỳ và Canada 12 lần; Trung Đông gấp 31 lần; và kết nối trong khu vực Châu Á tăng 33 lần. Sự gia tăng nhanh chóng về băng thông này đã góp phần vào sử dụng internet rộng rãi, với sự gia tăng đi kèm trong các luồng dữ liệu liên quan đến thương mại điện tử, các dịch vụ tài chính. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra các phần mềm và công nghệ giúp kết nối các tổ chức tài chính, nhà đầu tư, hộ gia đình và các cá nhân thông qua các nền tảng kỹ thuật số và dịch vụ internet, mạng lưới thông tin liên lạc và vận tải, điện toán đám mây và lưu trữ, trí tuệ nhân tạo, và phương tiện truyền thông xã hội. Những kết nối này có xu hướng sẽ tăng cao hơn nữa khi tiến bộ công nghệ vẫn tiếp tục. Cách mạng 4.0 tác động rất mạnh đến hội nhập tài chính trên cả hai giác độ: động lực thúc đẩy và giải pháp công nghệ thực hiện hội nhập tài chính. Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều lợi ích cho các thị trường tài chính ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á khi có cơ hội tiếp cận và