Tổng Quan Các Nghiên Cứu Thực Nghiệm Về Tác Động Của Hội Nhập Tài Chính Đến Tình Trạng Đói Nghèo


hoạch định chính sách trong nền kinh tế mở phải đối mặt với Bộ ba bất khả thi. Cụ thể, một quốc gia chỉ có thể thực hiện được đồng thời hai trong ba chính sách đó là ổn định tỷ giá, chính sách tiền tệ độc lập và tự do lưu chuyển vốn.

Nghiên cứu của Krugman & các cộng sự (2015) cho rằng khủng hoảng thường đi kèm với sự mất giá của tiền tệ, các nhà hoạch định chính sách phải lựa chọn giữa việc can thiệp để ổn định tỷ giá hay áp dụng chính sách tiền tệ để theo đuổi mục tiêu khác. Trong trường hợp, chính sách để thực hiện các mục tiêu khác được lựa chọn áp dụng thì việc nội tệ giảm giá sẽ dẫn đến giá thành nhập khẩu tăng cao. Trong điều kiện đó, chi phí cận biên của các công ty kinh doanh phụ thuộc hàng hoá nhập khẩu sẽ tăng lên và làm giảm lợi nhuận trong khi đó người nghèo cũng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi giá lương thực nhập khẩu tăng, đặc biệt khi giá lương thực trong nước bị kéo tăng theo. Việc cắt giảm chi tiêu công do khủng hoảng gây ra khiến số lượng các dịch vụ xã hội được cung cấp cho người nghèo ít hơn. Ngoài ra, khủng hoảng cũng làm giảm nguồn cung tín dụng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và người nghèo được coi là những người người đi vay nhiều rủi ro.

1.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo

Trên thế giới đã có các tác giả nghiên cứu về tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo. Trong đó, có những nghiên cứu chỉ ra tác động tích cực của hội nhập tài chính đến việc giảm tình trạng đói nghèo, cũng có nhóm tác giả chỉ ra rằng hội nhập tài chính không tác động đáng kể đến việc giảm tình trạng đói nghèo hoặc thậm chí làm tăng tỷ lệ đói nghèo. Những kết quả đó được tổng quan theo 2 nhóm dưới đây:

Nhóm 1: những nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra tác động tích cực của hội nhập tài chính đến việc giảm tình trạng đói nghèo:

Saim Amir Faisal Sami (2017) nghiên cứu tác động của hội nhập tài chính đối với tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng ở 79 quốc gia đang phát triển trong khoảng thời gian 1980-2015. Các kỹ thuật kinh tế lượng được triển khai trong tài liệu nghiên cứu này bao gồm phương pháp hồi quy ngưỡng (PTR), phương pháp hồi quy chuyển tiếp trơn tru logistic (LSTR) và phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu (OLS). Theo kết quả nghiên cứu trong tài liệu này, đối với các nền kinh tế đang phát triển, rõ ràng là sự gia tăng hội nhập tài chính dẫn đến giảm tình trạng đói nghèo. Tuy nhiên, tăng hội nhập tài chính cũng làm tăng bất bình đẳng. Vấn đề khó khăn là việc đưa ra chính sách từ phía chính phủ, các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách. Các nhà nghiên cứu khẳng định hội nhập tài chính đóng vai trò trong việc giảm tình trạng nghèo


tuyệt đối và tương đối, nhưng đổi lại khiến sự gia tăng bất bình đẳng, và do đó, họ phải khắc phục mô hình chính sách phù hợp với các nước đang phát triển. Bằng chứng về tác động của việc mở rộng đối với các nhóm thu nhập khác nhau, rõ ràng là trong giai đoạn đầu của hội nhập tài chính, tỷ lệ đói nghèo giảm và việc chia sẻ thu nhập cho tất cả các nhóm thu nhập tăng lên. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là, tại sao phần thu nhập lại giảm cho người nghèo nhất và tăng cho người giàu nhất sau khi vượt qua ngưỡng cụ thể này? Ở các nước đang phát triển, một xã hội bất bình đẳng có khả năng gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng do xuất hiện các cuộc đấu tranh giai cấp, sau đó là sự bất ổn chính trị liên tục.

Luận án của Vũ Thuỳ Dương (2019) nghiên cứu trên 30 quốc gia đang phát triển trong khoảng thời gian 2004 đến 2011 với số quan sát là 141-143 quan sát. Tác giả tiến hành đo lường hội nhập tài chính bằng cả chỉ số de jure (Kaopen) và chỉ số de facto (dòng vốn vào FDI và dòng vốn ra FDI), và đo lường đói nghèo bằng phương pháp nghèo tuyệt đối (ngưỡng đói nghèo mức 1.25USD /ngày, 2 USD/ngày, khoảng cách đói nghèo ở ngưỡng 1.25USD /ngày, 2 USD/ngày) và nghèo tương đối (Phần thu nhập của 10% và 20% dân số nghèo nhất). Phương pháp ước lượng được dùng là phương pháp moment tổng quát (GMM) để giải quyết vấn đề tác động cố định và nội sinh. Kết quả sau khi ước lượng mô hình là hội nhập tài chính đo theo chỉ số de jure dường như làm giảm số lượng người nghèo, nhưng tác động đó yếu hơn đối với nhóm nghèo nhất. Kết quả này này khác với nghiên cứu của Arestis & Caner (2010). Nhóm tác giả chỉ ra kết quả là Kaopen tác động cùng chiều nhưng không ý nghĩa trong hồi quy của họ. Nguyên nhân là do sự khác biệt về kích thước mẫu và do việc sử dụng trung bình 5 năm để giảm số lượng trong khoảng trống dữ liệu. Mặt khác, chỉ số đo lường hội nhập tài chính de facto dường như không có ý nghĩa thống kê đối với chỉ số tính theo đầu người. Nghiên cứu này phát triển trên kết quả của Santarelli & Figini (2006) với cùng kết luận là dòng vốn FDI không có ý nghĩa thống kê.

Công trình của Prasad & các cộng sự (2007) nghiên cứu trên 76 quốc gia phát triển và đang phát triển với 3040 quan sát, trong giai đoạn 1940-1999 chỉ ra rằng khi hội nhập tài chính được tiếp cận với các chính sách bổ sung phù hợp sẽ có khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cũng ít khả năng dẫn đến biến động tiêu dùng cao hơn. Bên cạnh đó, nhóm tác giả còn chỉ ra rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động đến thu nhập người nghèo có sự khác biệt với các loại dòng vốn khác. Trong khi sự biến động của các khoản vay ngân hàng và danh mục đầu tư có thể gây thiệt hại cho người nghèo, thì nhóm tác giả này đã nhấn mạnh lợi ích của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với việc giảm tình trạng đói nghèo. Prasad & các cộng sự (2007) còn kết luận


rằng các dòng vốn có thể có tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế của đất nước khi là nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng tài chính.

Nhóm 2: những nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra tác động tiêu cực của hội nhập tài chính đến việc giảm đói nghèo.

Nghiên cứu của Arestis & Caner (2010) xem xét mối quan hệ trực tiếp giữa hội nhập tài chính và tình trạng đói nghèo bằng cách triển khai kỹ thuật GMM với mẫu nghiên cứu là nhóm các nước đang phát triển trong giai đoạn 1985-2005. Các tác giả sử dụng trung bình năm năm không chồng chéo. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã trả lời cho hai câu hỏi, câu hỏi thứ nhất xem liệu các quốc gia có mức độ hội nhập tài chính cao hơn có tỷ lệ nghèo thấp hơn hay không và câu hỏi thứ hai xem xét liệu tác động của quá trình hội nhập tài chính đối với tình trạng đói nghèo phụ thuộc vào mức độ chất lượng thể chế trong nước hay không. Trong mô hình hồi quy, chỉ số Kaopen đã được sử dụng để đo lường sự tồn tại của hiệu ứng ngưỡng. Nhóm tác giả kết luận từ kết quả mô hình hồi quy rằng việc tăng mức độ hội nhập tài chính không dẫn đến việc giảm tỷ lệ đói nghèo hay tăng tỷ lệ thu nhập của người nghèo. Công trình của Arestis & Caner (2010) xem xét hội nhập tài chính và sự tác động đối với tình trạng đói nghèo. Đây là một nghiên cứu có phạm vi rộng hơn các nghiên cứu hiện có trong lĩnh vực liên quan.

Công trình nghiên cứu của Santarelli & Figini (2002) xem xét tác động của hội nhập tài chính đối với tình trạng đói nghèo với các thước đo đói nghèo khác nhau (nghèo tuyệt đối và tương đối) ở các nước đang phát triển trong giai đoạn 1970-1998. Kết luận được rút ra từ nghiên cứu này là sự hội nhập tài chính dẫn đến việc tăng mức độ đói nghèo tương đối. Mặc dù hội nhập tài chính có thể mang lại lợi ích đáng kể trong dài hạn, nhưng nhóm tác giả chỉ ra rằng mức độ hội nhập tài chính cao cũng có thể kéo theo chi phí ngắn hạn đáng kể. Lượng vốn chảy vào một số nước đang phát triển trong những năm gần đây là rất cao. Tuy nhiên, tại nhiều thời điểm dòng vốn đó chảy ra khỏi quốc gia tăng đột ngột do sự bất ổn tài chính, khủng hoảng kinh tế và dẫn đến tỷ lệ nghèo tăng mạnh, đặc biệt là ở các quốc gia có quản lý nợ yếu, lộ trình hội nhập tài chính không theo đúng trình tự và hệ thống tài chính trong nước được kiểm soát kém.

Nghiên cứu của Jalilian & Weiss (2002) về tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo đã sử dụng hồi quy ảnh hưởng cố định cho thấy dòng vốn FDI không ảnh hưởng đến thu nhập của 20% dân số nghèo nhất ở 26 nước đang phát triển và phát triển. Tuy nhiên, dòng vốn đó có tác động tích cực khi dữ liệu được giới hạn ở 5 nước ASEAN và chỉ có 65 quan sát.


Sử dụng cùng kỹ thuật kinh tế lượng giống như nghiên cứu của Jalilian & Weiss (2002), Agenor (2004) kết luận rằng dòng vốn FDI không ảnh hưởng đến khoảng cách đói nghèo ở cả mức 1,08 USD/ngày và 2,16 USD/ngày ở 16 nước đang phát triển. Kết quả hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên của Figini & Santarelli (2006) cho thấy dòng vốn FDI là tích cực và có ý nghĩa yếu chỉ đối với mức nghèo tương đối, được đo bằng chỉ số tính theo đầu người với 40% và 50% thu nhập trung bình (ngưỡng nghèo). Kết quả của những nghiên cứu này không thể so sánh được với nhau do các thước đo đói nghèo được sử dụng khác nhau. Ngoài ra, trong nghiên cứu của Agenor (2004) và Figini & Santarelli (2006), các tác giả đã khắc phục vấn đề nội sinh bằng cách áp dụng độ trễ một kỳ trong mô hình của họ.

Để giải quyết tốt hơn cho vấn đề nội sinh, Tsai & Huang (2007) áp dụng kỹ thuật ước lượng biến công cụ. Kết quả của họ cho thấy cả dòng vốn FDI vào và dòng vốn FDI ra không ảnh hưởng đến tỷ trọng của 20% dân số Đài Loan nghèo nhất, mặc dù FDI ra nước ngoài có xu hướng có tác động tiêu cực. Hơn nữa, kết quả phân tích cho thấy mối quan hệ tiêu cực dài hạn giữa FDI đầu tư ra nước ngoài và thu nhập của người nghèo. Huang và cộng sự (2010) mở rộng phân tích của Tsai & Huang (2007) đến 12 quốc gia Đông Á và Mỹ Latinh và chỉ ra tác động tiêu cực và đáng kể của cả vốn FDI vào và ra nước ngoài đối với tình trạng đói nghèo.

Bảng 1.1: Tóm tắt tổng quan nghiên cứu thực nghiệm



Tác giả

Phạm vi nghiên cứu


Biến

Phương pháp nghiên cứu


Kết quả

Jalilian & Weiss (2002)

-26 quốc gia

(18 quốc gia đang phát triển, trong đó bao gồm 5 nước

ASEAN và 8

quốc gia phát triển)

- Khung thời gian: 1981- 1996

- Hội nhập tài chính: dòng vốn FDI ròng

- Đói nghèo: tỷ trọng của nhóm người nghèo nhất trong thu nhập hoặc tiêu dùng quốc dân

Hồi quy ảnh hưởng cố định

Dòng vốn FDI có ý nghĩa và tác động cùng chiều chỉ đối với các quốc gia Đông Nam Á

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Tác động của hội nhập tài chính lên đói nghèo của các nước đang phát triển khu vực châu Á - 4



Tác giả

Phạm vi nghiên cứu


Biến

Phương pháp nghiên cứu


Kết quả


- Số quan sát: 65-147




Agenor (2004)

- 16 quốc gia đang phát triển

-Khung thời gian: 1984-

1998

-Số quan sát: 60

- Hội nhập tài chính: dòng vốn FDI/GDP

- Đói nghèo: khoảng cách đói nghèo ở mức 1.08 USD/ngày và 2.16 USD/ngày

OLS với ảnh hưởng cố định, sử dụng giá trị trễ của GDP trên đầu người, tăng trưởng GDP, FDI và

độ mở thương mại để giải quyết vấn đề

nội sinh

FDI có ý nghĩa và tác động cùng chiều

Figini & Santarelli (2006)

Nghèo tuyệt đối:

- 47-54 các quốc gia đang phát triển

- Khung thời gian: 1970, 1980, 1990, 1999

- Số quan sát: 95-203

Nghèo tương đối:

- 45-69 các quốc gia đang phát triển

- Hội nhập tài chính: tổng và dòng vốn FDI ròng trên GDP, FDI

trên tổng số vốn hình thành

- Nghèo tuyệt đối: tỷ lệ đầu người ở mức 1USD và 2USD/ngày(WB), số liệu nghèo tuyệt đối ngưỡng 1USD và 2USD/ngày của Sala-i-Martin (2002)

- Nghèo tương đối: chỉ số tính theo đầu người sử dụng

- Các tỷ lệ và độ trễ một kỳ (trung bình 5 năm) để giải quyết vấn đề nội sinh.

- Hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên.

- Nghèo tuyệt đối: Dòng vốn FDI tác động cùng chiều mặc dù có mức ý nghĩa thấp trong

thông số kỹ thuật khi sử dụng thước đo nghèo Sala-iMartin. Dòng vốn FDI tác động

không đáng kể khi sử dụng số liệu nghèo của



Tác giả

Phạm vi nghiên cứu


Biến

Phương pháp nghiên cứu


Kết quả


- Khung thời gian: 1970- 1998

- Số quan sát: 98-166

40% và 50% của thu nhập trung bình là chuẩn nghèo (UNCTAD)


WB và chỉ số số đầu người của UNCTAD

Nghèo tương đối: Dòng vốn FDI đáng kể và tác động cùng chiều, mặc dù không vững trên thông số kỹ thuật

Prasad & các cộng sự (2007)

- 76 quốc gia phát triển và đang phát triển

- Khung thời gian: 1960- 1999

- Số quan sát: 3040

- Hội nhập tài chính: tổng dòng vốn (FDI, FPI, vốn vay ngân hàng)

- Đói nghèo: thu nhập bình quân đầu người

Thống kê mô tả

FDI có tác động đáng kể đến việc giảm nghèo

Tsai & Huang (2007)

- Đài Loan

- Khung thời gian: 1964- 2003

- Số quan sát: 40

- Hội nhập tài chính: dòng vốn ra FDI/GDP, dòng vốn vào FDI/GDP

- Đói nghèo: tỷ trọng của nhóm người nghèo nhất trong thu nhập

- Phân tích đồng hội nhập

- Ước lượng biến công cụ để giải quyết vấn đề nội sinh, sử dụng biến giải

thích và phụ

- Phân tích đồng hội nhập: tồn tại mối quan hệ tiêu cực dài hạn giữa dòng vốn ra FDI và thu nhập



Tác giả

Phạm vi nghiên cứu


Biến

Phương pháp nghiên cứu


Kết quả



hoặc tiêu dùng quốc dân

thuộc có độ trễ 1 và 2 kỳ, và sử dụng thời kỳ sửa chữa lỗi có độ trễ 1 kỳ như công cụ.

trung bình của người nghèo.

- Ước lượng biến công cụ: dòng vốn vào và ra FDI không có ý nghĩa mặc dù có dấu hiệu nhỏ chỉ ra rằng dòng vốn ra FDI có xu hướng tác động ngược

chiều

Huang & các cộng sự (2010)

- 12 quốc gia Đông Á và Mỹ Latin

- Khung thời gian: 1970- 2005

- Số quan sát: 92-93

- Hội nhập tài chính: dòng vốn ra FDI/GDP và dòng vốn vào FDI/GDP

- Đói nghèo: tỷ trọng của nhóm người nghèo nhất trong thu nhập hoặc tiêu dùng quốc dân

- Trung bình động đơn giản 3 năm để chuyển đổi số liệu

- Ước lượng biến công cụ để giải quyết vấn đề nội sinh của GDP/đầu người và chi tiêu chính phủ

- Độ trễ 1 kỳ

được sử dụng như công cụ

Dòng vốn vào và ra FDI có ý nghĩa và tác động ngược chiều



Tác giả

Phạm vi nghiên cứu


Biến

Phương pháp nghiên cứu


Kết quả

Arestis & Caner (2010)

- 59-67 các quốc gia đang phát triển

- Khung thời gian: 1985- 2005

- Số quan sát: 121-173

- Hội nhập tài chính: Kaopen

- Đói nghèo: chỉ số tính theo đầu người ở mức 2.15USD/ngày, khoảng cách đói nghèo ở mức 2.15USD/ngày, phần thu nhập của 20% dân số nghèo nhất

- Mức trung bình 5 thời kỳ phụ để giảm thiểu số lượng khoảng trống trong dữ liệu

- Hồi quy GMM hệ thống

- Kaopen có ý nghĩa cho khoảng cách đói nghèo và phần thu nhập của 20% dân cư nghèo nhất, nhưng có mức ý nghĩa yếu đối với chỉ số tính theo đầu người và tác động cùng chiều cho chỉ số tính theo đầu người và khoảng cách đói nghèo, tác động ngược chiều cho phần thu nhập của 20%

nghèo nhất

Saim Amir Faisal Sami (2017)

-79 quốc gia đang phát triển

- Khung thời gian:1980-2013

- Số quan sát: 1052

- Hội nhập tài chính: Kaopen

- Đói nghèo: chỉ số đói nghèo theo đầu người ở mức 1.9USD/ngày và 3.1USD/ngày,

khoảng cách đói

- Kỹ thuật PTR, LSTR (những phương pháp hồi quy ngưỡng), OLS

-Tăng độ sâu tự do hoá tài chính dẫn đến giảm đói nghèo (trên điều kiện ngưỡng)

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 18/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí