Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Sử Dụng Đòn Bẩy Tài Chính Của Doanh Nghiệp

tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng ngày càng hiệu quả hơn những khoản vốn vay nên đã khuyếch đại được tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. Tăng mức doanh lợi trên vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. Để đánh giá chỉ tiêu này chúng ta có thể so sánh chỉ tiêu này với số liệu của năm trước hoặc với mức trung bình của ngành. Nếu một doanh nghiệp mà sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính thì chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu sẽ cao và tăng nhanh qua các năm. Ngược lại nếu sử dụng đòn bẩy tài chính không hiệu quả thì chỉ tiêu này sẽ không cao hay không tăng hoặc thậm chí là giảm so với năm trước đó. Chính vì thế mà chỉ tiêu này được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính.

- Chỉ tiêu thu nhập trên cổ phần thường (EPS: Earning per share)

EPSTNST PD

NS

Trong đó: - EPS: Thu nhập trên mỗi cổ phần thường

- TNST: Thu nhập sau thuế

- PD: Cổ tức ưu đãi

- NS: Số cổ phần thường

Chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phần thường thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được khi nắm giữ một cổ phần của công ty. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp này sử dụng đòn bẩy tài chính càng hiệu quả. Để thấy được việc sử dụng đòn bẩy tài chính có hiệu quả hay không, ta lấy chỉ tiêu này so với cũng con số của năm trước đó. Nếu lớn hơn chứng tỏ doanh nghiệp đã tiến bộ trong quản lý tài chính mà cụ thể là nâng cao được hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Thu nhập trên vốn cổ phần thường là mục tiêu của việc sử dụng đòn bẩy tài chính nên việc dùng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả sử dùng đòn bẩy tài chính là tất yếu.

Hai chỉ tiêu trên là hai chỉ tiêu đánh giá kết quả trực tiếp của đòn bẩy tài chính có được sử dụng một cách hiệu quả hay không. Nếu nó được sử dụng một cách hiệu quả thì hai chỉ tiêu này phải đạt giá trị lớn nhất có thể. Mặc dù cùng được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính nhưng hai chỉ tiêu này có một chút khác biệt. Với chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu nó phản ánh mức sinh lợi trên vốn cổ phần thường và vốn cổ phần ưu đãi, còn với chỉ tiêu thu nhập trên vốn cổ phần thường thì lại chỉ xét khả năng sinh lợi trên vốn cổ phần thường. Trong khi sử dụng vốn cổ phần ưu đãi cũng tạo nên độ bẩy cho thu nhập trên vốn cổ phần thường. Chính vì sự khác biệt này nên khi đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính thì chỉ tiêu thu nhập trên vốn cổ phần thường là chỉ tiêu quan trọng hơn. Bên cạnh đó thì còn một vài chỉ tiêu liên quan khác để đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính một cách không trực tiếp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

- Chỉ tiêu doanh lợi trên tổng tài sản (ROA: Return On Asset)

ROA TNST

Chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 3

TTS

Trong đó: - ROA: Doanh lợi trên tổng tài sản

- TNST: Thu nhập sau thuế

- TTS: Tổng tài sản

Chỉ tiêu này dùng kết hợp với chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu để thấy được hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Chẳng hạn như năm 2007 doanh nghiệp có chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản đạt lần lượt là 12%, 10%, đến năm 2008 thì các chỉ tiêu này lần lượt là 14%, 10%. Ta có thể thấy sự chênh lệch của chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu so với chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của năm 2007 là 2% nhưng đến năm 2008 thì nó lại là 4%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng ngày càng có hiệu quả những khoản nợ, từ đó mà làm cho tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu tăng

nhanh hơn tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản. Lúc này ta có thể kết luận là doanh nghiệp đã sử dụng đòn bẩy tài chính có hiệu quả, hay đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp đã phát huy tác dụng ngày càng tốt hơn.

- Chỉ tiêu độ bẩy tài chính (DFL: Degree of Financial Leverage)

%EPS

DFL


Trong đó: - DFL: Độ bẩy tài chính


%EBIT

- %EPS: % thay đổi của thu nhập trên cổ phần thường

- %EBIT: % thay đổi của thu nhập trước thuế và lãi vay

Chỉ tiêu độ bẩy tài chính thể hiện khả năng khuyếch đại của đòn bẩy tài chính. Chỉ tiêu này càng lớn thì thể hiện sức mạnh của đòn bẩy càng lớn, chỉ cần thu nhập trước thuế và lãi vay thay đổi một lượng nhỏ thì cũng tạo nên một sự thay đổi lớn hơn nhiều trong thu nhập trên vốn cổ phần thường. Người ta đánh giá chỉ tiêu này bằng cách so sánh với các năm trước đó. Tuy nhiên khi chỉ tiêu này càng cao thì kéo theo sự gia tăng của rủi ro tài chính, nên cần đánh giá chỉ tiêu này một cách linh động, không quá máy móc về độ lớn. Khi thu nhập trước thuế và lãi vay đủ lớn để trang trải những khoản lãi vay và dư ra một lượng thì khi đó độ bẩy càng cao sẽ càng tốt. Đây chỉ là chỉ tiêu mang tính phụ trợ cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính và thường được sử dụng khi xem xét tác động của đòn bẩy tài chính trong một doanh nghiệp cụ thể.

- Chỉ tiêu hệ số nợ


HÖ sè

Tæng nî

Tæng tµi s¶ n

Hệ số nợ càng lớn làm cho độ bẩy tài chính và rủi ro tài chính đều tăng lên. Hệ số nợ này kết hợp với hai chỉ tiêu chính ở trên để đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Nếu hệ số nợ tăng nhanh mà tỷ suất sinh lời trên vốn

chủ sở hữu, thu nhập trên vốn cổ phần thường tăng chậm so với các năm trước chứng tỏ hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính không tốt.

Trong chỉ tiêu hệ số nợ, người ta phân thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trên tổng tài sản để thấy được cơ cấu nợ của doanh nghiệp.

- Chỉ tiêu khả năng thanh toán:


ChØ sè

thanh kho¶ n Tµi s¶ n l•u déng

Nî ng¾n h¹n


Chỉ số thanh khoản thể hiện khả năng chi trả các khoản nợ hay tốc độ chuyển tài sản thành tiền mặt của doanh nghiệp. Theo nguyên tắc, chỉ số này càng cao càng tốt. Tuy nhiên, nếu chỉ số này quá cao nghĩa là doanh nghiệp đang để lãng phí các nguồn vốn trong doanh nghiệp vì có quá nhiều tiền mặt và các khoản tương đương tiền trong công ty. Đó là điều không tốt đối với một doanh nghiệp.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng một số chỉ số khác như khả năng thanh toán lãi vay để thấy được đòn bẩy tài chính đang phát huy hiệu quả tích cực hay tiêu cực tại các doanh nghiệp.

3.3. Rủi ro tài chính do sử dụng đòn bẩy tài chính

Khi sử dụng các chỉ tiêu trên để đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính thì chỉ mới xét tới các tác động trực tiếp của đòn bẩy tài chính lên thu nhập trên vốn cổ phần thường hay tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, cần phải chú ý rằng: gia tăng mức độ đòn bẩy tài chính đồng nghĩa với việc gia tăng nợ của doanh nghiệp và kéo theo đó là rủi ro đối với doanh nghiệp cũng tăng lên. Trong phần bài viết của mình, tôi xin đề cập tới hai loại rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi sử dụng đòn bẩy tài chính

- Rủi ro thanh toán: Khi sử dụng đòn bẩy tài chính nghĩa là doanh nghiệp đang tận dụng những nguồn vốn có chi phí cố định từ bên ngoài để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều đó thực sự mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích như tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, không phải

chia sẻ quyền kiểm soát công ty. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ quá nhiều có thể dẫn đến rủi ro thanh toán, nghĩa là doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Trong điều kiện kinh tế thuận lợi và tăng trưởng, có thể các doanh nghiệp sẽ không phải đối mặt với loại rủi ro này bởi lúc đó thu nhập trước thuế và lãi vay lớn hơn chi phí tài chính cố định của vốn vay và cổ phần ưu đãi nên doanh nghiệp vẫn có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Hơn thế nữa, trong nền kinh tế vẫn có nhiều nguồn vốn và rất nhiều nhà đầu tư, tổ chức sẵn sàng cho vay nên doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm được nguồn tài trợ cho các dự án sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, khi nền kinh tế gặp khó khăn hoặc lâm vào khủng hoảng, lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ bị giảm xuống, thậm chí là âm nên doanh nghiệp không còn đủ khả năng để chi trả cả lãi và nợ gốc của các khoản vay. Trên thị trường lúc này, cung về cho vay cũng giảm nên doanh nghiệp sẽ gặp phải khó khăn trong việc huy động các nguồn vốn khác để thực hiện các nghĩa vụ với các khoản phải trả. Và như đã phân tích ở trên, gánh nặng của các khoản vay lúc này có thể khiến cho doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và lâm vào tình trạng phá sản.

- Rủi ro lãi suất: Khi doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính, doanh nghiệp phải trả lãi cho các khoản vay. Thông thường đối với các khoản vay từ ngân hàng hoặc từ các tổ chức tài chính - tín dụng khác, lãi suất sẽ được quyết định trước khi doanh nghiệp nhận được khoản vay và thường thì tỷ lệ lãi suất sẽ được cố định trong suốt thời gian vay. Như vậy, doanh nghiệp có thể dễ dàng hoạch toán các chi phí tài chính cho các chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo.

Tuy nhiên, khi lãi suất trên thị trường cho vay biến động, nó sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Ví dụ như trong trường hợp, lãi suất cho vay giảm xuống, rõ ràng, tại thời điểm đó doanh nghiệp có thể vay nợ với chi phí thấp hơn, nhưng hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp đã được ký trước đó nên doanh nghiệp vẫn phải trả một số tiền lãi cao hơn cho cùng một

khoản vay. Rủi ro lãi suất xuất hiện nhiều trong thời kỳ kinh tế suy thoái, có nhiều biến động hoặc chính sách tài chính - tiền tệ của nhà nước không ổn định.

Đó là hai rủi ro mà doanh nghiệp rất hay gặp phải khi sử dụng đòn bẩy tài chính. Ngoài ra còn có rất nhiều rủi ro khác. Do vậy, các nhà ra quyết định tài chính phải nghiên cứu thật kỹ trước khi đưa ra những quyết định nhằm giúp doanh nghiệp hạn chế các rủi ro khi sử dụng đòn bẩy tài chính.

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp

4.1. Các nhân tố chủ quan

- Uy tín của doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp muốn sử dụng đòn bẩy tài chính thì trước tiên doanh nghiệp phải tìm thấy được nguồn vốn để vay nợ hoặc phải đủ điều kiện để phát hành chứng khoán (trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi). Điều này đối với một số doanh nghiệp thì rất đơn giản, trong khi đối với một số doanh nghiệp khác thì lại rất khó khăn. Nguyên nhân là do uy tín của doanh nghiệp đó trên thị trường. Nếu doanh nghiệp có uy tín tốt, việc vay nợ và huy động vốn cổ phần ưu đãi thường không khó và ít tốn kém. Nhưng ngược lại, uy tín của doanh nghiệp không đủ lớn để tạo niềm tin cho chủ nợ và cổ đông thì việc huy động các nguồn vốn sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn kém hơn. Việc huy động vốn có ảnh hưởng đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính nên nó tác động đến hiệu quả của đòn bẩy tài chính trong các doanh nghiệp. Mặt khác, nếu doanh nghiệp có uy tín tốt thì trong quá trình sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ có rất nhiều thuận lợi. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn về tài chính, họ có thể được hoãn trả nợ, thậm chí huy động thêm được các nguồn tài trợ khác để khắc phục những khó khăn đó. Điều này không những hạn chế được mặt tiêu cực của đòn bẩy tài chính mà còn giúp cho doanh nghiệp tránh được những kịch bản xấu hơn như bị thâu tóm hoặc bị phá sản.

- Trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp: Vấn đề trình độ của các nhà lãnh đạo luôn là một vấn đề quan trọng đối với tất cả doanh nghiệp. Nếu như các nhà quản trị doanh nghiệp không hiểu thấu đáo về đòn bẩy tài chính thì việc sử dụng nó quả thực là một thách thức đối với doanh nghiệp và hiệu quả của đòn bẩy tài chính đối với doanh nghiệp là một bài toán khó. Chẳng hạn, khi đòn bẩy tài chính đang phát huy tác dụng hay thể hiện mặt trái của nó, nếu nhà quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là những người đưa ra các quyết định tài chính không nắm rõ sẽ không biết cách để làm tăng thu nhập trên cổ phần thường hoặc hạn chế những hậu quả do đòn bẩy tài chính mang lại.

- Chiến lược phát triển của doanh nghiệp: Hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính còn phụ thuộc vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đang có chiến lược mở rộng quy mô, lĩnh vực hoạt động thì sẽ rất cần vốn. Điều đó tất yếu dẫn đến việc vay nợ hay sử dụng vốn cổ phần thường, cổ phần ưu đãi. Nếu doanh nghiệp đang có ý định chuyển lĩnh vực kinh doanh từ chổ ít rủi ro sang chổ có nhiều rủi ro thì rất có thể doanh nghiệp sẽ sử dụng ít nợ đi để nhằm không làm tăng hơn nữa rủi ro cho doanh nghiệp. Khi đó, đòn bẩy tài chính sẽ ít được sử dụng và hiệu quả của nó trong doanh nghiệp cũng sẽ giảm đi.

4.2. Các nhân tố khách quan

- Thị trường tài chính: Nếu doanh nghiệp đang ở trong một thị trường tài chính tương đối phát triển thì việc huy động vốn sẽ có rất nhiều thuận lợi. Điều này tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính, từ đó nó có tác động tốt tới hiệu quả của chính sách đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp. Giả sử, doanh nghiệp đang ở trong một thị trường tài chính chưa phát triển thì sẽ khó khăn trong việc huy động nợ hay cổ phần ưu đãi, điều đó sẽ gây tâm lý lo lắng cho các nhà quản trị tài chính trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính.

- Chi phí lãi vay: Đây là một nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến số lượng nợ được sử dụng trong các doanh nghiêp. Khi chi phí nợ thấp thì doanh

nghiệp sẽ dùng nhiều nợ hơn để tài trợ cho các hoạt động của mình, khi đó mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp sẽ cao lên. Ngược lại, khi chi phí nợ mà cao thì doanh nghiệp phải giảm việc sử dụng nợ, từ đó mà làm cho mức độ bẩy của đòn bẩy tài chính giảm đi. Nếu với cùng một lượng nợ như nhau nhưng chi phí nợ giảm đi thì hiển nhiên thu nhập trước thuế sẽ tăng lên làm cho thu nhập trên cổ phần thường được khuyếch đại lớn hơn.

- Chính sách, luật pháp Nhà nước: Doanh nghiệp luôn bị chi phối bởi các chính sách vĩ mô của Nhà nước. Ví dụ như, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu thuế thu nhập doanh nghiệp càng cao thì càng khuyến khích doanh nghiệp dùng nhiều nợ, khi ấy doanh nghiệp sẽ có phần tiết kiệm được nhờ thuế là lớn. Khi nó khuyến khích doanh nghiệp dùng nhiều nợ thì cũng đồng nghĩa với việc khuyến khích doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn. Tuy nhiên, việc thuế thu nhập doanh nghiệp quá cao cũng khiến cho nhiều doanh nghiệp không có động cơ sản xuất hiệu quả hoặc phát sinh tâm lý muốn tránh thuế, lậu thuế.

Ngoài các yếu tố trên, còn có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính trong các doanh nghiệp như: lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, thực trạng nền kinh tế...

II. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM

1. Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

1.1. Khái niệm

- Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các quốc gia trên thế giới

Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tiếng Anh là Small and medium enterprises và được viết tắt là SMEs dùng để chỉ những doanh nghiệp có số lao động hay doanh số dưới một giới hạn nào đó.

Từ viết tắt SMEs được dùng phổ biến ở cộng đồng các nước châu Âu và các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Liên hợp quốc, tổ chức Thương mại thế giới và phổ biến nhất là tại Mỹ.

Ngày đăng: 30/04/2022