Bảng 3.26: Tình trạng sơ sinh sau mổ lấy thai
Số lượng (n) | Tỉ lệ % | ||
Apgar phút thứ nhất | Dưới 7 điểm | 29 | 31,2 |
Trên 7 điểm | 64 | 68,8 | |
Apgar phút thứ năm | Dưới 7 điểm | 10 | 10,8 |
Trên 7 điểm | 83 | 89,2 | |
Cân nặng trẻ | 2602,2 ± 455,1 | ||
Tổng | 100 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Ở Sản Phụ Rau Cài Răng Lược Tại Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội
- Đặc Điểm Nghề Nghiệp Và Địa Dư Của Đối Tượng Nghiên Cứu
- Mức Độ Rau Cài Răng Lược Và Phương Pháp Xử Trí
- Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật Ở Sản Phụ Rau Cài Răng Lược Tại Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội
- Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật rau cài răng lược tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội - 10
- Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật rau cài răng lược tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội - 11
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
Nhận xét:
- Có 31,2% trẻ sơ sinh có apgar phút thứ nhất dưới 7 điểm và 10,8% có apgar phút thứ 5 dưới 7 điểm.
- Cân nặng trẻ sơ sinh nặng nhất là 3950 gr và trẻ sơ sinh nhẹ cân nhất là 1350 gr, cân nặng trẻ trung bình là 2602,2 ± 455,1.
- Không có trường hợp nào tử vong sơ sinh.
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở sản phụ rau cài răng lược tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
4.1.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu
Tuổi sản phụ trung bình là 34 2,4 tuổi; thấp nhất là 26 tuổi, cao nhất là 43 tuổi. Nhóm tuổi mẹ 35 chiếm tỉ lệ cao nhất là 52,7%; đứng thứ 2 là nhóm tuổi mẹ từ 30 đến 34 tuổi chiếm tỉ lệ 34,4%; tiếp đến là nhóm tuổi từ 25 đến 29 chiếm tỉ lệ 12,9%. So sánh nguy cơ RCRL ở tuổi trên 35 của một số nghiên cứu:
Bảng 4.1: So sánh nguy cơ RCRL ở tuổi trên 35 của các nghiên cứu khác
Năm nghiên cứu | Nơi nghiên cứu | % RCRL ở BN ≥35 tuổi | OR | |
Usta và cộng sự [19] | 2005 | Hoa Kỳ | 50% | |
Đinh Văn Sinh [28] | 2008-2009 | BVPSTW | 45,8% | 4,78 |
M.Ali Rhajdi [31] | 2010 | Cộng hoà Pháp | 49% | - |
Lê Thị Hương Trà [3] | 2007-2011 | BVPSYW | 42% | - |
Lê Hoài Chương [50] | 2010-2011 | BVPSTW | 56,4% | - |
Fitzpatrick KE [51] | 2010-2011 | Anh | - | 1,3 |
Trần Danh Cường [27] | 2011 | BVPSTW | 40,7% | - |
Trần Khánh Hoa [7] | 2018 - 2019 | BVPSHN | 40,38% | - |
NC của chúng tôi | 2020 - 2022 | BVPSHN | 52,7% | - |
Nguyên nhân làm tăng tỉ lệ RCRL ở nhóm sản phụ trên 35 tuổi hiện nay chưa được sáng tỏ. Người ta cho rằng, sau 35 tuổi, thành động mạch tử cung trở nên xơ hóa và giảm tính đàn hồi. Những tổn thương này làm giảm phân bố tuần hoàn ở tử cung khi có thai, giảm lưu lượng máu đến bánh rau. Hơn nữa, những thay đổi loạn dưỡng ở người nhiều tuổi cũng gây thiếu hụt số lượng mạch máu đến màng rụng. Sự giảm tưới máu và thiếu hụt mạch máu đến màng rụng được cho là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý như rau tiền đạo, rau cài răng lược.
4.1.1.2. Nghề nghiệp và địa dư
Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn đối tượng nghiên cứu là người lao động tự do chiếm tỉ lệ lần lượt là 30,1%; đứng thứ 2 là nhân viên văn phòng chiếm tỉ lệ 27,8%, các ngành nghề khác như kinh doanh chiếm 16,1%; nông dân chiếm 7,5%; công nhân chiếm 8,6%, còn lại là nội trợ và giáo viên chiếm tỉ lệ lần lượt là 5,4% và 4,3%. Kết quả này khác với một số nghiên cứu thì nhóm nghề nghiệp là nông dân chiếm tỉ lệ cao nhất, có lẽ do đặc thù về vùng địa lý giữa các nghiên cứu là khác nhau, nghiên cứu này được thực hiện ở Hà Nội nơi tập trung nhiều nhân viên văn phòng và người lao động tự do.
Kết quả nghiên cứu tại biểu đồ 3.2 cũng cho thấy hầu hết các sản phụ sống ở Hà Nội với tỉ lệ 64,5%. Tuy nhiên tỉ lệ này không khẳng định rằng phụ nữ sống ở Hà Nội mắc rau cài răng lược nhiều hơn các địa phương khác do phần lớn các sản phụ trong nghiên cứu sinh sống tại Hà Nội.
4.1.1.3. Tỉ lệ mắc rau cài răng lược
Từ tháng 1/2020 đến tháng 4/2022 ghi nhận 93 sản phụ RCRL trên tổng số sản phụ vào đẻ tại BVPSHN, tỉ lệ RCRL/ tổng số đẻ là 0,12%; tỉ lệ RCRL/ mổ lấy thai là 0,20%. Cụ thể tỉ lệ RCRL qua các năm như sau: Năm 2020: Tỉ lệ RCRL/ tổng số đẻ là 0,14%; tỉ lệ RCRL/ mổ lấy thai là 0,26%. Năm 2021: Tỉ lệ RCRL/ tổng số đẻ là 0,08%; tỉ lệ RCRL/ mổ lấy thai là 0,14%. Từ tháng 1 – 4/2022: Tỉ lệ RCRL/ tổng số đẻ là 0,12%; tỉ lệ RCRL/ mổ lấy thai là 0,18%.
Bảng 4.2: Tỉ lệ mắc bệnh RCRL ở một số nghiên cứu khác
Năm | Nơi thực hiện | Tỉ lệ RCRL/ tổng số đẻ | |
Sentilen [12] | 2011 | Pháp | 0,1% |
Lê Thị Hương Trà [3] | 2007-2011 | BVPSTW | 0,1% |
Nguyễn Liên Phương [4] | 2015 | BVPSTW | 0,29% |
Nguyễn Liên Phương [5] | 2017 | BVPSTW | 0,39% |
Nguyễn Mạnh Hùng [6] | 2017 | BVPSHN | 0,05% |
Trần Khánh Hoa [7] | 2018-2019 | BVPSHN | 0,14% |
NC của chúng tôi | 2020-2022 | BVPSHN | 0,12% |
Nhìn chung tỉ lệ RCRL có xu hướng tăng qua các năm, do tình trạng MLT ngày càng tăng có thể là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ RCRL tăng. Nghiên cứu của các tác giả Lê Thị Hương Trà, Nguyễn Liên Phương được thực hiện tại BVPSTW có tỉ lệ RCRL cao hơn so với nghiên cứu của của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng và Trần Khánh Hoa được thực hiện tại BVPSHN, điều này có thể lý giải do BVPSTW là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về sản khoa vì thế lượng bệnh nhân rau cài răng lược được chẩn đoán từ tuyến dưới sẽ chuyển đến đông hơn, làm tăng tỉ lệ rau cài răng lược tại viện so với các nơi khác.
4.1.1.4. Liên quan giữa tiền sử sản khoa và rau cài răng lược
Theo bảng 3.3, 87,1% sản phụ có tiền sử MLT trong đó có 25,8% sản phụ có tiền sử MLT 1 lần, 48,4% sản phụ có tiền sử MLT 2 lần và 12,9% sản phụ có tiền sử MLT 3 lần. Tiền sử mổ lấy thai ở một số nghiên cứu khác:
Bảng 4.3: Tỉ lệ có tiền sử mổ đẻ cũ ở các bệnh nhân bị RCRL.
Năm | Tỉ lệ tiền sử MLT/RCRL | |
Usta IM [19] | 2005 | 77,3% |
Lê Thị Hương Trà [3] | 2007-2011 | 60% |
Lê Hoài Chương [50] | 2010-2011 | 69,2% |
Trần Danh Cường [27] | 2011 | 74,1% |
Lê Thị Thu Hà [24] | 2012 | 84,8% |
Melissa G [18] | 2013 | 94% |
Nguyễn Liên Phương [5] | 2017 | 91,7% |
NC của chúng tôi | 2020-2022 | 87,1% |
Tỉ lệ tiền sử mổ lấy thai ở các nghiên cứu đều rất cao, cho thấy tiền sử MLT có mối liên quan chặt chẽ tới bệnh cảnh RCRL.
Trong bảng 3.3 cho thấy có 12 sản phụ (chiếm 12,9%) chưa có tiền sử mổ đẻ, tuy nhiên có đến 10 sản phụ (chiếm 10,7%) trong số đó có tiền sử nạo hút thai.
Về tiền sử nạo hút thai, có đến 47,3% sản phụ có tiền sử nạo hút thai. So sánh với các nghiên cứu khác về tiền sử nạo thai ở các bệnh nhân RCRL:
Bảng 4.4: Tỉ lệ tiền sử nạo thai ở các bệnh nhân RCRL của các nghiên cứu
Năm nghiên cứu | Nơi nghiên cứu | % nạo thai | |
M. Debarre [52] | 2010 | Cộng hoà Pháp | 49% |
L.Sentilhes [12] | 2010 | Pháp | 39% |
Trần Danh Cường [27] | 2011 | BVPSTW | 100% |
Lê Thị Hương Trà [3] | 2011 | BVPSTW | 70% |
Lê Thị Thu Hà [24] | 2012 | BV Từ Dũ | 60,9% |
Melissa G [18] | 2013 | Canada | 42% |
Trần Khánh Hoa [7] | 2018-2019 | BVPSHN | 59,6% |
NC của chúng tôi | 2020-2022 | BVPSHN | 47,3% |
Kết quả của chúng tôi gần tương tự như các nghiên cứu khác tuy nhiên có giảm hơn so với nghiên cứu gần đây có lẽ do tỉ lệ có thai ngoài ý muốn đã giảm, các kiến thức tránh thai của người dân đã tốt lên. Nạo phá thai nhiều lần dẫn đến tổn thương lớp niêm mạc tử cung, mà RCRL là một trong những hậu quả.
Trong 93 sản phụ được đưa vào nghiên cứu chỉ có 1 sản phụ có tiền sử RTĐ trước đó, điều này có thể lý giải rằng có thể sản phụ bị RTĐ đã được tư vấn khả năng mắc phải ở những đứa con sau nên tỉ lệ sản phụ có tiền sử RTĐ ít hoặc cũng có thể do quá trình khai thác tiền sử chưa khai thác kỹ vấn đề này.
Một số yếu tố nguy cơ khác như: u xơ tử cung dưới niêm mạc, lạc nội mạc trong cơ tử cung, tiền sử phẫu thuật bóc u xơ tử cung, tắc động mạch tử cung, xạ trị, hội chứng Asherman’s…mà chúng tôi chưa khai thác được.
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng
Kết quả thống kê các triệu chứng tại bảng 3.4 chúng tôi nhận thấy triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là ra máu âm đạo chiếm 27,9% trong đó có 3,2% ra máu âm đạo kèm đau bụng. Khi nghiên cứu về dấu hiệu lâm sàng, trong nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Thu Huyền cho kết quả sản phụ có triệu chứng ra máu âm đạo chiếm 29,4% [9]. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả khá tương đồng với kết quả của tác giả Vũ Thị Thu Huyền. Tuy nhiên, trong nghiên cứu “Kết quả điều trị rau cài răng lược trên sẹo mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội” của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng (2017) chỉ ra kết quả có 50,0% bệnh nhân có ra máu âm đạo, đây cũng là lý do gặp nhiều nhất khiến các sản phụ phải đến khám [6]; nghiên cứu của tác giả Trần Khánh Hoa (2018 -2019) có kết quả triệu chứng lâm sàng ra máu âm đạo chiếm 34,62% [7]. Kết quả này cao hơn trong nghiên cứu của chúng tôi có lẽ do thời điểm nghiên cứu và nghiên cứu trên những đối tượng có đặc điểm khác nhau nên cho kết quả khác nhau.
Nghiên cứu ghi nhận 5,4% sản phụ có triệu chứng đau bụng trong đó có 3,2% sản phụ đau bụng kẻm ra máu âm đạo. Kết quả nghiên cứu của tôi thấp hơn so với tác giả Lê Hoài Chương với 30,8% bệnh nhân trong nghiên cứu có triệu chứng đau bụng, với 2 bệnh nhân rau cài răng lược thể đâm xuyên ăn thủng cơ tử cung gây chảy máu trong ổ bụng [50]; kết quả của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng với 30,55% bệnh nhân có triệu chứng đau bụng [6]. Do vậy, đối với những sản phụ có triệu chứng đau bụng, các thầy thuốc cần hết sức thận trọng vì đây có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ chảy máu nặng cho sản phụ.
Chiếm tỉ lệ nhiều nhất là nhóm sản phụ không có triệu chứng chiếm 69,9%. Trong nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng (2017) tỉ lệ nhóm này chiếm 19,45% [6], nghiên cứu của Trần Khánh Hoa (2018-2019) nhóm này chiếm 63,5% [7]. Kết quả của chúng tôi cao hơn các tác giả trên có thể do những năm gần đây việc quản lý thai nghén ngày càng được chú trọng nhiều hơn, giúp phát hiện sớm những trường hợp thai nghén nguy cơ cao như rau tiền đạo, rau cài răng lược trước khi có biểu hiện triệu chứng. Tuy nhiên, việc không biểu hiện triệu chứng cũng gây rất nhiều khó khăn cho các thầy thuốc trong việc định hướng chẩn đoán và phát hiện chính xác bệnh. Bởi vậy để chẩn đoán chính xác các trường hợp rau cài răng lược còn phải dựa vào sự hỗ trợ của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh cũng như phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của kỹ thuật viên.
4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng
4.1.3.1. Hình ảnh siêu âm
Rau cài răng lược là bệnh lý có rất ít triệu chứng lâm sàng, thông thường chỉ được chẩn đoán xác định trong lúc mổ lấy thai. Những dấu hiệu khiến thầy thuốc nghi ngờ và nghĩ tới rau cài răng lược là rau tiền đạo kết hợp với sẹo mổ lấy thai cũ và các hình ảnh gợi ý trên siêu âm. Hiện nay, để chẩn đoán rau cài răng lược người ta có thể sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm Doppler màu, chụp cộng hưởng từ và định lượng một số chất đã được chứng minh là tăng cao trong máu mẹ khi có rau cài răng lược, ví dụ như alpha foetoprotein. Tuy nhiên, tại Việt Nam siêu âm chẩn đoán hiện vẫn là phương tiện hữu ích nhất giúp chẩn đoán rau cài răng lược trên lâm sàng. Tỉ lệ chẩn đoán rau cài răng lược bằng siêu âm cũng rất khác nhau trong các nghiên cứu. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ RCRL được chẩn đoán trên siêu âm trước mổ là 94,3%, ở một số nghiên cứu khác cho kết quả như sau:
Bảng 4.5: Tỉ lệ RCRL được phát hiện trên siêu âm của các nghiên cứu
Năm | Nơi thực hiện | Tỉ lệ có hình ảnh RCRL trên siêu âm | |
Lê Thị Hương Trà [3] | 2007-2011 | BVPSTW | 32% |
Đinh Văn Sinh [28] | 2008-2009 | BVPSTW | 89% |
Nguyễn Liên Phương [4] | 2015 | BVPSTW | 91,4% |
Nguyễn Mạnh Hùng [6] | 2017 | BNPSHN | 72,22% |
Nguyễn Liên Phương [5] | 2017 | BVPSTW | 64,3% |
NC của chúng tôi | 2020-2022 | BVPSTW | 94,3% |
Tỉ lệ RCRL được chẩn đoán trên siêu âm qua các nghiên cứu rất khác nhau, điều đó nói lên rằng để siêu âm chẩn đoán chính xác rau cài răng lược phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là trình độ và kinh nghiệm của người làm siêu âm.
Bảng 3.6 thể hiện phân loại vị trí rau bám trên siêu âm. Rau bám tại vị trí mặt trước tử cung chiếm tỉ lệ cao nhất với 77,1%; rau bám ở mặt sau tử cung với 16,2%; rau bám mặt đáy với 2,9%; rau bám cả mặt trước và mặt sau với 3,8%. So sánh với kết quả của tác giả Lê Thị Hương Trà Năm 2012 khi nghiên cứu trên 100 bệnh nhân rau cài răng lược cho tỉ lệ rau bám mặt trước là 71,0% và mặt sau là 27,0% và vị trí đáy có 2%; kết quả nghiên cứu của tôi là khá tương đồng [3]. Đánh giá về vị trí rau bám trên siêu âm nghiên cứu của tác giả Trần Khánh Hoa có 75% rau bám mặt trước và 25% rau bám mặt sau [7], nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng có 97,22% rau bám mặt trước [6]. Như vậy qua các nghiên cứu có thể thấy tỉ lệ rau bám mặt trước chiếm ưu thế hơn trong bệnh cảnh RCRL. Các đặc điểm thường được mô tả trên siêu âm là: mất khoảng sáng sau rau, nhiều hốc tăng sinh mạch, tăng tín hiệu mạch từ bánh rau vào cơ tử cung và thành bàng quang.
4.1.3.2. Mức độ rau cài răng lược được chẩn đoán sau mổ
Theo bảng 3.7 RCRL độ 2 chiếm tỉ lệ cao nhất với 75,3%, đứng thứ 2 là RCRL độ 1 với 19,4% và thấp nhất là RCRL độ 3 với 5,4%. Theo phân loại mới của FIGO (2018), RCRL được chia làm 3 mức độ: độ 1,2,3 lần lượt tương ứng với thể placenta accrete, placenta increta và placenta percreta [13]. Có thể chẩn đoán RCRL theo thể dựa vào kết quả siêu âm. Tuy nhiên trong nghiên cứu này chùng tôi chỉ chẩn đoán RCRL theo mức độ RCRL dựa trên kết quả giải phẫu bệnh.
So với một số nghiên cứu gần đây:
Bảng 4.6: Bảng mức độ RCRL của các nghiên cứu
Năm | Nơi thực hiện | Mức độ RCRL | |||
Độ 1 | Độ 2 | Độ 3 | |||
Lê Thị Hương Trà [3] | 2007-2011 | BVPSTW | 22% | 62% | 16% |
Nguyễn Mạnh Hùng [6] | 2017 | BVPSHN | 16,7% | 75% | 8,33% |
Trần Khánh Hoa [7] | 2018-2019 | BVPSHN | 15,4% | 84,6% | 0,0% |
NC của chúng tôi | 2020-2022 | BVPSHN | 19,4% | 75,3% | 5,4% |