1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu nội dung chính: ĐDH, cạnh tranh và ổn định ngân hàng; tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng tại các NHTM Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Luận án tiến hành trên dữ liệu của 28 NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2017. Đây là các ngân hàng có dữ liệu đầy đủ, được công bố chi tiết trên báo cáo thường niên hàng năm, báo cáo tài chính được kiểm toán, tổng giá trị tài sản của 28 ngân hàng chiếm hơn 75% giá trị tổng tài sản (TTS) của toàn hệ thống.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu xác định tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình hồi quy đa biến trên dữ liệu bảng. Ngoài ra, kết hợp phương pháp tổng hợp, thống kê mô tả để nghiên cứu về các yếu tố ĐDH, cạnh tranh và ổn định ngân hàng của các NHTM Việt Nam.
Đầu tiên, để xác định tác động của ĐDH đến ổn định ngân hàng, tác giả sử dụng mô hình hồi quy với dữ liệu bảng. Trong đó biến phụ thuộc phản ánh ổn định ngân hàng và biến độc lập là ĐDH thu nhập ngân hàng.
Tác giả cũng sử dụng mô hình hồi quy đo lường tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng với biến cạnh tranh là hệ số Lerner. Hệ số này phản ánh khi mức độ thị trường của ngân hàng cao, ngân hàng sẽ kém cạnh tranh hơn. Từ đó xem xét tương quan một chiều của Lerner đến các chỉ tiêu ổn định ngân hàng.
Để thực hiện mục tiêu xác định tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng, tác giả sử dụng mô hình hồi quy với biến độc lập là ĐDH thu nhập ngân hàng, hệ số Lerner và biến tương tác của ĐDH thu nhập và hệ số Lerner. Để trả lời câu hỏi ĐDH thu nhập và cạnh tranh ảnh hưởng cùng chiều hay ngược chiều đến
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định của ngân hàng thương mại: Nghiên cứu tại Việt Nam - 1
- Tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định của ngân hàng thương mại: Nghiên cứu tại Việt Nam - 2
- Tóm Tắt Nội Dung Lý Thuyết Mất Ổn Định Tài Chính - “Minsky Moment”
- Mô Tả Lập Luận Của Tác Giả Về Lý Thuyết Ổn Định Ngân Hàng
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ổn Định Ngân Hàng
Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.
các chỉ tiêu ổn định ngân hàng, tác giả xem xét dấu của các hệ số hồi quy của các biến độc lập này trong mô hình.
Ngoài ra, để tìm hiểu các yếu tố khác tác động đến ổn định ngân hàng, tác giả sử dụng thêm một số biến độc lập khác phản ánh đặc trưng ngân hàng và đặc điểm vĩ mô của nền kinh tế. Các biến này được xem là các biến kiểm soát và được đưa vào tất cả các mô hình để tìm hiểu mối tương quan với biến phụ thuộc.
Bên cạnh đó, trong các mô hình hồi quy đưa ra, để lựa chọn mô hình phù hợp, tác giả thực hiện các bước kiểm định cụ thể. Trước tiên, giữa mô hình OLS và FEM, sau khi thực hiện ước lượng mô hình FEM dùng kiểm định F để kiểm định gỉả thuyết H0: lựa chọn mô hình FEM. Cuối cùng tác giả cũng sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa FEM Và REM
Trong các nghiên cứu trước đây, nhiều nhà kinh tế học quan tâm khi đánh giá tác động của các biến nghiên cứu đến ổn định ngân hàng là vấn đề nội sinh. Điều này làm chệch các hệ số tương quan của các biến độc lập dẫn đến ước lượng mô hình không đáng tin cậy. Để xử lý biến nội sinh, tác giả dùng phương pháp ước lượng GMM để tìm ra các hệ số hồi quy với ước lượng hiệu quả và chính xác hơn.
Xác định vấn đề nghiên cứu
Tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tác động của ĐDH đến ổn định ngân hàng. Nghiên cứu tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng.
Nghiên cứu tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp ước lượng mô hình hồi quy đa biến trên dữ liệu bảng (OLS, FEM, REM, GMM) kết hợp phương pháp tổng hợp, thống kê mô tả dữ liệu. Từ đó kiểm định các kết quả của mô hình để ước lượng độ tin cậy các số liệu.
Kết quả nghiên cứu
- Có tác động cùng chiều của ĐDH đến ổn định ngân hàng tại các NHTM Việt Nam.
- Tồn tại tác động cùng chiều của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng tại các NHTM Việt Nam.
- Tác động ngược chiều của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng tại các NHTM Việt Nam.
- Gợi ý các chính sách về ĐDH, cạnh tranh và các vấn đề liên quan đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam.
- Nêu một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
Hình 1.1: Tóm tắt trình tự nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tóm tắt quá trình nghiên cứu
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Thứ nhất, thông qua việc nghiên cứu tác động của ĐDH, cạnh tranh đến ổn định ngân hàng, luận án cung cấp một khung lý thuyết tổng quan về mối tương quan một chiều của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng.
Thứ hai, thông qua nghiên cứu cơ sở dữ liệu của các NHTM Việt Nam, nghiên cứu làm rõ mối quan hệ của ĐDH, cạnh tranh và ổn định ngân hàng tại các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu góp phần vào việc lựa chọn và điều hành chiến lược ĐDH, cạnh tranh để mang đến ổn định hơn nữa cho hệ thống ngân hàng trong nước.
Thứ ba, xem xét tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng trong hệ thống NHTM Việt Nam nhằm xác định tầm quan trọng của ĐDH và sử dụng ĐDH như là công cụ đặc biệt trong quá trình hoạch định chiến lược cạnh tranh. Trên cơ sở đó góp phần giúp cho các NHTM Việt Nam xây dựng phương hướng kinh doanh, bao gồm ĐDH, để đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn.
Ngoài ra, dựa vào kết quả nghiên cứu này, giúp cho các nhà quản trị ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách rút ra những kết luận và gợi ý chính sách cần thiết trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, góp phần đưa hệ thống NHTM trong nước ngày càng hoạt động hiệu quả, tăng cường sức mạnh cạnh tranh và ổn định bền vững.
1.6 Kết cấu của luận án
Nội dung luận án gồm có năm phần chính tương ứng với từng chương từ chương 1 đến chương 5 và phần tài liệu tham khảo, cụ thể như sau:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Chương 1 trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu chính của luận án, bao gồm: mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án, kết cấu chung của luận án.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Phần đầu chương 2 trình bày toàn bộ cơ sở lý thuyết về các vấn đề: ĐDH, cạnh tranh và ổn định ngân hàng. Luận án cũng lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của ĐDH đến ổn định ngân hàng, của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng và tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng. Phần cuối chương 2, dựa vào tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước, tác giả rút ra khe hở nghiên cứu. Từ đó làm cơ sở tìm kiếm và lựa chọn phương pháp nghiên cứu trên dữ liệu là các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2017.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dựa trên vấn đề nghiên cứu được xây dựng ở chương 2, nội dung chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu phù hợp để đo lường tác động của ĐDH và cạnh
tranh đến ổn định ngân hàng của hệ thống NHTM Việt Nam. Cụ thể các bước đi từ việc xây dựng mô hình nghiên cứu, mô tả các biến độc lập và biến phụ thuộc đến thu thập và xử lý cơ sở dữ liệu thứ cấp của các NHTM Việt Nam. Cuối cùng luận án thực hiện các ước lượng và kiểm định cần thiết cho các hệ số hồi quy trong các mô hình đó.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Sau khi thực hiện hồi quy và kiểm định hệ số hồi quy của biến độc lập ở chương 3, chương 4 đi vào trình bày kết quả hồi quy và các kiểm định chi tiết của các mô hình sử dụng để đo lường tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng. Phần cuối của chương tập trung thảo luận về dấu các hệ số hồi quy phản ánh tương quan một chiều của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 2006 – 2017.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
Với kết quả nghiên cứu đáng tin cậy được thực hiện ở chương 3 và chương 4, nội dung chương 5 là toàn bộ các gợi ý về mặt chính sách của tác giả liên quan đến tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng nhằm giúp cho các nhà hoạch định chính sách và quản trị ngân hàng xây dựng những chiến lược trong tương lai góp phần thúc đẩy hệ thống NHTM Việt Nam phát triển bền vững và ổn định hơn.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Nội dung chương 2 trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết về các vấn đề: ổn định ngân hàng, cạnh tranh và ĐDH. Nền tảng lý thuyết này xuất phát từ học thuyết kinh tế học của nhiều nhà nhà kinh tế học John Maynard Keynes, Paul Samuelson, Milton Friedman, Fried von Hayek,… cho thấy sự vận hành của nền kinh tế cần hướng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô (KTVM) thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đó chính là mục tiêu quan trọng của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Các lý thuyết phần lớn tập trung vào các yếu tố ổn định kinh tế chính là nền tảng vững chắc để ổn định hệ thống tài chính (HTTC) nói chung và ngân hàng nói riêng trong đó không thể phủ nhận vai trò quan trọng chính sách tiền tệ (CSTT). CSTT được truyền dẫn qua các kênh từ NHTM và thị trường tài chính. Các NHTM muốn tồn tại và phát triển cần phải có chiến lược cạnh tranh cũng như ĐDH trước xu hướng phát triển kinh tế thế giới hiện đại. Ngân hàng trung ương (NHTW) sử dụng các công cụ kinh vĩ mô điều chỉnh nền kinh tế trước các cú sốc tài chính có thể gây nên sự bất ổn nền kinh tế. Tại thời điểm này dẫn đến sự bất ổn tài chính đều có thể ảnh hưởng đến việc ĐDH và cạnh tranh ngân hàng. Ngoài ra luận án tập trung phân tích khái niệm, đặc điểm ổn định ngân hàng, cạnh tranh, ĐDH và các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về ảnh hưởng của ĐDH, cạnh tranh đến ổn định ngân hàng. Trên cơ sở đó, tác giả rút ra khe hở nghiên cứu.
2.1 Lý thuyết kinh tế
Ổn định nền kinh tế là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển mạnh mẽ, lâu dài của nền kinh tế. Điều đó đặt ra yêu cầu sự thành công trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia phải biết lựa chọn và tận dụng tối đa các chính sách điều tiết KTVM. Khi nền kinh tế ổn định sẽ góp phần thúc đẩy và phát triển các nguồn lực sẵn có, tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội. Ngược lại, khi xảy ra bất ổn, hàng loạt các lĩnh vực trong nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng, tác động tiêu cực lẫn nhau và có nguy cơ bùng nổ khủng hoảng. Điều này được chứng minh từ những ngày đầu tiên phát triển ngành kinh tế học thể hiện trong nội dung nghiên cứu mang các đặc điểm kinh tế học vĩ mô. Tiêu biểu là quan điểm của Adam Smith khi đặt
vấn đề về nền kinh tế của dân tộc hay xã hội này lại giàu có và ổn định trong khi dân tộc khác thì nền kinh tế lại rơi vào bất ổn. Cho đến nay, câu hỏi này vẫn là trọng tâm của của nhiều trường phái kinh tế học như: kinh tế học chính trị của David Ricardo, lý thuyết về cung cầu thị trường của Marshall, lý thuyết tiền tệ của Keynes và lý thuyết tiền tệ của Milton Friedman,…nghiên cứu để tìm ra lời giải đáp cho vấn đề cội nguồn trạng thái bất ổn nền kinh tế.
Một trong các nhân tố đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến trạng thái của bất kỳ nền kinh tế là HTTC. Kế thừa ý tưởng của các trường phái kinh tế học Cổ điển và Tân cổ điển, các nhà kinh tế học đã đào sâu phát triển các lý thuyết về bất ổn tài chính xuất phát từ bất ổn nền kinh tế, tiêu biểu như Hyman Minsky, Sidney Weintraub, Koo, Minskin,… Các lý thuyết này đều nhấn mạnh sức ảnh hưởng của HTTC đến nền kinh tế và ngược lại. HTTC của một quốc gia luôn được xem là bộ máy giúp cho các hoạt động kinh tế diễn ra thuận lợi thông qua điều tiết và khơi thông nguồn vốn phục vụ cho mọi sản xuất kinh doanh và gắn kết chặt chẽ với nền kinh tế cả trong lúc ổn định hay bất ổn. Khi nền kinh tế ổn định sẽ giúp HTTC phát huy tốt vai trò vận hành vốn của mình. Từ đó, thúc đẩy hơn nữa sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên khi nền kinh tế bất ổn cũng sẽ kéo theo sự bất ổn của HTTC, đồng thời nếu HTTC xảy ra rủi ro cũng sẽ gây ra tổn thất nặng nề cho nền kinh tế. Do đó, ổn định kinh tế có mối quan hệ mật thiết với ổn định của HTTC.
Ổn định HTTC, gọi tắt là ổn định tài chính, không chỉ chiếm tầm quan trọng trong việc ổn định giá cả mà còn góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững vì sự ổn định đó tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho cả nhà đầu tư và người gửi tiền, tăng hiệu quả của hoạt động trung gian tài chính, tăng các chức năng của các thị trường tài chính và cải thiện phân phối nguồn lực để phát triển HTTC lành mạnh và minh bạch, giảm đi các cú sốc và rủi ro hệ thống. Một HTTC ổn định là hệ thống hoạt động lành mạnh, tin cậy và hiệu quả, ít biến động và có khả năng hấp thụ các cú sốc. Ngược lại mất ổn định tài chính kéo theo những tình trạng như: (i) giảm tính hiệu quả của CSTT; (ii) làm suy yếu chức năng trung gian của HTTC do phân phối nguồn lực không hợp lý, làm trì trệ sự phát triển của nền kinh tế; (iii) làm mất niềm
tin của người dân vào HTTC; (iv) mất nhiều chi phí để giải quyết sự yếu kém của HTTC. Vì những lý do này, nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu chú trọng nhiều hơn đến ổn định tài chính khi thực thi các chính sách của mình, đặc biệt trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều các nhân tố mới có khả năng gây bất ổn tài chính như mối liên kết chặt chẽ giữa khu vực tài chính của các quốc gia và sự phát triển không ngừng của các công cụ tài chính phức tạp.
Thành phần trung tâm của HTTC là các định chế tài chính trung gian, nổi bật trong số đó là NHTM. Hoạt động của NHTM chi phối hầu hết hoạt động của HTTC. Vai trò của ngân hàng thể hiện thông qua việc tham gia thực hiện các công cụ của CSTT nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị tiền tệ. Đây là nền tảng để ổn định môi trường đầu tư kinh doanh cho các nhà sản xuất, xuất nhập khẩu, hạn chế hiện tượng đầu cơ ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền. Nếu hoạt động ngân hàng bất ổn, kéo theo sự bất ổn cho hệ thống, sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn huy động cũng như dòng vốn cho vay, thanh khoản nền kinh tế trở nên bị động, từ đó tạo ra sự bất ổn cho HTTC và bất ổn cho nền kinh tế.
Như vậy, có thể thấy ổn định KTVM gắn liền với ổn định của HTTC và ổn định ngân hàng. Chỉ cần sự thay đổi một trong ba yếu tố trên sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến các yếu tố còn lại. Nhận thức rõ mối quan hệ quan trọng đó, thực tế các nhà kinh tế đã không ngừng nỗ lực nhằm tìm kiếm giải pháp để đưa nền kinh tế nói chung và HTTC (cụ thể là các NHTM) vào trạng thái duy trì ổn định lâu dài. Bằng chứng là sự ra đời các lý thuyết kinh tế tiêu biểu liên quan đến các vấn đề trên được trình bày chi tiết như sau:
2.1.1 Lý thuyết về ổn định kinh tế
Lý thuyết tiền tệ của Keynes:
Năm 1936, Keynes đã làm cuộc cách mạng trong kinh tế học khi đưa ra lý thuyết lý giải về cơ chế vận hành của nền kinh tế. Trụ cột quan trọng trong chính sách của Keynes là ủng hộ và phát huy tính tự chủ trong điều hành các chính sách KTVM của chính phủ, bằng CSTT và tài khóa mở rộng hay thu hẹp với mục đích ổn định nền kinh tế.