Tác động của cạnh tranh tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2


PHỤ LỤC 1: Danh sách 24 NHTMCP tác giả phân tích và đánh giá

PHỤ LỤC 2: Tính toán năng lực cạnh tranh và sự ổn định tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam

PHỤ LỤC 3: Ma trận hệ số tương quan PHỤ LỤC 4: Kết quả ước lượng mô hình


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Cụm từ Tiếng Việt

Cụm từ Tiếng Anh

ABB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình


ACB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu


BID

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam


CAR

Hệ số an toàn vốn

Capital adequacy ratio

CTG

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam


GMM

Phương pháp ước lượng moment tổng quát

General Method of Moments

HDB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển thành phố Hồ Chí Minh


KIENLB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long


MARIB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam


MBB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội


NAMAB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Tác động của cạnh tranh tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2



Từ viết tắt

Cụm từ Tiếng Việt

Cụm từ Tiếng Anh

NCB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân


NHNN

Ngân hàng Nhà Nước


NHTM

Ngân hàng Thương mại


OCB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông



OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

Organization for Economic Cooperation and Development

PGB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng Dầu Petrolimex


SCB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn


SEAB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á


SGB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công Thương


SHB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội


STB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín


TCB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ




Từ viết tắt

Cụm từ Tiếng Việt

Cụm từ Tiếng Anh


Thương Việt Nam


TIENPB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong


VCB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam


VIB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Tế Việt Nam


VIETAB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á


VIETCAPB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt


VPB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng


Bảng 3.1. Các biến trong mô hình nghiên cứu 53

Bảng 3.2. Các biến trong mô hình nghiên cứu 57

Bảng 3.3: Định nghĩa các biến và nguồn dữ liệu 60

Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả các biến trong mô hình 64

Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 66

Bảng 4.3: Kết quả hồi quy mô hình bằng phương pháp SGMM 72

Bảng 4.4: Tổng hợp kết quả tính Zscore của các nghiên cứu trên thế giới 78

Bảng 4.5: Kết quả hồi quy mô hình bằng phương pháp SGMM 87

Bảng 4.6: Kết quả ước lượng các mô hình 94

Hình 2.1: Tác động của giá trị thanh khoản cao hơn tới sự ổn định của ngân hàng.25 Hình 2.2: Tác động của vốn cao hơn tới sự ổn định của ngân hàng 26

Hình 2.3: Tác động của kỳ hạn nợ dài hơn và mức độ giữ tiền mặt nhiều hơn tới sự ổn định của ngân hàng 27

Hình 4.1: LERNER bình quân của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2016 67

Hình 4.2: LERNER của các NHTM Việt Nam bình quân giai đoạn 2008-2016 68

Hình 4.3: LERNER của các NHTM Việt Nam bình quân giai đoạn 2008-2016 theo hình thức sở hữu 70

Hình 4.4: LERNER của các NHTM Việt Nam bình quân giai đoạn 2008-2016 theo nhóm ngân hàng niêm yết 71

Hình 4.5: Z-score bình quân của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2016 80

Hình 4.6: Z-score của các NHTM Việt Nam bình quân giai đoạn 2008-2016 81

Hình 4.7: Z-score của các NHTM Việt Nam bình quân giai đoạn 2008-2016 theo hình thức sở hữu 83


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Bối cảnh thực tiễn và lý do lựa chọn đề tài

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế, đồng thời đảm bảo sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam, là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2016. Trong những năm qua, việc mua bán, sáp nhập và cơ cấu lại hoạt động của các ngân hàng đã diễn ra vô cùng sôi động, theo đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011-2015” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 01/03/2012, trong đó ưu tiên xử lý các TCTD yếu kém; triển khai sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD trên nguyên tắc tự nguyện; tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu của các TCTD và từng bước tái cơ cấu hoạt động, quản trị, điều hành. Điều này dẫn đến hệ quả giảm số lượng ngân hàng trong hệ thống khi các ngân hàng yếu kém đã buộc phải sáp nhập. Việc mua bán, sáp nhập các NHTM cũng làm dấy lên mối lo ngại về khả năng suy giảm mức độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng, đồng thời tác động đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam.

Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015, hay việc ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng giữa Việt Nam/ ASEAN với Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia & New Zealand, Chi-lê, liên minh Á – Âu, thì xu hướng cũng như yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam đồng thời đảm bảo sự ổn định tài chính của các NHTM là một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ quá trình này.

Xu hướng và yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo ổn định tài chính của các NHTM đang ngày càng được quan tâm trên các thị trường khác nhau và là đề tài của nhiều cuộc tranh luận. Trong những năm gần đây xuất hiện các cuộc tranh luận trong lý thuyết ngân hàng có liên quan đến tác động của cạnh tranh tới sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng (Beck, 2008; Carletti, 2008). Các cuộc tranh luận về mối quan hệ này đã hình thành hai quan điểm trái ngược nhau là quan điểm "cạnh tranh –dễ vỡ", và quan điểm "cạnh tranh - ổn định". Theo quan điểm "cạnh tranh –dễ vỡ", cạnh tranh ngân hàng càng tăng sẽ làm giảm sức mạnh của thị


trường, giảm lợi nhuận biên của ngân hàng và kết quả là làm giảm giá trị thương hiệu của ngân hàng (Berger và cộng sự, 2009). Điều này khuyến khích các ngân hàng chấp nhận nhiều rủi ro hơn để tìm kiếm lợi nhuận và do đó gây ra sự bất ổn định của hệ thống ngân hàng (Marcus, 1984; Keeley, 1990; Carletti và Hartmann, 2003).

Ngược lại, quan điểm "cạnh tranh - ổn định" cho rằng có mối quan hệ tích cực giữa cạnh tranh ngân hàng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Cạnh tranh gia tăng sẽ dẫn đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng và ngược lại (Fu và cộng sự, 2014). Trong thị trường có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thấp thì có thể dẫn đến nhiều rủi ro hơn khi các ngân hàng lớn thường được coi là quá lớn để thất bại và do đó khi gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh các ngân hàng này thường nhận được các khoản hỗ trợ từ Chính phủ (Mishkin, 1999). Thêm vào đó, trong một thị trường cạnh tranh thấp, các ngân hàng có sức mạnh thị trường lớn sẽ đưa ra các mức lãi suất cho vay cao hơn, điều này gây ra khó khăn cho khách hàng vay vốn trong việc trả nợ và gia tăng rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu (Fu và cộng sự, 2014). Ngược lại trong thị trường có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng cao, mức lãi suất cho vay thường thấp, vấn đề quá lớn để thất bại ít được quan tâm và do đó sẽ có tác động tích cực đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng (Boyd và De Nicoló, 2005; Beck, 2006; Schaeck, 2006; Turk-Ariss, 2010).

Các nghiên cứu ủng hộ hai quan điểm trên cho thấy tác động của cạnh tranh đến ổn định của hệ thống ngân hàng không nhất quán giữa các quốc gia khác nhau. Ngoài ra, rất ít nghiên cứu trước đã được lược khảo xem xét tác động của cạnh tranh tới sự ổn định trước và sau giai đoạn khủng hoảng tài chính (Fu và cộng sự, 2014; Boyd và De Nicoló, 2005; Beck, 2006; Schaeck, 2006; Turk-Ariss, 2010).

Riêng tại Việt Nam, các nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh đến ổn định tài chính của NHTM Việt Nam còn rất hạn chế. Phần lớn các nghiên cứu chỉ xem xét các yếu tố tác động đến một trong hai khía cạnh này. Chẳng hạn, các nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà & Nguyễn Bá Hướng (2016), nghiên cứu của Hoàng Công Gia Khánh & Trần Hùng Sơn (2015), nghiên cứu của Võ Xuân Vinh

Xem tất cả 156 trang.

Ngày đăng: 24/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí