Cơ Sở Lý Thuyết Về Ổn Định Tài Chính Của Các Nhtm


dây chuyền làm sụp đổ hệ thống. Việc một ngân hàng gặp khó khăn trong kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến các ngân hàng khác, và đến cả các tổ chức tài chính phi ngân hàng, dẫn đến phản ứng Domino mang tính dây chuyền, hậu quả là sự đổ vỡ của cả thị trường tài chính – tiền tệ làm suy sụp toàn bộ nền kinh tế. Vì thế, trong quá trình hoạt động các NHTM một mặt phải cạnh tranh với nhau để mở rộng thị phần nhưng mặt khác phải luôn hợp tác với nhau để đảm bảo sự lành mạnh của cả hệ thống để tránh xảy ra rủi ro hệ thống (Nguyễn Trọng Tài, 2008). Một điểm quan trọng nữa đó là các NHTM phải cạnh tranh lành mạnh, tránh các hình thức cạnh tranh bằng mọi giá, sử dụng mọi thủ đoạn để làm sụp đổ hay thôn tính lẫn nhau, bởi vì hậu quả của nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ nền kinh tế.

Thứ ba, cạnh tranh ngân hàng chịu sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo sự an toàn, ổn định, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro hệ thống. Chính vì tầm ảnh hưởng quan trọng của hệ thống NHTM đối với nền kinh tế mà các tổ chức này phải chịu sự chi phối rất chặt chẽ bởi môi trường pháp lý để tránh xảy ra sự suy sụp của nền kinh tế do sự đổ vỡ của một ngân hàng.

Thứ tư, hội nhập quốc tế có vai trò quan trọng tác động đến cạnh tranh ngân hàng. Ngày nay, hoạt động kinh doanh ngân hàng đã vượt ra khỏi phạm vi trong một nước nhằm hổ trợ cho hoạt động kinh tế đối ngoại. Cùng với quá trình hội nhập, từng bước tự do hóa dòng vốn, các NHTM trong nước cần phải liên kết với các NHTM nước ngoài để thực hiện đầy đủ và hiệu quả các dịch vụ của mình. Do vậy, cạnh tranh trong ngân hàng chịu sự chi phối không chỉ bởi luật pháp của quốc gia mà còn phải chịu sự chi phối của nhiều quy định, thông lệ quốc tế. Điều đó cũng có nghĩa là sự cạnh tranh giữa các NHTM là một loại hình cạnh tranh bậc cao, đòi hỏi các chuẩn mực khắt khe hơn hơn bất cứ loại hình kinh doanh nào khác trong nền kinh tế (Nguyễn Trọng Tài, 2008).

2.1.1.3. Phương pháp đo lường

Các nghiên cứu trên thế giới đo lường cạnh tranh ngân hàng bằng nhiều phương pháp khác nhau, có thể kể đến như phương pháp cấu trúc thị trường dựa


trên lý thuyết cấu trúc – hành vi – hiệu quả (SCP: structure – conduct – performance) và phương pháp phi cấu trúc dựa trên các chỉ số tập trung (concentration ratios).

Phương pháp cấu trúc thị trường (market structures)

Phương pháp này dựa trên lý thuyết cấu trúc – hành vi – hiệu quả (SCP: structure – conduct – performance). Lý thuyết này được phát triển bởi Mason (1939) thuộc đại học Harvard, sau đó được theo đuổi bởi Bain (1951, 1956). Phương pháp này đưa ra mối quan hệ nhân quả giữa cấu trúc thị trường (tập trung hoặc không tập trung), hành vi của công ty (chủ yếu trong giá cả) và hiệu quả kinh tế, dựa trên lý thuyết cấu trúc thị trường ảnh hưởng đến hành vi và hành vi tác động đến hiệu quả. Vì thế cấu trúc ảnh hưởng đến hiệu quả thông qua mức độ tập trung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Lý thuyết SCP cho rằng tập trung cao hơn dẫn đến cạnh tranh ít hơn do đó sức mạnh thị trường lớn hơn và khả năng sinh lời cao hơn (Weil, 2011).

Hạn chế của phương pháp này là việc tính toán mức độ cạnh tranh từ các biến gián tiếp như cấu trúc thị trường hay thị phần. Các chỉ số này đo lường thị phần thực tế và chưa tính đến các hành vi cạnh tranh của các ngân hàng. Đây là những phương pháp đo lường cạnh tranh khá thô sơ mà không lưu ý rằng các ngân hàng có sở hữu khác nhau sẽ có hành vi khác nhau và các ngân hàng có thể không cạnh tranh trực tiếp với nhau trong cùng một ngành kinh doanh. Quan trọng hơn là các nghiên cứu trong nhóm này không đưa ra được kết luận về việc liệu cấu trúc thị trường có xác định hành vi của ngân hàng hay không (giả thuyết cấu trúc – hành vi - hiệu quả) hoặc cấu trúc thị trường là kết quả của hoạt động (giả thuyết cấu trúc hiệu quả).

Tác động của cạnh tranh tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 4

Phương pháp phi cấu trúc

Vào những năm 1980 phương pháp thực nghiệm mới được phát triển áp dụng cho các tổ chức công nghiệp hóa, đo lường một cách rõ ràng và chính xác hơn mức độ cạnh tranh và sức mạnh thị trường. Phương pháp này dựa vào lý thuyết cấu trúc hiệu quả (efficient structure (ES)), và theo cách tiếp cận này, sức cạnh tranh ngân hàng được đo lường dựa trên mô hình của tổ chức NEIO (New Empirical


Industrial Organization). Phương pháp mới này dựa vào lý thuyết ES, lý thuyết này nêu ra rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ tập trung và lợi nhuận của ngân hàng (được đo bằng giá cá), điều đó có thể giải thích bởi việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng lớn. Theo lý thuyết này, hiệu quả ảnh hưởng đến cấu trúc của thị trường, ngân hàng có hiệu quả hoạt động cao sẽ làm tăng thị phần vì thế làm tăng mức độ tập trung của thị trường. Phương pháp này sử dụng các chỉ số đo lường phổ biến là chỉ số HHI, chỉ số Lerner, và chỉ số PR – H.

Thứ nhất, chỉ số HHI là một trong những chỉ số được sử dụng để đo lường mức độ tập trung của thị trường theo phương pháp tiếp cận cấu trúc được khởi xướng bởi Hirschman (1945) và Herfindahl (1950). Phương pháp đo lường cạnh tranh thông qua chỉ số HHI giúp đo lường phản ứng của đầu ra đối với giá đầu vào, trong đó có đánh giá các hành vi cạnh tranh của ngân hàng, nhưng áp đặt một số giả định hạn chế về chức năng chi phí của các ngân hàng. Cụ thể, dưới điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, việc tăng giá đầu vào dẫn đến tổng doanh thu và chi phí biên di chuyển cùng chiều, trong khi dưới điều kiện cạnh tranh không hoàn hảo thì không. Tuy nhiên, phương pháp này bắt nguồn từ tình trạng tối đa hóa lợi nhuận chỉ có giá trị khi thị trường trong trạng thái cân bằng. Các nghiên cứu của Claessens và Laeven (2004) và Bikker và Spierdijk (2007) cho thấy việc ước tính chỉ số HHI có thể khác nhau.

Thứ hai, chỉ số Lerner, do Abba Lerner (1934) đề xuất chỉ ra sức mạnh quyền lực thị trường của ngân hàng bằng cách xem xét tỷ lệ giữa chi phí cận biên và giá cả. Đối với môi trường cạnh tranh hoàn hảo, giá bán bằng với chi phí cận biện, trong khi đối với môi trường có sức mạnh độc quyền thì giá bán lớn hơn chi phí biên. Do đó, để đo lường sức mạnh độc quyền, chỉ số Lerner là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trên thế giới, xem xét mức chênh lệch giữa giá bán và chi phí cận biên.

𝐿𝑒𝑟𝑛𝑒𝑟 = 𝑃 − 𝑀𝐶

𝑀𝐶

Trong đó, P là giá bán và MC là chi phí biên. Chỉ số Lerner dao động trong khoảng từ 0 đến 1. Chỉ số Lerner càng nhỏ (gần bằng 0) thể hiện mức độ cạnh tranh


càng cao. Ngược lại, Lerner càng lớn (gần bằng 1) biểu thị sức mạnh độc quyền càng lớn.

Khi cạnh tranh hoàn hảo tồn tại thì giá bán bằng chi phí biên, do vậy chỉ số này sẽ có giá trị bằng 0. Khi giá cả lớn hơn chi phí biên thì chỉ số Lerner sẽ lớn hơn 0 và ở trong khoảng giữa 0 và 1. Chỉ số càng gần 1 thì quyền lực độc quyền của công ty càng cao.

Chỉ số Lerner được sử dụng rất nhiều trong nghiên cứu thực nghiệm về cạnh tranh ngân hàng, ví dụ như nghiên cứu của Berger và ctg (2009), nghiên cứu của Fungáčová và ctg (2013), nghiên cứu của Fu và ctg (2014). Phương pháp này ước lượng theo từng năm và cho từng loại hình sở hữu khác nhau của mỗi ngân hàng.

Thứ ba, chỉ số PR-H được đề xuất bởi Panzar và Rosse (1987) và được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm về cạnh tranh ngân hàng do tính toán đơn giản và dữ liệu dễ dàng có sẵn.

Đây là phương pháp sử dụng chỉ số thống kê H để xác định điều kiện cạnh tranh trong một ngành (cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh độc quyền, độc quyền).

Ngược lại với chỉ số Lerner, chỉ số H có các giá trị như sau: H = 0: Độc quyền

0 < H <1: Cạnh tranh độc quyền H = 1: Cạnh tranh hoàn hảo

Chỉ số PR – H cũng được sử dụng trong nhiều nghiên cứu như nghiên cứu của Claessens và Laeven (2004), Carbó và ctg (2009), Soedarmono và ctg (2011).

2.1.2. Cơ sở lý thuyết về ổn định tài chính của các NHTM

2.1.2.1. Khái niệm ổn định tài chính

Hiện nay trên thế giới, có rất nhiều định nghĩa khác nhau liên quan đến khái niệm ổn định tài chính, như sau:

Hyman Minsky (1919 – 1996), một người theo trường phái Keynes, nổi tiếng với lý thuyết về sự ổn định bất ổn (stability is unstable). Theo Minsky, có một khoảnh khắc mà ở đó hệ thống tài chính di chuyển từ trạng thái ổn định sang trạng thái mất ổn định (thường được gọi là khoảnh khắc Minsky). Nói cách khác, khoảnh


khắc Minsky là khi các tổ chức buộc phải bán các tài sản tốt nhất của mình để hoàn trả nợ vay, dẫn đến một sự sụt giảm mạnh trên thị trường tài chính. Ở bất kỳ chu kỳ tín dụng hoặc kinh doanh nào thì khoảnh khắc Minsky là điểm mà ở đó các tổ chức bắt đầu gặp khó khăn về dòng tiền do vòng xoáy nợ nần gây ra do việc tài trợ các khoản đầu tư mang tính rủi ro cao. Ở điểm này, làn sóng bán tháo diễn ra, dẫn đến sự suy giảm thanh khoản nặng nề và sự sụp đổ bất ngờ theo chiều thẳng đứng của thị trường tài chính.

Theo Frederick Mishkin (1999), ngược lại với ổn định tài chính, bất ổn tài chính xảy ra khi các cú sốc xảy ra đối với các tồ chức tài chính và hệ thống tài chính, gây trở ngại đến luồng thông tin khiến các tổ chức tài chính không thể thực hiện chức năng phân bổ nguồn vốn đầu tư hiệu quả.

Theo Davis (2001), bất ổn tài chính là rủi ro có thể làm tăng nguy cơ khủng hoảng tài chính dẫn đến sự sụp đổ lớn của hệ thống tài chính và không thể cung cấp dịch vụ thanh toán cho nền kinh tế hoặc phân bổ tín dụng đến các cơ hội đầu tư hiệu quả. Các cuộc khủng hoảng tài chính sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế do đó thúc đẩy sự ổn định tài chính là tương đương với quản trị rủi ro hệ thống.

Theo Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (2001), ổn định tài chính nghĩa là một hệ thống tài chính mà trong đó các chủ thể - trung gian tài chính, thị trường tài chính và hạ tầng tài chính thực hiện tốt các chức năng của mình và có khả năng chống đỡ được các cú sốc tiềm ẩn.

Wellink (2002) cho rằng một hệ thống tài chính ổn định khi có khả năng phân bổ hiệu quả các nguồn lực và hấp thụ những cú sốc, ngăn chặn những tác động xấu đến nền kinh tế và hệ thống tài chính. Ngoài ra, hệ thống tài chính đó cũng không được là nguồn phát sinh các cú sốc.

Theo Chant & ctg (2003), bất ổn tài chính liên quan đến những điều kiện trong thị trường tài chính có thể gây tổn hại hay đe dọa đến hiệu suất hoạt động của nền kinh tế thông qua hoạt động của hệ thống tài chính. Sự bất ổn như vậy gây ảnh hưởng đến sự vận hành của nền kinh tế, làm suy giảm tình hình tài chính của các đơn vị, các hộ gia đình, các doanh nghiệp và chính phủ, làm thu hẹp các dòng tài


chính, tác động đến hoạt động của các tổ chức tài chính nói riêng và thị trường nói chung và làm giảm khả năng tài trợ cho nền kinh tế.

Theo Ngân hàng trung ương Đức (2003), thuật ngữ ổn định tài chính được sử dụng để mô tả tình trạng các tổ chức tài chính có thể thực hiện tốt các chức năng kinh tế chủ yếu như phân bổ nguồn lực, phân tán rủi ro, cũng như thực hiện chức năng thanh toán và thậm chí có thể duy trì các chức năng đó ngay cả khi nền kinh tế gặp phải các “cú sốc” hoặc trong các thời kỳ tái cấu trúc mạnh mẽ.

Ngân hàng Trung ương Úc định nghĩa ổn định tài chính là trạng thái mà trong đó các trung gian tài chính, thị trường và hạ tầng tài chính phân bổ tốt các luồng vốn giữa tiết kiệm và đầu tư, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Theo Buiter (2008), ổn định tài chính sẽ được đảm bảo nếu không có các yếu tố sau: (i) Bong bong giá tài sản; (ii) Tình trạng thiếu thanh khoản; (iii) Tình trạng vỡ nợ của các thể chế tài chính đe dọa sự ổn định hệ thống.

Theo Ngân hàng trung ương Châu Âu ECB (2014), ổn định tài chính là trạng thái các tổ chức tài chính có khả năng hấp thụ được các cú sốc, giảm thiểu được những đổ vỡ nghiêm trọng có thể gây nguy hại đáng kể cho quá trình phân bổ nguồn lực đầu tư đến các kênh hiệu quả hơn. ECB cho rằng, một tổ chức tài chính được cho là ổn định nếu hội tụ đủ các nội dung sau: (i) Có thể phân bổ nguồn lực hiệu quả từ kênh tiết kiệm sang kênh đầu tư; (ii) Các rủi ro tài chính được đánh giá và xác định một cách chính xác và hợp lý để có thể kiểm soát tốt hơn; (iii) Có thể hấp thụ được các cú sốc tài chính cũng như những biến động trong nền kinh tế thực.

Tóm lại, mặc dù hiện nay chưa có một định nghĩa chính thức cho thuật ngữ “Ổn định tài chính”, tuy nhiên xét ở góc độ vĩ mô, ổn định tài chính là tình trạng mà hệ thống tài chính (thị trường tài chính, các định chế tài chính, hạ tầng tài chính) thực hiện các chức năng của nó thông suốt, góp phần phân bổ có hiệu quả nguồn lực của nền kinh tế. Các rủi ro cấp độ hệ thống được đánh giá chính xác và quản lý hiệu quả để tránh khả năng sụp đổ hệ thống tài chính. Ở mức độ các NHTM, ổn định tài chính có thể được hiểu là trạng thái mà tổ chức đó vận hành trơn tru, thực hiện tốt chức năng của nó, hoạt động hiệu quả ổn định, có khả năng hứng chịu được cú sốc


từ môi trường bên ngoài, và tự bản thân nó không gây ra cú sốc ảnh hưởng đến nền kinh tế.

2.1.2.2. Ổn định tài chính và bất ổn tài chính của các NHTM

Hiện nay, chưa có một sự đồng thuận về định nghĩa chính xác cho khái niệm ổn định tài chính của các ngân hàng. Các nghiên cứu về ổn định tài chính của NHTM thường xem xét và đánh giá “mức độ bất ổn tài chính” như một cách tiếp cận để đánh giá sự “ổn định tài chính”, và bất ổn tài chính là trạng thái ngược lại với ổn định tài chính.

Bất ổn tài chính của các NHTM thường gắn liền với một cơn hoảng loạn ngân hàng nói chung có liên quan đến một cú sốc của một ngân hàng bị phóng đại bởi hành vi của những người gửi tiền không có đầy đủ thông tin, họ nghi ngờ giá trị tài sản của ngân hàng thấp hơn giá trị nợ của ngân hàng nên rút tiền gửi.

Khi một ngân hàng gặp phải một sự rút vốn đột ngột bởi người gửi tiền, điều này có thể dẫn đến sự tháo chạy ngân hàng và gây ra tình trạng bất ổn. Do các ngân hàng cho vay phần lớn khoản tiền gửi nhận được nên khi gặp tình huống khách hàng đột ngột rút tiền với số lượng lớn, các ngân hàng không thể ngay lập tức hoàn trả được tất cả những khoản tiền gửi cho khách hàng. Sự trì hoãn trả tiền do không có khả năng đáp ứng này có thể dẫn đến một sự tháo chạy về tiền gửi khiến ngân hàng lâm vào trạng thái phá sản. Hệ quả là những người gửi tiền sẽ bị thiệt hại trừ khi họ được công ty bảo hiểm tiền gửi chi trả. Sự tháo chạy ngân hàng lan rộng làm gia tăng tình trạng bất ổn dẫn đến khủng hoảng ngân hàng mang tính hệ thống. Rất nhiều ví dụ về sự tháo chạy ngân hàng đã diễn ra, chẳng hạn như sự tháo chạy khỏi các ngân hàng Mỹ những năm 1930, sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Bear Stearns năm 2008.

Mô hình tháo chạy ngân hàng của Diamond và Dybvig (1983) mô tả rằng những người gửi tiết kiệm sẽ rút tiền khỏi ngân hàng bởi vì họ sợ rằng người khác cũng làm như vậy.Vấn đề khó khăn ở một số ngân hàng làm cho những người gửi tiền ở những ngân hàng khác lo lắng dẫn đến việc rút tiền ồ ạt và có thể kéo theo bất ổn cả hệ thống ngân hàng.


Lai (2002) cho rằng nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng bất ổn tài chính của ngân hàng là khủng hoảng thanh khoản do nhu cầu về thanh toán ngắn hạn vượt quá dự trữ tài sản thanh khoản cao, xuất phát từ mất cân đối giữa tài sản và nguồn vốn của ngân hàng khi tài sản nợ của ngân hàng có xu hướng ngắn hạn trong khi tài sản có có xu hướng dài hạn và thanh khoản thấp.

Tình trạng thiếu hụt thanh khoản của ngân hàng có thể là do suy giảm chất lượng tài sản, nợ xấu của ngân hàng tăng cao trong khi khả năng thu hồi thấp và nguồn vốn sử dụng chủ yếu là nguồn tiền huy động. Các khách hàng gửi tiền sẽ ồ ạt rút tiền để đảm bảo nguồn tài chính của mình an toàn khi nắm bắt được thông tin tình hình tài chính của ngân hàng suy yếu, dẫn đến làm trầm trọng thêm những bất ổn của ngân hàng.

Bất ổn tài chính của các NHTM cũng có thể xảy ra khi các ngân hàng thắt chặt đột ngột các điều kiện vay vốn với lo ngại rằng mình không đủ tiền để cho vay hoặc do phải đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng trung ương, được gọi là một sự thu hẹp tín dụng hay thắt chặt tín dụng đột ngột. Thu hẹp tín dụng nói chung thường diễn ra một cách độc lập với sự gia tăng của lãi suất cho vay, nghĩa là tín dụng luôn bị thu hẹp ở bất kỳ mức lãi suất nào. Trong trường hợp này các ngân hàng trở thành tác nhân của bất ổn tài chính và khủng hoảng tài chính. Cuộc khủng hoảng cho vay và tiết kiệm ở Mỹ vào những năm 1980 đã dẫn đến sự thu hẹp tín dụng cũng được xem là một tác nhân chính của cuộc suy thoái Mỹ 1990 – 1991.

Sự không tương thích giữa nợ và tài sản cùng là một yếu tố góp phần dẫn đến bất ổn tài chính. Các ngân hàng thương mại có thể chào mời các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn ngắn hoặc không kỳ hạn và có thể rút tiền ở bất cứ thời điểm nào nhưng lại cho các doanh nghiệp hay gia đình vay dài hạn. Sự không tương thích giữa nợ ngắn hạn và tài sản dài hạn của ngân hàng được xem là một trong những lý do dẫn đến sự tháo chạy khỏi ngân hàngkhi người gửi tiền hoảng loạn và quyết định rút tiền của mình nhanh hơn là ngân hàng có thể thu hồi nợ vay.Sự thất bại củangân hàng Bear Stearns năm 2007 – 2008 nguyên nhân là do không thể tái cấu trúc các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/11/2022