Điểm Mới Và Đóng Góp Của Nghiên Cứu

20


giải thích các yếu tố của năng lực cạnh tranh tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch.

- Nghiên cứu này nhằm mục đích cung cấp bằng chứng thực nghiệm thông qua kiểm định mô hình nghiên cứu trong bối cảnh các doanh nghiệp du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế - Việt Nam, một trong những lĩnh vực có sự phát triển và biến động nhiều trong giai đoạn hội nhập thế giới hiện nay của Việt Nam.

1.4 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.4.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, các doanh nghiệp phải cạnh tranh là lẽ tất yếu đặc biệt là kinh doanh trong lĩnh vực du lịch càng phải trạnh khốc liệt hơn bao giờ hết trước sự đòi hỏi cung cấp sản phẩm dịch vụ của khách hàng ngày càng tăng. Nên mục tiêu tổng quát của luận án là xác định các yếu tố của năng lực cạnh tranh tác động đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch trường hợp khảo sát tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó làm cơ sở đề xuất một số hàm ý quản trị đối với doanh nghiệp để có chiến lược kinh doanh phù hợp cũng như kiến nghị Nhà nước đưa ra chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ ngành nhằm thúc đẩy năng lực cạnh tranh để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp du lịch tại Thừa Thiên Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.

1.4.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

- Xác định các yếu tố của năng lực cạnh tranh tác động đến kết quả kinh doanh của các

doanh nghiệp du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 290 trang tài liệu này.

- Xác định mức độ tác động của từng yếu tố của năng lực cạnh tranh tác động đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.

- Xác định tiêu chí để đo lường kết quả kinh doanh cho các doanh nghiệp du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.

Tác động của các yếu tố năng lực cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch - Trường hợp Thừa Thiên Huế - 5

- Kiểm định tác động của từng yếu tố thuộc năng lực cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch có sự khác biệt bởi ngành nghề kinh doanh, vị trí quản lý, thâm niên quản lý, số năm thành lập doanh nghiệp, số lượng chi nhánh và theo quy mô doanh nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.

- Đề xuất một số hàm ý quản trị dưới góc độ quản trị doanh nghiệp và kiến nghị đối với

21


Nhà nước nhằm thúc đẩy năng lực cạnh tranh để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp du lịch trong dài hạn tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.

1.4.3 Câu hỏi nghiên cứu

Doanh nghiệp du lịch cần làm gì để đạt được kết quả kinh doanh như mục tiêu đề ra. Vì thế các doanh nghiệp du lịch cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu (DeNisi và cộng sự, 2003). Các doanh nghiệp cần phải biết đâu là yếu tố của năng lực cạnh tranh của mình. Để giải quyết vấn đề trên, câu hỏi đặt ra là:

- Các yếu tố nào của năng lực cạnh tranh tác động đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và Việt Nam nói chung?

- Mức độ tác động như thế nào của từng yếu tố thuộc năng lực cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và Việt Nam nói chung?

- Tiêu chí toàn diện nào để đo lường kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và Việt Nam nói chung?

- Mức độ tác động của các yếu tố năng lực cạnh tranh đến kết quả kinh doanh có tính đến ngành nghề kinh doanh, vị trí quản lý, thâm niên quản lý, số năm thành lập doanh nghiệp, số lượng chi nhánh và theo quy mô doanh nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và Việt Nam nói chung hay không?

- Những hàm ý quản trị nào dưới góc độ doanh nghiệp cũng như kiến nghị gì đối với Nhà nước sao cho phù hợp nhằm giúp tăng cường các yếu tố năng lực cạnh tranh để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch?

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tác động của các yếu tố năng lực cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

1.5.2 Đối tượng khảo sát

- Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu định tính:

+ Các giảng viên đang tham gia giảng dạy tại các trường đại học có đào tạo ngành quản

22


trị kinh doanh, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, quản trị nhà hàng khách sạn và du lịch.

+ Các đại diện là những người đang lãnh đạo, quản trị, quản lý các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, bên cạnh còn có đại diện sở văn hóa thể thao và du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu định lượng: Có các đại diện là đang lãnh đạo, quản trị, quản lý của các doanh nghiệp đang kinh doanh du lịch. Bao gồm ban tổng giám đốc, ban giám đốc doanh nghiệp, trưởng các bộ phận là những người lãnh đạo, quản lý và điều hành doanh nghiệp có kinh nghiệm làm việc và hiểu tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch.

1.5.3 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Phạm vi nghiên cứu dựa trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu, thì phạm vi nghiên cứu này tập trung vào nghiên cứu sự tác động của các yếu tố của năng lực cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên nghiên cứu đã lựa chọn tỉnh Thừa Thiên Huế là đại diện miền Trung có vị trí địa lý nằm giữa Miền Bắc, Miền Nam của nước Việt Nam. Đây cũng là nơi hai lần được UNESCO công nhận là thành phố có di sản văn hóa thế giới (văn hóa vật thể và phi vật thể). Tác giả đã phỏng vấn thu thập thông tin các loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần và các loại hình doanh nghiệp khác.

- Về thời gian: Số liệu thứ cấp lấy trong giai đoạn 2014-2018 dựa trên Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê, Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở văn hóa Thể thao và Du lịch. Số liệu sơ cấp thu thập từ điều tra thông qua bản khảo sát là trong khoảng thời gian 12 tháng từ tháng 10 năm 2017 cho đến tháng 10 năm 2018.

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của luận án là phương pháp hỗn hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng.

1.6.1 Nghiên cứu định tính

Nhằm đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức cũng như các thang đo, tác giả tiến hành

lược khảo các công trình nghiên cứu trước trong và ngoài nước nhằm tìm khe hỏng xây dựng

23


mô hình đề xuất và các thang đo sơ bộ, sau đó tác giả tiến hành phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với các 15 chuyên gia là các giảng viên đang giảng dạy một số trường đại học, các chuyên gia đang công tác tại các viện nghiên cứu về lĩnh vực du lịch, các nhà quản trị, quản lý của những doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch và đại diện Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Những cuộc phỏng vấn đó đã ít nhiều điều chỉnh mô hình nghiên cứu, điều chỉnh bổ sung phát triển các thang đo. Điều này góp phần nâng cao giá trị nội dung phục vụ cho nghiên cứu định lượng sơ bộ và phỏng vấn chuyên sâu các nhà quản trị trong lĩnh vực du lịch bằng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc làm sáng rõ kết quả nghiên cứu sau khi xử lý số liệu chính thức.

1.6.2 Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng sơ bộ: Từ kết quả của nghiên cứu định tính là mô hình nghiên cứu và xây dựng các thang đo sơ bộ. Tiến hành khảo sát giám đốc của các doanh nghiệp du lịch tại Thừa Thiên Huế thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn bằng thang đo Likert từ 1 đến 5, với số mẫu 59, xử lý Cronbach’s Alpha bằng phần mềm SPSS 20.0 nhằm kiểm định độ tin cậy của thang đo, gạn bỏ các biến quan sát, hoàn thiện thang đo cũng như mô hình nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu định lượng chính thức: Sử dụng phương pháp điều tra thông qua phát phiếu khảo sát theo mẫu sẵn thu thập dữ liệu sơ cấp từ các nhà đang trực tiếp quản trị, quản lý doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với số mẫu là 429. Phân tích dữ liệu thống kê với các phần mềm SPSS20.0, AMOS 20.0 thông qua các bước như phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), kiểm định mô hình nghiên cứu bằng cấu trúc (SEM), kiểm định ước lượng mô hình nghiên cứu bằng Bootstrap với N=1000, phương pháp phân tích đa nhóm được sử dụng kiểm định sự khác biệt của các biên định tính. Nhằm để khám phá các yếu tố và kiểm định thang đo, kiểm định mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố và sự tác động của các yếu tố thuộc năng lực cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch đã được đề xuất trong mô hình nghiên cứu.

1.7 Điểm mới và đóng góp của nghiên cứu

Nghiên cứu này có đóng góp cả về mặt lý thuyết và thực tiễn về tác động của các yếu tố năng lực cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch.

24


1.7.1 Về lý thuyết

Luận án này nghiên cứu về các yếu tố của năng lực cạnh tranh tác động đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam nói chung và tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, là một nơi đang phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập sâu và rộng. Nên kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung lý thuyết đặc biệt là lĩnh vực du lịch mới nổi trong thời gian gần đây.

Nghiên cứu đã đưa ra khái niệm đo lường kết quả kinh doanh đối với kinh doanh du lịch mang tính toàn diện hơn bao gồm cả nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, bên cạnh nghiên cứu còn làm rõ yếu tố văn hoá doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội dưới 4 (bốn) giác độ khách nhau bao hàm khá đầy đủ mà các doanh nghiệp du lịch cần phải quan tâm. Bên cạnh đó, luận án còn hoàn thiện các thang đo phù hợp với không gian và thời gian nghiên cứu.

Luận án cũng kiểm định sự khác biệt mô hình tác động của các yếu tố năng lực cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch theo các biến định tính như ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, vị trí quản lý, số năm doanh nghiệp thành lập, số lượng chi nhánh và qui mô doanh nghiệp.

Đối sánh kết quả nghiên cứu với các kết quả nghiên cứu trước cũng như thảo luận chuyên gia nhằm tái khẳng định mô hình nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

1.7.2 Về thực tiễn

Nghiên cứu này giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch thấy được yếu tố nào làm tăng khả năng cạnh tranh cũng như mức độ tác động của từng yếu tố của năng lực cạnh tranh đó đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp từ đó có những giải pháp, chiến lược phù hợp giúp doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn.

Nghiên cứu này cung cấp cho các doanh nghiệp du lịch để đánh giá kết quả kinh doanh ngoài chỉ tiêu hiệu quả tài chính như trước đây mà cần nhìn dài hạn hơn nên cũng cần xem trọng nhóm chỉ tiêu phi tài chính như mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, thông tin phản hồi tích cực từ khách hàng, số lượng khách hàng mới ngày càng tăng, cũng hiệu suất làm việc của nhân viên.

Nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp du lịch cần hiểu rõ về yếu tố văn hoá doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội một cách đầy đủ hơn từ đó lập kế hoạch triển khai phù hợp với tình hình doanh nghiệp cũng như xu thế hội nhập trong nền công nghiệp 4.0.

25


Luận án cũng cung cấp cho doanh và các cấp quản lý Nhà nước thấy sự khác biệt lĩnh vực kinh doanh và qui mô doanh nghiệp tác động của các yếu tố năng lực cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch.

1.8 Bố cục của nghiên cứu

Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu: Nội dung chương này cung cấp cái nhìn tổng quan và toàn diện về sự tác động của các yếu tố năng lực cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ lý do chọn đề tài đến khảo sát các nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước, từ đó tác giả tìm ra khe hỏng trong nghiên cứu, đưa ra các mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu. Nghiên cứu cũng nêu rõ phạm vi, đối tượng, phương pháp, điểm mới đóng góp của nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Trong chương này, tác giả đã giới thiệu về cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài gồm i) Các khái niệm liên quan; ii) Lý thuyết về năng lực cạnh tranh; iii) Các lý thuyết về kết quả kinh doanh; iv) Các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu.

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu: Mục tiêu chính của chương là thiết kế các thang đo, đo lường các khái niệm trong mô hình lý thuyết đã được đề xuất ở chương 2 và thảo luận về phương pháp nghiên cứu được ứng dụng để kiểm định mô hình lý thuyết. Theo đó, những nội dung chính mà chương này thực hiện là phương pháp và quy trình nghiên cứu, diễn giải về thiết kế thang đo lường cho các khái niệm sẽ được kiểm định trong mô hình nghiên cứu và kiểm định thang đo sơ bộ bằng phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha…

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Trình bày các kết quả của nghiên cứu chính thức, các nội dung chính yếu bao gồm đặc điểm về mẫu nghiên cứu, đánh giá thang đo và kiểm định giả thuyết nghiên cứu thông qua phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, EFA, CFA, và SEM. Kết quả nghiên cứu cũng thể hiện sự thảo luận nhằm tái khẳng định về kết quả nghiên cứu.

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị: Tóm tắt lại các kết quả chính và đưa ra kết luận từ nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất ý định nghiên cứu với 2 nhóm: Nhóm thứ nhất đề xuất hàm ý quản trị giúp doanh nghiệp nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch. Nhóm thứ 2 kiến nghị giúp các nhà quản lý Nhà nước như sở ban ngành (chính sách công)…đưa ra chính sách phù hợp giúp các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh

26


thúc đẩy nền công nghiệp du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng phát triển. Cuối cùng, tác giả cũng đưa các hạn chế của nghiên cứu và các hướng nghiên cứu tiếp theo.

Kết luận chương 1

Trong nội dung chương giới thiệu về đề tài nghiên cứu tác giả đã trình bày lý do chọn đề tài, kế đến lược khảo các công trong nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm xác định khoảng trống của các nghiên cứu trước, từ đó xác định được mục tiêu nghiên cứu cũng như các câu hỏi nghiên cứu, xác định đối tượng khảo sát, cũng đã nêu nghiên cứu dùng hỗn hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Và cuối cùng cũng nêu điểm đóng góp của nghiên cứu về mặt lý thuyết và thực tiễn. Trên cơ sở đó nghiên cứu tiếp theo cho chương cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.

27


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Giới thiệu chương

Trong chương này trình bày các khái niệm có liên quan cần thiết đến vấn đề nghiên cứu, đưa ra được khung lý thuyết nền làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu, bên cạnh đó cũng đã đưa các khái niệm của mô hình đề xuất và đề xuất mô hình nghiên cứu.

2.1 Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Du lịch và khách du lịch

Theo thời gian các khái niệm về du lịch ngày càng đưa ra đầy đủ hơn. Đầu tiên Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp ở Roma - Italia (21/8 - 5/9/1963) đã thống nhất khái niệm du lịch: “Du lịch là cả một quy trình gồm tất cả các hoạt động của khách du lịch từ lúc dự trù chuyến đi cho đến lúc di chuyển và đến nơi cư trú, ăn ở, mua sắm, giải trí, giao tiếp, nghỉ ngơi… đến lúc trở về nhà và hồi tưởng”. Khái niệm này được cho là khá đầy đủ vì bao gồm cả nhu cầu, mục đích của khách hàng khi đi du lịch và nội dung của hoạt động du lịch tại thời điểm đó.

Nhà kinh tế học Kalfiotis vào năm 1972 nhìn từ góc kinh tế cho rằng: “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của các cá nhân hay tập thể từ nơi ở đến nơi khác nhằm thỏa mãn các nhu cầu tinh thần, đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh tế”.

Tổ chức du lịch thế giới (The United World Tourism Organization-UNWTO) thì xác định “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa. Hoạt động này diễn ra trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”.

Điều 4, Khoản 1, Luật Du lịch năm 2005 của Việt Nam đưa ra khái niệm “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/03/2023