Kế Toán Thu, Chi Và Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh, Dịch Vụ

33

mà đơn vị được giao dự toán hoặc không giao dự toán) nhưng yêu cầu phải quyết toán theo mục lục NSNN; phí được khấu trừ, để lại và viện trợ, vay nợ nước ngoài.

* Phương pháp kế toán: Kế toán thu, chi và xác định kết quả các hoạt

động hành chính sự nghiệp được thể hiện qua sơ đồ tại Phụ lục 1.1

1.2.2. Kế toán thu, chi và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ

Các đơn vị sự nghiệp công lập có thu bên cạnh việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ chuyên môn của mình còn tiến hành các hoạt động SXKD, dịch vụ trên cơ sở tận dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật và năng lực lao động sẵn có của đơn vị nhằm hỗ trợ cho hoạt động chuyên môn và góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cho người lao động trong đơn vị.

Các khoản thu liên quan đến hoạt động SXKD, dịch vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập có thu thường là các khoản thu liên quan đến việc cung cấp sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ hay các khoản thu nhập có được từ hoạt động đầu tư tài chính của đơn vị.

Hoạt động SXKD tại đơn vị sự nghiệp công lập có thu hạch toán tương tự như ở các đơn vị sản xuất kinh doanh thông thường. Vì vậy đơn vị sử dụng nguồn vốn kinh doanh để tiến hành hoạt động SXKD.

* Chứng từ kế toán: Chứng từ liên quan đến hoạt động thu, chi SXKD gồm các chứng từ phiếu thu, phiếu chi, giấy báo có ngân hàng, giấy báo nợ của ngân hàng, kho bạc, hóa đơn tài chính…Mọi chứng từ có tính tổng hợp và để phục vụ công tác kế toán hạch toán và nhiều đối tượng khác nhau.

Chứng từ cụ thể liên quan đến hoạt động SXKD bao gồm:

- Chứng từ về lao động, tiền lương: bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, giấy báo làm thêm giờ, bảng thanh toán lương, bảng thanh toán phụ cấp,…;

- Chứng từ về vật tư: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, giấy báo hỏng, mất công cụ dụng cụ, biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá,

34

bảng kê mua hàng, biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá,...;

- Chứng từ về tiền tệ: phiếu chi, bảng kiểm kê quỹ, giấy đề nghị tạm

ứng, giấy thanh toán tạm ứng, giấy báo nợ, bảng sao kê của ngân hàng,... ;

- Chứng từ về tài sản cố định: biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản cố định, biên bản đánh giá lại tài sản cố định, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định…

* Tài khoản sử dụng

- Tài khoản 531 - Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ, tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán, tài khoản 642 - Chi phí quản lý của hoạt động SXKD, dịch vụ. Các tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu các khoản giảm doanh thu, các khoản chi và xác định kết quả hoạt động SXKD, dịch vụ phát sinh tại đơn vị sự nghiệp công lập có thu.

- Kết quả hoạt động SXKD, dịch vụ trong đơn vị HCSN là chêch lệch giữa doanh thu của hoạt động SXKD, dịch vụ và các chi phí phát sinh của hoạt động SXKD, dịch vụ (giá vốn hàng bán, chi phí quản lý của hoạt động SXKD, dịch vụ, chi phí thuế TNDN).

Để xác định và phản ánh kết quả của hoạt động SXKD, dịch vụ trong đơn vị, kế toán sử dụng tài khoản 911 - Xác định kết quả (chi tiết TK 9112 - Xác định kết quả hoạt động SXKD, dịch vụ). Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả hoạt động SXKD, dịch vụ tại đơn vị.

Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi số thu, chi của từng loại hoạt động SXKD, từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để đáp ứng yêu cầu quản lý chi tiết của đơn vị. Cuối kỳ, kế toán xác định số chênh lệch thu, chi của từng loại hoạt động SXKD để kết chuyển sang tài khoản chênh lệch thu chi hoạt động SXKD, do đó cuối kỳ tài khoản này không có số dư.

* Phương pháp kế toán: Kế toán hoạt động thu, chi sản xuất kinh doanh được thể hiện qua sơ đồ tại Phụ lục 1.5

1.2.3. Kế toán thu, chi và kết quả hoạt động tài chính

* Tài khoản kế toán


- Tài khoản 515 - Doanh thu tài chính: Phản ánh các khoản doanh thu tài chính.

- Tài khoản 615 - Chi phí tài chính: Phản ánh các khoản chi phí tài chính. Tài khoản 615 được hạch toán chi tiết cho từng nội dung chi phí.

- Tài khoản 911 - Xác định kết quả (chi tiết 9113 - Xác định kết quả hoạt động tài chính): Phản ánh kết quả của hoạt động tài chính trong đơn vị.

* Phương pháp kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả hoạt

động tài chính được khái quát theo sơ đồ tại Phụ lục 1.6

1.2.4. Kế toán thu, chi và kết quả hoạt động khác

* Tài khoản kế toán sử dụng

- Tài khoản 711 - Thu nhập khác: Phản ánh các khoản thu nhập khác của đơn vị. Tài khoản này dùng để phản ánh những khoản thu phát sinh do các nghiệp vụ khác với hoạt động thông thường của các đơn vị HCSN.

- Tài khoản 811 - Chi phí khác: Phản ánh các khoản chi phí khác phát sinh do các nghiệp vụ khác với hoạt động thông thường của các đơn vị HCSN.

- Tài khoản 911 - Xác định kết quả (Chi tiết 9118 - Xác định kết quả hoạt động khác): Phản ánh kết quả của hoạt động tài chính trong đơn vị.

* Phương pháp kế toán: Kế toán thu nhập, chi phí và xác định kết quả hoạt động khác được khái quát theo sơ đồ tại Phụ lục 1.7


Tiểu kết chương 1

Chương 1 của Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán hoạt động thu, chi và kết quả các hoạt động trong đơn vị sự nghiệp công lập dưới góc độ kế toán tài chính. Tác giả đã khái quát được khái niệm, đặc điểm hoạt động, đặc điểm quản lý tài chính và phân loại đơn vị sự nghiệp công lập. Từ đó đưa ra những vấn đề chung về nội dung, cơ chế và quy trình quản lý hoạt động thu, chi trong đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời làm rõ các nội dung về kế toán thu, chi và kết quả các hoạt động trong đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm hoạt động hành chính, sự nghiệp; sản xuất kinh doanh, dịch vụ; hoạt động tài chính; hoạt động khác.

Đây là một trong những vấn đề quan trọng làm cơ sở để vận dụng các cơ sở lý luận vào thực tiễn để phân tích, đánh giá thực trạng cũng như tạo tiền đề nhằm đưa ra các giải pháp để hoàn thiện kế toán thu, chi và kết quả các hoạt động tại Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam.


Chương 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THU, CHI VÀ KẾT QUẢ

CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI HỌC VIỆN Y - DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Có thể nói, nền y học Việt Nam nói chung, y dược học cổ truyền nói riêng luôn phát triển đồng hành với lịch sử kinh tế - xã hội nước nhà. Ngày 11/3/1971, Bộ trưởng Bộ Y tế ký Quyết định số 133/QĐ-BYT thành lập Trường thuốc nam Tuệ Tĩnh để phát triển nền y dược học cổ truyền lên một bước mới. Tháng 11 năm 1975, trường Trung học Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh được thành lập và trở thành trung tâm đào tạo chính quy cán bộ y học cổ truyền phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân [12].

Trong chiến lược phát triển Y Dược học cổ truyền Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 222/2003/QĐ-TTg ngày 03/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định: “Y Dược học cổ truyền là một di sản văn hoá của dân tộc, có vai trò và tiềm năng to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, do đó phải tập trung kế thừa, bảo tồn và phát triển”. Một trong những giải pháp về nguồn nhân lực được xác định đó là: Mở rộng về số lượng, hình thức, loại hình đào tạo trong lĩnh vực đào tạo thầy thuốc y dược học cổ truyền với nhiều trình độ khác nhau như: Bác sĩ y học cổ truyền, thạc sĩ, tiến sĩ... Từ quan điểm và giải pháp đó, ngày 02/02/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 30/2005/QĐ-TTg về việc thành lập Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam[12].

Tên đầy đủ: Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam University of Traditional Medicine Tên viết tắt tiếng Anh: VUTM, Website: vutm.edu.vn

Địa chỉ trụ sở: Số 2 Trần Phú, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.


Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam được thành lập trên cơ sở trường Trung học Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh - một ngôi trường có bề dày truyền thống với nhiều năm đào tạo cán bộ y tế y học cổ truyền cho các tỉnh phía Bắc và trở thành cơ sở lớn nhất của cả nước đào tạo thầy thuốc y học cổ truyền.

Học viện gồm 3 hệ thống cấu thành: Hệ thống đào tạo, Viện nghiên cứu, Trung tâm đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Sau hơn 15 năm thành lập, Học viện đã dần kiện toàn về tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đến nay, Học viện đã đào tạo và cung cấp cho thị trường hàng vạn cán bộ y tế y học cổ truyền có chất lượng cao phục vụ tốt hơn công tác chăm sóc sức khoẻ của nhân dân và sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Với những kết quả trên các lĩnh vực hoạt động, Học viện đã vinh dự được Đảng, Nhà nước và các Bộ tặng những phần thưởng cao quý: 01 Huân chương hạng Nhì, 05 Huân chương lao động hạng Ba cho 01 tập thể và 04 cá nhân, Cờ thi đua của Chính phủ, 02 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều bằng khen, cờ thi đua của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý

Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam là đơn vị sự nghiệp, chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của Bộ Y tế, chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cơ cấu tổ chức của Học viện được tổ chức theo 2 cấp:

- Ban Giám đốc gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc

- Các phòng chức năng, bộ môn và các đơn vị trực thuộc. Tổ chức bộ máy Học viện được thể hiện qua sơ đồ 2.1

42


BAN GIÁM ĐỐC


P. Tổ chức cán bộ

P. Tài chính Kế toán

P.

Hành chính TH

P. VT TTB

P.KHC

N & Hợp tác

Văn phòng HV

P. Quản lý tạp chí & TTTT

P. Quản lý chất lượng

P. Đào tạo Đại

học

P.

Đào tạo SĐH

P. CTCT

& QLSV

P.

Quản lý KH

P. Ban

Quản lí

CN giảng

đường

TT



BM Toán tin

BM Giải phẫu mô

BM Hoá dược

BM Y lý YHCT

BM sản phụ khoa


BM Lý –Lý sinh

BM Sinh lý học BM Dược lý BM Nội YHHĐ BM TK tâm thần Các đơn vị trực thuộc 1

BM Sinh lý học

BM Dược lý

BM Nội YHHĐ BM TK tâm thần Các đơn vị trực thuộc Các bộ môn Dược học Các 2

BM Nội YHHĐ

BM TK- tâm thần

Các đơn vị trực thuộc Các bộ môn Dược học Các bộ môn khoa học cơ bản 3

Các đơn vị trực thuộc

Các bộ môn Dược học







Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Kế toán thu, chi và kết quả các hoạt động tại Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam - 6

Các bộ môn khoa học cơ bản







Các bộ môn Y học cơ sở









Các bộ môn chuyên môn y học














Viện nghiên cứu YDHCT Tuệ Tĩnh


BM Hoá học

BM Hoá sinh

BM Dược liệu

BM Ngoại YHHĐ

BM Lão khoa


BM Sinh học

BM Vi sinh- KST

BM S lý bệnh MD

BM Bào chế

BM Nhi

BM Châm cứu

BM Ngoại YHCT

BM Nội YHCT

TT Thông tin Thư viện


BM ngoại ngữ

BM G phẫu bệnh

BM Đông dược

BM Khí công DS

BM Điều dưỡng



BM Lí luận chính trị

BM GDTC-GDQP

BM YT công

BM VS dịch tễ

BM Dược lâm sàng

BM TCQL dược

BM Truyền nhiễm

BM Ngũ quan

BM P hồi c năng

BM chẩn đoán HA


Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy cán bộ của Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam

TT đào tạo theo nhu cầu XH

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ)


2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động của Học viện

Chức năng nhiệm vụ của Học viện đã được quy định tại Quyết định số 30/2005/QĐ-TTg ngày 02/02/2005 của Thủ trướng Chính phủ và Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện:

+ Chức năng, nhiệm vụ

Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam có chức năng đào tạo cán bộ y, dược cổ truyền ở bậc đại học, sau đại học, bồi dưỡng giảng viên y, dược cổ truyền cho các trường y dược, nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy, học tập và phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.

+ Đặc điểm hoạt động

- Đào tạo

Đào tạo cán bộ y, dược cổ truyền ở trình độ đại học, sau đại học nhằm đáp ứng nhu cầu cán bộ y, dược cổ truyền cho công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân. Đối với trình độ Đại học thì hiện nay Học viện cũng đã và đang đào tạo bác sĩ đa khoa và cử nhân dược.

Đào tạo liên tục, bồi dưỡng giảng viên, giáo viên y học cổ truyền cho các cơ sở đào tạo y dược trong cả nước.

Thường xuyên phát triển chương trình đào tạo theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện để nhanh chóng tiếp thu có chọn lọc những chương trình đào tạo của các nước phát triển về khoa học công nghệ trong lĩnh vực y, dược cổ truyền phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, phục vụ thiết thực cho sự phát triển của xã hội.

Tuyển sinh và quản lý người học theo quy định hiện hành. Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân xử lý các vấn đề có liên quan trong hoạt động giáo dục.

- Nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực y học cổ truyền theo quy định của pháp luật.

Xem tất cả 147 trang.

Ngày đăng: 13/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí