+ Phạm vi: ứng dụng trong công tác quản lý, điều hành khai thác, sản xuất bảo vệ an ninh của cảng
- Phần mềm: Hệ thống quản lý bến Container Chùa Vẽ (CTMS):
+ Phân hệ lập kế hoạch giải phóng tàu
+ Phân hệ lập kế hoạch quản lý bãi
+ Phân hệ giao nhận container
- Hệ thống thông tin quản lý (MIS-GI):
+ Phân hệ khai thác: khai thác- bốc xếp tàu và tình hình cầu/bến, quản lý khai thác phương tiện hỗ trợ và vận tải thuỷ.
+ Phân hệ giao nhận: giao nhận và kết toán tàu, quản lý kho hàng thường, CFS, quản lý bãi container.
+ Phân hệ tính cước: quản lý hợp đồng, quản lý ấn chỉ hoá đơn, tính cước và phát hành hoá đơn.
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Cần Thiết Phải Phát Triển Các Dịch Vụ Cảng Biển Để Đáp Ứng Nhu Cầu Hội Nhập
- Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Cảng Hải Phòng
- Các giải pháp phát triển dịch vụ cảng biển ở cảng Hải Phòng để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế - 5
- Cơ Sở Pháp Luật Cho Hoạt Động Khai Khai Thác Và Kinh Doanh Cảng Biển
- Cơ Sở Pháp Lý Về Cước, Phí Cảng Biển
- Các giải pháp phát triển dịch vụ cảng biển ở cảng Hải Phòng để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế - 9
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
+ Phân hệ kế toán khai thác: kiểm tra - điều chỉnh và hạch toán doanh thu, hạch toán nội bộ, thuế VAT đầu ra, quản lý và hạch toán công nợ phải thu khách hàng, luân chuyển kiểm tra và chấp nhận hoá đơn phát hành
+ Phân hệ bảo dưỡng thiết bị: lý lịch phương tiện, định mức bảo dưỡng- nhiên liệu tiêu thụ, quản lý đăng kiểm, sản lượng-giờ hoạt động và nhiên liệu tiêu thụ, cảnh cáo và ghi nhận sửa chữa- bảo dưỡng phương tiện, dự trù vật tư thay thế trong bảo dưỡng sửa chữa
Tuy đã đầu tư tương đối nhiều cho cơ sở vật chất của Cảng nhưng vẫn còn lạc hậu so với các cảng trong khu vực và thế giới và không đáp ứng được lượng hàng hoá qua cảng trong tương lai sẽ tăng cao.
Trần Thị Minh Châu 50 Lớp: Nhật 3 –
2. Nguồn nhân lực
Cơ cấu tổ chức quản lý của cảng được tổ chức thành các bộ phận, có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng thành một khối thống nhất, đoàn kết để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
2.1. Ban lãnh đạo Cảng
Gồm có Tổng giám đốc, các phó giám đốc và các đoàn thể hoạt dộng của
cảng.
- Tổng giám đốc cảng Hải Phòng: chịu trách nhiệm cao nhất về các hoạt
động của cảng, chịu công tác về đối nội, đối ngoại, chấp hành chính sách pháp luật của nhà nước trong kinh doanh.
- Các phó tổng giám đốc: thay mặt cho tổng giám đốc phụ trách một lĩnh vực chuyên môn của mình theo chức năng, quyền hạn được giao và trực tiếp điều hành , quản lý và chịu trách nhiệm báo cáo trước tổng giám đốc về các mặt công tác được phân công. Đồng thời thay mặt tổng giám đốc trong công tác quan hệ với các đơn vị phòng ban của cảng trong phạm vi trách nhiệm được giao. Gồm có các phó tổng giám đốc:
+ Phó TGĐ kinh doanh- nội chính: quản lý trực tiếp chỉ đạo các ban nghiệp vụ, tổ chức tiền lương, kế hoạch tài vụ, kế hoạch kinh doanh, hành chính y tế và công tác bảo vệ.
+ Phó TGĐ kỹ thuật: Chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc quản lý, sử dụng các loại phương tiện, thiết bị, cơ giới phục vụ xếp dỡ, vận chuyển hàng hoá. Đảm bảo trang thiết bị phục vụ cho sửa chữa và vận hành phương tiện thiết bị
Trần Thị Minh Châu 51 Lớp: Nhật 3 – K42
+ Phó TGĐ khai thác kiêm trưởng ban quản lý dự án ODA: Chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác khai thác xếp dỡ, quản lý và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu qua cảng và quản lý các dự án ODA.
2.2. Các phòng chức năng
- Phòng tổ chức nhân sự: quản lý toàn bộ lực lượng lao động của Cảng.
- Phòng lao động tiền lương: tham mưu cho ban lãnh đạo về công tác cán bộ, tổ chức sắp xếp bộ máy điều hành sản xuất, đảm bảo các chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ công nhân viên, sắp xếp việc làm cho người lao động. Tính toán lương cho cán bộ công nhân viên theo chế độ chính sách của nhà nước và đơn gía chung của cảng.
- Phòng tài chính kế toán: theo dòi các hoạt động tài chính, tập hợp các khoản thu chi.
- Phòng kinh doanh: Triển khai kế hoạch của cảng cho các xí nghiệp, phòng ban có liên quan trên cơ sở kế hoạch từng tháng, quý. Theo dòi tình hình thực hiện các nhiệm vụ, các chỉ tiêu kinh tế. Tập hợp số liệu thống kê, thực hiện làm cơ sở đánh giá kết quả sản xuất,kinh doanh của cảng.
- Phòng kế hoạch thống kê
- Phòng kỹ thuật công nghệ: chịu trách nhiệm về hệ thống công nghệ thông tin của cảng, đảm bảo cho hệ thống hoạt động liên tục, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.
- Phòng an toàn lao động: kiểm tra những vi phạm, tránh để xảy ra những tai nạn đáng tiếc.
- Phòng khoa học và quản lý chất lượng
Trần Thị Minh Châu 52 Lớp: Nhật 3 –
K42
- Phòng kỹ thuật công trình
- Phòng đại lý & môi giới hàng hải
- Phòng khai thác
- Phòng hành chính quản trị
- Phòng quân sự bảo vệ: bảo vệ an ninh trong và ngoài khu vực cảng biển, trên biển.
2.3. Các xí nghiệp thành phần
- Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu
- Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ
- Xí nghiệp xếp dỡ và vận tải thuỷ
- Xí nghiệp xếp dỡ và vận tải Bạch Đằng
2.4. Các đơn vị trực thuộc:
- Trung tâm Y tế
- Trung tâm điện lực cảng
- Trường kỹ thuật nghiệp vụ cảng
2.5. Các công ty cổ phần
- Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ
2.6. Văn hoá doanh nghiệp ở cảng
Bên cạnh việc chú trọng sản xuất kinh doanh thì cảng Hải Phòng đã đẩy mạnh phát triển văn hoá doanh nghiệp. Cụ thể là Cảng thường xuyên tổ chức các cuộc thi đấu thể thao nhằm nâng cao ý thức rèn luyện sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên; tổ chức các hội diễn văn nghệ để nâng cao đời sống tinh thần, và đặc biệt hơn cả là các hoạt động từ thiện xã hội. Hoạt động đền ơn đáp
Trần Thị Minh Châu 53 Lớp: Nhật 3 – K42
nghĩa luôn được duy trì hàng năm vào ngày thương binh liệt sĩ 27/7. Ngoài ra ban lãnh đạo cảng đã vận động xây dựng quỹ “tổ ấm gia đình” nhằm giúp đỡ hỗ trợ cán bộ công nhân viên khi có khó khăn hoạn nạn. Đây là hoạt động thiết thực nhằm đoàn kết gắn bó những cá nhân với nhau tạo nên sức mạnh to lớn để hoàn thành tốt việc sản xuất kinh doanh.
Ban lãnh đạo cảng cũng luôn chú ý tới công tác chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho người lao đông, thực hiện kiểm tra, giám sát, phòng ngừa dịch bệnh theo mùa, coi trọng công tác bảo hộ lao động. Ngoài ra Cảng cũng luôn chú ý chăm lo tới đời sống của người lao đông, hiện mức lương bình quân cho cán bộ công nhân viên là 3,2 triệu đồng/người/tháng đã đảm bảo mức sống sinh hoạt cho người lao động.
Tuy nhiên việc an toàn lao động ở cảng vẫn chưa được chú ý tối đa khi các vụ tai nạn trong quá trình xếp dỡ vẫn còn, và vẫn để xảy ra các sự cố hàng hải. Thêm vào đó công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ công nhân viên chưa được làm một cách bài bản chuyên nghiệp
Nhìn chung cảng Hải phòng có nguồn nhân lực tương đối tốt với cách sắp xếp tổ chức hợp lý (theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000), đó là điều thuận lợi cho hoạt động khai thác kinh doanh dịch vụ cảng biển. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém mà cảng nên có biện pháp triệt để sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.
III. THỰC TRẠNG CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CẢNG BIỂN
1. Pháp luật quốc tế
Trần Thị Minh Châu 54 Lớp: Nhật 3 –