Thống Kê Doanh Thu Từ Các Hoạt Động Kinh Doanh Lưu Trú, Ăn Uống Và Các Dịch Vụ Khác

Bảng 8: Thống kê doanh thu từ các hoạt động kinh doanh lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác

Đơn vị: tỷ VND

Doanh thu

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

DT du lịch

338,994

561,754

711,494

882,600

975,350

1,182,070

-

-

Phòng nghỉ

94,438

134,394

137,083

212,255

226,800

310,550

-

-

Ăn uống

34,935

55,385

63,115

126,000

133,240

146,210

-

-

Bán hàng hóa

3,705

3,079

4,317

57,108

58,700

92,785

-

-

P.V V.C giải trí

62,898

85,387

265,385

242,500

304,520

151,700

-

-

DV PV KDL

5,549

10,184

19,908

-

-

-

-

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Du lịch Quảng Ninh thực trạng và giải pháp - 9

Nguồn: Sở Du lịch Quảng Ninh


2.3. Tình hình đầu tư du lịch tại tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một tỉnh giàu tiềm năng kinh tế và du lịch. Nhằm khai thác có hiệu quả mọi nguồn tiềm năng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá, tỉnh chủ trương thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ để thu hút vốn đầu tư từ ngoài nước. Đến tháng 11/ 2002, trên địa bàn Quảng Ninh có 44 dự án đầu tư nước ngoài đã được cấp giấy phép còn hiệu lực, với số vốn đăng ký là 385 triệu đô la. Trong đó lĩnh vực du lịch chiếm 26%. Khả năng huy động vốn đầu tư là yếu tố có tính chất quyết định quy mô và tốc độ phát triển du lịch. Trong những năm qua, khả năng đáp ứng vốn từ ngân sách của tỉnh và ngân sách Trung ương chỉ chiếm khoảng 20 – 25% nhu cầu. Phần còn lại 75 – 80% thuộc các thành phần kinh tế trong nước và vốn đầu tư của nước ngoài. Phần vốn này Nhà nước không trực tiếp điều tiết được, mà phải thông qua cơ chế chính sách và tạo môi trường thuận lợi. Để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch, tỉnh Quảng Ninh bên cạnh việc đầu tư vào kết cấu hạ tầng làm thay đổi cục diện hệ thống đường sá, cung cấp điện, cấp thoát nước và thông tin liên lạc, đã chú trọng đầu tư vào việc sửa chữa nâng cấp và xây mới khách sạn, đầu tư cho các dịch vụ du lịch và khu vui chơi giải trí. Nhiều khách sạn mới xây dựng đã được đưa

vào sử dụng. Tỉnh cũng đã đầu tư xây dựng vào các khu vui chơi giải trí Hoàng Gia, Xây dựng hồ Yên Trung, Bến tàu du lịch, sửa sang cụm hang động Đầu Gỗ, Thiên Cung, xây dựng câu lạc bộ biểu diễn cá heo, sư tử biển và hải cẩu, mua sắm ô tô, đóng mới và nâng cấp tàu thuyền…

Theo như kế hoạch của tỉnh đã đề ra, nhu cầu vốn đầu tư cho ngành du lịch tỉnh nhà thời kỳ 2001 -2002 là rất lớn, lên đến 7506 tỷ đồng. Trong đó việc phân chia ra làm hai giai đoạn: Giai đoạn I (2001-2005) cần 3132 tỷ đồng và giai đoạn II (2006-2010) là 4374 tỷ đồng . Kết quả thực hiện huy động vống đầu tư cho du lịch từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh, từ quỹ tín dụng và từ ngoài tỉnh, cụ thể như sau :


2001-2010

2001-2005

2006-2010

1. Nhu cầu vốn đầu tư

7506

3132

4374

2. Nguồn vốn




2.1 Từ nội bộ kinh tế tỉnh

2702.1

1065

1705,7

Tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu , trong đó :

36

34

39

- Ngân sách tỉnh

852,6

313,3

524,8

Tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu

11

10

12

- Các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh

1276,0

501,2

787,3

Tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu

17

16

18

-Dân đầu tư vào du lịch

600,5

250,5

393,6

Tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu

8

8

9

2.2 Từ quỹ tín dụng

1201

469,8

699,8

Tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu

16

15

16

2.3 Từ bên ngoài

3602,9

1597,3

1968,3

Tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu

48

51

45

- Ngân sách Trung ương và Tổng cục du lịch

1246

501,2

743,6

Tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu

16,6

16

17

- Vốn ODA

713

313,1

393,6

Tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu

9,43

10

9

- Vốn FDI

1614,3

783

831,3

Tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu

21,9

25

19

Bảng 9: Kết quả của việc huy động vốn đầu tư cho ngành du lịch Quảng Ninh thời kỳ 2001-2010


Nguồn: Số liệu thống kê Sở Du lịc Quảng Ninh

Những năm gần đây, tình hình đầu tư vào lĩnh vực du lịch có nhiều biến đổi.

Cụ thể là:

Năm 2006, Công tác quy hoạch chi tiết các khu du lịch đã được quan tâm hơn. Trong năm, UBND Tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển du lịch thành phố Hạ Long, đề cương Quy hoạch phát triển du lịch huyện Yên Hưng, phê duyệt chủ trương quy hoạch Khu du lịch sinh thái Lựng Xanh, thị xã Uông Bí và một số quy hoạch khu du lịch của các doanh nghiệp. Dự án sửa chữa nâng cấp đường Dốc Đỏ, Yên Tử bằng nguồn vốn du lịch quảng bá chính thức được khởi công và triển khai với tiến độ nhanh. Các doanh nghiệp đã tập trung thực hiện một số dự án như khách sạn Royal của Công ty liên doanh quốc tế Hoàng Gia, khách sạn 4 sao của Cty CP XNK Đầu tư Quảng Ninh và một số dự án vui chơi giải trí như: sân Golf Trà Cổ, sân golf Tuần Châu...

Số lượng các dự án đầu tư FDI năm 2006 nhìn chung có sự giảm sút, số dự án đầu tư mới cho phát triển dịch vụ còn chưa nhiều, vốn đầu tư nhỏ. Nhiều dự án đã được phê duyệt nhưng triển khai cầm chừng.

Năm 2007, UBND Tỉnh đã phê duyệt quy hoạch một số khu du lịch của các doanh nghiệp (khu du lịch Ao tiên Vân Đồn, khu nghỉ dưỡng thuyền nổi vịnh Hạ Long tại Vũng Đục Cẩm Phả... )

Dự án sửa chữa nâng cấp đường Dốc Đỏ, Yên Tử, cảng tàu du lịch đảo Ngọc Vừng bằng nguồn vốn đầu tư hạ tầng du lịch đơược triển khai với tiến độ nhanh, dự kiến đường Dốc Đỏ-Yên Tử hoàn thành khối lượng cơ bản trước tết nguyên đán. Các doanh nghiệp đã tập trung thực hiện một số dự án như: Công viên - khách sạn 5 sao của Công ty CP quốc tế Hoàng Gia; khách sạn 4 sao của Cty CP Đầu tư & XNK ở Quảng Ninh và một số dự án khác như: sân Golf Trà Cổ, sân golf Tuần Châu, khu danh thắng Yên Tử giai đoạn II,...

Một số dự án lớn đã trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư như: Dự án khu du lịch cao cấp tại khu vực Ao Tiên, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn; dự án khu đô thị du lịch văn hóa Hạ Long, phía tây thành phố Hạ Long.

Đến cuối năm2008, Một số dự án đầu tư hạ tầng du lịch cơ bản được hoàn thành như tuyến đường du lịch Dốc Đỏ – Yên Tử, đường và cảng tàu du lịch đảo Ngọc Vừng… góp phần cải thiện hạ tầng du lịch vào các khu du lịch trọng điểm đúng mùa lễ hội.

Các doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật tạo ra sản phẩm du lịch mới đã đưa vào sử dụng và chuẩn bị đưa vào sử dụng có sức thu hút du khách như: công trình cáp treo Yên Tử giai đoạn II, sân golf Trà Cổ, Khách sạn NOUVATEL,ROYAL, ...

Nhìn chung hoạt động đầu tư phát triển du lịch có chuyển biến tích cực, một số dự án lớn đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Đó là tín hiệu tốt trong việc đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sự phong phú về sản phẩm du lịch, đáp ứng mục tiêu thu hút khách du lịch có khả năng chi tiêu cao trong giai đoạn tới.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001-2010, toàn tỉnh đã hình thành 4 trung tâm du lịch gồm: Hạ Long, Móng Cái - Trà Cổ, Vân Đồn và Uông Bí - Đông Triều - Yên Hưng. Đến nay, tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển du lịch của TX Móng Cái, TX Uông Bí, TP Hạ Long. Đặc biệt, sự ra đời của Khu kinh tế Vân Đồn với hạt nhân là du lịch sinh thái biển sẽ tạo ra một diện mạo mới cho du lịch Quảng Ninh.

Từ năm 2001 đến nay, cơ sở hạ tầng du lịch đã được nâng lên một bước đáng kể, Nhiều tuyến đường, cây cầu quan trọng đã hoàn thành như đường 18A đoạn từ Hạ Long đi Cửa Ông, đoạn Mông Dương đi Móng Cái, cầu Bãi Cháy, cầu Vân Đồn, cầu Bang... đã tạo điều kiện thuận lợi và mở ra triển vọng mới đối với sự phát triển của ngành công nghiệp 'không khói' của Quảng Ninh. Hoạt động du lịch đã thu hút nguồn lực đầu tư lớn đạt và vượt so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Tỉnh đã đầu tư và thu hút đầu tư trên 40 dự án phát triển du lịch và dịch vụ với tổng vốn đăng ký đạt

10.500 tỷ đồng. Trong đó, có 19 dự án đầu tư hạ tầng các khu du lịch với tổng mức đầu tư được duyệt bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước khoảng 643 tỷ đồng, đến năm 2006 đã thực hiện 220 tỷ đồng; 21 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký khoảng 3.199 tỷ đồng. Các doanh nghiệp và kinh doanh đầu tư dịch vụ cơ sở lưu trú và các dự án vui chơi giải trí khoảng 6.658 tỷ đồng. Các dự án đầu tư về hạ tầng du lịch bằng nguồn vốn chương trình hành động quốc gia được đầu tư đúng hướng, đúng quy hoạch nên đã phát huy hiệu quả như dự án đường du lịch đảo Ngọc Vừng, nâng cấp tuyến đường du lịch Dốc Đỏ - Yên Tử...

Nhằm cải thiện môi trường đầu tư hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, mặt khác mở rộng và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tỉnh đã chủ trương

thực hiện triệt để các qui định, hướng dẫn của Nhà nước về đầu tư từ ngoài nước, đồng thời ban hành nhiều văn bản nhằm khuyến khích, bảo đảm đầu tư, thủ tục triển khai đầu tư nước ngoài tại Quảng Ninh... Nhờ sự đầu tư kịp thời và có hiệu quả, diện mạo ngành du lịch và chất lượng phục vụ khách du lịch của Quảng Ninh đã có những biến đổi rõ rệt.‌

3. Đánh giá chung vtình hình hot đng du lch Qung Ninh

3.1. Những kết quả đạt được từ hoạt động du lịch

Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh; sự chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp của Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch, các bộ ngành Trung ương, các ban ngành và các địa phương trong tỉnh. Tình hình kinh tế, xã hội ổn định; môi trường kinh doanh được cải thiện trên đà tăng trưởng cao từ các năm trước. Việt Nam tiếp tục là điểm đến an toàn và thân thiện của thế giới, vịnh Hạ Long được tổ chức New Open Wolrd đề cử vào danh sách bình chọn trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới, danh tiếng của Hạ Long-Quảng Ninh ngày càng đươợc du khách nhiều nước trên thế giới biết đến... Đó là những yếu tố thuận lợi cho ngành du lịch đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường tuyên truyền quảng bá thương hiệu, tìm kiếm thị trường khách du lịch mới, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Bên cạnh những thuận lợi trên, trong những năm qua ngành du lịch vẫn phải đối mặt với những thách thức mới: xu thế cạnh tranh càng gay gắt hơn, giá cả thị trường tăng nhanh, thị trường tài chính tiền tệ diễn biến phức tạp, cơ sở vật chất hạ tầng của ngành còn thấp và chưa đồng bộ. Sản phẩm du lịch nghèo nàn kém hấp dẫn, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Quảng Ninh còn yếu, kinh nghiệm quản lý kinh doanh còn hạn chế, nguồn nhân lực, nhất là người có chuyên môn, ngoại ngữ giỏi còn rất thiếu.

3.1.1. Những thuận lợi

Trong những năm qua, Du lịch Quảng Ninh đã có những chuyển biến tích cực, các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu đều tăng so với cùng kỳ, trong hoạt động du lịch có một số nét nổi bật:

- Tổng khách du lịch

Nhìn chung khách đến tham quan Quảng Ninh, bao gồm cả quốc tế và nội địa đều tăng, nhất là khách trong nước. Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch, trong 8

năm (2001-2008), về chỉ tiêu khách du lịch đạt tốc độ tăng bình quân 14%/năm; trong đó, khách quốc tế đạt tốc độ tăng bình quân 13%/năm. Nếu như năm 2001, tổng lượt khách đến Quảng Ninh mới chỉ đạt 1,9 triệu thì năm 2006 đã vượt qua mốc 3 triệu. Riêng7 tháng đầu năm 2007, lượng khách tăng 35% so với cùng kỳ năm 2006. Đây là một sự chuyển biến đáng mừng về chất lượng. Đã khẳng định vị thế của du lịch Quảng Ninh cũng như triển vọng phát triển của ngành kinh tế mũi nhọn này trong nền kinh tế chung của cả tỉnh.Trong đó khách du lịch đường biển đến Hạ Long được duy trì và ngày càng tăng với các tuyến: Bắc Hải – Hạ Long; Hồng Kông – Tam á - Hạ Long và một số tuyến tàu biển khác (mỗi tháng trung bình gần 12.000 lượt khách).

- Doanh thu và Ngân sách Nhà nước

Tổng doanh thu du lịch năm 2001 là 468 tỷ đồng thì năm 2006 là 1.269 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân trong 6 năm là 27%. Chỉ số trên cho thấy, tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn và cao hơn so với chỉ số tăng về khách du lịch. Bà Phùng Thị Sáu, trưởng Phòng Nghiệp vụ, Sở Du lịch Quảng Ninh đã khẳng định, các sản phẩm du lịch được đầu tư với quy mô lớn, có tính chuyên nghiệp như các dịch vụ vui chơi giải trí ở Khu Du lịch Tuần Châu, Hoàng Gia (TP Hạ Long), Lợi Lai (TX Móng Cái); các đội tàu chở khách tham quan vịnh, hệ thống cơ sở lưu trú chất lượng cao... ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch có khả năng chi tiêu cao tạo ra nguồn thu lớn. Các khoản thu nộp ngân sách từ hoạt động du lịch như thuế, phí xuất nhập cảnh, lệ phí tham quan vịnh Hạ Long... đều tăng trưởng khá. Giá trị tăng thêm của các hoạt động kinh doanh du lịch năm 2001 chiếm tỷ trọng 2,4% trong tổng GDP toàn tỉnh, đến năm 2006 đã tăng lên 4,16%. Hoạt động du lịch đã tác động mạnh đến các ngành kinh tế khác.

- Công tác tổ chức sự kiện và hoạt động xúc tiến quảng bá

Công tác tổ chức sự kiện và hoạt động xúc tiến quảng bá được đổi mới và có hiệu quả thiết thực, công tác xã hội hoá được chú trọng nên đã thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia vào các cuộc xúc tiến quan trọng.

Tổ chức Lễ hội Du lịch Hạ Long 2008 được sự chỉ đạo chặt chẽ, cụ thể của các cấp lãnh đạo Tỉnh, sự phối kết hợp của các thành viên Ban tổ chức, các doanh nghiệp, sự quan tâm của các đơn vị tài trợ. Lễ hội du lịch Hạ Long 2008 được tổ

chức với quy mô lớn đã thành công tốt đẹp, an toàn tuyệt đối, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đạt được các mục tiêu, yêu cầu đề ra; nâng cao năng lực quan hệ hợp tác, giao lưu hội nhập của tỉnh Quảng Ninh đối với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế. Được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao bởi nội dung, hình thức đổi mới – sáng tạo. Đặc biệt chương trình khai mạc được thể hiện dưới hình thức Lễ hội Carnaval trên đường phố và trên biển đã tạo được ấn tượng mạnh, có hiệu quả và tác động tích cực. Lễ hội thật sự trở thành ngày hội của nhân dân và du khách, góp phần không nhỏ trong chiến dịch vận động bầu chọn vịnh Hạ Long là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới và quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch Hạ Long - Quảng Ninh với du khách trong và ngoài nước, đã thực sự góp phần quan trọng thu hút khách du lịch đến Hạ Long ( tỷ lệ tăng khoảng 20%, nhất là khách nội địa).

Hoạt động tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch có chuyển biến rõ nét có tính sáng tạo, tạo được ấn tượng sâu sắc cho du khách về hình ảnh và thương hiệu du lịch Quảng Ninh. Đã tổ chức được một số chương trình xúc tiến du lịch dưới các hình thức như: lồng ghép với chương trình họp báo tại thành phố Hồ chí Minh, Hà Nội trong chương trình tuyên truyền Lễ hội Du lịch Hạ Long 2008. Tham gia diễn đàn du lịch Đông á (EATOF) tại Mông Cổ; xúc tiến du lịch tại Thượng Hải Trung Quốc và các cuộc hội chợ trong và ngoài nước (Hội chợ du lịch Ninh Bình, TP Hồ Chí Minh, Trung Quốc – ASEAN, Lễ hội văn hoá các dân tộc vùng Đông Bắc,…). Cải tiến, cập nhật thông tin thường xuyên trên Website.

Nhận thức về tuyên truyền quảng bá của các doanh nghiệp đã được nâng lên một bước, ngày càng có thêm doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến quảng bá với cơ quan quản lý nhà nước.

- Hoạt động đầu tư phát triển du lịch

Hoạt động đầu tư phát triển du lịch những năm qua có chuyển biến tích cực, một số dự án lớn đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Đó là tín hiệu tốt trong việc đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sự phong phú về sản phẩm du lịch, đáp ứng mục tiêu thu hút khách du lịch có khả năng chi tiêu cao trong giai đoạn tới.

- Vai trò quản lý nhà nước

Vai trò quản lý nhà nước về du lịch đồng hành cùng các doanh nghiệp và hiệp hội du lịch tiếp tục được đặc biệt quan tâm. Sự quan tâm, phối hợp tạo điều kiện của các ngành, các địa phương đối với hoạt động du lịch thực chất và có hiệu quả hơn.

Trong khi chờ đợi văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch và Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 1/6/2007. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Sở Du lịch cũ) đã cùng với các địa phương có khu, điểm du lịch xây dựng quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch. Do đó một số khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã hoạt động nhiều năm đều có sự quản lý điều hành của doanh nghiệp hoặc Ban quản lý khu du lịch như:

Ban quản lý khu du lịch Bãi Cháy, thành phố Hạ Long; Ban quản lý khu du lịch Trà Cổ, thị xã Móng Cái.

Công ty Âu lạc quản lý khu du lịch Tuần Châu; Công ty cổ phần quốc tế Hoàng Gia quản lý công viên, các dịch vụ vui chơi giải trí và khách sạn; Công ty cổ phần phát triển Tùng lâm quản lý các dịch vụ khu danh thắng Yên Tử; Công ty công nghệ Việt Mỹ, Xí nghiệp hợp lực Mai Quyền quản lý dịch vụ khu du lịch Bãi Dài, Vân Đồn, …

Hầu hết các dịch vụ du lịch hoạt động tại các khu, điểm du lịch được hướng dẫn lập hồ sơ thẩm định và cấp phép hoạt động theo đúng quy định của nhà nước theo ngành nghề kinh doanh có điều kiện (Bãi tắm, dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao, ăn uống, bán hàng hoá, …).

- Hợp tác quốc tế về phát triển du lịch

Hợp tác quốc tế về phát triển du lịch đạt được những kết quả quan trọng, đã hội đàm và ký thoả thuận hợp tác phát triển du lịch với cục Du lịch tỉnh Quảng Tây, Bắc Hải, Phòng Thành. Phối hợp với Hà Nội, Lạng Sơn, Cao Bằng ký với Cục Du lịch Quảng Tây thoả thuận hợp tác và quản lý du lịch biên giới Trung Quốc – Việt Nam. Tham gia diễn đàn du lịch Đông Á tại Mông Cổ, …

Hợp tác phát triển du lịch liên vùng giữa Quảng Ninh với một số tỉnh trong nước có chuyển biến tích cực, tạo điều kiện cho việc kết nối các điểm du lịch trong các tour du lịch liên vùng. Tháng 4/2008 Quảng Ninh đã ký thoả thuận về hợp tác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022