Tác động của các cam kết gia nhập WTO đến dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam - 2

Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu thế nào là dịch vụ tài chính. Dịch vụ tài chính là một dạng dịch vụ kinh doanh được cung cấp bởi ngành tài chính, có liên quan trực tiếp đến huy động vốn, dàn xếp vốn và quản lý các nguồn vốn. Trong Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ của GATS, các dịch vụ tài chính được chia thành hai loại chính là: bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm; ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác. Một lượng lớn các tổ chức tham gia vào việc cung cấp dịch vụ tài chính bao gồm các ngân hàng, các công ty tín dụng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán và rất nhiều các tổ chức có tính chuyên môn khác. Ở Việt Nam, chiếm số lượng áp đảo về cung cấp dịch vụ tài chính là hệ thống các ngân hàng thương mại.

Dịch vụ chứng khoán là loại hình dịch vụ tài chính có liên quan đến đến các hoạt động trong thị trường chứng khoán, nhờ đó hàng hóa trên thị trường chứng khoán được lưu thông và có tính thanh khoản cao.

1.2.2. Các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán

Các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán là các tổ chức cung cấp loại hình dịch vụ chứng khoán ra thị trường. Nó đóng vai trò là tổ chức trung gian có tác dụng như dầu bôi trơn cho guồng máy vận hành của toàn bộ thị trường chứng khoán [3, tr4].

2. Thị trường dịch vụ chứng khoán

2.1. Cung

Các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán là những đối tượng cung cấp dịch vụ chứng khoán ra thị trường. Mặc dù có thể có nhiều tên gọi và hình thức tổ chức khác nhau nhưng về cơ bản các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán ở các nước đều có những chức năng và hoạt động dịch vụ giống nhau. Hiện tại phổ biến nhất ở Việt Nam là hình thức công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư. Mô hình ngân hàng đầu tư cũng được chú ý trong những năm gần đây.

Các chủ thể kinh doanh dịch vụ chứng khoán là một trong những chủ thể quan trọng bậc nhất của thị trường chứng khoán. Do tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán là một loại hình định chế tài chính đặc biệt nên vấn đề xây dựng mô hình cũng nhiều điểm khác nhau ở các nước. Mô hình tổ chức của tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán ở mỗi nước đều có những đặc điểm riêng tùy theo đặc điểm của hệ thống tài chính và sự cân nhắc lợi hại của những người làm công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên, ta có thể khái quát lên ba mô hình cơ bản là: ngân hàng đa năng toàn phần, ngân hàng đa năng một phần và công ty chuyên doanh chứng khoán.

Mô hình thứ nhất là mô hình ngân hàng đa năng toàn phần. Trong mô hình này không có bất kỳ sự tách biệt nào giữa các hoạt động ngân hàng và chứng khoán. Trong hệ thống ngân hàng đa năng, các ngân hàng thương mại cung cấp một danh mục đầy đủ các dịch vụ ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm, tất cả trong một pháp nhân duy nhất. Do vậy, các rủi ro phát sinh từ hai hoạt động này được dồn chung lại và chỉ có một cơ quan quản lý đưa ra quy định chung về khả năng thanh toán cho cả hai loại hình kinh doanh. Đó là phương thức hoạt động ngân hàng đa năng cổ truyền mà điển hình là ở Cộng Hòa Liên Bang Đức. Đây cũng là mô hình tổ chức và hoạt động của các ngân hàng tại hầu hết các nước thuộc Lục địa Châu Âu trước khi có các quy định về vốn của EU.

Mô hình thứ hai là hệ thống ngân hàng đa năng kiểu Anh hay còn gọi là mô hình đa năng một phần, được áp dụng tại Anh và một số nước có quan hệ gần Anh như Canada và Úc. Các ngân hàng đa năng kiểu Anh tham gia vào các hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán, nhưng nó khác với ngân hàng đa năng kiểu Đức ở điểm việc tham gia vào lĩnh vực chứng khoán được thực hiện thông qua các công ty con có tư cách pháp nhân độc lập.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Mô hình thứ ba thể hiện sự khác biệt pháp lý giữa hai ngành ngân hàng và chứng khoán như ở Mỹ và Nhật, đó là mô hình chuyên doanh. Theo mô

hình này, các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán là các công ty chuyên doanh độc lập, các ngân hàng không được phép tham gia vào hoạt động kinh doanh chứng khoán. Mặc dù các hoạt động ngân hàng và chứng khoán tách rời nhau về mặt pháp lý theo Đạo luật Glass Steagall tại Mỹ và Điều 65 của Luật Chứng khoán Nhật, trong hai nước này, các ngân hàng thương mại tham gia ngày càng nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh chứng khoán và mô hình này có xu hướng trở thành các ngân hàng đa năng kiểu Anh.

Tác động của các cam kết gia nhập WTO đến dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam - 2

Về mặt pháp lý, các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán có thể được thành lập dưới nhiều hình thức khác nhau như công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, hay công ty cổ phần. Việc lựa chọn hình thức pháp lý của tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán như trên tùy thuộc vào điều kiện thực tế về kinh tế xã hội và môi trường pháp lý của từng nước. Tuy nhiên, một xu thế rõ nhất hiện nay là các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán được thành lập dưới dạng các công ty cổ phần. Lý do chỉ đơn giản là mô hình công ty cổ phần có rất nhiều ưu thế nổi trội hơn so với các mô hình khác như cơ cấu quản trị và điều hành chặt chẽ, linh hoạt và dễ dàng trong việc huy động vốn.

Cho dù được tổ chức dưới bất kỳ hình thức nào, các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán cũng phải tuân thủ chặt chẽ hai nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động là nguyên tắc tài chính (quy định về mức vốn, sử dụng vốn và hạn mức kinh doanh) và nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Đặc trưng của các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán nhân tố con người có vai trò quyết định và chịu ảnh hưởng lớn từ trình độ phát triển của thị trường tài chính.

2.2. Cầu

Những đối tượng có nhu cầu về dịch vụ chứng khoán chính là những nhà phát hành và nhà đầu tư chứng khoán. Các dịch vụ chứng khoán được cung cấp đóng vai trò cầu nối giữa nhà phát hành và nhà đầu tư, giúp cho các hoạt

động trong thị trường chứng khoán diễn ra thuận tiện và nhanh chóng. Các nhà phát hành cần các dịch vụ chứng khoán để việc đưa chứng khoán của họ ra với công chúng dễ dàng hơn. Các nhà đầu tư cần các dịch vụ chứng khoán vì họ cần có thông tin và những sự trợ giúp trong việc đưa ra các quyết định đầu tư.

3. Các loại hình dịch vụ chứng khoán chính

Có rất nhiều loại dịch vụ chứng khoán khác nhau. Theo thời gian, do đòi hỏi của thị trường và nhu cầu phát triển của bản thân các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán, xuất hiện ngày càng nhiều các loại hình dịch vụ như cho vay ký quỹ, tư vấn tài chính cá nhân quản lý thu nhập chứng khoán, v.v. Một số loại hình dịch vụ chứng khoán phổ biến hiện nay là: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, quản lý quỹ, v.v.

3.1. Môi giới chứng khoán

Môi giới chứng khoán là một hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó một công ty chứng khoán đứng ra làm trung gian đại diện cho khách hàng tiến hành các giao dịch chứng khoán thông qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC [1, tr260].

Trong hoạt động này, công ty chứng khoán được hưởng một khoản phí môi giới. Khách hàng sẽ phải tự chịu trách nhiệm về mặt kinh tế của việc giao dịch đó. Rủi ro duy nhất mà nhà môi giới hay công ty chứng khoán gặp phải là các khách hàng của mình hoặc nhà môi giới giao dịch khác có thể không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng hạn. Có thể nói, môi giới là một hoạt động dịch vụ quan trọng của các công ty chứng khoán. Dịch vụ này vừa đem lại một phần thu nhập (bình quân từ 30-50% tổng thu nhập), vừa tạo ra một cơ sở khách hàng quan trọng cho các công ty chứng khoán khi thực hiện phân phối các loại chứng khoán mới phát hành trong các đợt bảo lãnh phát hành.

Một số chức năng chính của dịch vụ môi giới chứng khoán là:

- Cung cấp dịch vụ với hai tư cách:

+ Nối liền khách hàng với bộ phân nghiên cứu đầu tư: cung cấp cho khách hàng các báo cáo nghiên cứu và khuyến nghị đầu tư.

+ Nối liền những người bán và những người mua: đem đến cho khách hàng tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ tài chính.

- Đáp ứng những nhu cầu tâm lý của khách hàng khi cần thiết: trở thành người bạn, người chia sẻ những lo âu căng thẳng và đưa ra những lời động viên kịp thời

- Khắc phục trạng thái xúc cảm quá mức (điển hình là sự sợ hãi và tham lam), giúp khách hàng có những quyết định tỉnh táo.

- Đề xuất thời điểm bán hàng.

Những nét đặc trưng của nghề môi giới chứng khoán:

- Lao động cật lực, thù lao xứng đáng.

- Những phẩm chất cần có: kiên nhẫn, giỏi phân tích tâm lý và ứng xử.

- Nỗ lực cá nhân là quyết định, đồng thời không thể thiếu sự hỗ trợ của công ty trong việc cung cấp thông tin và kết quả phân tích cũng như việc thực hiện các lệnh của khách hàng.

Trong hoạt động môi giới chứng khoán, các công ty phải tuân thủ nguyên tắc minh bạch, công khai và tận tụy với khách hàng, vì quyền lợi của khách hàng. Đồng thời, không được đưa ra những ý kiến tư vấn mang tính chất khẳng định về tiềm năng lợi nhuận hoặc phao tin đồn nhằm thu hút khách hàng vào các mục đích riêng.

3.2. Tự doanh chứng khoán

Tự doanh là hoạt động kinh doanh trong đó các công ty chứng khoán tự mua bán chứng khoán cho chính mình [1, tr287].

Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán có thể được thực hiện trên các thị trường giao dịch tập trung (trung tâm giao dịch chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán), hoặc trên thị trường OTC, v.v. Trên thị trường giao dịch

tập trung, lệnh giao dịch của các công ty chứng khoán được đưa vào hệ thống và thực hiện tương tự như lệnh giao dịch của các khách hàng. Trên thị trường OTC, các hoạt động này có thể được thực hiện trực tiếp giữa công ty với các đối tác hoặc thông qua một hệ thống mạng thông tin. Tại một số nước, hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán còn được thực hiện thông qua hoạt động tạo lập thị trường (ví dụ như ở Mỹ). Trong hoạt động này, công ty chứng khoán đóng vai trò nhà tạo lập thị trường, nắm giữ số lượng nhất định một số loại chứng khoán và thực hiện mua bán với các khách hàng nhằm hưởng phí giao dịch và chênh lệch giá.

Mục đích của hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán là nhằm thu lợi cho chính mình, nhưng vẫn được xếp vào các ngàng dịch vụ chứng khoán. Với hoạt động này, công ty chứng khoán cũng là một nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán như những nhà đầu tư khác. Các rủi ro phát sinh từ hoạt động tự doanh do chính công ty chứng khoán tự gánh chịu. Việc có lãi hay chịu lỗ sẽ tùy vào chênh lệch giữa giá mua và giá bán chứng khoán và biến động chung của giá chứng khoán do họ nắm giữ.

Vốn và con người là hai điều kiện cơ bản để thực hiện các nghiệp vụ trong kinh doanh chứng khoán. Để thực hiện hoạt động tự doanh, các công ty chứng khoán phải có đủ một sô vốn nhất định theo quy định của pháp luật. Việc quy định mức vốn nhằm mục đích đảm bảo rằng các công ty chứng khoán thực sự có vốn và dùng vốn của họ để kinh doanh. Nhân viên thực hiện nghiệp vụ tự doanh của công ty phái có trình độ chuyên môn, khả năng tự quyết cao và đặc biệt là tính nhạy cảm trong công việc. Tại một số nước như Thái Lan, Mỹ, nhân viên tự doanh của công ty chứng khoán phải đáp ứng được một số tiêu chuẩn nhất định như kinh nghiệm làm việc lâu năm trong ngành, có bằng thạc sĩ trở lên và có một số chứng chỉ chuyên môn nhất định.

Khi thực hiện hoạt động tự doanh, các công ty chứng khoán phải có sự tách biệt giữa nghiệp vụ tự doanh và các nghiệp vụ khác, đặc biệt là nghiệp vụ

môi giới để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động. Các công ty chứng khoán phải có đội ngũ nhân viên riêng biệt để thực hiện nghiệp vụ tự doanh và đảm bảo sự tách bạch về tài sản của khách hàng với các tài sản của chính công ty. Các công ty chứng khoán còn phải ưu tiên khách hàng trong việc tự doanh chứng khoán, không được phép mua, hoặc bán chứng khoán tranh của khách hàng. Để đảm bảo hạn chế rủi ro, các công ty chứng khoán cũng phải chịu một số hạn chế nhất định khi đầu tư vào các loại chứng khoán. Các hạn chế này thường được cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán cũng phải có nghĩa vụ bình ổn thị trường trong một số trường hợp cần thiết, đặc biệt là đối với hình thức tạo lập thị trường. Thực tế cho thấy pháp luật của hầu hết các nước đều quy định các công ty chứng khoán phải dành một tỷ lệ phần trăm nhất định giao dịch của mình (ở Mỹ là 60%) cho hoạt động bình ổn thị trường. Các công ty có nghĩa vụ mua vào khi giá chứng khoán lên và bán ra khi giá chứng khoán giảm nhẳm ổn định giá chứng khoán.

3.3. Bảo lãnh phát hành chứng khoán

Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết [3, tr11].

Bảo lãnh phát hành là một hoạt động dịch vụ rất quan trọng của công ty chứng khoán do đây là một trong những hoạt động mang lại nguồn thu nhập và cơ sở khách hàng lớn nhất cho công ty. Về bản chất, bảo lãnh phát hành là việc công ty chứng khoán hỗ trợ cho các đơn vị phát hành huy động vốn bằng cách bán chứng khoán trên thị trường. Sự hỗ trợ đó giúp đơn vị phát hành nắm chắc khả năng huy động vốn và có kế hoạch sử dụng vốn huy động. Thông thường, khi thực hiện bảo lãnh phát hành, công ty chứng khoán sẽ áp dụng một trong ba hình thức bảo lãnh sau:

- Bảo lãnh chắc chắn: là hình thức bảo lãnh mà công ty bảo lãnh phát hành nhận mua toàn bộ số chứng khoán trong đợt phát hành của công ty phát hành, sau đó sẽ bán ra công chúng, hoặc công ty bảo lãnh phải nhận mua toàn bộ số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của đợt phát hành. Giá mua của công ty bảo lãnh là một giá đã được ấn định, thường là thấp hơn giá thị trường. Giá bán của công ty bảo lãnh là giá thị trường. Đây là hình thức công ty bảo lãnh hoạt động tự doanh, hoạt động cho chính họ và sẵn sàng chịu mọi rủi ro.

- Bảo lãnh cố gắng tối đa: là hình thức bảo lãnh mà công ty bảo lãnh phát hành hứa sẽ cố gắng đến mức tối đa để bán hết số chứng khoán cần phát hành cho công ty phát hành. Trường hợp không bán hết, số chứng khoán còn lại được trả về cho công ty phát hành. Người bảo lãnh được hưởng hoa hồng trên số chứng khoán đã được bán ra.

- Bảo lãnh bảo đảm tất cả hoặc không: đây là trường hợp áp dụng khi công ty phát hành chứng khoán cần một số vốn nhất định để giải quyết một mục tiêu nhất định. Nếu huy động được đủ số vốn cần thiết đó thì sẽ thực hiện phát hành, nếu không huy động đủ thì sẽ hủy bỏ. Cũng có thể, để cho việc chào bán có hiệu quả, nhẹ nhàng hơn trong trách nhiệm của người bảo lãnh, công ty phát hành yêu cầu phải phát hành được một số lượng chứng khoán tối thiểu nào đó trong tổng số chứng khoán cần phát hành, nếu đạt được số tối thiểu này thì số còn lại sẽ phát hành tiếp, nếu không đạt được số tối thiểu đó thì sẽ hủy bỏ toàn bộ.

Khi thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán, các công ty chứng khoán phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Các nguyên tắc này thường được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, chẳng hạn như, các quy định về hạn mức bảo lãnh, nghĩa vụ bình ổn thị trường của các loại chứng khoán nhận bảo lãnh, tách bạch nghiệp vụ, công khai thông tin, nghĩa

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 10/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí