Tác động của các biến kinh tế vĩ mô đến chỉ số chứng khoán một số nước thị trường mới nổi - 3



Abdalla và Murinde (1996) điều tra sự tác động của tỷ giá hối đoái đến ở các nước tài chính mới nổi: Ấn Độ, Hàn Quốc, Pakistan và Philippines kết quả cho thấy có quan hệ một chiều nhân quả từ tỷ giá hối đoái với giá cổ phiếu trong tất cả các mẫu nước trừ Philippines.

Dornbusch (1980) giải thích cho mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu thông qua tiếp cận danh mục đầu tư cân bằng nhấn mạnh vai trò của các giao dịch tài khoản vốn. Ông thấy rằng tăng (giảm) giá cổ phiếu sẽ dẫn đến một sự tăng lên (sụt xuống) trong tỷ giá hối đoái.

Bài nghiên cứu của Ong và Izan cho thấy là có một mối liên hệ yếu giữa tỷ giá và giá chứng khoán Úc cũng như ở các nước G7. Bahmani-Oskooee và Sohrabian báo cáo là không có mối liên hệ dài hạn giữa giá chứng khoán và tỷ giá ở Mỹ, tuy nhiên, họ phát hiện có một mối quan hệ ngắn hạn giữa hai biến số này thông qua kiểm định nhân quả Granger.

Horobet Livia (2007) khám phá sự tương tác giữa tỷ giá hối đoái và giá của thị trường chứng khoán áp dụng cho Romania. Nghiên cứu sử dụng thử nghiệm hai chiều cùng đồng liên kết, sử dụng cả hai tiêu chuẩn Engle-Granger và Johansen-Juselius và kiểm tra mối quan hệ nhân quả Granger thay đổi cho thấy sự không cùng đồng liên kết giữa tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu.

Nghiên cứu của Friedman và Schwartz (1963) đã đưa ra lời giải thích đầu tiên về mối quan hệ giữa cung tiền và thu nhập chứng khoán, theo đó một gia tăng trong cung tiền sẽ làm gia tăng thanh khoản và tín dụng cho người mua cổ phiếu dẫn đến giá cảc chứng khoán cao hơn.

Hamburger, Kochin (19 2) và Kraft (19 ) đã cho thấy mối liên kết mạnh mẽ giữa hai biến số. Tuy nhiên cũng có một số nghiên cứu như của Cooper (1974), Nozar & Taylor (1988) lại không cho thấy bất kỳ mối quan hệ nào giữa hai biến.



Mjkherjee và Naka (1995) ảnh hưởng của cung tiền lên giá chứng khoán ở các thị trường khác nhau sẽ cho ra những kết quả khác nhau, có mối quan hệ cùng chiều, ngược chiều hay thậm chí không có mối liên hệ ràng buộc nào giữa TTCK và cung tiền.

aysami và Koh (2000) đã chứng minh rằng có mối quan hệ cùng chiều khi chính phủ thắt chặt tiền tệ và tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu ở TTCK Singapore do nhà đầu tư tin tưởng các chính sách hiện tại của chính phủ sẽ đem lại hiệu quả tốt cho nền kinh tế.

Sellin (2001) lập luận rằng cung tiền sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu chỉ khi sự thay đổi trong cung tiền kỳ vọng làm thay đổi về chính sách tiền tệ trong tương lai. Ông lập luận rằng một cú sốc cung tiền tích cực sẽ dẫn dắt mọi người dự đoán chính sách thắt chặt tiền tệ trong trong tương lai.

Ben Bernanke và Kenneth Kuttner (2005) cho rằng giá của một cổ phiếu là một chức năng của nó về giá trị tiền tệ và rủi ro về nhận thức trong việc tổ chức cổ phiếu. Một cổ phiếu hấp dẫn nếu tiền tệ giá trị nó mang cao.

Shostak (2006) kết luận rằng giá cổ phiếu gây ra những thay đổi trong cung tiền. Trong bài nghiên cứu của mình, ông đã chỉ ra rằng mối quan hệ nhân quả không có thể được thiết lập bằng các phương tiện thống kê mà không có một định nghĩa chặt chẽ về tiền bạc và làm thế nào nó có liên quan đến giá của các tài sản tài chính. Trái ngược với nhiều chuyên gia, những người bác bỏ tầm quan trọng của tiền trong việc đẩy giá cổ phiếu.

askay (2008) phân tích tác động của thay đổi lượng cung tiền trên giá cổ phiếu. Ông chứng minh rằng cú sốc cung tiền tích cực làm tăng giá cổ phiếu và ngược lại. Ngoài ra, giả thuyết thị trường hiệu quả những thay đổi dự kiến trong việc tiền cung quan trọng hơn là thay đổi bất ngờ trong việc cung tiền trong việc ác định giá cổ phiếu.

Shiller và Beltratti (1992) ngoài việc ác định các nhân tố phổ biến trong các cổ phiếu và trái phiếu. Họ kiểm tra cho dù giá cổ phiếu quá nhạy cảm với khoản sinh lời trái phiếu, phù hợp với một phí bảo hiểm rủi ro không đổi giữa cổ phiếu và trái phiếu ngắn hạn. Thử



nghiệm của họ là dựa trên so sánh tương quan thực tế, giữa giá cổ phiếu và khoản sinh lời trái phiếu ngắn hạn. Họ nhận ra rằng giá cổ phiếu nhạy cảm hơn với lãi suất thực.

Gupta, Chevalier và Sayekt (2000) nghiên cứu mối quan hệ giữa lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu trong các cổ phiếu ngoại tệ Jakarta. Các nhà nghiên cứu tìm thấy trong hầu hết các ví dụ đã có không có quan hệ nhân quả mạnh mẽ mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và lãi suất.

Safail Sharma (200 ) đã sử dụng lãi suất, tỷ giá, dự trữ ngoại hối, chỉ số sản xuất công nghiệp, tăng trưởng tiền tệ và lạm phát như là các biến độc lập với AR và A để vô hiệu hóa những ảnh hưởng động trong các biến. Kết quả cho thấy độ trễ giá trị được đánh giá cao trong sự liên kết với cổ phiếu hiện tại, dự trữ ngoại hối, chỉ số sản xuất công nghiệp và tăng trưởng tiền tệ liên quan đáng kể. Nghiên cứu dùng dữ liệu từ 1986 để 2004.

Nghiên cứu của Beenstock và Chan (1998), Souer (1994), Altay (2003), Tursoy el al (2008), Kandir (2008) đã cho thấy chỉ số chứng khoán bị tác động bởi giá trị xuất – nhập khẩu.

Trong bài nghiên cứu “Effect of macroeconomic variables on stock market returns for four emerging economies: Brazil, Russia, India and China”, tác giả Robert D.Gay đã tiến hành kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô như TGHĐ và giá dầu lên TTCK bằng cách sử dụng phương pháp Bo -Jenkins - mô hình ARI A. Để mô tả mối quan hệ này, tác giả đã dùng trung bình di động 1 tháng MA(1), 3 tháng MA(3), 6 tháng MA(6) và 12 tháng A(12) cho độ trễ của biến phụ thuộc giá CK và 2 biến tỷ giá và giá dầu. Dữ liệu được thu thập theo tháng từ tháng 03/1999 đến tháng 06/2006. Kết quả phân tích: tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ giá với giá CK trên 3 thị trường Brazil, Nga và Trung Quốc, điều này có nghĩa là việc định giá đồng nội tệ cao (thấp) so với USD sẽ tác động tiêu cực (tích cực) lên TTCK nội địa. Về giá dầu thì một sự gia tăng trong giá dầu sẽ tác động tiêu cực lên thị trường CK. Phân tích tác động của các nhân tố vĩ mô quốc tế như tỷ giá và giá dầu lên TTCK của Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc thì không cho thấy một mối liên hệ rõ ràng nào.



Bài nghiên cứu “Economic Forces and the Thai Stock arket” (1993 – 2007) của tác giả Komain Jiranyakul đã giải thích mối quan hệ giữa chỉ số giá CK với các biến 13 kinh tế vĩ mô tại Thái Lan. Dữ liệu được thu thập theo từng quý từ quý 1 năm 1993 đến quý 4 năm 200 . Kết quả kiểm định cho thấy, các biến có sự liên kết với nhau, và tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa chỉ số giá CK và 4 biến kinh tế vĩ mô: GDP thực, cung tiền, TGHĐ danh nghĩa có hiệu lực và lạm phát. Điều đặc biệt là khủng hoảng tài chính 1997 lại không có ảnh hưởng gì đến giá CK. Kết quả của kiểm nghiệm (theo mô hình error correction) đã cho thấy mối quan hệ qua lại giữa TSSL của thị trường CK với tỷ lệ tăng trưởng trong ngắn và dài hạn. GDP thực, TGHĐ danh nghĩa và cung tiền có tác động cùng chiều lên giá CK, trong khi lạm phát lại có tác động ngược chiều lên giá CK.

ongbangpo và Sharma đã phát hiện mối quan hệ giữa TSSL thị trường với 5 biến vĩ mô ở 5 quốc gia ASEAN là Indonesia, Malaysia, Philippies, Singapore và Thái Lan. Bằng cách quan sát mối quan hệ trong cả ngắn và dài hạn của từng chỉ số CK và các biến như GNP, CPI, cung tiền, lãi suất và tỷ giá, kết quả là trong dài hạn cả 5 chỉ số đều có mối quan hệ rõ n t đối với tăng trưởng đầu ra và tương quan mờ nhạt với mức giá hiện tại. Trong dài hạn, mối quan hệ giữa tỷ suất thị trường với lãi suất lại không thể hiện rõ ở thị trường Philippines, Singapore và Thái Lan; rõ nét ở thị trường Indonesia và Malaysia.

Từ các nghiên cứu trên chúng ta có thể thấy được các biến kinh tế vĩ mô thật sự có tác động đến giá chứng khoán (chỉ số chứng khoán) dù các nghiên cứu ở các mẫu khác nhau có phần mâu thuẩn. Kiến thức về hành vi của giá cổ phiếu là rất quan trọng cho nhà đầu tư, chính vì thế chúng ta cần phải quan tâm đến những yếu tố tác động đến nó. Liệu các biến này có tác động với chiều hướng tương tự như vậy đến chỉ số chứng khoán ở Việt Nam cũng như các nước mới nổi hiện nay? Mức độ tác động như thế nào? Những biến vĩ mô nào thật sự có ý nghĩa thống kê?

Table 1: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm


Biến độc lập

Các nghiên cứu thực nghiệm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 55 trang tài liệu này.

Tác động của các biến kinh tế vĩ mô đến chỉ số chứng khoán một số nước thị trường mới nổi - 3


Lạm phát

John Y. Campbell và Tuomo Vuolteenaho (2004), Geske and Roll (1983), Pearce và Roley (1983), Pearce (1985), Naka (2001),

Fama và Schwert (1977), Malkiel (1979), Linter (1975), Bodies

(1976), Park (1997), Chatrath (1997),…

Tỷ giá

Abdalla và Murinde (1996), Dornbusch (1980), Giovannini và Jordan, Tabak (2006)

Horobet Livia (2007), Bahmani-Oskooee và Sohrabian, Nieh và

Lee (2001),…

Dự trữ ngoại hối

Safail Sharma (2007),…

Lãi suất

Chen, Roll và Ross (1986), Chan, Chen và Hsieh (1985)

Gupta, Chevalier và Sayekt (2000)

Cung tiền

Friedman và Schwartz (1963), Fama, 1981, Maskay (2008), Mjkherjee và Naka (1995), Maysami và Koh (2000), Mjkherjee và Naka (1995), Homa và Jafee (1971), Cooper (1974), Nozar & Taylor (1988), jkherjee và Naka (1995),…

Giá trị xuất khẩu

– nhập khẩu

Beenstock và Chan (1998), Souer (1994), Altay (2003), Tursoy el al (2008), Kandir (2008),…


3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Chọn biến


Chỉ số chứng khoán: Biến này đóng vai trò là biến phụ thuộc trong phân tích hồi quy của bài nghiên cứu chúng tôi. Dựa vào nó chúng ta có thể nắm bắt được hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán cũng như u hướng chính của thị trường này, để đáp ứng nhu cầu đầu tư, phân tích, tư vấn,…

Lạm phát: Tỷ lệ lạm phát cao làm tăng chi phí mức sống và tăng sự dịch chuyển các nguồn lực từ đầu tư đến tiêu dùng điều này dẫn đến sự sụt giảm trong nhu cầu của các



công cụ thị trường và sau đó dẫn đến việc giảm khối lượng cổ phiếu giao dịch tác động đến biến phụ thuộc. Ngoài ra các tiền tệ chính sách phản ứng với sự gia tăng tỷ lệ lạm phát với các chính sách kinh tế thắt chặt lần lượt tăng lãi suất phi rủi ro danh nghĩa và do đó làm tăng tỷ lệ chiết khấu.

Tỷ giá hối đoái: Hoạt động của doanh nghiệp thường chịu ba rủi ro liên quan đến tỷ giá đó là: độ nhạy cảm kinh tế, độ nhạy cảm chuyển đổi và độ nhạy cảm giao dịch. Do đó vấn đề đặt ra là cần tìm hiểu mối quan hệ giữa tỷ giá và chỉ số chứng khoán để thấy được cũng như có cách phòng ngừa rủi ro cho danh mục đầu tư.

Lãi suất: Khi đường cong lãi suất tăng dốc, nó tạo một áp lực giảm giá chứng khoán bởi vì lãi và ngược lại. Việc gia tăng lãi suất chiết khấu: các ngân hàng sẽ tăng lãi suất cho vay đối với khách hàng, tác động đến những khoản vay để đầu tư vào thị trường chứng khoán, ảnh hưởng đến chỉ số chứng khoán.

Dự trữ ngoại hối: biến này tương quan đến cán cân thanh toán, tỷ giá và do đó tác động đến chỉ số chứng khoán của quốc gia. Biến này phần nào thể hiện sức khỏe của nền kinh tế.

Cung tiền: Nếu cung tiền mở rộng sẽ dẫn đến sự gia tăng trong tiêu dùng hàng hóa cũng như làm gia tăng việc sử dụng các tài sản tài chính trong đó có chứng khoán. Khi cung tiền tăng, thanh khoản vượt trội sẽ ảnh hưởng đến TTCK.

Giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu: tác động này mang yếu tố gián tiếp thông qua tác động của tỷ giá. Với tác động của chính phủ, chẳng hạn phá giá hay nâng giá đồng nội tệ đều có ảnh hưởng đến cán cân thương mại và tài khoản vãng lai. Nếu tài khoản vãng lai thường trong trạng thái thâm hụt, và thâm hụt cán cân thương mại có u hướng giảm đi, điều này ngầm định rằng đang có sự tăng nóng trong uất khẩu ròng, giá cả chứng khoán có thể sụt giả nếu các nhà đầu tư cảm nhận rằng có khả năng ảy ra lạm phát cao do chính phủ muốn tăng sản lượng đầu ra của nền kinh tế. Kết quả sẽ là sự đi uống trong giá cả chứng khoán khi các nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường trước khi NHNN có các chính sách thắt chặt tín dụng trong tương lai. Khi đất nước có u hướng thặng dư thương



mại (hiệu giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu dương) thường cho thấy tín hiệu tốt của nền kinh tế, u hướng giá cả cổ phiếu sẽ tăng vì các nhà đầu tư đều cảm nhận được thời kì kinh tế tốt hơn đang rất gần. Do đó, họ sẽ mua nhiều cổ phiếu hoặc giảm số lượng cổ phiếu bán đi. Tình trạng thanh khoản sẽ k m đi khi có ít người sẵn sàng trao đổi chứng khoán mà chuyển sang nắm giữ để đầu cơ do đó để có được chứng khoán, người mua phải chấp nhận trả cái giá cao hơn.

3.2 Mẫu


Chúng tôi lấy mẫu từ mười quốc gia thị trường mới nổi: Việt Nam, Hồng Kông, Singapo, Hàn Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Nam Phi, Peru và Braxin. Chúng tôi sử dụng dữ liệu theo tháng tất cả các biến từ 2/2005 đến 6/2012 và dùng Eview để chạy mô hình hồi quy đa biến.

Phương pháp nghiên cứu định tính: thống kê, mô tả, phân tích cũng như đưa ra các lý thuyết liên quan để làm rõ sự tác động của các biến kinh tê vĩ mô đến chỉ số chứng khoán một số nước thị trường mới nổi.

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Sử dụng mô hình hồi quy đa biến có dạng như sau:


Yi = β0 + β1CPIi + β2FXi + β3FXRi + β4Ri + β5MSi + β6EXi7IMi+ εi (9)


• “βi” là các hệ số hồi quy.

• “εi”là sai số.


Table 2: Mô tả các biến


Biế n

Mô tả

Nguồn

Y

Tốc độ tăng trưởng chỉ số chứng khoán của quốc

gia.

Cophieu68.com

Finance.yahoo.com

CPI

Tốc độ tăng trưởng của chỉ số giá tiêu dùng.

IFS (IMF)

FX

Tốc độ tăng trưởng của tỷ giá hối đoái (nội tệ so

với USD).

IFS (IMF)


FXR

Tốc độ tăng trưởng của dự trữ ngoại hối.

IFS (IMF)

R

Tốc độ tăng trưởng của lãi suất cho vay.

IFS (IMF)

MS

Tốc độ tăng trưởng của cung tiền (tiền & tương đương tiền, những quốc gia khuyết dữ liệu thay

bằng M2).

IFS (IMF)

EX

Tốc độ tăng trưởng của giá trị xuất khẩu.

IFS (IMF)

IM

Tốc độ tăng trưởng của giá trị nhập khẩu.

IFS (IMF)


4. NỘI DUNG & KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1 Nội dung nghiên cứu

Chúng tôi đưa ra ba hướng tiếp cận:


Thứ nhất, mô hình hồi quy gộp (Pooled model): Mô hình này sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) với giả định không có đơn vị ch o đặc biệt nào hoặc thời kỳ đặc biệt nào ảnh hưởng đến các hệ số trong mô hình. ô hình này là khá đơn giản, tuy nhiên giả định của nó ràng buộc quá chặt về các đơn vị chéo - khó xảy ra trong thực tế. Bên cạnh đó nó dễ mắc phải hiện tượng tự tương quan.

Thứ hai, mô hình tác động cố định - FEM (Fixed effects model): Giả định của mô hình: các hệ số hồi quy của biến giải thích không chịu tác động của yếu tố thời gian hoặc đơn vị chéo; tuy nhiên hệ số trục tung chịu ảnh hưởng bởi các đơn vị chéo hoặc thời gian. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ lần lượt hồi mô hình tác động cố định đối với các đơn vị chéo và mô hình tác động cố định kết hợp cho cả đơn vị chéo và thời gian.

Thứ ba, mô hình tác động ngẫu nhiên - REM (Random effects model): mô hình này chỉ có một giá trị hệ số trục tung duy nhất và hệ số này bằng với giá trị trung bình của tất cả các đơn vị chéo mà chúng ta quan sát, sự khác biệt của các đơn vị chéo sẽ chứa đựng trong thành phần sai số ngẫu nhiên.

Với ba hướng tiếp cận này chúng tôi sẽ đưa ra bốn dạng mô hình hồi quy:

Xem tất cả 55 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí