Quy Trình Bảo Dưỡng Xe Máy Được Thực Hiện Theo Các Bước Sau:

4. Các công tác bảo dưỡng sửa chữa

4.1. Bảo dưỡng kỹ thuật.

1. Các khái niệm cơ bản

Để sử dụng tốt, tăng thời hạn sử dụng và đảm bảo độ tin cậy của phương tiện xe máy trong quá trình vận hành, bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa là điều cần thiết cần tiến hành kịp thời và có chất lượng. Bởi vì, trạng thái kỹ thuật của xe luôn bị thay đổi từ tốt đến xấu trong quá trình khai thác ví dụ như:

Động cơ giảm công suất, xe không đạt tốc độ tối đa, thời gian gia tốc tăng, sức kéo của xe bị giảm.

Nhiên liệu bị tiêu xăng

Thời gian phanh và quãng đường phanh tăng, các bánh xe phanh không đều dẫn đến giảm tính năng an toàn.

Vì vậy, để đảm bảo giữ gìn xe luôn tốt nhằm giảm bớt hư hỏng phụ tùng tạo điều kiện giá thành vận chuyển và an toàn trong giao thông, chúng ta cần tuân thủ nghiêm chỉnh các bước bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa vì bảo dưỡng và sửa chữa càng hoàn hảo thì độ tin cậy và tuổi thọ của xe càng cao. Tuy nhiên việc làm này còn cần sắp sếp một cách lôgic để đưa đến một kết quả tốt nhất

Bảo dưỡng là công việc dự phòng được tiến hành bắt buộc sau một chu kỳ vận hành nhất định trong khai thác theo nội dung công việc đã quy định nhằm duy trì trạng thái kỹ thuật của xe.

Mục đích của bảo dưỡng: Là luôn đảm bảo các tính năng của xe ở trạng thái tốt nhất có thể, để tránh những hư hỏng nhỏ trở lên lớn hơn trong tương lai, để đảm bảo sự an toàn của xe và chủ xe. Nếu chiếc xe được bảo dưỡng đúng tiêu chuẩn, tuổi thọ của xe có thể tăng, tính kinh tế nhiên liệu tốt hơn, hoạt động tin cậy hơn.

Yêu cầu:

- Kiểm tra, phát hiện những hư hỏng đột xuất, ngăn ngừa chúng để đảm bảo cho cụm máy, xe vận hành an toàn.

- Chăm sóc các hệ thống, các cơ cấu để đảm bảo chúng làm việc an toàn và không bị hư hỏng.

- Giữ gìn hình thức bên ngoài.

- Chu kỳ bảo dưỡng định kỳ được tính theo quãng đường hoặc thời gian khai thác của ôtô, tùy theo định ngạch nào đến trước.

2. Quy trình bảo dưỡng xe máy được thực hiện theo các bước sau:


HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU

PHẦN KHUNG SƯỜN – TRUYỀN

ĐỘNG

1. Kiểm tra, vệ sinh bảo dưỡng bầu gió.

2. Bảo dưỡng chế hòa khí.

1. Bảo dưỡng cổ phốt.

2. Bảo dưỡng và thay dầu giảm sóc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

15.000 km).

4. Kiểm tra, vệ sinh cảm biến Oxy (dành cho các xe phun xăng điện tử).

trước.

3. Bảo dưỡng, bôi trơn trục và vòng bi xe bánh trước.

4. Bảo dưỡng hệ thống phanh trước

5. Bảo dưỡng các dây điều khiển (Dây ga, dây phanh, dây công tơ mét).

6. Bảo dưỡng và bôi trơn trục, vòng bi bánh sau.

7. Bảo dưỡng hệ thống phanh sau.

8. Vệ sinh, kiểm tra bộ giảm giật và bát nhông sau.

9. Bảo dưỡng và bôi trơn trục càng sau

10.Bảo dưỡng và bôi trơn các khớp xoay (Chân chống, tay phanh, cần phanh, tay ga).

11.Cân và sơn chống rỉ vành trước

12.Cân và sơn chống rỉ vành sau

13.Sơn chống rỉ gầm xe.

14.Bảo dưỡng bộ nhông xích tải (Vệ sinh, căn chỉnh, bôi trơn)

15.Kiểm tra, xiết chặt các bu lông, đai ốc, vít. Chạy thử.

16.Rửa xe

PHẦN ĐỘNG CƠ

1. Kiểm tra dầu máy.

2. Kiểm tra, chỉnh Xuppap.

3. Kiểm tra, căn chỉnh góc đặt cam

4. Chỉnh ly hợp côn ngâm dầu

5. Bảo dưỡng bộ ly hợp côn khô

6. Kiểm tra quạt gió, Rơle nhiệt

7. Chỉnh chế độ nhiên liệu.

PHẦN ĐIỆN


1. Kiểm tra, bổ xung, thay nước, vệ sinh, sạc ắc quy

2. Kiểm tra hệ thống điện chiếu sáng

3. Kiểm tra hệ thống tín hiệu (Đèn báo, đèn phanh, còi, xi nhan)

4. Kiểm tra hệ thống đánh lửa, làm sạch bugi

5. Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống khởi động

Chạy thử và kiểm tra chất lượng lần

cuối.

3. Bảo dưỡng hệ thống phun xăng (dành cho các xe phun xăng điện tử đi quá


Quy trình chăm sóc, bảo dưỡng xe máy định kỳ

– Bước 1: Kiểm tra áp suất hơi vỏ lốp. Nếu áp suất không đủ, dễ dẫn tới hiện tượng dập bố khi chạy với tốc độ cao, khiến cho vỏ lốp hỏng hoàn toàn. Kiểm tra chống đứng, chống

Bước 2: Kiểm tra tiếng động phát ra từ động cơ nhằm phát hiện các tiếng động lạ thường – biểu hiện của các hỏng hóc trong động cơ. Kiểm tra tình trạng bugi. Nếu màu nâu sẫm, động cơ hoạt động tốt; màu đen, hoặc trắng sáng cho thấy động cơ hoạt động không đạt hiệu quả tối ưu, cần phải điều chỉnh. + Kiểm tra khói thải từ động cơ: nếu khói thải màu đen, có thể nhiên liệu không cháy hết. Khói thải màu trắng, có thể nhớt lọt vào

buồng đốt, những hiện tượng này đều là biểu hiện các hỏng hóc của động cơ, rất cần điều chỉnh, sửa chữa kịp thời để tránh kéo theo những hỏng hóc lớn hơn .

Bước 3: Kiểm tra nhớt cũ và thay nhớt nhằm đảm bảo động cơ luôn được bôi trơn tốt nhất

Bước 4: Kiểm tra hệ thống điện trên xe: Theo thời gian, mức độ phát điện của xe sẽ giảm dần do sức nóng của động cơ, hoặc do các tác nhân bên ngoài như ngập nước. Việc kiểm tra nhằm bảo đảm khả năng nạp điện cho ắc quy, khả năng khởi động của động cơ, hệ thống điện đánh lửa hoạt động ở trạng thái tốt nhất, giúp duy trì khả năng tiết kiệm nhiên liệu của động cơ.éo dài tuổi thọ của động cơ.

Bước 5: Kiểm tra ắc quy nhằm bổ sung điện dịch, sạc bổ sung, quan sát các hiện tượng bất thường như điện dịch bị rò rỉ, muối đóng trên cọc bình nhằm nhanh chóng khắc phục, tránh các tác hại lớn hơn.

Bước 6: Kiểm tra hệ thống xích truyền động. Xích là bộ phận dễ bị đất cát bám vào, dẫn tới làm mòn nhanh chóng dĩa và nhông. Kiểm tra xích đúng sẽ giúp bôi trơn kịp thời, nên cần bổ sung nhớt thường xuyên cho xích được trơn tru giúp xe chạy êm hơn.

Bước 7: Kiểm tra khả năng truyền động của bộ ly hợp, đây là bộ phận quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành của xe.

Bước 8: Kiểm tra hệ thống phanh xe. Sau một thời gian sử dụng, cần vệ sinh bên trong đùm xe để tránh bụi bám quá dày, giảm hiệu quả khi phanh. Hệ thống bạc đạn cũng cần được kiểm tra thường xuyên, bổ sung mỡ bôi trơn phù hợp khi cần thiết.

Bước 9: Kiểm tra và vệ sinh bình xăng con nhằm làm sạch các tạp chất bám trong bình xăng con, việc để các tạp chất bám vào bình xăng con không những làm xe hao xăng mà cũng làm giảm năng suất của xe ảnh hưởng tới việc vận hành của bạn. Duy trì khả năng chế hòa khí tối ưu, góp phần không nhỏ trong việc giảm lượng nhiên liệu tiêu hao. Cần kiểm tra và vệ sinh bình xăng lớn để tránh hiện tượng đọng nước trong bình lâu ngày có thể dẫn tới bình xăng bị lủng do gỉ sét. Vệ sinh hệ thống lọc gió, đảm bảo khả năng cung cấp đủ không khí cho động cơ, giúp động cơ ít tiêu hao nhiên liệu hơn cũng như đỡ nóng máy ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ.

Bước 10: Kiểm tra và chống sét ở niềng xe trước sau, sườn xe máy, tránh hiện tượng mục sườn rất nguy hiểm, có những tai nạn xảy ra vì sườn hoặc niền xe bị mục không chịu nổi được được tác động mạnh khi vận hàng cực kỳ nguy hiểm. Bước này nên thực hiện ngay sau khi mùa mưa mới bắt đầu hoặc vừa kết thúc. Kiểm tra hệ thống tay lái cổ lái của xe, phòng khi bị lỏng, bạc đạn bị vỡ, dễ dẫn tới nhiều sự cố nguy hiểm khi đi với tốc độ cao và phải xử lý những tình huống cua gấp hoặc đường xấu.

4.2. Chuẩn đoán kỹ thuật xe máy

Lốp xe:

Lốp trước và lốp sau cần được sử dụng đúng theo quy định, tuổi thọ của một chiếc lốp phụ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng và quá trình vận hành. Luôn giữ áp suất lốp đúng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Kiểm tra chân chống đứng, chân chống nghiêng, chỗ để chân đảm bảo luôn vững vàng và được bôi trơn tốt.

Động cơ:

Kiểm tra tiếng động phát ra từ động cơ nhằm phát hiện và ngăn chặn các hỏng hóc trong động cơ.

Kiểm tra tình trạng hoạt động của bu-gi, Chủ xe nên kiểm tra và thay thế bugi định kỳ sau 8.000 – 10.000 km.

Động cơ hoạt động tốt bu-gi luôn có màu gạch; nếu bu-gi có màu đen, hoặc trắng sáng cho thấy động cơ hoạt động không đạt hiệu quả tối ưu. Khói thải động cơ màu đen, có thể nhiên liệu không cháy hết. Khói thải màu trắng, có thể dầu bôi trơn lọt vào buồng đốt, những hiện tượng này đều biểu hiện các hỏng hóc của động cơ, cần điều chỉnh, sửa chữa kịp thời để tránh kéo theo những hỏng hóc lớn hơn.

Dầu máy: Dầu máy có nhiệm vụ bôi trơn và làm mát động cơ, sử dụng dầu bôi trơn cần đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất. Dầu cần được kiểm tra và thay thường xuyên sau 1500-2500km để đảm bảo động cơ luôn có chế độ vận hành tốt nhất.

Hệ thống điện:

Theo thời gian, hệ thống điện của xe sẽ kém dần do sức nóng của động cơ, hoặc do các tác nhân bên ngoài (nước, ô-xy hóa…). Việc kiểm tra hệ thống điện nhằm bảo đảm khả năng nạp điện cho ắc-quy, khả năng khởi động của động cơ, hệ thống điện đánh lửa hoạt động ở trạng thái tốt nhất, giúp duy trì khả năng tiết kiệm nhiên liệu của động cơ.

Ắc-quy:

Ắc-quy có nhiệm vụ cung cấp điện cho bộ phận khởi động (đề) và hệ thống đèn tín hiệu. Kiểm tra, bảo dưỡng ắc-quy để luôn đảm bảo lượng dung dịch, điện thế của bình theo tiêu chuẩn. Ắc-quy sẽ hoạt động ổn định và có tuổi thọ cao hơn.

Dây đai, nhông, xích: kiểm tra định kỳ & thay mới khi chi tiết mòn tới giới hạn. Sau khoảng thời gian, bạn sẽ nghe những tiếng lạch cạch khi khởi động xe, xe có sức ì, không bốc khi tăng ga. Vì vậy theo khuyến cáo, nên vệ sinh dây đai định kỳ và thay mới sau mỗi 20.000 km.. Luôn đảm bảo độ căng, độ bôi trơn tiêu chuẩn của xích, độ kín của hộp xích.

Phanh:

Kiểm tra hệ thống phanh xe. Sau một thời gian sử dụng, cần vệ sinh bên trong đùm xe để tránh bụi bám quá dày, giảm hiệu quả khi phanh. Đối với phanh đĩa, bổ xung dầu đúng theo quy định của nhà sản xuất. Hệ thống ổ bi cũng cần được kiểm tra thường xuyên, bổ sung mỡ bôi trơn phù hợp khi cần thiết. Nên thay thế dầu phanh sau mỗi 20.000 km hoặc sau 2 năm sử dụng.

Chế hòa khí:

Kiểm tra và vệ sinh (rửa) chế hòa khí để duy trì khả năng chế hòa khí tối ưu, góp phần không nhỏ trong việc giảm lượng nhiên liệu tiêu hao. Vệ sinh bình xăng để tránh hiện tượng đọng nước trong bình lâu ngày có thể dẫn tới bình xăng bị thủng do gỉ sét. Vệ sinh hệ thống lọc gió, đảm bảo khả năng cung cấp đủ không khí cho động cơ, giúp động cơ ít tiêu hao nhiên liệu.

Khung xe:

Kiểm tra và chống gỉ sét khung xe, sườn xe, vành xe. Công việc này nên thực hiện ngay sau khi mùa mưa mới bắt đầu hoặc vừa kết thúc. Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống lái, các loại dây (phanh, đồng hồ tốc độ…).

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, trước mỗi chuyến đi xa hoặc sau mỗi lần đi qua các con đường ngập nước, nên bảo dưỡng toàn bộ xe. Mỗi khi phát hiện ra các triệu chứng bất thường của xe, cần cho kỹ thuật viên kiểm tra ngay nhằm tránh các hỏng hóc lớn hơn.

Bài 2: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ và công tác bảo dưỡng sửa chữa xe máy

1. Khái niệm và thuật ngữ thường dùng trong động cơ

1.1. Khái niệm phân loại động cơ đốt trong trên xe máy

* Khái niệm

Động cơ đốt trong là một loại động cơ nhiệt, thực hiện việc chuyển đổi nhiệt năng do nhiên liệu cháy trong xilanh tạo ra thành công cơ học.

* Phân loại động cơ đốt trong

Động cơ đốt trong được sử dụng hiện nay gồm hai loại chính:

- Động cơ pittông

Động cơ pittông là loại động cơ nhiệt có hiệu suất cao nhất và được sử dụng với số lượng lớn nhất. Hầu hết ôtô hiện nay đều dùng động cơ pittông.

Dựa vào số hành trình pittông Chia thành 2 loại

- Động cơ 4 kỳ: Chu trình làm việc được thực hiện trong 4 hành trình pittông. Lòng xylanh từ 50 ->1300 cm3

- Động cơ 2 kỳ: Chu trình làm việc được thực hiện trong 2 hành trình pittông. Lòng xylanh từ 50 -> 250 cm3 . Tối đa là 350 cm3 vì loại này tiêu hao nhiên liệu nhiều.

Dựa vào dung tích xylanh ta có:

– Động cơ loại 49cc (Honda C.50)

– Động cơ loại 150cc (Vespa 150)

– Động cơ loại 250cc (Yamaha 250…) Dựa vào các sử dụng ta có:

– Xe tay ga: Attila, Honda @, Honda Click, SH, Nouvo, Spacy…

– Xe sang số: Dream, Future, Wave…

1.2. Một số khái nệm cơ bản.

* Điểm chết của Pit-tông:

- Điểm chết của Pit-tông là điểm vị trí mà tại đó Pit-tông đổi chiều chuyển động, có 2 điểm chết.

- Điểm chết dưới: là điểm chết mà tại đó Pit-tông ở gần tâm của trục khuỷu nhất

- Điểm chết trên: là điểm chết mà tại đó Pit-tông ở xa tâm của trục khuỷu nhất

* Hành trình của Pit-tông (S).

- Hành trình của Pit-tông là quãng đường mà Pit-tông đi được giữa hai điểm chết (S).

- Khi Pittông dịch chuyển được một hành trình thì trục khuỷu quay 1800.

- Gọi R là bán kính quay của trục khuỷu thì S=2R.

* Thể tích toàn phần (Vtp) (Cm3 hoặc Lít).

- Vtp là thể tích Xilanh ( thể tích không giới hạn bởi Xilanh, nắp máy và đỉnh pit- tông khi pittông ở ĐCD) (H 21.1a)



Thể tích buồng cháy Vbc Cm3 hoặc Lít Vbc là thể tích xilanh khi pit tông ở ĐCT H 1


* Thể tích buồng cháy (Vbc) (Cm3 hoặc Lít).

- Vbc là thể tích xilanh khi pit-tông ở ĐCT(H 21.1b)

* Chu trình làm việc của động cơ

+ Khi động cơ làm việc trong xilanh diễn ra 4 quá trình náp,nén , cháy - dãn nở , thải. 4 quá trình này được lặp đi lặp lại có tính chu kì . 4 quá trình đó tạo thành 1chu trình, tính từ khi bắt đầu quá trình nạp đến khi kết quá trình thải

* Kỳ

- Kỳ là phần của chu trình diễn ra trong thời gian một hành trình của pit-tông (tương đương vởi trục khuyủ quay 1800)

Kết luận

+ Chu trình được hoàn thành trong 2 kỳ ta có động cơ 2 kì ( trục khuyủ quay 3600)

+ Chu trình được hoàn thành trong 4 kỳ ta có động cơ 4 kỳ ( trục khuyủ quay 7200 )

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ xe máy.

2.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ bốn kỳ

* Câu tạo

12

7

6

10

3

4

2

9

1

5

8

Hình 2.2: Cấu tao động cơ đót trong

1. Trục khuỷu; 2. Thanh truyền; 3. Píttông; 4. Xilanh; 5. Thân máy; 6. Bu ji; 7. Dàn cò;

8. Đáy dầu; 9. Khoang nước; 10. Đường nạp; 11. Lò xo; 12. Trục cam; 13. Xupáp

* Nguyên lý làm việc của động cơ xăng :

Động cơ đốt trong 4 kỳ sử dụng nhiên liệu xăng, loại hình thành hòa khí bên ngoài (Vùng chế hòa khí) hoặc loại hình thành hòa khí bên trong (phun xăng trực tiếp vào xi lanh động cơ) đều có chu trình làm việc gồm 4 quá trình :

Hút (nạp) hòa khí vào xi lanh; nén; nổ (cháy – giãn nở) và xả.

Ở cuối quá trình nén, hòa khí được đốt cháy cưỡng bức nhờ tia lửa điện (nguồn bên ngoài) và sinh công.

Kỳ hút. Kỳ nén Kỳ nổ Kỳ xả

Hình 2-2 : Sơ đồ nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong 4 kỳ

Hình 2.3: Các hành trình làm việc của động cơ

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 28/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí