Sửa chữa xe máy - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai - 2

Ở một vài loại môtô không dùng sên mà hệ thống láp chuyền và cac - đan. Trên xe gắn máy động cơ và hệ thống truyền chuyển động được ráp chung thành một khối ta thường gọi là động cơ.

c. Hệ thống chuyển động (hệ thống di chuyển):

Có tác dụng biến chuyển động quay của hệ thống truyền chuyển động thành chuyển động tịnh tiến của chiếc xe. Mặt khác nó còn có tác dụng bảo đảm cho xe di chuyển êm dịu trên những đoạn đường không bằng phẳng. Hệ thống này gồm: Bánh xe trước, bánh xe sau, hệ thống nhún và khung xe.

d. Hệ thống điều khiển:

Có nhiệm vụ thay đổi hướng chuyển động của chiếc xe. Cho xe chạy chậm lại hay dừng hẳn để đảm bảo an toàn khi giao thông. Hệ thống này gồm tay lái, các cần điều khiển và hệ thống thắng.

e. Hệ thống điện đèn còi:

Có tác dụng tạo tín hiệu hoặc chiếu sáng khi xe dừng, quẹo, đi trong đêm tối hoặc chỗ đông người để bảo đảm an toàn giao thông. Hệ thống này gồm các đèn chiếu gần, chiếu xa, đèn lái, đèn stop, đèn quẹo, đèn soi sáng côngtơmét, kèn, các loại đèn tín hiệu. . Thông dụng nhất hiện nay vẫn là loại xe gắn máy 100cc, 125cc, 150cc chỉ có 1 lòng xylanh đa số là xe 2 thì Peugeot, Mobylette (Pháp), Suzuki, Yamaha, Bridgestone (Nhật) và xe 4 thì như Honda Dream, Sirius, Suzuki Viva…

2. An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong sửa chữa

Những điều cần biết khi làm việc an toàn lao động sửa chữa xe máy

- Luôn làm việc an toàn để tránh bị thương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

- Cẩn thận để tránh tai nạn cho bản thân.

Nếu bạn bị thương khi làm việc, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến bạn, mà nó còn ảnh hưởng đến gia đình, đồng nghiệp và công ty của bạn.

2.1. Các yếu tố gây tai nạn sửa chữa

* Tai nạn do yếu tố con người

- Tai nạn có thể xảy ra do việc sử dụng không đúng máy móc hay dụng cụ, không mặc quần áo thích hợp, hay do kỹ thuật viên thiếu cẩn thận.

- Quần áo làm việc: Để tránh tai nạnm hãy chọn quần áo làm việc chắc và vừa vặn để hỗ trợ cho công việc. Tránh quần áo làm việc có thắt lưng, khoá và nút quần áo lô ra, nó có thể gây nên hư hỏng cho xen trong quá trình làm việc.

- Giầy bảo hộ: Đừng quên đi giầy bảo hộ khi làm việc. Do se nguy hiểm khi đi dép hay giầy thể thao mà dễ trượt hay làm giảm hiệu quả công việc. Chúng cũng làm cho người mặc có nguy cơ bị thương do đồ vật bị rơi bất ngờ.

- Găng tay bảo hộ: Khi nâng những vật năng hay tháo các đoạn ống xả hay tương tự, nên đeo găng tay. Tuy nhiên, không cần thiết phải quy định đeo găng tay cho những công việc bảo dưỡng thông thường.

Khi nào thì bạn nên đeo băng tay phải được quyết định tuỳ theo loại công việc mà bạn địn tiến hành.

* Tai nạn xảy ra do yếu tố vật lý

Tai nạn xảy ra do máy móc hay dụng cụ bị hư hỏng, sự không đồng nhất của các thiết bị an toàn hay môi trường làm việc kém.

- Gia công cắt gọt

+ Khi khoan có thể bị trượt, mũi khoan lắp không chặt có thể bịvăng ra, bàn gá kẹp không chặt có thể làm rơi vật gia công, ... gây tai nạn.

+ Khi mài, phoi kim loại nóng có thể bắn vào người nếu đứng không đúng vị trí, đá mài có thể bị vỡ, tay cầm không chắc hoặc khoảng cách cầm tay ngắn làm cho đá mài có thể tiếp xúc vào tay công nhân.

- Công nghệ hàn

Trong hàn điện sử dụng các trang bị điện là chủ yếu. Hàn hồ quang thường có nhiệt độ rất cao (vài nghìn độ). Môi trường hàn có nhiều khí bụi độc hại.

+ Khi hàn điện, nguy cơ điện giật là nguy hiểm nhất cho tính mạng con người.

+ Khi hàn, kim loại lỏng có thể bắn tung toé dễ gây bỏng da thợ hàn và những người xung quanh.

+ Hàn hồ quang có bức xạ mạnh, dễ làm cháy bỏng da, làm đau mắt ...

+ Lửa hồ quang hàn có thể gây cháy, nổ các vật xung quanh, cho nên cần đặt nơi hàn xa các vật dễ bắt lửa, dễ cháy nổ.

+ Môi trường làm việc của thợ hàn có nhiều khí bụi độc hai sinh ra khi cháy que hàn như , , bụi mangan, bụi oxit kẽm, ... rất hại cho hệ hô hấp và sức khoẻ công nhân khi hàn ở các vị trí khó khăn mhư hàn trong ống, những nơi chật chội, ẩm thấp, trên cao, ..

+ Khi hàn hơi, sử dụng các bình chứa khí nén, các vết bẩn dầu mỡ, chất dễ bắt lửa trên các dây dẫn, van khí, ... dễ gây cháy, sinh ra nổ bình hoặc sinh hoả hoạn.

- Máy khoan

· Đối với máy khoan, gá mũi khoan phải kẹp chặt mũi khoan và đảm bảo đồng tâm với trục chủ động.

· Các chi tiết gia công phải được kẹp chặt trực tiếp hoặc qua gá đỡ với bàn khoan.

· Tuyệt đối không được dùng tay để giữ chi tiết gia công, cũng không được dùng găng tay khi khoan.

· Khi phoi ra bị quấn vào mũi khoan và đồ gá mũi khoan, thì khôngđược dùng tay trực tiếp tháo gỡ phoi.

·


Hình 1 2 Chú ý sử dung máy công cụ Máy mài Đặc điểm chung của máy mài là Máy 1


Hình 1.2. Chú ý sử dung máy công cụ


- Máy mài


Đặc điểm chung của máy mài là: Máy mài có tốc độ lớn (2030) [m/s], nếu mài tốc

độ cao có thể đạt 50 [m/s].


·

Hình 1.3. Chú ý sử dung máy mày

Đá mài là vật liệu cứng, được chế tạo từ bột mịn bằng cách ép dính, nhưng dễ bị vỡ, không chịu được rung động và tải trọng va đập. Cấm không được xếp đá chồng lên nhau hoặc chồng các vật nặng khác lên đá để tránh rạn nứt.

Độ ẩm cũng ảnh hưởng nhiều đến độ bền của đá, phải được bảo quản ở nơi khô ráo, không được để trong môi trường có axid và có chất ăn mòn khác.

Các loại đá mài dùng chất kết dính bằng magiê, nếu thời hạn bảo quản quá một năm thì không được sử dụng nữa vì chất kết dính không còn bảo đảm.

Đặc điểm vận hành:

Việc chọn đá mài phải căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của quy trình gia công để chọn đúng loại đá.

Khi lắp và điều chỉnh đá cấm dùng búa thép để gò đá mài.

Đá mài khi lắp phải được kẹp đều giữa hai kẹp mặt bích bằng nhau. Giữa đá và mặt bích kẹp phải độn một lớp vật liệu đàn hồi. Khi đường kính đá giảm và khoảng cách giữa đá và bích kẹp nhỏ hơn 3 [mm] thì phải thay đá mới.

Sau khi lắp đá phải cân bằng động và phải thử nghiệm độ bền cơ học của đá bằng cách cho đá quay không tải với tốc độ lớn hơn 1/2 tốc độ làm việc:

Khi làm việc, đá mài phải có bao che chắn kín và công nhân đứng máy không được đứng ở phía không có bao che chắn.

Khi mài thô, mài nhẵn bằng phương pháp khô phát sinh nhiều bụi, yêu cầu phải có máy hút bụi.

- Bàn nâng xe máy

Tác dụng bàn nâng xe máy

Bàn nâng sửa xe dạng chữ X được thiết kế theo phong cách nâng được vật thể to hơn trong khi tạo nên được một khoảng trống thao tác làm việc rộng hơn, thường được dùng cho 1 nhóm công nhân thực hiện công việc ở 1 mặt phẳng thao tác làm việc. Bàn nâng sửa xe được dùng để nâng , hạ 1 cái xe máy nặng trong vận hành thay thế xe máy.

- Bàn nâng xe máy có khá nhiều loại tùy theo nhu cầu sử dụng . Chủ yếu loại nâng thủy lực sử dụng cơ, điện.

- Bàn nâng dạng bằng điện hoặc cơ rất thích hợp cho việc sử dụng ở bề mặt phẳng phẳng, có thể được dùng trong nhà vì ít ồn.

- Khối hệ thống chốt chống tụt an toàn và đáng tin cậy giúp làm tăng thêm độ bền và yên tâm của người dùng.

- Bên trên bề mặt bàn có bổ sung thêm miếng đệm inox hoặc cao su, giúp bảo vệ mặt bàn hạn chế bị xước trong thời gian đưa xe máy lên để sữa chữa.

Hình 1 4 Bàn nâng Cách dùng bàn nâng sửa xe 4 bước Bước 1 Giám định cụm khóa 2

Hình 1.4. Bàn nâng

* Cách dùng bàn nâng sửa xe 4 bước:

Bước 1: Giám định cụm khóa bảo vệ

Khi nâng cụm an toàn sẽ khóa tự động hóa ở 6 mức.

Khi hạ kịch tầm, cụm khóa an toàn sẽ tự động hóa trở về vị trí sẵn sàng khóa cho lần nâng kế tiếp

Khi hạ mức nửa tầm, nhất định phải luôn gài cụm khóa an toàn cho bàn nâng sửa xe ở chế độ khóa.

Bước 2 : Giám định cụm xả hạ bàn

Dây cáp không vượt quá căng, ruột cáp hơi chùng sẽ đảm bảo van đóng kín, năng suất sẽ nâng tốt nhất

Bước 3 : Thông hơi định kỳ 10 ngày một lần

Dùng lâu dài ngày, hơi sẽ bị rò rỉ làm giảm áp suất nén dầu về, lượng dầu bơm sẽ giảm, nên thông hơi định kỳ cho khối hệ thống như sau: Án tim van cho không khí hút vào, không bơi hơi thêm; Đóng nắp van lại; Mở nắp van trên kích ( đội ) , không tháo tim van; Đưa bàn nâng lên vị trí cao nhất, khóa an toàn;

Bước 4: liền lạc dầu nhớt

Khi dầu nhớt vận hành trong khối hệ thống thủy lực, những bọt khí lắt nhắt sẽ hiện ra & tụ đọng dần, tạo thành các đoạn không khí trong ống dẫn truyền. năng suất nâng sẽ giảm.

Bạn nên khắc phục như sau

- Đưa bàn nâng lên nơi đặt cao nhất, làm thao tác thông hơi bước 3.

- Đối với bàn nâng cơ: Ấn bàn xả bằng chân trái, đưa bàn về vị trí hạ thấp nhất, giữ nguyên chân trái tại phần đang xả bàn, sử dụng chân cần phải đạp bơm khoảng 30 lần.

- Với tất cả bần nâng điện, cơ: Ấn bàn xả bằng chân trái, đưa bàn về vị trí hạ thấp nhất, giữ nguyên chân trái tại vị trí đang xả bàn, dùng chân cần phải đạp công tắc nguồn cho động cơ máy bàn nâng xe máy chạy không tải khoảng 10 giây.

2.2. An toàn trong xưởng sửa chữa

* Luôn giữ cho nơi làm việc sạch sẽ để bảo vệ bản thân bạn và người khác khỏi bị thương:

Hình 1 5 Chú ý sử dụng cụ tháo lắp và dầu nhớt Không để dụng cụ hay phụ 3

Hình 1.5. Chú ý sử dụng cụ tháo lắp và dầu nhớt

Không để dụng cụ hay phụ tùng trên sàn khi bạn hay ai đó có thể dẫm lên nó. Hãy tập thói quen đặt chúng lên bàn nguội hay giá làm việc.

Lau sạch bất kỳ nhiên liệu, dầu hay mở bắn ra để tránh cho bản thân bạn và người khác không bị trượt trên sàn.

Không nên tạo tư thể không thoải mái khi làm việc. Nó không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, mà còn có thể làm cho bạn bị ngã và bị thương.

Đặc biệt cẩn thận khi làm việc với những vật nặng do bạn có thể bị thương nếu chúng rơi vào chân. Cũng như, hãy nhớ rằng bạn có thể bị đau lưng nếu cố nhấc vật quá nặng so với mình.

Để di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác ở nơi làm việc, đừng quên đi theo lối đi đã quy định.

Không được sử dụng những vật dễ cháy gần công tắc, bảng công tắc hay môtơ điện

v.v. do chúng có thể dễ dàng bắt cháy.

Khi làm việc với dụng cụ, hãy tuân thủ những chú ý sau để tránh bị thương:

- Các thiết bị điện, khí nén có thể gây ra thương tổn nghiêm trọng nếu sử dụng không đúng.

- Hãy đeo kính bảo hộ trước khi sử dụng dụng cụ tạo ra những mạt kim loại. Hãy làm sạch bụi và mạt ra khỏi dụng cụ như máy mài và khoan sau khi sử dụng.

- Không đeo găng tay khi làm việc với dụng cụ có chuyển động quay hay khi làm việc trong khu vực có chuyển đông quay. Găng tay có thể kẹt vào vật quay và làm bị thương tay bạn.

- Để nâng xe trên cầu nâng, trước hết, nâng nó cho đến khi lốp hơi nhấc khỏi mặt đất. Sau đó, chắc chắn rằng xe được đỡ chắc chắn trên cầu nâng trước khi nâng hẳn xe

lên. Không bao giờ lắc xe khi nó đã được nâng lên, do điều đó có thể làm cho xe rơi xuống và gây nên tai nạn nghiêm trọng.

* Tránh hoả hoạn xưởng

Những cảnh báo sau phải được tuân thủ để tránh hoả hoạn:

Hình 1 6 Không hút thuốc trong xưởng tàn Không hút thuốc trừ khi ở nơi quy 4

Hình 1.6. Không hút thuốc trong xưởng



tàn.

- Không hút thuốc trừ khi ở nơi quy định, và đừng quên dập tàn thuốc trong gạt


- Để tránh hoả hoạn và tai nạn, hãy tuân theo những cảnh báo sau trong vùng xung

quanh những vật dễ cháy:

Hình 1 7 Chú ý xắp xếp các phế liệu và các máy moc thiết bị Giẻ có thấm 5

Hình 1.7. Chú ý xắp xếp các phế liệu và các máy moc thiết bị


- Giẻ có thấm xăng hay dầu đôi khi có thể tự bốc cháy, nên chúng phải được vứt bỏ và trong thùng kim loại có nắp.

- Không dùng ngọn lửa hở xung quanh khu vực chứa dầu hay dung dịch rửa chi tiết dễ cháy.

- Không bao giờ sử dụng ngọn lửa hở hay tạo tia lửa ở vùng xung quanh ắc quy đang nạp điện, do chúng tạo ra khí dễ cháy có thể bắt lửa.

Không mang nhiên liệu hay dung dịch rửa vào trong xưởng trừ khi cần thiết, và hãy dùng bình chứa đặc biệt có thể đậy kín.

- Không vứt bỏ dầu thải có thể cháy và xăng xuống cống do chúng có thể gây nên hoả hoạn trong hệ thống cống. Hãy luôn vứt những chất này trong bình xả hay bình chứa thcíh hợp.

- Không được khởi động động cơ của xe có nhiên liệu bị rò rỉ cho đến khi chỗ rò rỉ đã được sửa chữa, như tháo chế hoà khí, tháo cáp âm ra khỏi ắc quy để tránh động cơ bị khởi động bất ngờ.

* Những chú ý về an toàn thiết bị điện xưởng sửa chữa

Sai sót khi làm việc với thiết bị điện có thể gây nên đoản mạch và cháy. Do đó, hãy học cách sử dụng đúng và cẩn thận tuân theo những chú ý sau:

Hình 1 7 Hình 1 8 Tắt nguồn điên khi có sự cố Nếu phát hiện thấy có bất kỳ 6 Hình 1.7.

Hình 1.8. Tắt nguồn điên khi có sự cố

Nếu phát hiện thấy có bất kỳ sự không bình thường nào trong thiết bị điện, ngay lập tức tắt công tắc OFF.

Trong trường hợp ngắn mạch hay cháy trong mạch điện, hãy tắt công tắc OFF trước khi tiến hành dập lửa.

Hãy báo cáo bất kỳ cầu chì cháy nào với Người quản lý do cầu chì cháy báo hiệu có chập mạch ở đâu đó.

* Không bao giờ thực hiện những hành động sau do chúng đặc biệt nguy hiểm:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/01/2024