Cấu Tạo Và Nguyên Lý Làm Việc Của Bộ Truyền Động Vô Cấp

- Kiểm tra trục sơ cấp và thứ cấp.

+ Quan sát các bánh răng xem độ mòn, sứt mẻ. Nếu sứt mẻ phải thay.

+ Dùng kìm tháo phanh hãm kiểm tra các vấu chốt của bánh răng, các vòng

đệm.

+ Kiểm tra độ di trượt, độ rơ của các bánh răng.

- Kiểm tra bộ đổi số.

+ Tháo càng cua và đánh dấu.

+ Kiểm tra càng sang số xem độ mòn, sưt, cong.

+ Kiểm tra chốt hãm càng đổi số. Kiểm tra chiều dày của càng cua

Bài 3. Sửa chữa bộ truyền động vô cấp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ truyền động vô cấp

1.1. Cấu tạo



Hình 3.1. Cấu tạo truền động vô cấp


Hình 3 2 Sơ đồ bộ truyền động vô cấp 1 2 Sơ đồ và nguyên lý làm việc 1

Hình 3.2. Sơ đồ bộ truyền động vô cấp

1.2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc

* Động cơ đang ở chế độ cầm chừng (garanty)


Hình 3 3 Sơ đồ truyền động khi ở chế độ cầm chừng Lúc này tốc độ 2

Hình 3.3. Sơ đồ truyền động khi ở chế độ cầm chừng

Lúc này tốc độ động cơ còn thấp, lực kéo và chuyển động của động cơ được truyền từ trục khuỷu qua puli sơ cấp, dây đai V, puli thứ cấp và tới cụm má ma sát (bố ba càng). Tuy nhiên do lực li tâm của cụm ma sát nhỏ chưa thắng được lực lòxò của các má ma sát nên má ma sát không tiếp xúc với vỏ nồi li hợp. Vì vậy, lực kéo và chuyển động không được truyền tới bánh xe sau, xe không chuyển động.

* Động cơ đang ở chế độ khởi động và Thấp


Hình 3 4 Sơ đồ truyền động khi ở chế độ thấp Khi tăng tốc độ động cơ 3

Hình 3.4 Sơ đồ truyền động khi ở chế độ thấp

Khi tăng tốc độ động cơ lên khoảng 2700 ~ 3000 v/ph; Lúc này lự li tâm của cụm ma sát đủ lớn và thắng được lực lò xo kéo nên các má ma sát văng ra và tiếp xúc với nồi li hợp.

Nhờ lực ma sát giữa các má ma sát và nồi ly hợp, nên lực kéo và chuyển động được truyền qua bộ bánh răng giảm tốc tới bánh xe sau và xe bắt đầu chuyển động. Tại thời điểm này, dây đai V có vị trí nằm trong cùng ở puli sơ cấp và vị trí ngoài cùng của Puli thứ cấp. Tỉ số truyền của bộ truyền lúc này là lớn nhất nên lực kéo ở bánh xe sau đủ lớn để xe khởi hành từ trạng thái dừng và tăng tốc lên.

* Động cơ đang ở chế độ tốc độ trung bình


Hình 3 5 Sơ đồ truyền động khi ở chế độ tring bình Tiếp tục tăng tốc dộ 4

Hình 3.5. Sơ đồ truyền động khi ở chế độ tring bình

Tiếp tục tăng tốc dộ động cơ lên, do lực li tâm lớn làm cac con lăn ở puli sơ cấp văng ra xa hơn ép má puli sơ cấp di động tiến về phía puli sơ cấp cố định và chèn dây đai V ra xa tâm hơn. Vì độ dài dây đai không đổi nên phía puli thứ cấp, dây đai sẽ di chuyển vào gần tâm cho đến khi nó cân bằng với lực ép của lò xo nén lớn ở puli thứ cấp. Như vậy, tỉ số truyền động của bộ truyền sẽ giảm dần và tốc độ của puli thứ cấp sẽ tăng dần lên làm tăng tốc độ của xe.

* Động cơ đang ở chế độ tốc độ cao

Tiếp tục tăng tốc độ động cơ lên cao, dưới tác động của lực li tâm lớn, các con lăm sẽ văng ra xa tâm nhất và ép má puli sơ cấp di động lại gần nhất với má puli sơ cấp cố định. Đường kính tiếp xúc của dây đai V với puli sơ cấp lúc này là lớn nhất và ngược lại,

phía puli thứ cấp dây đai V có đường kính nhỏ nhất. Tỉ số truyền động của bộ truyền sẽ đạt giá trị nhỏ nhất và tốc độ puli thứ cấp sẽ cao nhất. Lúc này xe sẽ có tốc độ cao nhất.



Hình 3 6 Sơ đồ truyền động khi ở chế độ cầm chừng Động cơ đang ở chế 5

Hình 3.6. Sơ đồ truyền động khi ở chế độ cầm chừng


* Động cơ đang ở chế độ tải nặng , leo dốc hoặc lên ga đột ngột


Hình 3 7 Sơ đồ truyền động khi ở tốc độ cao Khi xe tải nặng leo dốc hoặc 6

Hình 3.7. Sơ đồ truyền động khi ở tốc độ cao


Khi xe tải nặng, leo dốc hoặc tăng tốc đột ngột, tải tác động lên bánh xe sau lớn, puli thứ cấp cố định sẽ theo tốc độ (chậm lại) của bánh xe sau. Lúc này nếu người lái xe

tiếp tục tăng ga thì momen tác động lên má puli thứ cấp di động sẽ tăng lên và dưới tác động của lò xo nén, puli thứ cấp di động sẽ trượt theo rãnh dẫn hướng (hình trên) di chuyển lại gần phía má puli thứ cấp cố định chèn dây đai V ra xa tâm (đồng thời phía puli sơ cấp, dây đai V sẽ vào gần tâm) làm tăng tỷ số truyền động giúp xe leo dốc dễ dàng.

2. Hiện thượng nguyên nhân hư hỏng của bộ truyền động vô cấp

2.1. Tiếng kêu "leng keng" khi chạy tốc độ cao

Nguyên nhân

Bộ nồi xe tay ga đã gặp hư hỏng phần guốc ly hợp. Tấm thép chặn guốc ly hợp không được chặt bi rơ lỏng Do quá trình lắp ráp chưa đúng kỹ thuật

2.2. Khi kéo ga, xe bị rung khá lớn: Khi kéo ga lên, xe cảm giác rung, đặc biệt là phần tay lái xe bị rung khá lớn, đôi khi còn thấy rung mạnh tới mức có thể làm đánh tay lái. Nguyên nhân

Do sức ép lên bộ guốc ly hợp không đều, khiến guốc dao động va đập vào bên trong chuông ly hợp.

Do quá trình lỗi lâu ngày, bộ nồi xe không được xử lý gây mòn bi-văng khiến xe tăngtốc kém, rãnh bi kẹt vì mòn gây vênh má pu-ly trong bộ nồi xe.

2.3. Tiếng sôi "gàu gàu" từ nồi xe khi chạy

Khi chạy xe và nghe thấy những âm thanh lạ như tiếng “gàu gàu” phát ra từ bộ nồi của xe,

Nguyên nhân

Bộ nồi xe đã bị hư hỏng.

Do guốc ly hợp càng ngày bị kẹt thêm khiến bề mặt ma sát trên guốc tì vào chuông ly hợp gây mòn.

2.4. Tiếng va đập mạnh trên bộ nồi xe

Mỗi khi tăng ga hoặc nhả ga, ngay trên bộ nồi xe phát ra tiếng kêu lớn “phành phạch”,

Nguyên nhân.

Do dây đai trong nồi xe bị trùng, rão khi chạy xe quay với vận tốc lớn hoặc xuống vận tốc khiến dây đai va đập vào hộp truyền động gây nên tiếng kêu.

Dây đai trùng nếu không xử lý căng lại ngay, sẽ khiến dây cọ sát hộp truyền động, dẫn tới dây bị mòn hỏng, ảnh hưởng tới việc vận hành và tốc độ của xe.

3. Thực hành sửa chữa bộ truyền động vô cấp

3.1. Chuẩn bị

3.2. Các bước tháo lắp

3.2.1. Tháo, lắp kiểm tra các chi tiết của khởi động nắp trái

* Tháo các chi tiết.

- Tháo các bu lông [1], kẹp dây phanh sau [2] và ốp vách máy trái [3].

- Tháo các chốt gô [1] và gioăng [2] ra khỏi vách máy trái


Hình 3 8 Tháo ốp máy và vách máy Tháo cần khởi động tháo bạc 1 và tháo tấm 7Hình 3 8 Tháo ốp máy và vách máy Tháo cần khởi động tháo bạc 1 và tháo tấm 8

Hình 3.8. Tháo ốp máy và vách máy

- Tháo cần khởi động, tháo bạc (1) và tháo tấm ốp may trái

- Tháo bánh răng dẫn động khởi động


Hình 3 9 Tháo cần khởi động bánh răng dẫn động khởi động Tháo phớt chắn 9Hình 3 9 Tháo cần khởi động bánh răng dẫn động khởi động Tháo phớt chắn 10Hình 3 9 Tháo cần khởi động bánh răng dẫn động khởi động Tháo phớt chắn 11

Hình 3.9. Tháo cần khởi động, bánh răng dẫn động khởi động


- Tháo phớt chắn bụi và phanh hãm; tháo lò xo hồi vị (1) trục cần khởi động (3) sau đó tháo bạc trục ra.

Hình 3 10 Tháo phớt bánh răng khởi động Kiểm tra Trục cần khởi động 1 xác 12Hình 3 10 Tháo phớt bánh răng khởi động Kiểm tra Trục cần khởi động 1 xác 13

Hình 3.10. Tháo phớt, bánh răng khởi động

* Kiểm tra

- Trục cần khởi động(1) xác định cong vênh, hư hỏng, độ mòn các răng; Kiểm tra đàn hồi lò xo hồi vi (2); Kiểm tra độ mòn của bạc (3)

- Kiểm tra bánh răng bị động, bánh răng khởi động và lò xo hồi vị


Hình 3 11 Các chi tiết tháo của bộ khởi động Kiểm tra các vòng bi dùng ngón tay 14Hình 3 11 Các chi tiết tháo của bộ khởi động Kiểm tra các vòng bi dùng ngón tay 15

Hình 3.11. Các chi tiết tháo của bộ khởi động


- Kiểm tra các vòng bi dùng ngón tay quay vòng trong ca vòng bi. Vòng bi phải quay trơn và êm.

Ngoài ra, kiểm tra mặt ngoài của vòng bi và độ khít trong ốp vách máy trái. Hư hỏng không đạt yêu cầu như trên thì thay thế.

* Lắp các chi tiết của khởi động nắp trái

Lắp tiến hành ngược tháo theo thứ tự như hình dưới. Chú ý bôi mỡ và trục và bánh răng khởi động

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 28/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí