Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 8


Trong khi đó, Hà Bỉnh Trung lại mâu thuẫn với Từ Chung và có vài chi tiết chưa phản ánh đúng con người Poe trong tuyển tập Anh hoa thi ca Anh- ỹ thi tập loại đối ngữ in năm 1965. Trang 187, giới thiệu tiểu sử Edgar Allan Poe, ông viết: “Nhà nghèo, Edgar A. Poe được một nhà điền chủ giàu tên là John Allan nuôi cho ăn học. Vì hạnh kiểm nên chưa đầy một năm ông đã bị đuổi khỏi Đại học viện Charlottesville. Ông lại được cha nuôi cho về nhà làm việc trong đồn điền, nhưng không bao lâu đã bỏ trốn đi và sung vào bộ đội.”[268, 187]. Hai chữ “nhà nghèo” chưa phản ánh đúng thực tế nguồn gốc nghệ sĩ và tình cảnh thương tâm của Poe: mồ côi cả cha lẫn mẹ từ lúc lên hai tuổi (1811). Poe cũng chưa từng “về nhà làm việc trong đồn điền” bao giờ. Cũng như nhận định “Ông (Poe) bèn bỏ đi New York, để làm giàu”, chúng tôi cho là từ chỉ mục đích “làm giàu” chưa xác đáng. Dường như, trong cuộc đời mình, chưa bao giờ Poe đặt ra mục tiêu làm giàu về vật chất ngoài nỗi đam mê văn chương. Bản thân Edgar Poe là một hiện tượng có nhiều đánh giá phức tạp khác nhau ngay trong giới nghiên cứu phê bình nước Mỹ. Tác phẩm của ông còn bị coi là những chuyện tầm phào. Thậm chí, sau khi mất, Poe còn bị chính người bạn thân Rufus Griswold viết tiểu sử bôi nhọ, cho Poe là “một người độc ác – “một gã Mỹ hung bạo” [29, 132]. Trong khi đó, ở nước Pháp, Poe được coi là “một bậc thầy văn học vĩ đại nhất”. Baudelaire thấy ở Poe “sự nhạy cảm của một nhà quý tộc trẻ tuổi nhưng bất lực trước chủ nghĩa vật chất, và do vậy bị đối xử hết sức tàn nhẫn.” [29, 132]. Có thể do nguồn tài liệu gốc mà Hà Bỉnh Trung tiếp cận chăng?

Nhìn chung, cả Từ Chung và Hà Bỉnh Trung vẫn chưa thoát khỏi quan niệm đạo đức về con người Edgar Poe d đánh giá rất cao nghệ thuật điêu luyện của Poe trong thể loại truyện kinh dị.

Với mục đích giới thiệu một loại sách mở đầu cho loạt xuất bản của mình, dịch giả Lê Bá Kông đã giới thiệu Edgar Allan Poe ngắn gọn nhưng khá ấn tượng trong hai trang giấy mở đầu tập truyện Án mạng đường nhà xác do chính nhà xuất bản Ziên Hồng của ông phát hành. Lúc này, phong trào học tiếng Anh đang bắt đầu thịnh hành ở các đô thị miền Nam. Là một giáo sư dạy tiếng Anh, bộ giáo trình English for Today của ông và nhà xuất bản Ziên Hồng đã từng độc quyền thị trường sách học tiếng Anh khắp miền Nam thời bấy giờ. Có lẽ với kinh nghiệm xuất bản


sách ấy, Lê Bá Kông đã nhanh chóng nắm bắt được thị hiếu người đọc khi chọn in những truyện của E.A.Poe, và sau này là Jack London, Mark Twain, E. Hemingway…Bố cục bài giới thiệu khá chặt chẽ: 10 dòng đầu tiên giới thiệu danh tiếng và vị trí E.A. Poe “người đầu tiên viết những truyện bí mật và ly kì, d ng suy luận tỉ mỉ và khoa học để dẫn tới kết thúc- đó là những truyện khơi mào cho loại tiểu thuyết trinh thám ngày nay”, Poe là “một trong các nhà văn tài ba nhất Mỹ quốc”, được “cả thế giới thán phục”. Sau đó, cũng thật ngắn gọn, 41 dòng tiếp theo, ông đã thâu tóm toàn bộ cuộc đời bi thảm và thiên tài văn chương của Poe. Cuối c ng là giới thiệu sáu truyện ngắn trong tuyển tập rất gợi tò mò cho người đọc: “Độc giả sẽ thấy nó thuộc sáu loại khác h n nhau: có truyện r ng rợn, có truyện quái đản và li kì, có truyện đượm vẻ phân tích tâm lý và phân tâm lý” [214, 9]. Mục đích quảng cáo, thăm dò thị hiếu người đọc được thể hiện rò trong câu kết đã cho thấy giai đoạn này văn học đã trở thành hàng hoá tiêu thụ, có giá trị giải trí, số phận của tác phẩm (và cả nhà xuất bản) hoàn toàn nằm trong sự ưa thích hay không của người đọc.

1.3.2.4. Giá trị những đóng góp của Edgar Poe có lẽ phần lớn bắt nguồn từ những ý kiến phân tích, nhận định của Nguyễn Hiến Lê trong chương mở đầu Luyện văn II của ông năm 1956. Học giả có uy tín của miền Nam này đã dành h n một chương (28 trang) với tiêu đề uan niệm sáng tác của Edgar Allan Poe là hứng gồm 4 nội dung chính: (1) Sự thực ở đâu? (2) Triết lý sáng tác của Edgar Allan Poe. Bài thơ Con quạ. (3) Phê bình triết lý đó. (4) 5% là hứng. Chương này cũng được ông tóm tắt lại, đăng trên Tạp chí Bách Khoa số 4 năm 1957 (trang 16-23) với nhan đề “Edgar Allan Poe đã sáng tác bài thơ bất hủ “The Raven” (Con uạ) ra sao? Trong Hồi kí Đời viết văn của tôi, tác giả cho biết đây là bài đầu tiên ông góp mặt với Bách Khoa - một tờ báo có địa vị đặc biệt trên văn đàn Sài Gòn và miền Nam nói chung thời bấy giờ, “có lập trường đúng đắn, lý luận vững, ngôn ngữ đàng hoàng” [132, 188], được giới trí thức trong và ngoài nước ủng hộ. Xuất hiện trên Bách Khoa, thiết nghĩ Edgar Poe đã được đón nhận rộng rãi (theo Nguyễn Hiến Lê mỗi số in khoảng 4000 - 5000 bản) bởi một tầng lớp độc giả khá chọn lọc nhưng thành phần đa dạng về trình độ, tuổi tác, rộng mở hơn so với Luyện văn thuần chỉ trong phạm vi hẹp đối tượng thanh niên học sinh Trung học và Đại học.


Chọn một bài viết để ra mắt công chúng, người viết nào cũng mong được độc giả hoan nghênh đón nhận. Muốn được đón nhận chắc chắn phải nghĩ đến vấn đề nào đang được người đọc quan tâm, hoặc cái mới, cái hay, cái cần thiết đối với họ. Làm báo, có đón được tâm lý, thị hiếu của độc giả thì mới mong tiêu thụ được báo. Khôi phục lại tầm đón đợi của đối tượng người đọc thời điểm Nguyễn Hiến Lê viết bài nghiên cứu phê bình này có thể hiểu vì sao ông chọn thể loại tiểu luận phê bình của Poe mà không đi vào truyện kinh dị hay trinh thám, thể loại rất ăn khách đối với đông đảo độc giả bình dân, có nhu cầu giải trí rất lớn. Đó là lúc trong các nhà trường mới có thêm giờ Việt ngữ nhưng người ta viết tiếng Việt có phần cẩu thả, học sinh viết văn tệ hơn xưa nhiều. Để giúp học sinh Luyện văn, Nguyễn Hiến Lê đã giới thiệu hai tuyệt tác này qua tiếng Việt, dạng văn xuôi và phân tích khá chi tiết. Về bài Con quạ, ông viết: “Tôi nhận thấy khéo thì khéo thật, khéo lắm: trong văn chương Âu, Mỹ tôi chưa từng gặp bài nào có mười tám điệp-khúc ngắn, âm vang, ngân mà nghĩa lại thay đổi như vậy, rồi những tiếng láy đi láy lại như rapping at my chamber door, tapping at my chamber door (…), bài thơ du dương và quyến rũ ta lạ l ng như một bài thần chú vậy.” [131, 32]. Về tiểu luận Triết lý sáng tác của Poe, mặc d ông rất kính phục công tận tuỵ của Poe nhưng ông cũng th ng thắn: “Cái triết lý sáng tác đó, không hợp với quan niệm của tôi”, “phương pháp của Edgar Poe chỉ có thể d ng để sáng tác những tiểu phẩm khéo mà không hồn - bạn có thấy tình trong Con quạ tầm thường lắm không? - chứ tuyệt nhiên không thể làm quy tắc chung cho nghệ sĩ.” [131, 34]. Vì theo ông, “văn thơ phải xây dựng trên tình cảm và tư tưởng, tình cảm chân thành và tư tưởng thanh cao thì văn mới có khí, mới uyển chuyển biến hóa.” [131, 32]. Tuy vậy, ông không phủ nhận “giá trị về phương diện tài liệu” có ích của nó và khuyên “người cầm bút nào cũng nên đọc nó và suy nghĩ”. Đồng thời khuyến khích “nếu các văn hào, thi hào ghi cả lại những dò dẫm về bút pháp của mình, thì bây giờ chúng ta được những bài học quý giá biết bao về nghệ thuật viết văn.” [131, 36]. Việc sử dụng phương pháp khoa học: phân tích cẩn trọng, khách quan đi từ khâu tìm hiểu nguyên tác, dịch nghĩa, rồi căn cứ vào văn bản, kết hợp liên hệ với cuộc đời nhà thơ, phân tích nhận định của những nhà phê bình Âu Mỹ khác (Jean Barangy, Le grand amour d’Edgar Allan Poe, 19 6), sau đó mới đưa ra những kiến giải chủ quan


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.

khiến cho ý kiến của Nguyễn Hiến Lê có một độ tin cậy, hợp lý cao như chính kiến thức và tên tuổi của ông.

1.3.2.5. Ngoài ra, phải kể đến công trình mang tính nghiên cứu tiếp nhận có giá trị ở miền Nam trong giai đoạn 54-75 là iệt Nam văn học sử giản ước tân biên (1965) của Phạm Thế Ngũ. Với phương pháp phê bình văn học sử chặt chẽ, mỗi tác gia được ông đặt trong bối cảnh thời đại và hoàn cảnh, môi trường sống cá nhân để nhận xét. Ở Thế Lữ, Phạm Thế Ngũ lý giải môi trường sống thời thơ ấu Lạng Sơn là một trong những cái làm nên chất liệu sáng tác của nhà văn trinh thám và kinh dị tương lai. Phạm Thế Ngũ còn chỉ ra ý thức chủ động tiếp nhận và sự tiếp biến của Thế Lữ trong việc hoà hợp được Edgar Poe và Bồ T ng Linh “theo ý khuyến khích của Khái Hưng”. Tuy không chỉ ra cụ thể nhưng qua phân tích, có thể nhận thấy điểm mà nhà phê bình này cho là Thế Lữ chịu ảnh hưởng Poe là luôn có một khuynh hướng tìm tòi phân giải và “Cái khuynh hướng phân thân và tự quan sát ở đây đã tạo ra một con người tài tử về cảm giác, lãng mạn một cách thức tỉnh, không chịu để cho một cảm giác nào lọt vào ý thức mà không đưa qua cái lọc phân tích trước” [179, 485]. Những nhận định này làm người đọc liên tưởng đến kĩ thuật sáng tác của Edgar Poe với những câu văn đầy tính phân tích, chặt chẽ, bối cảnh r ng rợn được đẩy tới chỗ kinh dị khiến người đọc phải sợ hãi bối rối không biết đâu là hư là thực, và cả cái motif song tr ng quen thuộc của Poe. Về cơ bản, ý kiến của Phạm Thế Ngũ không có độ lệch so với nhận định của Khái Hưng và Vũ Ngọc Phan hơn hai mươi năm trước. Phần bổ sung của Phạm Thế Ngũ là chỉ ra môi trường sống tuổi ấu thơ, điều kiện tiếp nhận của Thế Lữ trong việc học tập cách xây dựng bối cảnh tạo hiệu quả kinh dị và óc duy lý trong truyện trinh thám của Edgar Poe.

Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 8

Trong tiểu luận t bông hồng cho văn nghệ (1967), Nguyên Sa đánh giá cao sự sáng tạo đề tài của Poe. Ông xếp các tác phẩm Poe vào loại đề tài cá biệt, loại “đề tài chỉ được chọn và chỉ chọn được một lần.” [228, 157] Và khi một tác giả đã chọn thì không ai có thể trở lại đề tài ấy nữa và hễ nói đến đề tài ấy người ta liền nghĩ ngay đến tác giả ấy như một nhãn hiệu. Quả đúng như vậy. Đó là “cảm xúc lạ” về “sự kinh hoàng trong tác phẩm Edgar A. Poe, đời sống tiềm thức trong thi ca siêu thực” [228, 159], và loại đề tài này đã đem lại cho người “sáng tạo một chỗ ngồi


riêng biệt trong thế giới nghệ thuật”. Như vậy, đối với giới phê bình văn học nghệ thuật miền Nam, Edgar A. Poe được đánh giá khá cao. Ngoài ra, Nguyên Sa còn nhiều lần kh ng định quan niệm “sáng tạo không phải lên đồng hay cầu cơ và nghệ sĩ ngồi đó như cái xác không hồn để cho ngọn gió từ phương xa, tinh thần từ thế giới khác nhập vào” mà kh ng định ý thức về nghệ thuật sáng tạo “có mặt trước khi, trong khi và sau khi cấu tạo tác phẩm” [228, 120], thể hiện qua sự trăn trở tìm tòi về kĩ thuật sáng tạo. Điều này cũng tương đồng với quan niệm quen thuộc của E. Poe về lối thơ duy lý, óc suy luận trong nhiều truyện ngắn của ông. Nguyên Sa còn cho rằng Beaudelaire đã quan tâm nhiều về kĩ thuật thi ca, có lẽ muốn đề cập đến tác phẩm Sự hình thành m t bài thơ (Genèse d’un poème) mà Beaudelaire đã dịch sang tiếng Pháp từ tiểu luận Triết lý về sáng tác (The Philosophy o Composition) nổi tiếng của E.Poe. Như vậy, gián tiếp qua Baudelaire, và chắc chắn cả qua nhiều tác phẩm bằng tiếng Pháp của E.Poe mà tác giả đã tiếp cận có hệ thống trong những năm theo đuổi chương trình Cử nhân Triết học ở Pháp, ít nhiều, những quan điểm thẩm mỹ, đề tài, chủ đề, triết lý và kĩ thuật sáng tác của E. Poe h n đã đọng lại trong những vần thơ một thời được giới trẻ Sài Gòn yêu thích của Nguyên Sa.

Lý thuyết về truyện ngắn của E.Poe cũng in dấu trong nhận định của Doãn Quốc Sỹ - nhà văn, giáo sư Việt văn - từng du học tại Hoa Kỳ, h n từng quan tâm và có điều kiện, cũng như cơ hội nắm bắt triết lý sáng tác truyện độc đáo của Edgar Poe để chiêm nghiệm: “Đôi khi truyện ngắn có thể khá dài đấy (bốn năm chục trang) nhưng đó phải là câu chuyện kể một hơi, tâm trạng cô đọng, cốt truyện cô đọng. Những tình tiết thiết yếu, ngắn gọn liên tiếp tới với tác dụng soi sáng và đẩy nhanh, đẩy mạnh truyện tới đoạn kết.” [243, 186]. kiến này được nhiều cây bút văn nghệ Sài Gòn tán đồng như T ng Long, Viên Linh, Lê Xuyên…và là một “vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.” [1, 150]

Trên báo chí, có bài của Văn Quỳ (1957), Thục Uyên (1972). “Vài nét về văn chương nước Mỹ” của Văn Quỳ đăng trên tạp chí Bách Khoa số đầu tiên năm 1957 khái quát toàn bộ tiến trình văn học Mỹ trong 4 trang, đã xếp Poe vào “Những người đi lớp đầu” xuất hiện vào thời kì thịnh vượng của văn hoá Hoa Kỳ (Golden day) và ghi nhận “Poe qua những bản dịch của Baudelaire, Mallarmé, đã chinh phục


giới văn nghệ Pháp” [225, 60], nhưng không trích - bình tác phẩm nào. Còn bài của Thục Uyên sưu tầm là bức thư tình Poe gửi cho Sarah Helen Whitman cũng được dịch nằm trong mục giới thiệu “ t trong những lá thư tình đẹp và quý nhất của các danh văn oltaire, L. yron, J.Keat. .Hugo, Edgar.A.Poe, Guy de aupassant, mark Twain, uỳnh Dao” đăng trong Tạp chí Văn học năm 1972. Ngoài truyện, thơ, tiểu luận, việc giới thiệu bức thư tình này cho thấy Poe đã đến với độc giả bằng một chân dung hoàn toàn khác: một khách tình si.

1.3.2.6. Chặng đường thứ hai của Poe ở Việt Nam, hay nói đúng hơn là ở miền Nam, đã có những bước khám phá đi vào chiều sâu và đa dạng hơn trước đây. Việc phổ biến cũng có chiều rộng hơn, song đội ngũ nghiên cứu vẫn là những nhà văn, nhà thơ, dịch giả, và các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp như giai đoạn trước. Giai đoạn này, Poe cũng có mặt trong nhà trường bậc Cao đ ng qua đội ngũ các giáo sư đại học như Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Văn Trung, Thanh Lãng…, cụ thể như giáo trình Đại cương văn học sử Hoa Kỳ của Đắc Sơn và những loại sách song ngữ, loại sách bậc thang (Ladder) để học văn phạm tiếng Anh mà chúng tôi sẽ đi sâu ở chương

3. Như vậy, công chúng của Poe đã được nhân rộng một cách đáng kể. Về mặt văn bản, tác phẩm của Poe cũng không còn tiếp nhận gián tiếp qua tiếng Pháp như giai đoạn đầu và mười năm sau 1945 nữa mà thế hệ này đã tiếp nhận các tác phẩm của Poe trực tiếp từ nguyên tác tiếng Anh. Tuy nhiên, cũng không loại trừ một khả năng mà chúng tôi chưa có điều kiện khảo sát được, có thể những bản dịch Poe của Baudelaire, Mallarmé trong các thư viện công cộng, các tủ sách gia đình những vị giáo sư, công chức nhiều năm trước đây mà tiếng Pháp là sinh ngữ từng được yêu mến, vẫn còn được lưu giữ, ngâm đọc như một thú vui giải trí thường nhật. Do vậy, có thể có những cách đọc và cách hiểu khác nhau. Chắc chắn là sẽ chính xác hơn vì tiếp xúc trực tiếp từ nguyên tác. Nhưng điều thấy rò nét nhất là Edgar Poe và tác phẩm của ông đã đáp ứng được những yêu cầu khác nhau của đời sống văn chương và xã hội Việt Nam, ph hợp với tầm đón đợi của nhiều tầng lớp công chúng đa dạng ở miền Nam những năm 1954-1975.

Từ sau công trình của Phạm Thế Ngũ, không có công trình nào về Poe cho đến sau 1975. Những năm tao loạn, đầy biến động, đổ vỡ từ cuộc sống đến tinh thần


của xã hội miền Nam đã đẩy giới nghiên cứu phê bình đối mặt với nhiều vấn đề gay gắt hơn của cuộc sống. Nhiều học thuyết, trường phái triết học hiện đại được du nhập gối tiếp nhau dẫn đường cho văn học hiện sinh và phi lý lan tràn khắp xã hội miền Nam. Phân tâm học của Freud cũng là một hướng tìm tòi mới tuy vẫn còn nhiều biểu hiện lệch lạc. Thân phận nhược tiểu, nỗi đau của một đất nước chiến tranh tan tác khiến nhà văn lẫn người đọc không còn chỉ quan tâm đến việc luyện văn, trau dồi Việt ngữ hay học Anh ngữ nữa mà là cuộc sống nhọc nhằn, cái chết phi lý và sự vô nghĩa của kiếp người trong bom đạn chiến tranh khốc liệt. Mục đích tiếp nhận thay đổi, nội dung tiếp nhận cũng có những chuyển biến ph hợp tất yếu với môi trường hoàn cảnh tiếp nhận không bình thường của dân tộc.

1.3.3. Giai đoạn 3: từ 1975 đến nay

1.3.3.1. Trong thập niên đầu, từ 1975 đến 1986, chiến tranh kết thúc, Bắc - Nam thống nhất một nhà. Đời sống kinh tế, chính trị thay đổi, hoạt động văn học nghệ thuật trong giai đoạn quá độ này có sự chuyển biến lớn lao. Việc ổn định đời sống nhân dân miền Nam, thống nhất hoà hợp cả nước là vấn đề quan tâm lớn của toàn xã hội bao tr m mọi chủ đề sáng tác. Xoá bỏ những ảnh hưởng tiêu cực trước đây và xây dựng đường lối văn nghệ cách mạng theo hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi một quá trình lâu dài và phức tạp. Chủ đề trung tâm của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa vẫn là ánh hào quang rực rỡ của chiến thắng và những con người làm nên lịch sử. Tiếp nhận văn học giai đoạn này chủ yếu là những tác phẩm văn học Nga-Xô Viết. Phương pháp sáng tác chủ yếu vẫn là phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa và phê bình văn học phải là phương pháp Marxist dựa trên lập trường quan điểm Marx- Lénine. Văn học Mỹ đương nhiên nằm trong toàn bộ những gì bị coi là phản động, đồi truỵ, nọc độc của chủ nghĩa đế quốc cần phải loại bỏ. Không có tập truyện hay bài thơ nào của Poe được dịch. Cũng không hề có bài viết nào về một nhà văn Mỹ như Poe, nhất là ở miền Nam, nơi Poe đã từng trở nên vô c ng quen thuộc. Có lẽ vì không khí chính trị triệt để tạo lắm e dè ấy, nên những năm 76 - 86, không phải ở miền Nam mà cả sáu công trình có giới thiệu, nghiên cứu về Poe đều xuất hiện từ miền Bắc. Và “sự trở lại” của Edgar Poe cũng sôi sục h n lên từ hoạt động nghiên cứu, dịch thuật ở mảnh đất vốn rất say mê Poe những năm trước 1945.


Mở đầu là sự chọn lựa của hai dịch giả chuyên nghiệp Hoài Lam và Hoài Ly với Tâm lý học sáng tạo văn học của nhà bác học Bungari M. Arnaudov dịch từ bản tiếng Nga, xuất bản năm 1978. Đây là một trong những công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài được dịch sớm nhất ở Việt Nam trong bối cảnh bộn bề của một đất nước vừa kết thúc chiến tranh, và đã được giới nghiên cứu phê bình đón đọc một cách thích thú. Tác giả đã phân tích và phản bác quan niệm đồng nhất thiên tài với những người bệnh thần kinh suy đồi, nhất là bệnh động kinh (giống rất nhiều nhân vật hay ngất đi đột ngột của E.Poe), bởi cho rằng “thiên tài càng lớn bao nhiêu, tính chất bất thường càng nhiều bấy nhiêu” [5, 59]. Theo ông, “Đối với họ, cuộc đời cũng là giấc mơ, và giấc mơ cũng là cuộc đời. Nhà thơ chính là một người bị loạn thần kinh được thoát khỏi những cơn đau nhờ nghệ thuật của mình.” [5, 62]. Arnaudov còn dẫn lời Baudelaire để biện hộ cho Poe: “Tôi tin rằng tệ say rượu của Étga Pô là một phương tiện gợi nhớ, một phương pháp làm việc mạnh mẽ và tai hại nhưng có lợi đối với bản tính nồng nhiệt của ông.” [5, 604]. Truyện William Wilson của Poe được Arnaudov dẫn chứng cho quy luật về sự phụ thuộc tâm sinh lý mà Poe đã vận dụng trong thực tế sáng tác của ông. Ở chương VII, nói về “Chủ nghĩa hiện thực huyễn tưởng”, Arnaudov cho rằng các truyện của Edgar Poe đều đã được xây dựng từ những hồi ức và những truyện hư cấu ấy lại có nhiều điều hợp lý. Nhưng điều nhà nghiên cứu này đồng tình với Poe và đánh giá cao thiên tài kì dị này là ở quan điểm “Thiên tài ch ng qua là kiên nhẫn” khác với quan niệm của nhiều người cho sáng tác là một điều thần bí, thiêng liêng. Triết lý về sáng tác và những lý giải cặn kẽ của Poe về cách sáng tác bài thơ Con quạ được Arnaudov phân tích với ý nghĩa tích cực đó, và nhấn mạnh quan điểm lao động nghệ thuật của Poe rất đáng được học tập ở trang 486. E. Poe thực sự được hiểu rò hơn nhờ những lý giải đó.

Đó là hai luận điểm quan trọng về Poe đã được Arnaudov lý giải phân tích hết sức công phu qua nhiều dẫn chứng thực tế sinh động suốt bề dầy 660 trang của cuốn sách. Công trình này tuy là sự tiếp nhận của một tác giả nước ngoài về Poe nhưng cho đến nay vẫn được giới nghiên cứu văn học Việt Nam đón nhận và trở thành một trong những tư liệu quan trọng đối với việc giải mã hoạt động sáng tạo của nhà văn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022