Tình Hình Giới Thiệu, Nghiên Cứu Phê Bình Edgar Allan Poe Ở Việt Nam


tôn thờ Poe là thần tượng và làm cho nước Pháp cũng như thế giới say mê Poe. Cũng chính Baudelaire là người đã đem E.Poe đến với văn học Việt Nam.

Baudelaire từng kể: “Lần đầu tiên tôi mở cuốn sách của Poe, tôi thấy sợ hãi và thích thú, không chỉ ở đề tài giấc mơ quen thuộc với tôi mà những câu chữ, những ý nghĩ của tôi dường như đã được viết bởi ông, hai mươi năm về trước.”3 [304,1]. Bậc thầy của thơ tượng trưng Pháp này đã dịch tiểu luận Triết lý về sáng tác (Philosophy of Composition) của Poe ngay những năm đầu bước vào con đường văn chương sang tiếng Pháp La Genèse d’un Poème (Sự hình thành một bài thơ), và hấp thụ tinh thần tiểu luận Nguyên lý thi ca (The Poetic Principle) của

E. Poe sâu sắc đến nỗi nhiều tác phẩm của ông trong Những bông hoa ác (Les Fleurs du Mal) mang đậm màu sắc tư tưởng của E. Poe ví như hai tâm hồn sinh đôi “twin souls”. Nhiều nhà văn ở Châu Âu, Dostoievsky của Nga, Lỗ Tấn của Trung Quốc… đều thừa nhận rằng mình đã đến với Edgar Allan Poe từ những bản dịch của nhà thơ tượng trưng nổi tiếng của nước Pháp này. Có thể nói Nguyên lý thơ ca của E. Poe là quan điểm cơ bản của các nhà tượng trưng Pháp.

Baudelaire đã tiếp thu những gì từ mỹ học của Poe? Theo Nguyễn Phú Ghi, đó là ý thức về cái lạ (Les sens de l’etrangeté), tầm quan trọng cuả những giấc mơ (L’ importance du rêve), hình ảnh lý tưởng hoá của người phụ nữ (L’idéalisation de la femme), cảm hứng siêu thoát (L’aspiration à l’au-delà), sự sùng bái cái huyền bí (le culte du mystère). Ba quan niệm cơ bản về thơ của Edgar Poe cũng thể hiện đậm nét trong sáng tác của Baudelaire: Thơ ca là tư duy lý trí chặt chẽ và lao động nghiêm túc, tính toán cẩn thận các hiệu ứng hình ảnh, âm thanh mang đến cho người đọc; Thơ ca là một sự đam mê; Thơ ca là sự sáng tạo nhịp điệu của Cái Đẹp… Với Poe và Baudelaire, giấc mơ là chất liệu tạo nên thơ ca của họ, và thơ là sự tương hợp giữa các giác quan với thơ, nhạc. Đỗ Đức Hiểu cho rằng trong cuộc giao thoa giữa hai nền văn hoá Việt Nam và Pháp, “làn sóng thứ hai” của Thơ Mới “mở đầu với Xuân Diệu, Huy Cận, tiếp đó là Vũ Hoàng Chương, Hàn Mặc Tử, Bích Khê (cả Lưu


3 “The first time I opened a book written by him, I saw with fear and delight, not only themes dreamt by me, but sentences, thought by me, written by him, twenty years before” [304]


Trọng Lư) chịu tác động sâu sắc của Baudelaire và những nhà thơ tượng trưng chủ nghĩa Pháp (Rimbaud, Verlaine, Mallarmé). Lớp nhà Thơ Mới thứ nhất diễn cảm, lớp thứ hai diễn đạt cái tương hợp.” [92, 154]

1.1.4.2. Các nhà thơ tượng trưng Pháp có ảnh hưởng đến Thơ Mới mà Đỗ Đức Hiểu nêu ở trên hầu như đều là những người chịu ảnh hưởng của Edgar Poesâu sắc ch ng kém gì Baudelaire. Theo Lois Davis Vines, Stéphane Mallarmé (1842-1898) đã từng dịch 36 bài thơ của Poe và tôn Poe làm người thầy vĩ đại (great master) trong bài sonnet làm tên tuổi ông bất tử c ng Poe: Ngôi m của Edgar Poe (Le tombeau d’ Edgar Poe). Mallarmé rất thán phục cách sắp xếp từ ngữ, tính toán chính xác hiệu ứng nơi người đọc và quan niệm độc đáo về tính nhạc trong thi ca của Poe. Ông cho rằng “ngôn ngữ thi ca sẽ thanh lọc (purified)

những ý nghĩa thông tục đời thường của từ ngữ thông qua sự kiến tạo một cách d ng từ mới, vần, nhịp và ngay cả vị trí của các từ trong một trang thơ.”4 [335, 12]. Cách tiếp nhận Poe về mặt ngôn ngữ, âm thanh và kĩ thuật sáng tác của Mallarmé đã là những gợi ý cho nhiều nhà Thơ Mới Việt Nam. Nguyễn Giang cũng yêu thích và chọn dịch ra tiếng Việt từ những bản dịch thơ Poe của Mallarmé. Còn Jakobson thì cho rằng bản dịch của Mallarmé chính xác hơn Baudelaire. Dầu vậy, Baudelaire và Mallarmé đã làm được điều mà chưa ai làm được cho Poe: biến ông trở thành bất tử ở Pháp và Châu Âu.

Kế thừa Baudelaire và Mallarmé, Paul Valéry (1871-1945) còn chịu ảnh hưởng của Poe sâu sắc hơn cả hai nhà thơ đi trước. Đề cao thơ thuần tuý và sáng tạo nghệ thuật có ý thức, P.Valéry coi “Poe là bậc thầy về thơ ca”. Chất trí tuệ và kịch (drama) trong truyện ngắn và các tiểu luận văn học của Poe đã truyền cảm hứng và để lại dấu vết trong nhiều tác phẩm của Valéry. Ông tự thú rằng đã “tìm thấy nơi Poe sự thông minh, sự quyến rũ vì tính máy móc táo bạo gần giống như toán học, đưa vào sự cấu tạo thẩm mỹ.” [19, 46]. Nhà thơ Pháp này còn có mối giao lưu thú vị với nhiều trí thức tây học Việt Nam. Nguyễn Văn Huyên đã từng mượn câu thơ của

4 Mallarme envisioned a poetic language that woule be purified of everyday meaning through the creation of new usage, rhythm, rhymes, and even the posiyion of the words on the page.[Poe aboard, 12 ]


Valéry “Le vent se lève!...Il faut tenter de vivre” (Gió đã nổi lên!...Phải cố mà sống!) làm lời đề từ cho luận án Tiến sĩ văn chương bằng tiếng Pháp “Hát đối của nam nữ thanh niên ở Việt Nam”, bảo vệ tại Paris năm 1934 của ông. Ngược lại, Valéry cũng rất thú vị khi đọc công trình này. Hà Văn Tấn cho rằng Valéry đã tìm thấy trong đó “những phân tích chứng minh thêm cho quan niệm về thơ của mình. Đó là ba quy luật của mọi thơ ngẫu nhiên, ý nghĩa hình thức mà người sau thường bàn tới như những cách tân.” [254, 53]. Cho đến nay, quan niệm của Valéry và các nhà tượng trưng Pháp vẫn là những trích dẫn kinh điển có mặt trong hầu hết công trình lý luận phê bình về thơ của giới nghiên cứu phê bình Việt Nam.

Suốt nửa sau thế kỉ XIX, sáng tác của Poe cũng in đậm dấu ấn trong nhiều cây bút văn xuôi Pháp. Guy de Maupassant (1850- 1893) từng thích thú đọc Poe và áp dụng lý thuyết sáng tác truyện ngắn của Poe với nguyên tắc “một hiệu quả duy nhất” (unity of effect) trong những câu chuyện của ông. Paul Verlaine (1844-1896) cũng chịu ảnh hưởng Poe ở quan điểm: “Nghệ thuật độc lập với Đạo đức, Chính trị cũng như Triết học và Khoa học.” 5 Còn Arthur Rimbaud (1854-1891) nhà thơ “nổi loạn”, khi mới 22 tuổi, đọc Poe qua bản dịch

tiếng Pháp đã ca ngợi Baudelaire là “Vua của các nhà thơ, một Thượng Đế đích thực” (The King of Poet, a True God). Dấu vết Poe cũng có thể tìm thấy trong cách sử dụng vần điệu, âm thanh trong tập thơ t m a địa ngục (Une Saison en Enfer) của Rimbaud. Một số truyện phiêu lưu khoa học viễn tưởng của Poe như

ản thảo tìm thấy trong chai, Rơi xuống xoáy nước Malestrom, Arthur Gordon Pym… được Jules Verne vay mượn nhiều chi tiết để viết truyện Tám mươi ngày vòng quanh thế giới (Around the World in 80 Days, Hành trình vào trung tâm trái đất (Journey to the Center of the Earth). Những tên tuổi và tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ Pháp này cũng đã từng đi vào kinh nghiệm đọc của nhiều thế hệ độc giả Việt Nam như ngôn ngữ và văn hoá Pháp.

1.1.4.3. Với văn học Việt Nam, Baudelaire và văn học Pháp nói chung là một sự gặp gỡ của số phận. Và số phận ấy đã đưa chúng ta đến một cơ duyên gặp gỡ


5 "L'Art est indépendant de la Morale comme de la Politique, comme de la Philosophie, comme de la Science”.


thiên tài kì lạ Edgar Poe. Quan điểm mỹ học về Cái Đẹp của Poe, những đề tài giấc mơ, cái chết của người phụ nữ đẹp, sự huỷ diệt và tái sinh (rebirth), tình yêu và cảm hứng say mê, sự s ng bái cái bí ẩn, siêu thoát của Poe đã thẩm thấu qua cảm quan nghệ thuật của tâm hồn song sinh Baudelaire và đến với những hồn thơ Việt Nam với một sức hấp dẫn lạ thường. (Phụ lục 7). “Cái thuở ban đầu ấy”, thi ca Việt Nam đã tiếp nhận nó trong tâm thế bị động và đầy đau buồn của những người dân mất nước. Tình thế tiếp nhận đặc biệt này chính là chất xúc tác để những cái chán chường và nỗi đau trong tâm thức dân tộc được b ng lên qua lối thoát văn chương. Và, không ít nhà thơ công khai tuyên bố sự ngưỡng mộ này. Bắt chước Rimbaud, Bích Khê tung hô: “Baudelaire! Người là Vua Thi sĩ” (Ăn mày), Xuân Diệu cũng tâm sự: “Với Baudelaire, tôi đi toàn vẹn vào tính chất hiện đại của thơ.” [184, 191]. Hàn Mặc Tử với những giấc mơ, huyền ảnh, sự phân thân đau đớn và sự trở về từ cái chết; Bích Khê, Chế Lan Viên và những hình ảnh đầu lâu, xương trắng máu trào kinh dị cũng đi từ Baudelaire đến với Edgar Poe. Ngoài Trường thơ Loạn, các thế hệ sau Thơ Mới đã kế thừa những quan điểm thẩm mỹ độc đáo, chủ đề, đề tài mới lạ này và bằng những ‘tố chất” riêng đã cụ thể hoá nó theo cách của chính mình.

Tất nhiên, rất có thể còn có những ngả đường khác để văn học phương Tây, văn học Anh - Mỹ và Edgar Poe đến với người đọc Việt Nam mà chúng ta chưa có dịp tìm hiểu cặn kẽ. Nhưng không thể phủ nhận Baudelaire và các nhà tượng trưng Pháp chính là một trong những chiếc cầu nối quan trọng mà lịch sử trong sự ngẫu nhiên của nó đã mang Poe lại cho chúng ta, “đúng vào lúc thi ca Việt Nam cần thoát khỏi thơ truyền thống, cần có một ngôn ngữ mới, một nhạc điệu mới và một cái nhìn mới mẻ về vũ trụ, nhân sinh.” [275, 47]


1.2. TÌNH HÌNH GIỚI THIỆU, NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH EDGAR ALLAN POE Ở VIỆT NAM

Từ khi có mặt ở Việt Nam, Poe đã được các thế hệ độc giả tiếp nhận như thế nào? Đối tượng đọc- nghiên cứu phê bình của Poe là những ai? Những yếu tố nào tác động, những thay đổi lịch sử nào trong quá trình đọc tác phẩm của Poe? Một cái nhìn tổng quan qua bảng thống kê các con số công trình, bài viết nghiên cứu về sự


hiện diện của Poe ở Việt Nam từ bài đầu tiên (1936) đến nay có thể giúp thấy rò những diễn biến lịch sử ấy qua từng giai đoạn cụ thể về những dãy lịch sử trong diễn trình tiếp nhận Edgar Poe.

1.2.1.Thống kê các bài giới thiệu, nghiên cứu, phê bình về E.A.Poe ở Việt Nam

Để có thể hệ thống 2/3 thế kỉ tiếp cận và tiếp nhận Edgar Poe, chúng tôi đã sưu tầm và khảo sát từ nhiều nguồn tư liệu tiếng Việt, bao gồm toàn bộ những bài giới thiệu trong các tuyển tập dịch tác phẩm Edgar Poe, các bài viết trên các tạp chí, các công trình sách, báo có liên quan đến Edgar Poe hiện có thể tìm được. Riêng nguồn bài viết trên mạng internet thì số lượng không thể khảo sát hết, vả lại nội dung tr ng lặp, độ tin cậy chưa cao nên chúng tôi chỉ chọn lọc những bài tập trung nhất, phản ánh được nhiều mặt những vấn đề độc giả quan tâm từ nguồn website của các cơ quan chính thức đáng tin cậy như: Tạp chí nghiên cứu khoa học của Viện Văn học Việt Nam, Tạp chí Sông Hương, Hội nhà văn, Evăn, Website của một số trường Đại học (ngành văn), Báo Thể thao và Văn hoá, Tuổi trẻ online, Công an nhân dân online…

Có thể tạm sắp xếp những bài viết, công trình này theo trình tự thời gian và mức độ nội dung đề cập. Về thời gian, dựa vào đặc điểm bối cảnh lịch sử tiếp nhận Edgar Poe ở Việt Nam, chúng tôi chia làm 3 giai đoạn: trước 1945, 1945-1975 và từ 1975 đến 2010. Giai đoạn 3, chúng tôi đi vào cụ thể hơn ba thập kỷ tiếp nhận Poe (1975-1986, 1987-1997, 1998-2010) dựa vào những mốc xuất hiện cụ thể các bài viết, công trình về Poe và sự tăng vọt đột biến ở thập kỷ gần đây nhất. Về mức độ, luận án có tách những bài trực tiếp viết riêng về Poe, hoặc có đề cập trong một công trình nghiên cứu về văn học Mỹ nói chung; hoặc chỉ giới thiệu cuộc đời, hoặc phân tích chuyên sâu hơn về một số phương diện trong sáng tác của E.A. Poe thành bảy nhóm (Phụ lục 1) và gộp thành bốn nhóm ứng với bốn cột trong bảngthống kê số lượng 1.1 và biểu đồ 1.2. dưới đây.

Nhóm 1: Các bài giới thiệu trong các tuyển tập dịch truyện, thơ.

Nhóm 2: Các công trình nghiên cứu văn học (NC), văn học sử (VHS), các đề mục trong Từ điển văn học (TĐ).

Nhóm 3: Các bài báo ở các tạp chí khoa học, hội nghị hội thảo. (PBTL)


Nhóm 4: Các bài viết, công trình nghiên cứu về lý luận văn học và ảnh hưởng tiếp nhận của văn học Việt Nam.

Bảng 1.1

Tóm tắt số liệu các công trình, bài viết giới thiệu, và nghiên cứu phê bình về Edgar Allan Poe ở Việt Nam


Giai đoạn


Thời gian

Bài giới thiệu

Công trình nghiên cứu văn học, văn

học sử, từ điển vh


Báo,

tạp chí PBTL


Nghiên

cứu tiếp nhận


Tổng cộng

VHS

NC

1

1936-1945

1

0

0

0

0

4

05

2

1946-1954

0

0

0

0

0

0

0

9

1955-1975

3

2

0

0

3

1

9

3

1976-1986

0

0

1

2

0

3

6


75

1987-1997

2

1

2

0

1

3

9

1998-2010

3

8

10

2

30

7

60

Tổng cộng

9

28

34

18

89

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.

Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 6

(Nguồn: HKO, Phụ lục 1. Danh mục thống kê các công trình, bài viết từ 1936-2009)


Từ bảng số liệu tóm tắt 1.1 ở trên, có thể phác hoạ quá trình tiếp nhận Edgar Allan Poe qua việc giới thiệu, nghiên cứu, phê bình bằng biểu đồ 1.2 sau:

Bảng 1.2

Ba giai đoạn giới thiệu, nghiên cứu, phê bình E.A. Poe ở Việt Nam


35

30

30


25

20

20


15


10

7

5

4

3 3

1

2

3 3

0 0

2

0 0

0 0 0 0

1

3 3 3

1

0

1936- 1946- 1955-

1945 1954 1975

1976- 1987- 1998-

1986 1997 2009

GĐ1 GĐ2 GĐ3

Bài giới thiệu

Công trình nghiên cứu văn học, văn học sử, từ điển vh


Báo, tạp chí

Nghiên cứu tiếp nhận


1.2.2. Nhận xét

Có thể thấy ở giai đoạn một, việc nghiên cứu Edgar Poe rất hạn chế, chỉ mới là những nền tảng, phát hiện tinh tế ban đầu. Chưa có một công trình riêng nào nghiên cứu về Poe. Giai đoạn hai còn có cả một khoảng trống thời kì những năm chống Pháp 1946-1954. Poe không hề được giới thiệu trên cả nước. Còn từ 1955 đến 1975, ở miền Bắc tiếp tục một sự trống vắng. Không có tác phẩm nào được dịch. Không có công trình nào nghiên cứu về Poe. Số liệu 9 bài viết, công trình trên bảng thống kê đều xuất hiện ở miền Nam, mà chủ yếu là đô thị Sài Gòn. Điều này xuất phát từ hiện thực lịch sử không bình thường của đất nước. Từ sau 1954, đất nước bị chia cắt thành hai miền, hai thể chế chính trị khác nhau đã dẫn đến hai bức tranh tiếp nhận văn học khác nhau. Sang giai đoạn ba, trong thời kì mười năm đầu cả nước thống nhất thì tình hình tiếp nhận phê bình E.A.Poe của các nhà phê bình Việt Nam cũng chỉ mới là những tín hiệu thưa thớt. Có ba công trình nghiên cứu có nhắc đến Poe là một công trình dịch Tâm lý học sáng tạo văn học của nhà nghiên cứu Bungari Arnaudov, được dịch từ tiếng Nga, và hai đề mục trong bộ Từ điển văn học. Ba công trình có đi vào hướng tiếp nhận ảnh hưởng Edgar Poe là Phong trào Thơ Mới của Phan Cự Đệ (1982), một bài giới thiệu của Lê Đình Kị và công trình nghiên cứu văn học của Phạm Văn Sỹ Về tư tưởng và văn học hiện đại phương Tây (1986). Các công trình này đều được xuất bản ở miền Bắc. Chỉ từ sau công cuộc đổi mới 1986, c ng với những thay đổi về kinh tế, chính trị, đất nước bắt đầu mở cửa tiếp nhận tư duy mới, tháo bỏ những ràng buộc của cơ chế bao cấp cả trong đời sống vật chất lẫn tinh thần, bình thường hoá quan hệ Việt Nam- Mỹ sau chiến tranh, việc tìm hiểu tiếp nhận văn học Mỹ được mở rộng, Poe được “tiếp nhận lại” từng bước và ngày càng được quan tâm rò rệt. Xuất hiện nhiều nhất là vào mười năm đầu của thế kỉ XXI. Giai đoạn này, các bài giới thiệu (vốn rất sơ lược) giảm h n đi, thay vào đó là các bài viết, tiểu luận (chuyên sâu hơn) trên các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Văn học nước ngoài, Văn nghệ trung ương. Đồng thời có một sự tiếp sức nổi bật từ các tạp chí khoa học của các trường Đại học trong cả nước mà lực lượng chủ yếu là các giảng viên đại học. Số lượng bài viết ở nhóm này chiếm đến 34 bài (39,5%) trên tổng số 86 bài viết, công trình nghiên cứu về Edgar Poe từ 1936 đến


nay. Nhiều công trình lý luận phê bình văn học nước ngoài theo những phương pháp tiếp cận mới được dịch ra tiếng Việt cho thấy sự quan tâm của những nhà nghiên cứu Edgar Poe ở Việt Nam. Những nghiên cứu này đã góp phần không nhỏ trong việc cập nhật những nghiên cứu mới nhất về Poe.

Chúng tôi cũng điểm qua ở chương một này chín bài giới thiệu mở đầu các tuyển tập dịch truyện ngắn của Edgar Allan Poe trong 35 lượt xuất bản từ 1936 đến 2009. Thực tế đây chỉ là những bài viết ngắn từ hai đến ba trang được dịch giả hoặc nhà xuất bản viết để giới thiệu ấn phẩm của mình. Tuy nhiên, do tính phổ biến rộng rãi của nó, lại có tác dụng góp phần định hướng, gợi lại tầm đón đợi của độc giả, mở ra tâm thế cho người đọc bước vào tác phẩm nên chúng tôi cho rằng những bài viết này cũng có giá trị đặc biệt của nó. Vì thế, có thể xem như một bài nghiên cứu phê bình ngắn, không thể thiếu vắng trong các tuyển tập dịch văn học nước ngoài.


1.3. TIẾP NHẬN EDGAR ALLAN POE QUA CÁC THẾ HỆ NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH VĂN HỌC


Bối cảnh lịch sử - xã hội và văn hoá văn học của mỗi giai đoạn có những đặc điểm khác nhau, để thấy được những cụ thể hoá trong lịch sử tiếp nhận E.A.Poe, chúng tôi đi theo trục cắt ngang cuả lịch sử theo ba giai đoạn trên. Giai đoạn hai và ba do tính chất biến động của sự tiếp nhận, luận án sẽ nhận định cụ thể hơn qua các thời kì: 1975-1986, 1987-1997, 1998-2010.

1.3.1. Giai đoạn 1: Từ đ u thế kỉ đến năm 1945

1.3.1.1. Phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 20 năm đầu thế kỉ mới bắt đầu bước vào cuộc hành trình hiện đại hoá. Nếu mười thế kỉ văn học trung đại thời phong kiến mang đậm chất Nho giáo, lấy mục đích giáo huấn để chở đạo thánh hiền, quan niệm sáng tác là “thi ngôn chí”, thì bước vào nửa cuối thế kỉ XIX đầu XX, như đã nêu ở mục 1.1.1, nền tảng chế xã hội đã thay đổi, văn học hiện đại hướng về phương Tây với khao khát khám phá cái đẹp và những cảm xúc thẩm mỹ mới. Manh nha từ Huỳnh Tịnh Của (1834-1897) và Trương Vĩnh Ký (1837- 1898) với những bài phê bình văn học theo lối Tây phương đầu tiên khi sưu tầm, biên khảo, so sánh văn bản

Xem tất cả 318 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí