1.3.3.2. Có thể kể thêm ba đề mục trong Từ điển tác gia văn học và sân khấu nước ngoài (1982) do Hữu Ngọc chủ biên, Từ điển văn học (1984), và Từ điển Văn học bộ mới (2004) do Nguyễn Đức Nam viết mục từ “PÔ”. Mục đích của ba bộ sách công cụ này hướng tới đối tượng những người làm công tác văn hoá nói chung, các nhà nghiên cứu văn hoá, văn học, nghệ thuật đến những cán bộ giảng dạy, sinh viên học sinh. Tiêu chí chọn lựa tác gia, tác phẩm là: (1) Phải là những giá trị chân chính của chủ nghĩa nhân đạo. (2) Cố gắng gạn đục khơi trong để giới thiệu cái phần tốt đẹp nhất, phần thật sự tinh hoa của con người trong những trường hợp có nhiều vấn đề phức tạp, mâu thuẫn trong cách đánh giá. (3) Phải có ý nghĩa hiện đại, kết tinh những phần tri thức của nhân loại đã đi vào ổn định. Poe là một trong 1500 mục từ mang ý nghĩa đó. Căn cứ vào tiêu chí xét chọn đó, Hữu Ngọc, Nguyễn Đức Nam đã chọn Poe, tác gia có vị trí mở đầu nền văn học Mỹ và được đánh giá cao ở Việt Nam. Còn thế hệ nhà nghiên cứu trẻ như Lê Huy Bắc trong Từ điển văn học nước ngoài- tác gia-tác phẩm (2009) vừa đồng tình vừa bổ sung: “Poe rất thành công trên nhiều phương diện và tác phẩm của ông độc đáo ở chỗ luôn mới, luôn hấp dẫn với bất kì độc giả nào. Vậy nên, tầm ảnh hưởng của ông thật đáng kinh ngạc.” [13,735]. Đọc các mục về Poe từ Hữu Ngọc, Nguyễn Đức Nam đến Lê Huy Bắc, rò ràng, trong ba thập kỉ nay, Poe càng lúc càng được nhìn nhận và đề cao ở Việt Nam.
1.3.3.3. Trong không khí lắng đọng những năm 80, chuyên luận Phong trào Thơ ới của Phan ự Đệ ra đời năm 1982 là công trình hiếm hoi thứ hai có đề cập đến ảnh hưởng của Poe trong suốt gần bốn mươi năm sau khi Poe được dịch ở Việt Nam. Sau Thi nhân iệt Nam của Hoài Thanh với phương pháp phê bình ấn tượng nặng tính chủ quan cảm tính, đây là một công trình đánh giá toàn bộ lịch sử thơ Mới theo quan điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác. Nghĩa là không nhìn nhận vấn đề một cách phiến diện, một chiều, cũng không quá thổi phồng hay thành kiến. Trong chương III, nói về “Quan điểm Mỹ học của các nhà “Thơ Mới” lãng mạn”, Phan Cự Đệ nhiều lần nhắc đến ảnh hưởng gián tiếp của những sáng tác và quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” của Edgar Poe đối với dòng thơ lãng mạn Việt Nam những thập niên ba và bốn mươi của thế kỷ XX qua chiếc cầu nối là dòng thơ lãng mạn Pháp. Ông còn chỉ rò “Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên thích sống về đêm, cái ban
đêm r ng rợn, ma quái như trong thơ văn Baudelaire, Edgar Poe, Mallarmé” [56, 109]. Cụ thể hơn, các nhà thơ này “ Chịu ảnh hưởng những quan niệm thẩm mỹ của Étga Pô (Edgar Poe), kể chuyện ca ngợi những vẻ đẹp của tử thần, và của Bôđơle, kẻ đã mỹ hoá cả cái độc ác, cái ghê tởm, cái vô đạo đức…” [56, 67]. Theo Phan Cự Đệ, đó là “quan niệm bệnh tật về cái Đẹp” và càng về sau, càng “gần gũi quan điểm của các nhà văn lãng mạn phản động phương Tây” [56, 76]. Đứng trên quan điểm duy vật lịch sử và đường lối văn nghệ của Đảng, tác giả công trình tuy đã cố gắng gạn đục khơi trong khi đánh giá cao những cách tân của các nhà thơ Mới về nghệ thuật, nhưng do mục đích “đấu tranh chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của thơ ca lãng mạn trước 1945, cũng như toàn bộ phong trào thơ ca lãng mạn phản động sau này” [56,8] nên không khỏi có cái nhìn phê phán phủ định những ảnh hưởng từ Poe, và Baudelaire hơn là đồng cảm, ca ngợi. Đặt trong bối cảnh đất nước thời kì quá độ những năm 80, nhu cầu xây dựng một nền văn hoá văn học cách mạng là vô c ng cấp thiết, nhất là ở các thành thị miền Nam trước đây. Phan Cự Đệ không khỏi có một sự né tránh nhất định khi đánh giá ảnh hưởng Edgar Poe, và đang cố gắng định hướng cho thế hệ thanh niên xoá cái gì, giữ cái gì và xây những gì trong những ngày tháng giao thoa cũ - mới đầy phức tạp ấy.
Nhưng cũng chính ngòi bút này, hơn mười năm sau, trong chuyên luận Hàn
ặc Tử, phê bình và tưởng niệm (1993) đã có một cách đọc khác về Hàn Mặc Tử và những ảnh hưởng phương Tây của nhà thơ khi sử dụng “đôi mắt” mới mẻ và hào phóng của thời kỳ đổi mới, và nhất là kinh nghiệm đọc trong mấy chục năm giảng dạy văn thơ lãng mạn ở các trường đại học để tiếp cận những tiểu luận phê bình và con người đức tin, con người xã hội của Hàn Mặc Tử một cách khách quan, công bằng hơn. Thú vị hơn, năm 2007, Phan Cự Đệ lại là người đầu tiên phát hiện dấu vết Edgar Poe trong kỹ thuật xây dựng truyện kí Pháp ngữ của Nguyễn Ái Quốc mà chúng tôi sẽ đề cập ở chương 2. Hoạt động “đọc lại”, “tiếp nhận lại” này cũng cho thấy một khả năng có sự đọc sai tác phẩm của Poe do những nguyên nhân lịch sử bên ngoài mà tác phẩm chịu sự tác động, dẫn đến những khác biệt trong diễn trình tiếp nhận Poe của Phan Cự Đệ.
C ng quan điểm Marxist và mục đích sáng tác như Phan Cự Đệ, còn có Phạm Văn Sĩ với công trình ề tư tưởng và văn học hiện đại phương Tây: Phác thảo phê bình m t số trào lưu tư tưởng và văn học hiện đại chủ nghĩa ở phương Tây (1986). Tác giả đã lặp lại và tiếp tục kh ng định những ý kiến Hoài Thanh và Phan Cự Đệ đã phát hiện trước đó về ảnh hưởng của Poe với các nhà thơ Mới. Nhưng không lý giải, đi sâu thêm. Xu hướng chính là phê phán quan điểm tách nghệ thuật khỏi thực tiễn xã hội của các nhà thơ chịu ảnh hưởng Poe. Ở mục “Freud phân tâm học và văn học hiện đại ở phương Tây”, Phạm Văn Sĩ đã giới thiệu bài phân tích nổi tiếng của Jacques Lacan về truyện ngắn Lá thư bị đánh cắp của Poe và nhấn mạnh “cái vô thức cá nhân dưới dạng cá nhân tự dối mình” cũng như tính phức tạp của lời nói, thông báo nhằm chứng minh “có sự gặp gỡ giữa phân tâm học với ký hiệu học và cấu trúc luận” [233, 192-96]. Điều này là một phát hiện mới trong nội dung tiếp nhận Poe, song cũng cho thấy tác giả có những mâu thuẫn trong sự tiếp nhận thể loại truyện ngắn và quan điểm sáng tác thơ của E. Poe.
1.3.3.4. Giai đoạn 1987-1997: Năm 1987 là một bước ngoặt quan trọng trên con đường phát triển đất nước. Với phương châm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, n i rò sự thật , Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) đã nghiêm khắc tự phê bình về những sai lầm đã qua và đề ra đường lối đổi mới toàn diện nhằm đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, đi vào thế ổn định và phát triển.Nhận thức được những yếu kém, tụt hậu của mình đối với khu vực và thế giới, chính sách Đổi mới đã làm thay đổi h n bộ mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá văn học. Khái niệm “cởi trói” như một cảm hứng sáng tạo mới b ng lên trong đời sống văn học nghệ thuật. Những giá trị tốt đẹp trước đây do chiến tranh làm xao lãng, giờ đã được phục hồi. Năm 1987, tác phẩm Con cánh cam vàng (The Gold Bug) của Poe do N.H Việt Tiến dịch được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản, mở ra sự “hồi sinh” của Edgar Poe trong lịch sử tiếp nhận ông ở Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Giới Thiệu, Nghiên Cứu Phê Bình Edgar Allan Poe Ở Việt Nam
- Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 7
- Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 8
- Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 10
- Đặc Điểm Quá Trình Tiếp Nhận Edgar Allan Poe Trong Sáng Tác
- Văn Xuôi Pháp Ngữ Nguyễn Ái Quốc Và Edgar Allan Poe
Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.
Nhìn danh mục các công trình nghiên cứu phê bình về Edgar Poe thời kì 1987-1997 có thể thấy Poe đang từng bước được đón nhận với tất cả sự trân trọng và rộng mở. Nghiên cứu phê bình có Edgar Allan Poe, bài viết của nhà văn-nhà lý luận văn học Nga Pautovski được in trong tập Truyện kinh dị của Hoàng Văn Quang
(1989), “Edgar Allan Poe thi sĩ của mất mát và cái đẹp” của Daniel Hoffman (giáo sư Đại học Louisiana, Hoa Kì) giới thiệu cuộc đời và tác phẩm E.A.Poe được đăng trên Văn nghệ trẻ (1996). Trên Tạp chí văn học cũng có bài “Lịch sử văn học Mỹ nhìn dưới góc độ thị trường và tiêu thụ” của Lê Đình Cúc (1997).
Giới thiệu về Poe trong hai tập truyện dịch cũng chi tiết hơn. Không như các dịch giả trước, cả hai “Lời nói đầu” của dịch giả Đào Xuân Quý và Hoàng Văn Quang đều lược bỏ hầu hết nội dung giới thiệu tiểu sử Edgar Allan Poe, chỉ điểm một vài nét khi phân tích nhận xét giá trị tác phẩm. Mỗi dịch giả từ góc độ tiếp nhận của riêng mình đã cung cấp thêm những thông tin mới về Poe và sáng tác của ông. Cả hai đều cho rằng tác phẩm của Poe “mới xem thì dễ cho là có tính chất huyền bí, huyễn tưởng, nhưng thực ra lại đều dựa trên cơ sở khoa học và thường là đi sâu vào mặt tiềm thức con người, khơi dậy lương tri của con người trước những hiện thực không lành mạnh của xã hội Mỹ lúc bấy giờ.” [216, 5]. Dịch giả Trái tim thú t i còn dành những dòng kết bài giới thiệu tập truyện dịch của mình cho bài thơ Con quạ. Tuy nhiên, có lẽ vì quá yêu mến chăng mà Đào Xuân Quý đã quá đề cao Poe khi cho rằng “ông đã trở thành nhà văn gần như thần tượng của tầng lớp thanh niên một phần vì tính chất ly kì huyền ảo, song song với tinh thần cao cả tự quên mình thể hiện trong tác phẩm của ông với tư cách là người đi trước, người đổi mới trong thể loaị văn học viễn tưởng, loại trinh thám, tình báo cả trong cách dẫn dắt câu chuyện, cách đặt và giải quyết vấn đề chỉ riêng cuả ông mà thôi.” [216, 6]. Theo chúng tôi, thời của Poe và truyện của Poe chưa đề cập đến thể loại truyện tình báo, và có lẽ cũng chưa có nhà phê bình nào cho Poe là người có “tinh thần cao cả tự quên mình”!
Nhận định của Hoàng Văn Quang về tác phẩm của Poe cũng tương tự Đào Xuân Quý, nhưng có bổ sung thêm chi tiết về ảnh hưởng của Poe với văn học thế giới: “Đôxtôiepxki đã nghiêng mình trước sức tưởng tượng mãnh liệt của Poe. Baudelaire và Mallarmé tuyên bố ông là người thầy của họ. Các hoạ sĩ Pháp được khích lệ bởi các chủ đề của ông, còn Debussy đã sáng tác những khúc giao hưởng và nhạc kịch dưới ấn tượng một trong những truyện ngắn của ông” [217,5]. Với tư cách người tiếp nhận, dịch giả Hoàng Văn Quang còn nói lên cảm nhận rợn ngợp của ông: “Poe đã làm chúng ta kinh ngạc như đứng trước một điều gì quá lớn lao, không thể
nắm bắt, cầm giữ…” [217, 6]. Cái kinh ngạc bối rối này, có lẽ bởi thời bấy giờ, những tác phẩm kỳ lạ của E. Poe đã ra ngoài tầm đón đợi của dịch giả.
Hành trình văn học ỹ của Nguyễn Đức Đàn thì xuất hiện trong tình hình chung: sự thiếu vắng trong nghiên cứu về văn học Mỹ. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã mở cửa trên mọi lĩnh vực, văn học Mỹ cũng a vào một cách ồ ạt, việc nghiên cứu phê bình hầu như vẫn là những con số không, hay những khoảng trắng. Đây là một “nỗ lực kịp thời lấp vào chỗ hổng to lớn trong việc tiếp nhận văn học nước ngoài, đặc biệt là văn học Mỹ.” [26, 34] và có ý nghĩa thiết thực góp phần vào việc bình thường hoá quan hệ hai nước Việt - Mỹ sau bốn mươi năm đối đầu như mong muốn của người biên soạn. Nguyễn Đức Đàn không viết riêng phần tiểu sử mà đi ngay vào những cách biểu hiện trong sáng tác của Poe, đề tài cái chết, “bút pháp hiện thực ma quái” mà ông cho là có tính thẩm mỹ cao. Ông cũng đánh giá cao kĩ thuật sáng tác của Poe “đã đưa đến những hiệu quả kì lạ có thể nói là tuyệt vời” [49, 66]. Còn phương pháp sáng tác truyện trinh thám (detective story) của Poe thì “cho phép ông đi đến những suy diễn cực kì chặt chẽ trong cốt truyện. Ông là người đã sáng tạo ra cái thể loại đã được nồng nhiệt hoan nghênh ở Mỹ” [49, 66]. Tác giả dành h n một phần giới thiệu hành trình thơ Edgar Allan Poe và cho rằng “Với Edgar Poe, lần đầu tiên thơ ca Mỹ hoàn toàn đi vào chủ nghĩa lãng mạn”. Quan niệm về cái Đẹp của Poe, sự táo bạo của trí tưởng tượng sáng tạo, ý thức và sự nỗ lực đem lại nhạc điệu cho câu thơ cũng được đánh giá cao. Ở phần này, tác giả đã phân tích đối chiếu sáng tác của Poe với những ám ảnh từ cuộc đời, từ những yếu tố di truyền, bị bệnh thần kinh và sự nghèo khổ, những điều không may mắn đeo đuổi suốt cuộc đời. Thơ ca chính là lối thoát, là giấc mộng lớn của cuộc đời Poe. “Ông chỉ thực sự nghỉ ngơi trong giấc mộng”, đó là “những giấc mơ trong suốt, trong đó sự buồn bã có tính chất dịu dàng và ánh sáng mờ ảo nhiều khi lại giống như phản chiếu từ một thế giới tang tóc.”[49, 115].
Ngoài sự đánh giá cao truyện ngắn và thơ của Poe, tác giả cũng lý giải hiện tượng vì sao trong đồng bào Mỹ của mình, Edgar Poe chưa bao giờ được đánh giá cao như ở Pháp. Bởi Poe ch ng bao giờ nói đến nước Mỹ, cũng ch ng quan tâm đến xã hội. Poe cũng không hề nói đến đạo đức mà chỉ mang đến một thông điệp
thuần tuý nghệ thuật, trong khi, thời đại lúc bấy giờ, văn học Mỹ phát triển theo hướng hiện thực và tự nhiên chủ nghĩa. Không riêng gì các nhà nghiên cứu Việt Nam, người Mỹ cũng “có khuynh hướng đánh giá một nhà văn theo bản thông điệp đạo đức” [49, 67]. Những lý thuyết sáng tác thơ và truyện ngắn của Poe bị coi là phi lý, và bị nhà phê bình Mỹ Ludwig Lewisohn buộc tội “đã biến những điều bất lực của bản thân ông ta thành những quy luật của nghệ thuật.” Thời Poe, nước Mỹ đã đi vào con đường thực tiễn và ra sức tạo nên sức mạnh vật chất nên trí tưởng tượng và những câu chuyện hoang đường, khủng khiếp của Poe ít được chú ý đến.
Nhìn chung, những quan điểm nghệ thuật, lý thuyết sáng tác thơ và truyện ngắn, kĩ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật trong truyện trinh thám và kinh dị, âm thanh và nhịp điệu trong thơ…, tất cả những yếu tố làm nên giá trị của ngòi bút Edgar Poe đều được Nguyễn Đức Đàn tận tuỵ góp nhặt từ nhiều tài liệu bằng tiếng Pháp và thể hiện lại thật chi tiết. Tuy vẫn còn những chỗ cần xem xét do không trực tiếp từ nguyên tác, nhưng chân dung của Edgar Poe đã được phác hoạ khá rò nét.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của Poe cũng bắt đầu được chú ý. Ngay sau 1986, Chế Lan Viên đã làm tuyển tập cho Bích Khê và trong 20 trang lời tựa đã phân tích nêu rò ảnh hưởng Poe trong thơ Bích Khê. Ảnh hưởng của Poe đối với Thế Lữ được Hoàng Minh Châu kh ng định bằng những thông tin về cuộc đời, sở thích của Thế Lữ về truyện trinh thám và kinh dị của Poe cũng như một số tác gỉa phương Tây khác trong “Truyện trinh thám của một nhà thơ”. Bài viết “Ảnh hưởng thơ nước ngoài trong thơ Chế Lan Viên” của Nguyễn Xuân Nam cũng nằm chung trong mạch kh ng định những yếu tố kinh dị, chết chóc mà trào lưu lãng mạn, tượng trưng Pháp đem đến, gián tiếp là Edgar Poe.
Tuy vẫn còn dè dặt và chưa nở rộ như mười năm tiếp sau 1986, nhưng chân dung E.A.Poe trong lần trở lại này được nhìn nhận với một quan điểm rộng mở hơn. Đối tượng tiếp nhận vẫn là thành phần trí thức, nhà văn, nhà báo, giảng viên và sinh viên đại học, nhưng không còn xu hướng phê phán như thời kì 1976-1986 mà cả chín bài viết công trình này đều theo xu hướng đề cao vai trò vị trí hàng đầu và ca ngợi tài năng độc đáo của Poe. Không bài viết nào đứng trên quan điểm giáo huấn, đạo đức để đánh giá con người Poe, cũng không “độc canh” bằng phương pháp duy vật lịch
sử như trước đây. Quan điểm tiếp nhận rộng mở khiến các công trình của thập kỉ này có tính chất bản lề quan trọng, chuẩn bị nền tảng cần thiết cho sự tiếp nhận mang tính “b ng nổ” đối với E.A.Poe thời kì kế tiếp.
1.3.3.4. Thời kỳ 1998-2010: Những năm giao thoa cuối XX đầu thế kỉ XXI là những năm có nhiều dấu mốc quan trọng. Bối cảnh thế giới giai đoạn này đang diễn ra cuộc cách mạng kỹ thuật - công nghệ lần thứ 3, xu thế của thời đại đòi hỏi mỗi dân tộc hoặc tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá hay đứng ngoài tiến trình ấy. Không tham gia vào tiến trình này, chúng ta sẽ không có địa vị bình đ ng trong việc bàn thảo và xây dựng định chế của nền thương mại thế giới, không có điều kiện để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình. Trở thành người ngoài cuộc sẽ bị phân biệt đối xử trong tiếp cận thị trường về hàng hoá, dịch vụ và đầu tư, sẽ rất khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điều đó cũng có nghĩa không thể nào vươn đến giấc mơ xoá nghèo nàn lạc hậu của dân tộc. Từ khi nộp đơn xin gia nhập WTO (1995) cho đến phiên đàm phán song phương với đối tác cuối c ng là Hoa Kì (2006) và chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới, xã hội Việt Nam đã đi một chặng đường dài của tiến trình hội nhập. Khoa học kỹ thuật và sự b ng nổ của công nghệ thông tin, lực lượng sản xuất đã có bước phát triển vượt bậc trên phạm vi toàn cầu. Gần như mọi mặt của đời sống, đặc biệt là giao lưu kinh tế, chính trị và văn hoá với Mỹ không còn rào cản nào. Ở lĩnh vực văn hoá, văn học, nhu cầu mở rộng biên giới văn chương càng trở nên thôi thúc, c ng với văn học Mỹ, sự tiếp nhận E.A.Poe trở nên sôi động h n với hàng loạt bài viết trên các báo, tạp chí, các chuyên luận, công trình riêng hoặc chung. E.A.Poe đã được “phát hiện lại” từ nhu cầu của người đọc và mục đích đổi mới văn học Việt Nam với một mức độ nhiều gấp 4 lần giai đoạn trước nó ở cả dịch thuật, giới thiệu, nghiên cứu, phê bình. (Xem bảng 1.2). Mạng Internet, một kênh thông tin ngày càng quan trọng, có nhiều bài viết tốt ở trong và ngoài nước giúp người đọc có thể cập nhật và tiếp cận Poe trực tiếp bằng nguyên tác. Số lượng những trang tiếng Việt về Poe trên net giờ đã đếm được con số 3820 đề mục. Nếu tính cả các website nước ngoài đã là 16.500 đề mục. Con số này có lẽ vẫn đang thay đổi từng ngày, từng giờ bởi không ngừng được cập nhật từ một lực lượng người đọc mới: giáo viên, sinh viên học sinh các trường đại học và
trung học trong và ngoài nước. Nội dung khá đa dạng, trong đó, truyện kinh dị và các sự kiện thời sự về cuộc đời bí ẩn của Poe (và cả game) chiếm dung lượng chính. Những thông tin này cho thấy Poe đang dần đi vào đời sống sinh hoạt văn hoá chung của cộng đồng người đọc Việt Nam.
Đặt bên cạnh nhiều tác giả Mỹ khác trong một tuyển tập, nên các lời giới thiệu của Đặng Anh Đào và Lê Huy Bắc không dành riêng cho Poe và tác phẩm của ông mà giới thiệu bao quát toàn bộ các đối tượng. Vì thế cũng không có phần tiểu sử, chỉ điểm qua tên tác giả với những nét chấm phá, chủ yếu là đề cao. Hai tuyển tập ra đời chỉ cách nhau ba năm nên cũng không có nhiều khác biệt. Trong Truyện ngắn Châu ỹ, có tổng số 18 tác giả được tuyển thì ba tác giả E.A.Poe, W. Irving và J. London được Lê Huy Bắc chọn dịch ba truyện, các tác giả khác chỉ chọn một truyện. Sự ưu ái này có lẽ vì Poe được người tuyển chọn đánh giá là một “tên tuổi tiêu biểu được xếp vào hàng cự phách” và còn nhấn mạnh: “Đặc biệt là Poe, người được các nhà nghiên cứu cho rằng c ng với Sekhov (Nga), Maupassant (Pháp), là ba bậc thầy có ảnh hưởng cực kỳ to lớn trong làng truyện ngắn thế giới.”[10, 10]. Năm sau, 2001, trong Hợp tuyển văn học Châu ỹ, Lê Huy Bắc đã giới thiệu đầy đủ hơn tiểu sử Edgar Allan Poe và nhấn mạnh Poe là một trong “những khuôn mặt đang lừng danh trong văn đàn đương đại.” [11, 7].
Về công trình nghiên cứu, nổi bật là của Hữu Ngọc và Lê Đình Cúc. Tuy nhiên, công trình của Hữu Ngọc mang tính chất giới thiệu văn hoá còn Lê Đình Cúc phục vụ cho việc giảng dạy văn học Mỹ nên đậm tính giáo khoa. Công trình khá đồ sộ 848 trang của Hữu Ngọc đúng như tên của nó: Hồ sơ văn hoá ỹ (A ile on American Culture) chỉ dành cho văn học một cuộc ‘dạo chơi” ngắn ngủi. Tác giả cũng “không muốn làm công việc sư phạm” [198, 11], nên vườn văn Mỹ chỉ là những nét chấm phá đơn sơ. Nhưng qua mỗi chặng đường, ông đã kịp khắc những dấu ấn không sao nhầm lẫn. Và bước chân lang thang (wandering) của ông đã dừng lại ở Edgar Poe với những cảm xúc và kiểu phân tích thật ấn tượng. Edgar Poe hiện lên qua kí ức thời học trường Bưởi mà thời gian không làm phai nhạt c ng hai tác phẩm mà Hữu Ngọc chắc chắn đã từng yêu mến ngay từ lần đọc đầu tiên: Con cánh cam vàng và Con quạ. Hữu Ngọc cũng là người đầu tiên đề cập “Poe là người tạo ra