Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 3


“Con đường thơ Bích Khê” trong công trình Vì m t nền lý luận văn học dân t c- hiện đại của ông do Nxb Văn học xuất bản năm 2009. Cũng trong công trình này, bài viết “Từ thi học so sánh, thử tìm nguyên nhân hài hoà giữa thơ Đường với thơ tượng trưng Pháp trong Thơ Mới Việt Nam”, Phương Lựu đã chọn phân tích tiểu luận Nguyên lý thơ (The Poetic Principle) của E.Poe để đưa ra một lý giải thú vị: nguyên nhân giúp thơ Poe dễ đi vào lòng người đọc Việt Nam bởi rất gần với yếu tố phi lý tính trong triết học của Lão Trang, và tính nhạc siêu huyền trong thi học Phật Lão Trung Hoa vốn đã có trước Poe từ rất lâu. Nguyễn Văn Dân trong Nghiên cứu văn học - Lý luận và ứng dụng (1999) cũng nhắc lại những phát hiện của Hoài Thanh trước đây về ảnh hưởng Edgar Poe trong thơ Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, và phong cách huyễn tưởng của E.Poe trong truyện của Thế Lữ mà chúng tôi đã nêu ở mục trên. Và cũng như các công trình khác, chỉ mới dừng lại ở một nhận định.

Gần đây hơn, nhà văn Ngô Tự Lập trong “Lời động viên của Edgar Allan Poe” ( inh triết của giới hạn, 2005), là người đầu tiên trực tiếp thừa nhận ảnh hưởng E.Poe đối với sáng tác của mình khi đề cao quan niệm “nghệ thuật là sản phẩm của trí tuệ” do Poe đề xướng. Trong ăn chương như là quá trình dụng điển (2008), Ngô Tự Lập chọn kĩ thuật sử dụng điệp khúc tạo thành “hiệu ứng đưa nôi” kinh điển mà nhiều người học tập trong bài thơ Con quạ và tiểu luận Triết lý sáng tác của E.Poe như một “điển cố” quen thuộc của văn chương. Ông cũng kh ng định Poe là “bậc thầy của loại truyện có những đột biến.” [127, 163]. Đi sâu hơn, bài viết “Cổ mẫu cái bóng” của Đào Ngọc Chương trong Huyền thoại và văn học (2007) đã phân tích “cuộc đối thoại giữa hình và bóng” trong hai tác phẩm tiêu biểu của Poe: William Wilson và bài thơ Con quạ, qua đó, đề cao ý nghĩa triết học và nhân văn của tác phẩm. Các công trình nghiên cứu của hai tác giả này cho thấy tác phẩm của Poe ngày càng hé lộ những giá trị mới thực sự được giới nghiên cứu phê bình quan tâm.

Có thể kể thêm một số bài giới thiệu và tiếp nhận Poe trên các website như: “Nỗi thống khổ của Edgar Allan Poe” trên vanchuongviet của Vò Công Liêm (2008) và công trình biên khảo “Edgar Allan Poe” của Trần Thị Bông Giấy trên tranthibonggiay.net... (2008), giới thiệu khá kỹ về cuộc đời Poe. Bài “Ảnh hưởng của thơ Pháp trong Thơ Mới và thơ Bích Khê, Hàn Mặc Tử” trên website của Thuỵ Khuê


nêu ảnh hưởng gián tiếp của Poe đối với một số nhà thơ mới, nhất là Hàn Mặc Tử, Bích Khê. Trên các website của evan, congannhandan, vn.detective, thethaovanhoa.vn… ngoài các bài về cuộc đời và cái chết bí ẩn của Poe (Phụ lục 1), còn có loạt bài viết về truyện trinh thám của Phạm Cao Củng và cây bút trẻ Di Li được Trần Thanh Hà giới thiệu trong “Thời vàng son của tiểu thuyết trinh thám Việt Nam”, “Trinh thám Việt”; Cao Việt Dũng với chuyên đề “Văn học trinh thám Việt Nam, bao giờ trở lại”... nhưng chỉ có một dòng nhắc đến Edgar Poe ở vị trí người khai sinh thể loại truyện trinh thám thế giới. Các truyện r ng rợn của E.Poe còn bước qua lĩnh vực điện ảnh trong phim kinh dị của đạo diễn B i Chí Vinh theo lời kể của anh khi được phỏng vấn lý do vì sao chọn thể loại này. [376]. Trên các website văn học (vnthuquan, thivien, VietFunStory...), một số bài thơ và truyện ngắn tiêu biểu của Poe đã được phổ biến rộng rãi. Đặc biệt, Poe còn thu hút được sự quan tâm của không ít học sinh trung học phổ thông và cơ sở. Số lượng công chúng thuộc nhiều tầng lớp của Poe trên các kênh thông tin mạng ngày càng tăng, cho thấy Edgar Poe cũng đang được yêu thích bởi một đối tượng độc giả trẻ, có trình độ, khá đa dạng trong “thế giới số” của thời đại công nghệ thông tin hiện nay.

Trên các báo chí hàng ngày, tuần san, tập san như Công an nhân dân, Tuổi trẻ, Thanh niên, Sunflower, Văn hoá thể thao… rải rác cũng có một số bài viết giới thiệu về cuộc đời Edgar Poe và tác phẩm của ông nhưng hầu hết là những mẩu tin ngắn mang tính chất thông tin cập nhật nhân các sự kiện về Poe, nhất là dịp kỉ niệm 200 năm ngày sinh Edgar Allan Poe từ tháng 1-2009 đến tháng 10-2009.

Ngoài ra, chúng tôi có tham khảo mười bốn công trình lý luận nghiên cứu về Edgar Poe của các tác giả nước ngoài đã được dịch ra tiếng Việt. Tuy không là những nghiên cứu tiếp nhận của bản thân người đọc Việt Nam nhưng từ khi trở thành các bản tiếng Việt, các công trình dịch này đã có một cuộc sống mới bởi những chủ thể tiếp nhận mới. Sự chọn lựa dịch cái gì, dịch của ai, trong các thời điểm nào của các dịch giả là điều luận án quan tâm, bởi nó cho thấy Edgar Poe có sức thu hút những người đọc đặc biệt: các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp và giới nghiên cứu đại học, một đối tượng đọc hết sức chọn lọc. Và những vấn đề mà thế giới đang nghiên cứu về Poe, nhờ các bản dịch này đã cung cấp cho người đọc Việt Nam những thông


tin cập nhật kịp thời, chủ động mở rộng nhiều hướng tiếp cận Poe về mặt lý luận, không còn dừng lại ở mức độ cảm tính như giai đoạn trước, góp phần tác động lại tầm đón đợi của người đọc Việt Nam. Có thể kể những công trình tiêu biểu như: Tâm lý học sáng tạo văn học cuả M. Ar.Nauđốp (1978), Nước và những giấc mơ của tác giả Gaston Bacherlard trong công trình Phân tâm học về văn hoá nghệ thuật do Đỗ Lai Thuý dịch và biên soạn (2000), cả hai tìm hiểu sâu, lý giải đặc điểm tâm lý sáng tác của chủ thể sáng tạo Edgar Poe. Về ngôn ngữ, có công trình khá đặc sắc của Jakobson: Thi học và Ngữ học-Lý luận văn học phương Tây hiện đại, do Trần Duy Châu biên khảo, do Nxb Văn học xuất bản năm 2008. Kết hợp vận dụng thi pháp cấu trúc học, ngôn ngữ học và lý thuyết thông tin, Jakobson đã chỉ rò tài năng của Poe trong sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật và kh ng định các nội dung ngữ nghĩa của một thông điệp được tạo lập qua hành động đọc cụ thể của từng đối tượng ở những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Về thể loại, có hai tiểu luận đáng chú ý của Jorges Luis Borges do Ngô Tự Lập dịch: “Thơ là sản phẩm của trí tuệ: Edgar Allan Poe và bài thơ Con quạ” (1998), và “Edgar Allan Poe và truyện trinh thám” (2002). Cũng nghiên cứu về thể loại, còn có công trình Dẫn luận về văn chương kì ảo của Todorov (2008) do Đặng Anh Đào và Lê Hồng Sâm dịch. Sáu công trình này là những tư liệu có giá trị và góp phần không nhỏ trong việc tiếp cận, nghiên cứu các tác phẩm E.A. Poe ở nhiều góc độ khác nhau. Riêng Edgar Poe khát khao sáng tạo và huỷ diệt của Jacques Cabau (Pháp) do Khổng Đức dịch, xuất bản năm 2009 là công trình đầu tiên viết riêng về Edgar Poe, song theo hướng dựa vào tiểu sử để soi rọi, giải mã tác phẩm qua những ẩn ức tính dục phân tâm học nên có nhiều chỗ đánh giá chưa thật chính xác, nặng tính phê phán con người Edgar Poe. Tiếc rằng tài liệu này không ghi tên nguyên tác nên không thể kiểm tra độ lệch do Jacques Cabau hay từ việc dịch thuật. Bảy công trình còn lại là các bài báo dịch từ nhiều nguồn tiếng Anh, Pháp, Nga giới thiệu sơ lược về cuộc đời, tác phẩm tiêu biểu hoặc tôn vinh Poe nhân dịp kỉ niệm 150, 155 năm ngày mất của E.A. Poe. Tuy nội dung còn sơ lược nhưng sự có mặt của các bài báo này cũng phản ánh một thực tế: Edgar Allan Poe được công chúng bình dân tiếp nhận rộng rãi trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng trong sinh hoạt văn hoá nghệ thuật ở Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.


Ở các trường Đại học, tuy muộn, nhưng Edgar Poe cũng là một trong những tác giả Mỹ được quan tâm trong các đề tài nghiên cứu, luận văn, luận án. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (1991-2001) của tác giả Nguyễn Hữu Hiếu “Sự tiếp nhận văn học Mỹ ở Việt Nam” là đề tài tiếp nhận đầu tiên đã dành hơn ba trang giới thiệu sự có mặt khá sớm của Poe trong văn học Việt Nam và lý giải những bất hợp lý, mất cân đối trong tiếp nhận những sáng tác của Poe mà chúng tôi có nhiều điểm đồng tình tuy chưa nhất trí về mốc xuất hiện đầu tiên của Poe ở Việt Nam là 1944. Năm 2003, luận văn thạc sĩ đầu tiên bằng tiếng Việt của chúng tôi Cái Đẹp, Tình yêu và nỗi ám ảnh về Cái chết trong thơ Edgar Allan Poe đã được bảo vệ tại Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài đã giới thiệu cuộc đời, sự nghiệp, quan điểm nghệ thuật, ba chủ đề chính, đặc điểm bút pháp tượng trưng trong thơ Edgar Poe và bước đầu kh ng định ảnh hưởng của Edgar Poe với văn học Việt Nam và văn học thế giới. Đó cũng là cơ sở để chúng tôi phát triển thành luận án này. Năm 2004, ở miền Bắc, luận văn thạc sĩ Cái anstactic trong truyện ngắn Edgar Poe được Lê Nguyên Long bảo vệ tại Đại học Sư phạm Hà Nội, góp thêm một mảng nghiên cứu về nét nổi bật nhất trong văn xuôi của Poe, cái làm nên “truyện lạ Edgar Poe”.

Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 3

Tháng 6 năm 2006, tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp Hồ Chí Minh, Đào Thị Bạch Tuyết đã bảo vệ luận án tiến sĩ Edgar Allan Poe với ăn học

iệt Nam. Luận án gồm ba chương: Chương 1 (64 trang): Edgar Allan Poe- con người đa tài bất hạnh; tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam có đề cập trong chương 2 (36 trang). Chương này gồm ba tiểu mục: E.A.Poe đến với văn học Việt Nam qua nhận định của giới văn chương Âu Mĩ (6 trang); E.A.Poe trong sự đánh giá của giới văn chương Việt Nam (5 trang), chủ yếu là tổng hợp lời giới thiệu của các dịch giả; và tình hình dịch thuật tác phẩm của E.A.Poe ở Việt Nam (25 trang). Chương 3 (74 trang): Ảnh hưởng của E.A.Poe đối với văn học Việt Nam giai đoạn 1932-1945 về quan điểm nghệ thuật, đề tài, nghệ thuật tượng trưng. Tác giả xác định “trọng tâm là khảo sát cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Edgar Allan Poe” [284, 6-7], và cũng kết luận rằng tác phẩm đầu tiên của Poe được dịch ở Việt Nam là Truyện kì lạ của Vũ Ngọc Phan 1944 [284, 90]. Luận án cũng chỉ dừng lại ở việc xác định Poe là “một trong những nhà văn Mỹ được giới thiệu sớm ở Việt Nam” [284, 89]. Như vậy, có


một vài ý kiến phê bình đánh giá Poe tr ng với đề tài luận án của chúng tôi do c ng nguồn tư liệu, nhưng trọng tâm mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án nghiêng về chủ thể sáng tạo, chỉ dừng lại ở một nhát cắt là mốc 32-45 và cũng mang tính chất nhận định chung chưa chứng minh được các trường hợp tiếp nhận cụ thể. Về cơ bản, khác với đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là tập trung tìm hiểu lịch sử tiếp nhận các tác phẩm của Poe, tầm đón đợi và khoảng cách thẩm mỹ của các thế hệ công chúng, đi sâu những trường hợp cụ thể trong những biến đổi lịch sử không ngừng của thời đại. Do vậy, kết quả nghiên cứu cũng có sự khác biệt. Một số luận điểm chưa thống nhất, chúng tôi có đối thoại và bổ sung để làm rò hơn lịch sử tiếp nhận Edgar Poe ở Việt Nam.

Như vậy, có thể nói, Edgar Allan Poe đã được tìm đọc, giới thiệu và nghiên cứu khá sớm và tương đối nhiều mặt ở Việt Nam, phục vụ nhiều đối tượng tiếp nhận khác nhau. Tuy nhiên, diễn trình tiếp nhận này có sự mất cân đối, phần lớn chỉ mới dừng lại ở cuộc đời bi kịch của tác giả và một số truyện kinh dị, trinh thám quen thuộc. Thơ và tiểu luận của Poe vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nghiên cứu về lịch sử tiếp nhận Edgar Poe vẫn còn là mảng thiếu vắng ở Việt Nam.

D vậy, các công trình, bài viết trên ít nhiều là những gợi ý mà chúng tôi tham khảo, kế thừa và đối thoại bổ sung khi triển khai các luận điểm của luận án.


2.2. Các tài liệu tiếng Anh, Pháp


Edgar Allan Poe cho đến nay vẫn là một tên tuổi được nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học Mỹ và thế giới yêu mến. Chỉ tính công trình đã in thành sách viết riêng về Edgar Poe trong suốt thế kỷ XX cũng không ngừng xuất hiện, từ 1902 đến 1993 trên mạng Amazon.com có hơn 180 đề mục chính được giới thiệu, nhiều công trình được tái bản nhiều lần. Tác phẩm của Poe còn được chuyển thể qua các loại hình âm nhạc, hội hoạ, kịch, v.v…và được giảng dạy trong nhà trường từ lớp 7 đến đại học ở nhiều nước Bắc Mỹ. Năm 2009, kỉ niệm 200 năm ngày thiên tài bất hạnh này ra đời, là năm Edgar Poe được nồng nhiệt đón chào với tầm vóc thế giới sâu rộng hơn bao giờ hết. Ở các nước Châu Âu như Pháp, Nga, Anh, ...các công trình nghiên


cứu về cuộc đời, tác phẩm và ảnh hưởng của Edgar Poe đã bắt đầu xuất hiện từ những năm 1900. Ở Mỹ và một số nước khác, nhiều học giả còn thành lập Hội nghiên cứu Edgar Allan Poe (Poe Studies Association), phần lớn là các giáo sư ở các trường đại học, các nhà văn..., định kỳ công bố những nghiên cứu mới về Poe. Các nhà lưu niệm, bảo tàng E.A.Poe cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động thuyết trình, triển lãm, biểu diễn nhạc, kịch, hội thảo khoa học… về cuộc đời và chủ yếu là đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác của E. Poe. Chính ngay ở nước Mỹ, quê hương của Poe, thiên tài này cũng đang được “phát hiện lại” với khẩu hiệu khá ấn tượng:“Poe is back by popular”. (Poe được trở lại bởi công chúng).

Do bản thân E. Poe và những sáng tác của ông cũng là một hiện tượng phức tạp, có nhiều đánh giá chưa thống nhất, để nắm vững chủ thể sáng tạo trước khi nghiên cứu điều kiện và chủ thể tiếp nhận, chúng tôi đã tìm hiểu hai công trình The American tradition in Literature (Truyền thống Mỹ trong văn học) của Sculley Bradley (1974), và The Norton Anthology of American Literature (Hợp tuyển văn học Mỹ Norton) do Nina Baym tuyển chọn (1989) để thấy rò hơn vai trò, vị trí của Edgar Poe trong văn học Mỹ thế kỉ XIX và hiện nay. Về cuộc đời, luận án đã tìm hiểu năm công trình tiêu biểu: Poe: A life cut short (Poe: Một cuộc đời ngắn ngủi) của Peter Ackroyd (1949), Edgar Allan Poe của Irwin Porges (1969), Edgar Allan Poe: his life and legacy (E.A.P: cuộc đời và những di sản của ông) của Jeffrey Meyers (1991), Edgar A. Poe: Mournful and Never-ending Remembrance (E.A.P. Hồi ức đau buồn và bất tận) của Kenneth Silverman (1992), Edgar Allan Poe: A Critic biography (E.A.P: Tiểu sử một nhà phê bình) của Arthur Hobson Quinn (1997), Poe Poe Poe Poe Poe Poe Poe của Daniel Hofmann.

Về tác phẩm của Poe, chúng tôi đã khảo sát bốn tuyển tập: Complete Stories and Poems of Edgar Allan Poe (Toàn tập truyện ngắn và thơ Edgar Allan Poe) do Bantam Doubleday Dell xuất bản (1984) giới thiệu 66 truyện và 55 bài thơ của Poe. Poe cũng được coi là một trong 15 nhà thơ tiêu biểu thế kỉ XIX của thi ca Mỹ trong Nineteenth-Century American Poetry (Thơ Mỹ thế kỉ XIX) của Spengemann, William (1996). Về lý luận, phê bình, báo chí có Edgar Allan Poe: Essays and Reviews do G. R. Thompson tổng hợp, xuất bản năm 1984. Đồng thời, chúng tôi có


tham khảo đối chiếu nhiều tài liệu từ một số website chính thức của các bảo tàng, nhà lưu niệm Poe như The Edgar Allan Poe Society ở Baltimore, E.A.Poe National Historic Site ở Pennsylvania, Edgar Allan Poe Museum ở Richmond, Virginia... Trong đó, tiểu luận của Eric W. Carlson (1973), nhan đề Poe on the soul of man (Poe với linh hồn con người), phát biểu nhân kỉ niệm năm mươi năm ngày thành lập Hội Edgar Allan Poe ở Baltimore, đã đưa ra những lý giải thú vị về quan niệm “Nghệ thuật vị nghệ thuật” của Poe, làm nên “cái độc đáo Edgar Allan Poe” mà luận án có tiếp thu, vận dụng.

Trở lên là những công trình văn học sử có giá trị cung cấp những tư liệu phong phú về tác giả, tác phẩm Edgar Allan Poe, kh ng định thiên tài nghệ thuật đa dạng, vị trí người khai sinh nhiều thể loại văn học của Edgar Poe đối với văn học Mỹ nửa đầu thế kỷ XIX và được sử dụng giảng dạy trong nhà trường Mỹ. Những khảo sát về tác giả và tác phẩm để nắm vững khách thể nghiên cứu là cần thiết, tuy nhiên, điều chúng tôi quan tâm nghiên cứu ở nguồn tài liệu nước ngoài là lịch sử tiếp nhận Edgar Poe ở Mỹ và một số nước trên thế giới để hiểu thêm quy luật và phương pháp tiếp nhận Edgar Poe, nhất là ở các nước có quan hệ gần gũi với Việt Nam như Pháp, Trung Quốc, Nga, Nhật…

Nghiên cứu tiếp nhận ảnh hưởng Poe đối với một số nền văn học khác, luận án quan tâm trước tiên đến sự tiếp nhận Poe ở Pháp. Đặc biệt là những ảnh hưởng của Poe với Charles Baudelaire, Valéry và các nhà tượng trưng Pháp và Maupassant trong hai công trình: The Influence of Edgar Allan Poe in France (Ảnh hưởng của

E.A.P tại Pháp) của Célestin Pierre Cambiaire in tại New York năm 1927 và Valéry and Poe (Valéry và Poe) của Lois David Vines (1992), vì các tác giả này có nhiều ảnh hưởng đến văn học Việt giai đoạn 1930-1945. Nhận định của tác giả Claude Richard trong tiểu luận Poe studies in Europe: France: “Không nhà phê bình E. Poe người Pháp nào có thể bỏ qua những đánh giá trước đó của Baudelaire hay những phân tích (tâm lý) của Marie Bonaparte. Sự ảnh hưởng gấp đôi này, tôi đoan chắc rằng, đó chính là những trở ngại cho việc nghiên cứu Poe.” [325, 20], cũng được luận án lưu ý khi xem xét một số công trình, nhận định về Poe của các tác giả Pháp được dịch ra tiếng Việt.


Với văn học Anh, luận án có tìm hiểu công trình Edgar Allan Poe's Influence on Sir Arthur Conan Doyle (Ảnh hưởng của E.A.P đối với Sir Arthur Conan Doyle) của tác giả Drew R. Thomas, xuất bản năm 2003. Tác giả này đã dẫn lời Conan Doyle đề cao sáng tác của Poe là “công thức của mọi thời đại” (“A model for all time”) và so sánh đối chiếu nhiều chi tiết tương đồng trong một số tác phẩm của hai tác giả nhằm chứng minh rằng trong thực tế, Conan Doyle đã mô phỏng hình mẫu nhân vật Dupin mà Poe đã sáng tạo để xây dựng Sherlock Holmes. Điều này chúng tôi cho rằng có ý nghĩa quan trọng khi nghiên cứu tiếp nhận E.A.Poe ở Việt Nam, bởi nhân vật thám tử lừng danh Sherlock Holmes vốn được coi là nguyên mẫu của nhiều truyện trinh thám Việt đầu tiên.

Công trình thứ ba được khảo sát là Literary History: Towards a Global Perspective (Lịch sử ăn học: Hướng về viễn cảnh toàn cầu), của Wada, Gunilla Lindberg và ba đồng tác giả khác (2006), do nhà xuất bản Walter de Gruyter (Thuỵ Sĩ) ấn hành. Chủ yếu là chương Detective Story in China (Truyện trinh thám ở Trung Quốc), phần nghiên cứu về sự ra đời của thể loại này năm 1907 ở Trung Quốc với người mở đầu là nhà văn Lỗ Tấn. Các phát hiện này cũng góp phần kh ng định luận điểm của chúng tôi: truyện trinh thám của Poe được tiếp nhận ở Việt Nam từ con đường giao lưu tiếp nhận văn hoá, văn học Pháp chứ không phải từ Trung Hoa như một số ý kiến có đề cập.

Mở rộng bản đồ tiếp nhận Edgar Poe, chúng tôi có tham khảo các công trình: (1) Edgar Allan Poe, how I know him (E.A.P tôi biết ông như thế nào) của Alphonse Smith (1921), (2) Poe aboard: Influence, Reputation, affinities (Poe ở nước ngoài: Ảnh hưởng, Danh tiếng và Sự thu hút ) của tác giả Lois Davis Vines (1999), (3) “Poe in Foreign Lands and Tongues” của bốn tác giả Jeanne Rosselet, Lubov Keefer, Herbert Schaumann và Pedro Salinas (1941); và (4) “The Influence and Reputation of Edgar Allan Poe in Europe” của Dr. William T. Bandy (1959) nghiên cứu về những mốc thời gian đầu tiên và con đường Poe đến với độc giả 12 quốc gia Châu Âu và cả 2 nước Châu Á là Ấn Độ và Nhật Bản. Poe's Reception in Russia (Tiếp nhận Poe ở Nga), của tác giả Joan Delaney Grossman đăng trên Tạp chí của Hội nghiên cứu Poe (Poe Studies) tập VIII, số 1, 1975, tr.24-28, đã tóm tắt con

Ngày đăng: 21/07/2022