Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 2


MỞ ĐẦU


1. L DO CHỌN Đ TÀI


1.1. Edgar Allan Poe (1809-1849) là một hiện tượng độc đáo, kì lạ của văn học Mỹ thế kỉ XIX. Gần hai thế kỉ trước, thiên tài văn chương đột xuất này từng bị nước Mỹ chối bỏ, nhưng rồi không chỉ nước Mỹ mà cả châu Âu từ năm 1909 đã công bố họ “mắc nợ” Poe. Ông được tôn vinh như tác gia Mỹ vĩ đại nhất thế kỉ XIX, là người “khởi điểm của những khởi điểm”. Về thơ, Edgar Allan Poe (E.A.Poe) được coi là nhà lãng mạn báo hiệu sự ra đời của chủ nghĩa tượng trưng. Về truyện, Poe đã sáng tạo thể loại truyện kinh dị và trinh thám duy lý đặc sắc, đặt nền móng cho thể loại truyện khoa học viễn tưởng kiểu Poe. Poe cũng là người báo hiệu cho loại truyện phân tích tâm lý sau này mà Dostoievsky là người kế thừa thành công nhất. Về lý luận và phê bình, Edgar Poe (E.Poe) chính là “lý thuyết gia” của phái “Nghệ thuật vị nghệ thuật” và đã xây dựng nhiều chuẩn mực trong nguyên lý sáng tác thơ ca, truyện ngắn và phê bình văn học mà ngày này vẫn có giá trị. Sự nghiệp văn chương độc đáo, cuộc đời cô độc đầy bi thương ngắn ngủi, cộng với cái chết bí ẩn đã tạo nên một “huyền thoại Edgar Poe” của nước Mỹ.

Sự đánh giá về con người và tài năng E. Poe khi ông còn sinh thời ở chính quê hương nhà văn so với 100 năm trở lại đây đã là một khoảng cách lớn. Ngạc nhiên - yêu thích, lên án - ruồng bỏ, rồi nhìn nhận lại, và đến nay thì tôn vinh là một thiên tài kì dị nhất thế kỉ. Tuy nhiên, một sự kh ng định vô c ng ý nghĩa là độc giả mọi thời, mọi nơi vẫn không ngừng tìm đến tác phẩm của Poe. Tác phẩm của ông còn có tầm vóc thế giới sâu rộng. Ngoài nước Mỹ, nhiều quốc gia ở châu Âu, đặc biệt là Pháp, Nga, Anh, Đức, , Tây Ban Nha…và gần đây hơn là các nước khu vực châu Á: Trung Quốc, Nhật, Hàn đã và đang có nhiều công trình nghiên cứu kh ng định tài năng và ảnh hưởng của E. Poe trong quá trình giao lưu và tiếp nhận văn hoá,


văn học của họ. Vì vậy, có thể nói, E. Poe xứng đáng được xem là “cây bút cự phách của mọi thời” [9, 7], người góp phần định hình nền văn học dân tộc Mỹ và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến văn học thế giới, trong đó có Việt Nam.

1.2. Ở Việt Nam, Edgar Allan Poe là tác giả Mỹ đầu tiên được giới thiệu từ 1917 và có tác phẩm dịch ra tiếng Việt từ 1936. Dấu ấn Edgar Poe tuy có lúc đậm, lúc nhạt, thậm chí có những khoảng trống, khoảng trắng do hoàn cảnh lịch sử chính trị, xã hội chi phối, song, sáng tác của ông vẫn không ngừng hiện diện trong bức tranh toàn cảnh của văn học Việt Nam. Việc một nhà văn Mỹ như E. Poe được quan tâm giới thiệu và dịch ở Việt Nam trong những năm đầu thời thuộc Pháp cũng là một hiện tượng đặc biệt. Bẵng đi một thời gian dài bốn mươi năm ở miền Bắc, hai mươi năm ở miền Nam, Poe hoàn toàn vắng bóng. Thế nhưng, trong hơn hai mươi năm trở lại đây, Poe bỗng được “khám phá lại” với sự “b ng nổ” những tác phẩm dịch, các bài báo, công trình nghiên cứu về Poe so với hành trình bảy thập kỉ trước. Có thể nói Poe là một hiện tượng tiếp nhận độc đáo với nhiều đột biến ở Việt Nam. Ngay việc tiếp nhận Poe trong nhà trường cũng là một hiện tượng đáng chú ý. Tuy Edgar Poe không phải là tác giả chính thức được đưa vào chương trình giảng dạy các cấp như các nhà văn Mỹ tiêu biểu khác, nhưng tác phẩm của ông vẫn lặng lẽ có mặt đều đặn trong nhiều bài giảng, nhiều công trình nghiên cứu, luận văn, luận án cả ở hai miền Nam - Bắc từ 1974 đến nay. Từ thực tế ấy, có thể nói, lịch sử tiếp nhận Edgar Poe vẫn là một câu hỏi chưa có lời đáp đầy đủ, cũng đầy những mâu thuẫn phức tạp như chính cuộc đời tác giả, và là một hiện tượng văn học độc đáo, đáng quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu về nhiều mặt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.

1.3. Mặc d số lượng các bài viết, công trình giới thiệu E.A.Poe có tăng lên, nhiều mặt trong sáng tác của Poe đã được tiếp cận, nhưng cho đến nay, ảnh hưởng của E.A. Poe với văn học Việt Nam vẫn chưa được đánh giá đúng mức. Hầu hết những công trình nghiên cứu về Poe vẫn chủ yếu dừng lại ở việc giới thiệu cuộc đời và đặc điểm trong một số truyện ngắn của ông. Việc tiếp nhận và ảnh hưởng E.A. Poe ở Việt Nam tuy đã được những con mắt tinh tường như Khái Hưng, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan phát hiện từ rất sớm và có sự kế thừa của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu phê bình Việt Nam, nhưng vẫn còn dừng lại ở mức độ phát hiện các dấu hiệu


Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 2

tương đồng khi nói về ảnh hưởng văn học phương Tây nói chung. Vẫn chưa có công trình nào tìm hiểu, lý giải một cách đầy đủ, hệ thống về lịch sử tiếp nhận E. Poe ở Việt Nam cũng như “sự trở lại” của Poe những năm đầu thế kỉ XXI này.

“Lịch sử văn học không chỉ đơn giản là con số cộng các tác giả và tác phẩm, mà còn được hiểu là các tác phẩm và người tiếp nhận trong những biến chuyển lịch sử của nó.” [44, 21]. Do đó, chọn đề tài này, luận án hy vọng qua việc tìm hiểu đặc điểm quá trình tiếp nhận Edgar Poe ở Việt Nam trong dòng chảy lịch sử của nó, thấy được vị trí và đóng góp của Edgar Poe trong tiến trình đổi mới, hiện đại hoá của Văn học Việt Nam trước đây (1930-1945) và hiện nay, kh ng định được bản lĩnh sáng tạo, nhu cầu thị hiếu, thẩm mỹ của các thế hệ độc giả Việt Nam. Đồng thời, ở góc độ một giảng viên, hy vọng góp thêm một tiếng nói trong việc nghiên cứu, giảng dạy Edgar Poe cũng như văn học Mỹ trong giai đoạn giao lưu và hội nhập toàn cầu hiện nay của đất nước.


2. LỊCH S NGHIÊN CỨU V N Đ


Xác định trọng tâm của đề tài là nghiên cứu về lịch sử tiếp nhận Edgar Poe trên các bình diện cụ thể: nghiên cứu phê bình, sáng tác, dịch thuật và giảng dạy qua từng giai đoạn lịch sử nhất định, chúng tôi đã khảo sát các công trình có liên quan đến việc tiếp nhận tác giả ở bốn lĩnh vực trên. Đối tượng khảo sát chủ yếu gồm các bài báo, các công trình giới thiệu, dịch thuật, các sáng tác có ảnh hưởng gần gũi, nghiên cứu tiếp nhận và giảng dạy Edgar Allan Poe ở Việt Nam.

2.1. Các tài liệu b ng tiếng Việt

Mặc d sáng tác của E. A. Poe được giới thiệu ở Việt Nam từ rất sớm, nhưng do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của nước ta phải liên tiếp trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ giành độc lập tự do của dân tộc và bị chia cắt một thời gian dài, nên tình hình nghiên cứu tiếp nhận Edgar Poe ở hai miền Nam, Bắc có lúc bị đứt quãng và phát triển không đồng đều. Từ ngày đất nước thống nhất đến khoảng hơn mười năm trở lại đây, trong các công trình nghiên cứu về văn học Mỹ, Edgar Poe bắt đầu được quan tâm trở lại. Thế nhưng, xét một cách nghiêm ngặt, cho


đến nay, chưa có công trình nghiên cứu tiếp nhận Edgar Allan Poe nào ở Việt Nam. Với quan điểm nhà nghiên cứu là một người đọc đặc biệt, qua sự chọn lựa tác giả - tác phẩm và những vấn đề họ quan tâm cũng phản ảnh một thái độ tiếp nhận nhất định, chúng tôi chọn khảo sát những bài viết, công trình nghiên cứu về tác giả, tác phẩm và tập trung đi sâu những nghiên cứu có tính chất tiếp nhận Poe và ảnh hưởng của Poe như thế nào ở Việt Nam.

Dấu vết của Edgar Poe trong văn học Việt Nam được phát hiện trước cả khi Poe có bản dịch đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1917, cái tên “Edgar Poe” lần đầu tiên xuất hiện trong bài khảo luận “Thơ Baudelaire” của Phạm Quỳnh đã đặt một cái mốc đầu tiên cho sự hiện diện của Edgar Poe. Mười bảy năm sau, trong lời giới thiệu tập Vàng và Máu, Khái Hưng là người đầu tiên nhìn thấy một sự kết hợp: “Tác giả những truyện àng và máu t đêm trăng đã tỏ ra có óc khoa học của Edgar Poe và tâm hồn thi sĩ của Bồ T ng Linh.” (1934). Sau Khái Hưng, có chín lời giới thiệu về Edgar Poe trong các tuyển tập truyện, thơ dịch Edgar Poe của Nguyễn Giang (1936), Từ Chung (1957), Hà Bỉnh Trung (1965), Lê Bá Kông (1967), Đào Xuân Quý (1988), Hoàng Văn Quang (1989), Đặng Anh Đào (1998), Lê Huy Bắc (2000, 2001). Các bài giới thiệu ngắn này chỉ nhằm giới thiệu vài nét về cuộc đời và đặc điểm sáng tác, chưa nghiên cứu về sự tiếp nhận, ảnh hưởng của E. Poe .

Edgar Poe cũng được nghiên cứu ở góc độ tác gia văn học trong các công trình giới thiệu về văn học Mỹ của Đắc Sơn (1965), Nguyễn Đức Đàn (1996), Hữu Ngọc (2000), Lê Đình Cúc (2001, 2004, 2006), Đặng Anh Đào và Lê Huy Bắc (2003) (xem Phụ lục 1). Ngoài công trình Hồ sơ văn hoá ỹ của Hữu Ngọc giới thiệu bốn tác phẩm tiêu biểu của Poe trong bước “dạo chơi vườn văn Mỹ” (Wandering About the Garden of American Literature) của ông, các công trình còn lại chủ yếu là các giáo trình Cao đ ng và Đại học. Với mục đích cung cấp tư liệu cho giảng viên và sinh viên, các công trình này đã giới thiệu khá đầy đủ những nét chính về cuộc đời và trích dẫn, phân tích một số tác phẩm tiêu biểu của Poe ở cả thơ, truyện và phê bình. Vấn đề nghiên cứu tiếp nhận E. Poe cũng chưa được đặt ra.

Đi vào hướng nghiên cứu tiếp nhận rò nét hơn, có mười một công trình tiêu biểu từ đầu thế kỉ XX đến nay. Nội dung đề cập đến quan điểm nghệ thuật, kĩ thuật


sáng tác của Poe và những mức độ tiếp nhận ảnh hưởng của ông đối với văn học Việt Nam (Phụ lục 1). Có thể kể một số công trình tiêu biểu nhất dưới đây.

Năm 1941, trong lời tựa chuyên luận Hàn ạc Tử, 1912-1940, Trần Thanh Mại chắc đã không ngẫu nhiên khi chọn trích lời Walt Whitman phê bình Poe để nói lên thái độ tiếp nhận cuả mình đối với thơ Hàn Mặc Tử: ban đầu là ác cảm, nhưng về sau “thiên tài của Poe vẫn chiếm được một địa vị đặc biệt, và cả đến tôi, rốt cuộc cũng phải nhìn nhận một cách hoàn toàn, và yêu chuộng nó, thiên tài ông ấy và ông ấy.” [163, XV]. Có lẽ Trần Thanh Mại đã dựa vào sự tương đồng kì lạ giữa số phận và thi văn của Poe với Hàn Mặc Tử khi trích dẫn lời phê bình Edgar Poe để đánh gía Hàn Mặc Tử mà không so sánh với Whitman, Baudelaire, Mallarmé… hay tác giả nào khác.

Hoài Thanh trong Thi nhân iệt Nam (1942) là người đầu tiên đã tinh tế phát hiện con đường tiếp nhận gián tiếp Edgar Poe qua nhà thơ Pháp Baudelaire trong sáng tác của Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử. Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh đặc điểm con đường tiếp nhận ảnh hưởng phương Tây của hai nhà thơ Bình Định này cũng như các nhà thơ mới Việt Nam khác là biết kết hợp vốn thi ca ảnh hưởng từ văn hoá Hán hàng ngàn năm gắn bó và đã được Việt hoá tài tình bởi những tâm hồn Việt: thơ Đường luật. Tuy nhiên, Hoài Thanh chỉ đơn thuần đưa ra một gợi ý (d là một gợi ý hết sức có giá trị), chưa hề có dẫn chứng minh hoạ nào cho những cuộc gặp gỡ độc đáo đầu thế kỉ XX mà kinh nghiệm đọc phong phú của ông đã cảm nhận.

Cũng xuất bản năm 1942, trong Nhà văn iệt Nam hiện đại, tập 1, Vũ Ngọc Phan cho rằng truyện trinh thám của Thế Lữ chưa thành công lắm, nhưng về những truyện “ghê sợ” thì “ Đọc truyện Hai lần chết, tôi phải nhớ đến những truyện lạ l ng của Edgar Poe” [201, 684]. Ngoài Thế Lữ, Vũ Ngọc Phan còn nhận định kĩ thuật viết truyện ngắn của Khái Hưng học tập “của Anatole France, của Hoffmann, của Edgar Poe.”[202,43]. Điều này chứng tỏ Vũ Ngọc Phan không xa lạ gì với những tác phẩm của Edgar Poe.

Bẵng đi mười lăm năm, từ 1942 cho đến 1956 mới có bài phê bình nghiên cứu về Edgar Poe của Nguyễn Hiến Lê ở Sài Gòn. Hai mươi năm tiếp theo (1956 – 1975) các bài viết về Poe cũng chỉ xuất hiện ở các đô thị miền Nam. Poe được “phát


hiện lại” qua “Quan niệm sáng tác của Edgar Poe, 5% là hứng” trong Luyện văn II của Nguyễn Hiến Lê in năm 1956. Sau đó, được giới thiệu trên tạp chí Bách Khoa số 4 năm 1957 với tựa đề: “Edgar Poe đã sáng tác bài thơ Con quạ (The Raven) ra sao?” Triết lý sáng tác1 của Edgar Poe được mổ xẻ qua bản dịch từ tiếng Anh cách làm bài thơ nổi tiếng ‘Con quạ’ mà Poe xem như là ví dụ điển hình cho phương pháp

sáng tác của mình. Đây là bài tiếp nhận phê bình đầu tiên về thơ và tiểu luận của Edgar Poe ở nước ta. Tiểu luận t bông hồng cho văn nghệ (1967) của Nguyên Sa đánh giá cao sự sáng tạo đề tài cá biệt “cảm xúc lạ” về “sự kinh hoàng trong tác phẩm Edgar A. Poe” và đồng tình với lối thơ duy lý độc đáo của Edgar Poe. Còn nhà văn Doãn Quốc Sỹ trong Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta (1974) cho rằng truyện ngắn “phải là những câu chuyện kể một hơi, tâm trạng cô đọng, cốt truyện cô đọng” [188, 51]. kiến này khá gần gũi quan niệm của E. Poe khi nói về kĩ thuật sáng tác thể loại truyện ngắn.

Năm 1965, những nhận định của Khái Hưng và Vũ Ngọc Phan trước đây đã được Phạm Thế Ngũ kế thừa và phát triển trong iệt Nam văn học sử giản ước tân biên, nhưng cũng không có phát hiện nào khác ngoài trường hợp văn xuôi Thế Lữ. Cái mới là Phạm Thế Ngũ đã nghiên cứu quá trình tiếp nhận của người đọc khi đối chiếu cuộc đời, những dấu ấn tuổi thơ của Thế Lữ để lý giải vì sao có sự gần gũi giữa Thế Lữ và Poe và ý thức chủ động của Thế Lữ trong việc tổng hợp được Edgar Poe và Bồ T ng Linh theo ý khuyến khích của Khái Hưng. Về thơ, ông cũng đề cao nhờ Poe và các nhà tượng trưng Pháp mà “hình ảnh đã được nâng lên thành biểu tượng” [180, 147]. Còn Lê Đình Kị, trong lời giới thiệu Tuyển tập Thế Lữ (1983), lại cho là “truyện lạ” và truyện trinh thám “theo kiểu Étga Pô” của Thế Lữ gần nhau bởi tài quan sát, óc phân tích sắc bén, trí tưởng tượng dồi dào. Song, vẫn chỉ dừng lại ở một nhận định chung.

Đất nước thống nhất năm 1975, đến 1982, sau Thi nhân iệt Nam của Hoài Thanh đúng bốn mươi năm, Phong trào Thơ ới của Phan Cự Đệ là công trình thứ


1 Nguyên tác: Philosophy of Composition: tiểu luận nổi tiếng của Poe xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam qua bản dịch và bài viết này của Nguyễn Hiến Lê năm 1956. Baudelaire cũng từng dịch là La Genèse d’un poem (Sự hình thành m t bài thơ). Trong luận án này chúng tôi tạm thống nhất theo cách dịch của Nguyễn Hiến Lê.


hai trực tiếp đề cập đến ảnh hưởng của E.Poe đối với một số nhà Thơ Mới, tập trung ở nhóm các nhà thơ của “Trường thơ Loạn”. Vận dụng “quan điểm duy vật lịch sử và đường lối văn nghệ của Đảng” [56, 7], Phan Cự Đệ phê phán việc các nhà thơ này “đi tìm cái Đẹp ở những bờ bến xa lạ của cảm giác, tìm những khoái lạc bệnh tật ở những v ng đất hoang dại chưa được khai phá” [56, 67], và lên án họ càng về sau càng đi vào quan niệm nghệ thuật suy đồi. Cách đánh giá này đã được Phan Cự Đệ tự nhìn nhận lại trong một công trình được cho là “công bằng hơn” nhờ tư duy khoáng đạt của thời kỳ đổi mới: Hàn ặc Tử, phê bình và tưởng niệm (1993).

C ng quan điểm với Phan Cự Đệ, công trình ề tư tưởng và văn học hiện đại phương Tây: Phác thảo phê bình m t số trào lưu tư tưởng và văn học hiện đại chủ nghĩa ở phương Tây của Phạm Văn Sĩ (1986) đã đi vào đặc điểm của chủ nghĩa tượng trưng Pháp, quan điểm mỹ học của Baudelaire và cũng nhấn mạnh “C ng với Bô, nhà thơ người Mỹ Edgar Poe cũng có một ảnh hưởng nhất định với một số thi sĩ Việt Nam” [233, 47] trong quan điểm tách nghệ thuật khỏi thực tiễn xã hội. Nhận định này tiếp tục kh ng định những ý kiến Hoài Thanh, Phan Cự Đệ đã phát hiện những thập kỉ trước và không có lý giải chứng minh thêm, luận án sẽ đi cụ thể hơn những ảnh hưởng này ở chương 2.

Gần đây hơn, các bài viết của Hoàng Minh Châu, Hoài Anh, và Phạm Đình Ân đăng rải rác trong các sách xuất bản năm 1991, 2002 và 2006 bắt đầu lưu ý tình thế tiếp nhận của “người đọc đặc biệt” Thế Lữ. Năm 2006, các bài viết này được tập hợp trong chuyên luận Thế Lữ - về tác gia tác phẩm do Phạm Đình Ân giới thiệu và tuyển chọn. Hoàng Minh Châu dựa vào lời kể của con trai Thế Lữ là Nguyễn Đình Nghi, đã cung cấp một chi tiết nhỏ nhưng có giá trị: sinh thời, Thế Lữ rất thích đọc sách trinh thám. Ba tác giả truyện trinh thám luôn có mặt trong tủ sách gia đình ông là Maurice Leblanc, Edgar Poe và Agatha Christie. Phạm Đình Ân còn kh ng định “Chủ nghĩa duy lý trong truyện trinh thám phương Tây, tập trung cao ở Edgar Poe, đã ảnh hưởng trước tiên, trực tiếp và sâu sắc đến truyện của Thế Lữ và ảnh hưởng một mức độ nào đó vào truyện của những nhà văn khác.” [6, 40]. Chúng tôi cũng tán đồng và làm rò những ý kiến của Hoài Anh: ở Thế Lữ “cả thơ và truyện đều có hơi


hướng Poe, nặng về duy mỹ, mà không đau khổ đến mức bệnh hoạn, tuyệt vọng như Baudelaire.” [6, 513].

Về các trường hợp tiếp nhận cụ thể khác, nhà thơ được xem xét sớm nhất, nhiều nhất trong mối quan hệ với Edgar Poe chính là nhà thơ siêu thoát của văn học Việt Nam: Hàn Mặc Tử. Ngoài chuyên luận đầu tiên của Trần Thanh Mại, các bài viết trên Tạp chí Nghiên cứu văn học của Hoàng Tố Mai “Bài thơ Con quạ và Triết lý soạn tác của Edgar Allan Poe” (2004), Tạp chí Sông Hương “Edgar Allan Poe với Hàn Mặc Tử” của Nguyễn Hồng Dũng và “Dấu ấn Edgar Allan Poe trong thơ Hàn Mạc Tử” của Đào Thị Bạch Tuyết trên Tập san trường Đại học KHXH&NV (2005), đã so sánh quan niệm thơ, hình ảnh trăng, hồn, máu trong thơ Hàn Mặc Tử với thế giới điên loạn của Edgar Poe. Trong đó, bài viết của Nguyễn Hồng Dũng là bài đầu tiên đã đi sâu phân tích vai trò, thành phần của những độc giả đầu thế kỉ XX của Poe. Công trình Tiếp cận văn học Pháp gần đây của Liễu Trương có dành bảy trang để chứng minh rằng thơ Hàn Mặc Tử gần gũi Baudelaire nhất ở những ám ảnh siêu hình và có nhắc đến ảnh hưởng của Edgar Poe với các tác giả Trường thơ Loạn nhờ công dịch thuật của Baudelaire, nhưng chưa nêu dẫn chứng cụ thể nào.

Ch m bài viết của các tác giả: Hoàng Diệp “Điêu tàn thoát ra khỏi cái ta để tìm về cái Ta” trong Chế Lan iên-Thi sĩ tiền chiến (1969), Hồ Thế Hà Người lạ mặt giữa thế giới điêu tàn” in trong chuyên luận Tìm trong trang viết (1998), Trần Mạnh Hảo với bài Chế Lan viên và ba niềm sửng sốt” trên ăn hoá văn nghệ Công an số 6 (1999), đều công nhận thơ Chế Lan Viên trước Cách mạng tháng Tám có ảnh hưởng nhất định của Edgar Poe trong những nỗi ám ảnh không c ng của nhà thơ kì dị này. Trần Mạnh Hảo cho là Chế Lan Viên chịu ảnh hưởng thi pháp Baudelaire và Edgar Poe nhưng không dừng lại ở đó mà còn “cộng với siêu hình tôn giáo và Thơ Đường” [83, 124]. Còn chính Chế Lan Viên, trong lời giới thiệu 20 trang cho tập Thơ Bích Khê do Sở Văn hoá thông tin Nghĩa Bình xuất bản năm 1988 cũng phân biệt từng ảnh hưởng khác nhau: “Quả măng cụt của Khê, ta biết đấy là quả lựu của Valéry. Con quạ trên mồ Khê là con quạ của Edgar Poe, của thơ Mallarmé…” [107, 12]. Điều đó có nghĩa là Chế Lan Viên đã từng có những hiểu biết sâu sắc về E.Poe trước đó. Sau này, Phương Lựu cũng đồng tình với những nhận định trên khi viết về

Xem tất cả 318 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí