hơn.[phiếu 23, 523], Tuy nhiên cũng còn một số ý kiến e ngại “Tác phẩm E.Poe mang tính triết lý sâu sắc nên có phần khó hiểu, không ph hợp với học sinh THPT” [Phiếu số 3]. Sự cân nhắc này có thể còn nặng quan điểm giáo dục theo kiểu cung cấp nhồi nhét kiến thức một chiều trước đây. Nhưng cũng có khả năng nhiều hơn là vì Poe còn quá xa lạ. Thế giới của Poe hình như cách xa hiện thực cuộc sống của chúng ta chăng? Ở Mỹ, tác giả Edgar Allan Poe được giảng dạy từ lớp 7 với nhiều nội dung, tài liệu vô c ng phong phú. Đồng thời Poe cũng là một tác giả đã đi vào sinh hoạt văn hoá truyền thống của người Mỹ và nhiều nước phương Tây trong lễ hội Ma Quỷ Halloween hàng năm. Đánh giá ảnh hưởng Poe với văn học Việt Nam ở câu 10 khá tr ng khít với nội dung luận án đã phân tích ở chương 1 và 2.
Kết lại, qua 535 ý kiến thu thập được, tình hình tiếp nhận Poe vẫn chỉ bó hẹp ở phạm vi ở những địa bàn nhất định, một số trường đại học, một số giảng viên văn học có điều kiện tiếp xúc và yêu mến ngưỡng mộ Poe. Trong đó, Huế, Đà Lạt, Tp.HCM và Hà Nội là nơi gắn bó nhất, có quá trình lâu dài tìm hiểu, học tập và khám phá thế giới bí ẩn của ông. Khánh Hoà, Bình Phước, Tây Ninh, Cần Thơ…là những nơi Poe dường như chưa từng được nghe nói đến. Cách đánh giá về Poe cũng còn những khoảng cách trong từng nhóm đối tượng có điều kiện nghề nghiệp, trình độ khác nhau. Những ý kiến khách quan trên giúp cho luận án kh ng định giả thuyết khoa học đã nêu là đúng đắn và gợi ra những hướng tiếp nhận thú vị, góp phần định hướng việc giảng dạy và nghiên cứu Edgar Poe ở Việt Nam trong tương lai.
3.2.2.3. Khảo sát về sự quan tâm của học sinh THPT với Edgar Poe
Mặc d Poe không được dạy trong chương trình phổ thông các cấp, nhưng điều đó không có nghĩa đối tượng này chưa tiếp cận những tác phẩm kinh dị của ông. Tuy không nằm trong mục đích khảo sát chính của luận án, nhưng để có thêm một kênh thông tin, chứng minh rằng Poe đã được biết, được đọc từ đối tượng trẻ tuổi này, và nên chăng giới thiệu Edgar Poe trong chương trình văn học nước ngoài ở bậc trung học phổ thông (THPT) như một số nhà giáo tâm huyết đề nghị trong các phiếu khảo sát đã thu nhận được, chúng tôi đã thử khảo sát sự quan tâm của đối tượng này trên các website, forum của các trường THPT. Lướt qua kết quả 5 trang đầu tìm
kiếm, chúng tôi nhận thấy các học sinh THPT, và một số giáo viên trung học cơ sở (THCS) đã tự phát tìm đến Poe một cách ngẫu nhiên và hứng thú d Poe không hề được dạy trong chương trình bắt buộc. (Phụ lục 6)
Nội dung đối tượng học sinh các trường THPT quan tâm bao gồm: tác phẩm (13), cuộc đời (4), sự kiện về Poe (7), Truyện trinh thám (2), Game kinh dị (4), cảm xúc khi đọc tác phẩm (1), Nhạc (1), nghiên cứu (4). Tất nhiên, việc khảo sát sơ bộ này chỉ mới ở bề mặt trên diện rộng chưa đi vào tìm hiểu chiều sâu. Song thiết nghĩ, cái nhìn thoáng qua này cho thấy Poe đã có con đường đến với độc giả của mình bằng một kênh tiếp nhận hiện đại có tầm phổ biến không biên giới trong thời đại công nghệ thông tin này: mạng internet toàn cầu. Không thể phủ nhận sự hấp dẫn của các tác phẩm Poe đem đến cho lứa tuổi này theo sự chọn lựa của chính các em. Việc tiếp cận Poe qua cả hai ngôn ngữ tiếng Việt và Anh cũng phản ánh thực tế trình độ văn hoá của người đọc được nâng cao so với những thế hệ đầu thế kỉ XX. Thống kê chưa đầy đủ trên chỉ là một gợi ý cho người làm đề tài bởi đây là một thực tế chủ động tiếp nhận ngoài định hướng của nhà trường. Chưa kể sự tác động của môn tiếng Anh với những đề thi lớp 12, các bài khoá giới thiệu về Poe từ lớp 10, không chỉ đối tượng THPT mà cả học sinh và giáo viên THCS cũng tìm thấy chút gì đó thú vị về Edgar Poe khi đưa ông vào đề thi của mình. Nên chăng sớm có một sự định hướng từ việc giảng dạy trong nhà trường, bởi không loại trừ những trường hợp học sinh chỉ tìm đến Poe bởi những game kinh dị khủng khiếp lúc nửa đêm.
3.2.3. Nhận định và đề xuất
Có thể bạn quan tâm!
- Đến Sự “Bùng Nổ” Truyện Dịch Edgar Poe…
- Tiếp Nhận Edgar Allan Poe Trong Nghiên Cứu Và Giảng Dạy
- Ác Đề Tài Nghiên Cứu, Luận Văn, Luận Án Về Edgar Allan Poe
- Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 27
- Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 28
- Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 29
Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.
3.2.3.1. Văn học Mỹ là một nền văn học độc đáo, “có tác động và ảnh hưởng đến công chúng Việt Nam”, nhưng khảo sát từ chương trình, giáo trình, đề cương giảng dạy, và thực tế giảng dạy văn học Việt Nam, văn học nước ngoài cả ở bậc trung học phổ thông và đại học, đặc biệt là qua kết quả điều tra thực tế về sự tiếp nhận Edgar Poe trong đối tượng tiếp nhận đặc biệt: giảng viên và sinh viên, chúng tôi thấy văn học Mỹ vẫn chưa có vị trí đúng mức trong nhà trường đại học. Và Edgar Poe, nhà văn nhà thơ đa tài, một trong những người khai sinh nền văn học hiện đại
Mỹ với nhiều đóng góp quý báu về lý thuyết thơ và truyện ngắn cũng chưa được nhìn nhận đúng mức trong chương trình các bậc học, nhất là bậc đại học.
3.2.4.2. Một cách tự phát, thế hệ trẻ trong các nhà trường phổ thông đã tìm đến những tác phẩm kinh dị đặc sắc của Poe. Mối quan tâm này theo chúng tôi cần có sự định hướng bằng việc giới thiệu trong chương trình giảng dạy. Hiện nay, trong chương trình tiểu học, Truyện đọc lớp 5 đã giới thiệu cả truyện trinh thám “Cu c phiêu lưu của viên kim cương” của Conan Doyle, thiết nghĩ truyện “Con cánh cam vàng” của Poe hoàn toàn có thể ph hợp với đối tượng THCS, nhằm rèn luyện óc quan sát, tư duy phân tích và một chút phiêu lưu bí ẩn vốn dễ gợi trí tò mò cần thiết cho việc phát triển trí tuệ của các em. Chúng tôi cho rằng N.H. Việt Tiến và nhà xuất bản Kim Đồng chắc cũng suy nghĩ về đối tượng này khi dịch tác phẩm trên năm 1986. Đối với bậc THPT, những tác phẩm các em quan tâm đều có thể được giới thiệu ở một mức vừa phải, cân đối với các nền văn học khác.
3.2.4.3. Việc giới thiệu Edgar Poe trong nhà trường có sự tích hợp kiến thức từ những bài học, đề thi tiếng Anh c ng cấp đang áp dụng hiện nay sẽ giúp việc tiếp cận Poe sâu rộng hơn nữa bởi văn học Mỹ là “một trong những nền văn học vĩ đại và quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn hoá, văn học thế giới, đặc biệt là trong kỉ nguyên hiện đại và thời kì đương đại.” [87]. Ở bậc đại học, ngành Ngữ văn/ Văn học nên có một sự thống nhất, d chỉ tương đối trong điều kiện cụ thể của mỗi trường đại học, xây dựng riêng môn ăn học ỹ, thời lượng từ 2-3 TC. Một bộ giáo trình Văn học Mỹ (tiếng Việt) hoàn chỉnh cũng là điều cần thiết cho việc tiếp cận văn học Mỹ trong những năm trước mắt, chuẩn bị và nâng tầm văn hoá cho công chúng khi mà nhu cầu hội nhập đang đòi hỏi chúng ta “học người để hiểu mình” và không ngừng cập nhật để kịp hoà vào “dòng chảy” của văn học đương đại thế giới mà văn học Việt Nam không thể đứng ngoài.
Cần có một sự cân bằng và định hướng trong việc dịch thuật cũng như giảng dạy, nghiên cứu về Edgar Poe là điều chúng tôi cho là cấp bách. Tất nhiên, có ý thức và chọn lựa trên cơ sở ph hợp với tâm thức chung của cộng đồng dân tộc.
KẾT LUẬN
Vận dụng phương pháp lịch sử tiếp nhận tác phẩm văn học, cấu trúc theo chiều vận động của lịch sử, luận án đã nghiên cứu diễn trình tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam qua các bình diện: giới thiệu nghiên cứu phê bình, sáng tác, dịch thuật và giảng dạy suốt hành trình gần một thế kỉ đầy biến động của xã hội Việt Nam. Dựa vào kết quả khảo sát 121 công trình, đề tài, bài viết về Edgar Allan Poe; sưu tầm, thống kê tổng cộng 183 lượt tác phẩm của E.A. Poe đã được dịch ra tiếng Việt từ năm 1936 đến 2010; trên cơ sở phân tích, lý giải, chứng minh cụ thể, luận án có thể rút ra những kết luận sau:
1. Edgar Allan Poe là một hiện tượng độc đáo, kì lạ của văn học Mỹ thế kỉ XIX, một trong những người “khổng lồ” khai sinh nền văn học Mỹ và kiểu mẫu nhiều thể loại văn học thế giới, đặc biệt là truyện trinh thám, kinh dị và phiêu lưu huyễn tưởng, kì ảo; đặt nền tảng cho lý thuyết về truyện ngắn. Ông cũng là người mở đầu chủ nghĩa tượng trưng với quan niệm nghệ thuật độc đáo về cái Đẹp và triết lý sáng tác đầy ấn tượng mà cho đến nay vẫn được các nền văn học thế giới ngưỡng mộ. Điều đáng nói hơn cả là như một “cơ duyên” của lịch sử, với hai bài thơ The Raven và A Dream within a Dream do Nguyễn Giang dịch năm 1936, Edgar Allan Poe cũng chính là tác giả Mỹ đ u tiên có tác phẩm được dịch ra tiếng Việt, mở đ u cho lịch s tiếp nhận văn học Mỹ ở Việt Nam, khi nước ta đang chịu ảnh hưởng của văn hoá, văn học Pháp, chưa có giao lưu chính thức nào với nước Mỹ.
2. on đường E.A.Poe đến với văn học Việt Nam có những đột biến rò rệt qua ba giai đoạn: từ chỗ bị đ ng - gián tiếp lẫn trực tiếp qua ngôn ngữ Pháp –Anh và các nhà tượng trưng Pháp những năm đầu thế kỉ, kéo dài suốt những năm đất nước bị chia cắt cho đến 1975. Đến nay là hoàn toàn chủ đ ng - trực tiếp lẫn gián tiếp. Xuất phát điểm, E.A.Poe được giới trí thức Việt Nam tiếp nhận từ trên ghế nhà trường, được khúc xạ qua lăng kính của các nhà tượng trưng Pháp, do vậy, vẻ đẹp những tác phẩm của ông đã được nhân lên gấp bội. Tuy nhiên, diễn trình này cũng
không liên tục mà chịu sự tác động to lớn của bức tranh lịch sử, chính trị đầy biến động của xã hội Việt Nam thế kỉ qua. Trước 1945, Poe được tiếp nhận nồng nhiệt và sau đó là bốn mươi năm dài vắng bóng ở miền Bắc; 1945-1975 được yêu mến nhưng đứt quãng ở miền Nam; từ 1987 đến nay thì được “phát hiện lại” trên phạm vi cả nước như một hiện tượng “b ng nổ”. Sự tiếp nhận tích cực này, ở góc nhìn mỹ học tiếp nhận, chỉ có thể là dấu hiệu của những tài năng, của những tác phẩm nghệ thuật có giá trị đích thực.
3. Độc giả của Poe nhìn chung v n phân biệt hai đối tượng với những khoảng cách thẩm mỹ rò rệt. Hành trình tiếp nhận Edgar Poe không đi từ lộ trình dịch thuật - mô phỏng - sáng tác- phê bình như thông lệ, mà đi từ sáng tác - phê bình
- dịch thuật – mô phỏng. Điều này có lẽ phụ thuộc bởi tố chất những “siêu độc giả” chuyên nghiệp đ u tiên của Poe cũng chính là một thế hệ đội ngũ trí thức Tây học gốc Hán học tài hoa bậc nhất của văn học hiện đại Việt Nam. Bằng kinh nghiệm đọc phong phú và cách đọc vừa tri âm vừa ký thác, bộ phận này đã góp phần định hướng, thay đổi và nâng tầm đón nhận E.A.Poe trong công chúng. Cá biệt, có tác giả còn mở ra những cách đọc và cách hiểu mới, hé lộ những giá trị độc đáo trong tác phẩm E.A.Poe, bổ sung những chuẩn cứ mới, thay đổi cách đánh giá cũ về Poe. Bộ phận thứ hai là công chúng bình dân, độc giả truyện trinh thám và kinh dị của Poe, nhằm thoả mãn nhu cầu giải trí hay học tập mà những truyện r ng rợn, kỳ lạ của Poe thực sự đem lại hiệu ứng cảm xúc sợ hãi nhưng cũng đầy thích thú khó tả. Cũng không thể không nhắc đến khả năng tác phẩm của Poe được đón nhận ở một bộ phận độc giả xem nó như một sản phẩm “viết cho đám đông tiêu dùng” (Jakobson), mang tính “thời thượng”, theo sự ưa chuộng đương thời. Suy ra, mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi đối tượng đọc có một cách hiểu và vận dụng tác phẩm của Poe khác nhau, chứng tỏ tác phẩm của Poe mang nhiều giá trị thẩm mỹ độc đáo có thể đáp ứng những yêu c u đa dạng của nhiều đối tượng người đọc phức tạp trong những hoàn cảnh, không gian, thời gian lịch sử cụ thể khác nhau.
4. Trong nghiên cứu phê bình, nhận diện được ảnh hưởng của ngòi bút tài hoa kì lạ Edgar Poe, các thế hệ phê bình đã góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu lý luận phê bình Việt Nam không ngừng phát triển, từng bước nâng tầm nhận thức
thẩm mỹ của đội ngũ sáng tác, cập nhật được những quan điểm sáng tác mới, tư duy nghệ thuật mới và trải nghiệm những phương pháp phê bình sáng tác hiện đại của thế giới. Lịch s tiếp nhận Poe trong nghiên cứu phê bình là một quá trình đối thoại và phủ định của phủ định. Ở những nhát cắt lịch sử nhất định cũng có hiện tượng “đọc sai”, “đọc nhầm” giá trị của tác phẩm và hiểu chưa đúng triết lý sáng tác của Edgar Poe do tình thế tiếp nhận của từng cá nhân, khiến cho các yếu tố lịch sử bên ngoài, bên trong bị lẫn lộn, nhưng đó không phải tình trạng phổ biến. Có ác cảm, hiểu nhầm, hoài nghi, phê phán, nhưng Poe đã được “đọc lại” và “phát hiện lại”. Giọng điệu chính v n là sự đ ng điệu, trân trọng, cảm thông và ngư ng mộ.
5. Về mặt sáng tác, đặt Edgar Poe và tác phẩm của ông vào “dòng chảy” một thế kỉ văn học hiện đại Việt Nam hình thành và kh ng định theo mô hình phương Tây, có thể thấy, một cách tự phát, Edgar Poe đã có ảnh hưởng sâu sắc đến một số nhà thơ Mới và văn xuôi lãng mạn Việt Nam trước 1945 trong từng tác giả cụ thể như luận án đã bàn luận và kết lại ở chương 2. Độ l i thời gian cho phép chúng tôi nhìn nhận rò hơn những dấu ấn E.A.Poe trong sáng tác của các tác giả giai đoạn này. Ở hai giai đoạn sau, nhiều nhà văn bắt đ u khai thác yếu tố kì ảo - cái fantastic trong truyện ngắn của Poe, cái motif song trùng đ y ý nghĩa triết học trong cơn sốt h i sinh thể loại truyện kì ảo của truyện ngắn đương đại Việt Nam, song do những tác động lịch sử-xã hội, mấu chốt là tư duy về hiện thực đang có những thay đổi, cộng với sự vận động phức tạp của các hệ hình văn học đương đại khiến chúng tôi chưa thể làm rò những ảnh hưởng tiếp nhận này, ngoài hai trường hợp khá rò nét là Thái Bá Tân và Ngô Tự Lập. Tái lập lịch sử tiếp nhận Edgar Poe ở Việt Nam, có thể thấy vừa có sự đồng nhất hoá cảm thông, vừa có sự đồng nhất hoá thanh lọc trong sáng tác của các thế hệ nhà văn nhà thơ Việt Nam.
6. Với ý thức hoàn toàn chủ động và tự giác, việc dịch thuật và giảng dạy Edgar Allan Poe trong nhà trường hiện nay là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn đáng quan tâm như chúng tôi đã sơ kết ở hai phần nhận định chung. Về dịch thuật, hiện tượng mất cân đối trong hoạt động dịch thơ, tiểu luận của E.A.Poe không phải do bộ phận này không có giá trị (có lẽ còn là bộ phận có giá trị nhất trong sáng tác của Poe), mà đây cũng chính là quy luật bình thường trong tiếp nhận văn học bởi hai thể
loại này vốn rất “kén” độc giả không phải là “món ăn đại trà” cho mọi đối tượng. Do vậy, vấn đề đặt ra là không thể chỉ chạy theo xu hướng thị trường, cần có tầm nhìn xa hơn, chuẩn bị tốt hơn tầm văn hoá của người đọc, để có khả năng tiếp nhận và khai thác hết những giá trị tinh hoa văn hoá của nhân loại. Bối cảnh hội nhập toàn cầu hoá, thời đại kĩ thuật số, cơ cấu kinh tế thị trường đầy cạnh tranh và những vấn đề về con người đang được đánh giá lại hiện nay cũng là những cánh cửa để ngỏ giúp Poe ngày càng mở rộng đối tượng tiếp nhận của mình.
7. Về nghiên cứu giảng dạy, việc bổ sung một cách có chọn lọc, ph hợp lứa tuổi những kiệt tác của E.A.Poe vào chương trình giảng dạy bậc phổ thông và đại học là một trong những định hướng có ý nghĩa quan trọng, có tác dụng chuẩn bị và nâng tầm thẩm mỹ cho thế hệ trẻ cần được xem xét. Ngoài ra, cũng không thể chậm trễ hơn việc cập nhật những ảnh hưởng tiếp nhận từ một nền văn học đầy sức sống với những đột phá dữ dội như văn học Mỹ bên cạnh ba “đối tác” đã ổn định là văn học Trung Quốc, Pháp và Nga trong chương trình Ngữ văn và các giáo trình Tổng quan văn chương Việt Nam hiện hành. Và chắc chắn, lịch sử tiếp nhận văn học Mỹ cũng cần được nghiên cứu đầy đủ hơn. Điều này sẽ có ý nghĩa rất lớn cho việc “nhìn lại và đổi mới” của văn học Việt Nam trong “thời kì nhận đường” thứ hai này để không chậm trễ hành trình hội nhập với văn học thế giới.
Nói cho c ng, những kết quả nghiên cứu trên đây cũng chỉ là một cách đọc Edgar Allan Poe cụ thể của một cá nhân cụ thể. Hạn chế và thiếu sót h n là điều không thể tránh khỏi. Không có cái đọc cuối c ng. Người đọc khác, c ng thời hoặc tương lai rồi sẽ đọc Edgar Allan Poe và sẽ lại phát hiện một Edgar Allan Poe mới. Nhiều giá trị khác trong sáng tác của Poe rồi sẽ hấp dẫn thế hệ kế tiếp. Ví dụ như sẽ là cái u-mua châm biếm, giễu nhại trong gần 30 tác phẩm của Poe chứ không chỉ có cái kinh dị, nỗi buồn và cái chết. Ví dụ như nhiệt tình phản ánh và phản ứng lại xã hội đồ vật - hàng hoá trong tiểu luận phê bình của Poe chứ không chỉ là sự trốn tránh “mộng trong mộng”. Và cái kì ảo, huyễn tưởng trong sáng tác của Poe có để lại dấu ấn gì trong văn học Việt Nam đương đại hay hậu hiện đại vẫn là những vấn đề thú vị đang là câu đố chưa có lời đáp với người đọc Edgar Allan Poe hôm nay và mai sau.
CÁC CÔNG TRÌNH, BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN Đ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG B
1. Hoàng Kim Oanh. 2003. Cái Đẹp, Tình yêu và nỗi ám ảnh về Cái chết trong thơ Edgar Allan Poe. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư Phạm TP. HCM.
2. Hoàng Kim Oanh. 2003. “Edgar Allan Poe với văn học Việt Nam và văn học thế giới”. Tập san NN-TH&Giáo dục, Trường ĐHNN-TH Tp.HCM số 1/6, t.115- 119.
3. Hoàng Kim Oanh. 2003. “Thời gian và không gian nghệ thuật trong thơ Edgar Allan Poe”. Tập san Khoa học Xã h i và Nhân văn. Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM, số 24, tr. 32-37.
4. Hoàng Kim Oanh. 2004. “Đề tài cái chết trong thơ Edgar Allan Poe”. Tạp chí Khoa học xã h i Trường ĐH Sư phạm Tp. HCM, số 1(35)/1-2004, tr. 60-70.
5. Hoàng Kim Oanh. 2008. Những yếu tố tượng trưng trong thơ E.A. Poe. Kỷ yếu Hội nghị khoa học NCS – HVCH Viện KHXH V ng Nam bộ. tr.329-37.
6. Hoàng Kim Oanh. 2009. Sự gặp g kì lạ. Kỉ yếu Hội thảo khoa học Chủ tịch Hồ Chí Minh với các vấn đề giáo dục và khoa học. Trường ĐH Ngoại ngữ-Tin học TP.HCM. Bản in lần 1: tr. 19-34. Lần 2: tr. 247-76.
7. Hoàng Kim Oanh. 2009. “Thế Lữ và năm hình mẫu truyện trinh thám Edgar Allan Poe”. Tạp chí khoa học xã h i, Viện Phát triển bền vững v ng Nam bộ, số 9 (133)-2009. tr. 55-68.
8. Hoàng Kim Oanh. 2009. Edgar Allan Poe in Vietnam. The Third International Poe Conference: Bicentenial. The Poe Studies Association. Philadelphia, USA.
9. Hoàng Kim Oanh. 2009. “Quá trình tiếp nhận Edgar Allan Poe nhìn từ bức tranh dịch thuật”. Tạp chí khoa học Trường Đại học Sài Gòn, số 1/11, trang 84-95.
10. Hoàng Kim Oanh. 2009. “Hình tượng con người trong thơ Edgar Allan Poe”. Tạp chí khoa học Đại học Huế, số 54, tr.101-112.
11. Hoàng Kim Oanh. 2010. “Edgar Allan Poe, con người của những giấc mơ”. Tạp chí Khoa học xã h i, Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh, số 5, tr. 32-41.
12. Hoàng Kim Oanh.2010. The Lu and ive detective story’s models of Edgar Allan Poe. "Cosmopolitan Poe", Hội thảo quốc tế thường niên do Hội Văn học So sánh Hoa kỳ (American Comparative Literary Association) tổ chức tại Louisana, USA. 1 April, 2010.
13. Hoàng Kim Oanh. 2010. “Hàn Mặc Tử và Edgar Allan Poe, sự gặp gỡ và thăng hoa”. Tạp chí khoa học xã h i, Viện Phát triển bền vững v ng Nam bộ, số 5 (141), trang 39-46.
14. Hoàng Kim Oanh. 2010. “Sự gặp gỡ giữa Thế Lữ và Edgar Allan Poe’. Tạp chí Đại học Sài Gòn, số 4 (11/2010), trang 108-116.