tiếng nói bên trong thét gào thú tội. Poe đã phân tích và lên án hiện tượng con người có thể phạm tội giết người vì những lí do hết sức vu vơ. Phải chăng đó cũng là sự nhạy cảm của dịch giả trước hiện thực xã hội buổi giao thời cũ-mới với những phức tạp khó giải thích, chưa thể đặt tên mà con người chúng ta đang đối mặt. Truyện này cũng được Hoàng Văn Quang chọn dịch ngay năm sau đó.
3.1.4.3. Đến sự “bùng nổ” truyện dịch Edgar Poe…
Bẵng đi 10 năm, trên cả nước không có tác phẩm nào của Poe được dịch. Nhưng liên tục ba năm 1998,1999, 2000, Edgar Poe trở lại có mặt trong một loạt tập truyện kinh dị, truyện ngắn Mỹ với những dịch giả thế hệ mới: Nguyễn Thị Thanh Minh, Lê Huy Bắc, Đào Thu Hằng…Đặc biệt là Tuyển tập Edgar Allan Poedo Ngô Tự Lập và nhóm Địa cầu văn hóa tuyển dịch, dày 716 trang gồm 40 truyện ngắn xuất hiện năm 2002, như một sự kiện đặc biệt đánh dấu vị trí mới của Edgar Poe trong lòng người đọc Việt Nam. Chúng tôi coi đây là một bước nhảy vọt trong quá trình tiếp nhận Edgar Poe. Có lẽ, trong lịch sử dịch thuật của văn học Mỹ ở Việt Nam,
ngoài Pearl Buck, Hemingway14 chưa có tác giả nào có vinh dự được giới thiệu thành
một tuyển tập hoành tráng như vậy với một đội ngũ dịch giả 15 người (chưa đầy đủ, do có nhiều truyện không thấy tên dịch giả), trong đó có những nhà văn, nhà giáo có trình độ chuyên môn sâu và ngoại ngữ uyên bác. Tuy nhiên, cũng chính qua tập truyện này, chúng tôi lại nghiệm thấy quả hiểu được những truyện của Poe là điều không đơn giản. Bản thân một số truyện của Poe mang tính huyễn tưởng, khó hiểu, đầy triết lý sâu xa, mang nhiều ý nghĩa hàm ẩn không phải là loại truyện đọc một mạch để giải trí như lý thuyết truyện ngắn của chính Edgar Poe đề ra. Một số bản dịch còn mang tính hàn lâm khiến truyện đã khó hiểu lại càng khó đọc. Điều đáng tiếc nữa là nhiều truyện không có tên dịch giả, và không có truyện nào ghi tên nguyên tác để người đọc - nhất là những nhà nghiên cứu - tiện tra cứu. Hơn nữa, một công trình dịch thuật “đồ sộ” như vậy có lẽ nên có phần giới thiệu trước kĩ hơn về Edgar Poe và thời đại của ông, tái hiện và mở ra một “không gian văn học Mỹ” thế kỉ
14 Theo thống kê được ở các Thư viện, tính đến năm 2000, số tác phẩm của một số tác giả Mỹ đã được dịch là: Jack London: 49; Hemingway: 42; Pearl Buck: 36; O’Henri: 12; Mark Twain: 7 và dịch làm nhiều lần trong nhiều tập truyện mỏng.
XIX ph hợp việc tiếp nhận những tác phẩm của nhà văn độc đáo nhưng cũng “quái dị” này. Tuy vậy, chúng tôi đánh giá cao bản dịch ề truyện trinh thám của Jorge Louis Borges mà Ngô Tự Lập cho in kèm cuối tập.
Có thể bạn quan tâm!
- Mục Đích Và Nhu C U Dịch Thuật Tác Phẩm Edgar Poe
- Thống Kê Tác Phẩm Đã Dịch Ra Tiếng Việt Của Edgar Poe
- Nguyễn Hiến Lê – “Triết Lý Sáng Tác” Và Bài Thơ “ On Quạ”
- Tiếp Nhận Edgar Allan Poe Trong Nghiên Cứu Và Giảng Dạy
- Ác Đề Tài Nghiên Cứu, Luận Văn, Luận Án Về Edgar Allan Poe
- Khảo Sát Về Sự Quan Tâm Của Học Sinh Thpt Với Edgar Poe
Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.
Nhiều tác phẩm, nhiều tập truyện liên tiếp xuất hiện những năm 2000 đến nay với cái tên Edgar Allan Poe là một ấn tượng đối với người nghiên cứu. Những tác phẩm nào của Poe thực sự được tác giả yêu thích nhất? Chân dung Edgar Poe trong lần trở lại thứ hai này như thế nào? Khảo sát số lượt dịch, chúng tôi thử chọn mười tác phẩm được dịch nhiều lần nhất của Poe ở Việt Nam có thể cho thấy các dịch giả đã nhạy bén đón được sự thay đổi tâm lý, thị hiếu của người đọc.
Trong tổng số 49 tác phẩm đã dịch ra tiếng Việt của Poe, hai tác phẩm thuộc thể loại thơ và tiểu luận phê bình khá kén chọn độc giả, rất ít được dịch là on quạ (3 lần) và tiểu luận Triết lý sáng tác (2 lần) lại là hai tác phẩm được trích dẫn nhiều nhất trong các công trình nghiên cứu lý luận và phê bình sáng tác văn học của các học giả Việt Nam khi nói về Edgar Poe. Được dịch nhiều lần nhất vẫn là loại truyện phân tích, mổ xẻ tâm lý độc ác, th hận của con người nơi những kẻ bị bệnh “nhiễu tâm” như on mèo đen (15lần), Trái tim thú tội (15lần), Thùng rượu Amontillado(13lần). Tiếp sau là ba hình mẫu tiêu biểu của truyện trinh thám Edgar Poe (3 truyện), truyện kinh dị (2 truyện) và cuối c ng là phiêu lưu viễn tưởng (1 truyện). “Con cánh cam vàng” - truyện nổi tiếng khắp thế giới của Poe – xếp hạng thứ 3 d là truyện được dịch sớm nhất và sau đúng 60 năm truyện trinh thám kiểu kho báu - mật mã- phiêu lưu này vẫn tiếp tục đón nhận sự yêu thích của độc giả. (Xem Phụ lục 2B).
Sự chọn lựa của các dịch giả và nhất là các nhà xuất bản có một ý nghĩa quan trọng về việc tiếp nhận. Trong nền kinh tế thị trường, việc xuất bản sách theo thị hiếu người đọc là điều mang tính chất quyết định vì nó liên quan đến lợi nhuận. Tính hấp dẫn của tác phẩm phải cao để có thể cạnh tranh với biết bao truyện hiện đại đủ mọi thể loại đang được ồ ạt tràn vào nước ta trong thời mở cửa hội nhập này. Tất nhiên nhà xuất bản sẽ không bao giờ chịu bỏ tiền in những tác phẩm không còn người đọc. Thế nhưng, ngoài nguyên nhân lợi nhuận, chúng tôi cho rằng tâm lý tiếp nhận của các thế hệ độc giả và môi trường tiếp nhận mới thật sự là nguyên nhân
mang tính quyết định. Có những tác phẩm được dịch rất sớm rồi rơi vào quên lãng như Thế giới người điên, có truyện chỉ được dịch một lần và không thấy xuất hiện trong các bản dịch kế tiếp. Riêng Trái tim thú t i là một trường hợp khá đặc biệt. Mãi đến 1988 mới được dịch lần đầu nhưng sức hấp dẫn của nó lại vượt qua những tác phẩm có hành trình sớm nhất, dài nhất như Con cánh cam vàng. Hiện tượng thay đổi tầm đón nhận này cho thấy lịch sử tiếp nhận Edgar Poe không lặp lại mà mỗi thế hệ tiếp nhận Poe lại tìm ra một giá trị thẩm mỹ mới trong sáng tác của ông. Quan tâm đến những vấn đề bức thiết của con người là chủ đề xuyên suốt văn học những năm đầu thế kỉ XXI. Poe đã có mặt ở đầu thế kỉ này với một ý nghĩa mới.
Nhìn thời điểm tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên và lần cuối c ng, có thể nói mười tác phẩm trên là những tác phẩm được yêu thích nhất không chỉ trong quá khứ mà vẫn thu hút được độc giả thời đại kĩ thuật số thế kỉ XXI. Điều này cho thấy ngòi bút của Poe thật sự có một giá trị bền vững. Và điều đáng ghi nhận là trình độ tiếp nhận của độc giả Việt Nam cũng bắt kịp mặt bằng văn hoá thẩm mỹ chung của người đọc thế giới, bởi theo khảo sát của chúng tôi, mười truyện này đều là những sáng tác tiêu biểu nhất, đặc sắc nhất làm nên tên tuổi Edgar Poe và hiện cũng được bạn đọc nhiều nước trên thế giới yêu thích nhất.
Giai đoạn này, Hà Nội lại là nơi tiên phong mở màn cho sự trở lại của Edgar Poe như nó từng mở đầu cho việc tiếp nhận Poe những năm 30 của thế kỉ trước. Phạm vi cũng không còn tập trung ở các đô thị miền Bắc như giai đoạn một, ở đô thị miền Nam như giai đoạn hai mà đã mở rộng trên phạm vi nhiều địa phương như Thuận Hải, Phú Khánh, Quảng Nam Đà Nẵng, Đồng Nai…Qua số lần tái bản và ngôn ngữ của những tác phẩm được dịch, có thể thấy đối tượng tiếp nhận cũng mở rộng hơn, không chỉ tập trung chủ yếu ở đội ngũ trí thức sành tiếng Pháp giai đoạn một, tiếng Anh của giai đoạn hai mà giờ đây còn được rộng rãi các tầng lớp công chúng bình dân yêu thích.
3.1.4.4. Vấn đề dịch thơ Edgar Poe
Việc dịch thơ E.Poe ở Việt Nam cũng là một vấn đề tiếp nhận khá đặc biệt. Thơ là một mảng sáng tác rất có giá trị trong toàn bộ sự nghiệp của E. Poe. Thế nhưng, trên thế giới cũng như Việt Nam, thơ của Poe được giới thiệu rất ít. Từ sau
bài thơ Xứ m ng (Eldorado) do Hà Bỉnh Trung dịch năm 1965, đến năm 2000, trong tuyển tập Thơ dịch các tác giả thế giới của Thái Bá Tân mới có hai bài thơ của Poe được dịch ra tiếng Việt. Đây là một tuyển dịch thơ với 835 trang đồ sộ và 710 bài thơ dịch bao quát phần lớn tinh hoa văn học thế giới từ văn học dân gian đến văn học cổ điển và hiện đại các nước. Trong số 42 bài sonnet của Shakespeare, 98 bài thơ bạch dương Nga thế kỉ XIX, rồi thơ Anh, Mỹ, Ấn, Á, Nhật Bản, Triều Tiên, Nam Phi…, Edgar Poe thật mờ nhạt với hai bài Eldorado và Annabel Lee. Song sự có mặt hiếm hoi này đã là điều quý báu. Là một giảng viên chuyên giảng dạy văn học Anh Mỹ của trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, một thông dịch viên, dịch giả nhiều năm, và cũng là một nhà văn, Thái Bá Tân có điều kiện rất tốt để chuyển thể hai bài thơ của Edgar Poe. Đồng thời theo Đoàn Tử Huyến - người biên tập tập thơ - Thái Bá Tân cũng là người “rất nguyên tắc trong dịch thơ, ưu tiên cao nhất là chuyển hồn thơ, giữ đúng hình thức thơ của nguyên bản, đúng khổ thơ, vần điệu, số âm tiết…chưa bao giờ dịch thơ nước ngoài thành lục bát.” [245, bìa sau]. Do vậy nhịp thơ của nguyên tác khá được tôn trọng. Có thể thấy điều đó trong việc phân tích đối chiếu khổ thơ đầu bài Annabel Lee nhìn từ góc độ thi luật của tiếng Anh. Tất nhiên so sánh giữa hai ngôn ngữ khác nhau chỉ là tương đối.
Nguyên tác:
It was ma/ ny and ma/ ny year/ a-go(tetrameter)
_ _ /
_ _ /
_ / _ / (Anaspestic+ Iambic)
In a king/ dom by/ the sea(trimeter)
_ _ / _ / _ / (Anapestic + Iambic)
That a mai/ den there lived/ whom you/ may know(tetrameter)
_ _ /
_ _ /
_ / _ /
By the name/ of Anna/ bel Lee(trimeter)
_ _ / _ _ / _ /
Khổ thơ được kết hợp giữa các câu thơ 4/3 chân (tetrameter/ trimeter) và nhịp anapestic (gồm 2 vần bằng, một vần trắc) xen lẫn nhịp Iambic (một bằng, một trắc) làm nhịp điệu biến đổi tránh được sự đơn điệu nhàm chán. Vần chân được hiệp
theo mô hình a-b-a-b và vần lưng sea-lived góp phần vào sự cân đối nhịp nhàng cho câu thơ. Bản dịch của Thái Bá Tân:
Chuyện xảy ra nhiều, nhiều năm về trước
m t nơi bên biển, s ng rầm rì C cô gái, chắc mọi người đã biết, Tên là nàng An-na-bel Lee.
Dịch thơ là một việc khó khăn, đầy thách thức. Bởi bản chất thơ ca là một đối tượng khó nắm bắt cụ thể như Otavio Paz từng dẫn lời Hugo: “Tout cherche tout, sans but, sans treve, sans repos- Vạn vật tìm kiếm vạn vật, không đích, không ngừng, không nghỉ.” [199, 273]. Do đó, “Thơ ca luôn luôn là sự sai lệch, sự dịch chuyển ngôn ngữ học. Sự dịch chuyển có tính sáng tạo, bởi chính nó sinh ra một trật tự mới...” [199, 208]. Từ trước đến nay, các dịch giả rất giàu kiến thức, vốn sống và trình độ ngoại ngữ cũng e dè chỉ dám dịch nghĩa hơn là dịch thơ vì thực tế dịch thơ không phải dễ thành công như dịch văn xuôi. Hai dịch giả đi trước: Nguyễn Giang và Nguyễn Hiến Lê cũng tự nhận chỉ có thể dịch ra văn xuôi tuyệt tác Con quạ để giữ ý mà không dám dịch theo vần, nhịp của nguyên tác. Có thể cảm nhận được sự cố gắng duy trì nhịp điệu 4/2/2 (câu 1), 3/2/3 (câu 2), 3/3/2 (câu 3), 3/2/2 (câu 4) của khổ thơ và cách gieo vần gián cách ab-ab trong cách dịch của Thái Bá Tân để giữ giọng điệu kể chuyện của đoạn thơ này. Còn bài Eldorado thì ít có thay đổi so với bản dịch trước nó, những điểm tích cực của bản dịch này chúng tôi đã đề cập qua ở phần viết về bản dịch Eldorado của Hà Bỉnh Trung (tr. 162).
Việc thơ của Poe không được tiếp nhận rộng rãi cũng là một vấn đề mang tính quy luật chung của việc tiếp nhận thể loại này ở nhiều nước như Nga, Trung Quốc, Nhật Bản...Chính tại nước Mỹ, nhà phê bình Joseph Harrington đã từng đặt câu hỏi: Tại sao thơ Mỹ lại không là văn học Mỹ? 15 [191, 46]. Thơ gắn liền với ngôn ngữ, vần, điệu, âm thanh và những giá trị văn hoá tinh thần, với tâm thức riêng, hệ quy
chiếu riêng của mỗi cộng đồng dân tộc trong quá trình tương tác với người đọc. Thay đổi cấu trúc chỉnh thể của một bài thơ là thay đổi cả cảm xúc, thói quen thẩm mỹ. Mà
15 Có thể đọc nguyên văn bài “Why American Poetry Is Not American Literature” này trong American Literary History. 1996. p.496-511
thay đổi cảm xúc và thói quen thẩm mỹ bao giờ cũng diễn ra một cách chậm chạp do thay đổi toàn bộ “miền kí ức” của cá nhân và cả một cộng đồng, không phải dễ dàng “bản địa hoá’ như truyện để ph hợp thị hiếu độc giả. Tái hiện lịch sử và tình thế tiếp nhận Poe những năm 75-95, có thể thấy cảm hứng nghệ thuật chủ yếu của thơ vẫn là cảm hứng sử thi, ngợi ca đất nước, nhân dân - những con người anh h ng đã làm nên huyền thoại Việt Nam. Do vậy, những vần thơ u sầu của Poe, như chúng ta đã biết, thường đi vào đề tài nỗi buồn, tình yêu và những ám ảnh bi thương, đen tối, ma quái về cái chết, không phải là sự chọn lựa trong hai thập kỉ đầu sau khi thống nhất đất nước của các dịch giả hay các nhà nghiên cứu. Tuy vậy, trong 3 năm trở lại đây, có thể tìm được khoảng 12 bài thơ của Poe như To Helen, The Valley of Unrest, A Dream within a Dream, To the River… được một số cây bút hải ngoại dịch ra tiếng Việt trên các trang web cá nhân của Lý Lãng Nhân, Trần Thị Bông Giấy hay Hoàng Tố Mai trên VNthuquan, VNcayda, Thivien.net…
3.1.4.5. Đặc điểm tiếp nhận:
Về không gian địa lý, trước 1945, Poe chỉ được dịch ở miền Bắc; từ 1945- 1986, Poe lại chỉ được những dịch giả miền Nam quan tâm, đề cao. Từ sau 1987, Poe được dịch trên cả nước thống nhất và đến nay vẫn là một hiện tượng “khám phá lại” hết sức thú vị. Về thời gian, có lúc đều đặn mỗi năm một tập truyện, có lúc đứt quãng bẵng đi hơn 10 năm và sau đó, từ 1998 trở đi là một sự tăng tốc, để rồi dồn dập b ng nổ từ những năm 2000, truyện ngắn- chủ yếu là truyện kinh dị và trinh thám vụ án - của Poe liên tục được ra mắt độc giả cho đến nay (2010). Đó là chưa kể những truyện kinh dị lẻ tẻ của Poe cũng có mặt trong một số tuyển tập truyện kinh dị của nhà xuất bản Thanh Hóa nhưng đã thay hình đổi lốt, không đề tên tác giả d nội
dung hoàn toàn không thay đổi.16 Từ dấu mốc 2002 đến nay, theo số liệu thống kê
tác phẩm dịch ở Phụ lục 2B, có lẽ chúng ta có thể dễ dàng nhận ra những truyện “ăn khách” của Poe vẫn không ngừng được xuất bản. Tiếc là mảng thơ và nhất là lý luận phê bình rất có giá trị về mặt học thuật của Edgar Poe vẫn chưa được quan tâm tìm
16 Tuyển tập truyện “Ngôi m mới đắp” do Trí Đức – Thu Hường biên soạn, Nxb Thanh Hoá, 2008. Có 6 truyện kinh dị “không đọc lúc nửa đêm” (bìa 1) được in tập truyện 175 trang này nhưng không truyện nào có tên tác giả hay nguồn gốc xuất xứ từ đâu? Con mèo đen của Edgar Poe là truyện cuối c ng của tập truyện.
hiểu, dịch và giới thiệu rộng rãi. Nguyên do có lẽ vì đây là thể loại kén chọn người có trình độ chuyên ngành văn học và ngoại ngữ, và cũng chỉ phục vụ nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu hẹp của đội ngũ trí thức, không phải loại sách giải trí dễ đọc, ph hợp nhu cầu mọi tầng lớp công chúng đông đảo.
Tuy nhiên, chính trong sự b ng nổ dịch thuật giai đoạn thứ ba này đã nói lên xu hướng tiếp nhận Poe có những khoảng cách nhất định với các thế hệ trước. Quan sát xu hướng biến đổi qua cách dịch tên tác phẩm và nhân vật có thể thấy sự khác biệt này. Ở giai đoạn một, có hai hướng: dịch chính xác (Con quạ), hoặc thoát ý ( ng ảo). Giai đoạn hai lại nghiêng về hướng dịch tên tác phẩm theo ý nghĩa của câu chuyện, không bám sát tên gốc như trường hợp truyện Liegia (1) dịch là uỷ nhập tràng (1953), The Cask of Amontillado (2) được Hoàng Lan dịch là t vụ báo th ghê gớm (1957), Lê Bá Kông thì dịch là Chôn sống (1967). Truyện The Facts in the case of M. Valdemar (3) thì dịch theo đề tài là t truyện thôi miên (1957), The System of Doctor Tarr and professor Fether (4) xuất bản chỉ hai lần năm 1953 và 1957 đều được dịch theo chủ đề của truyện là Thế giới người điên. William Wilson
(5) được Lê Bá Kông phiên âm theo Hán Việt là inh Sơn đúng y nguyên tác. Nhưng sang giai đoạn thứ ba, các nhan đề trên có nhiều cách hiểu khác nhau. Xu hướng phổ biến là nhiều dịch giả chú trọng giữ nguyên hoặc dịch sát nguyên tác, tên nhân vật dịch theo quy định chính tả tạm thời về việc viết tên người nước ngoài của Bộ Giáo dục & Đào tạo, không phiên âm hay d ng từ Hán Việt như trước. Cách này chúng tôi cho là ph hợp vì nghĩa của tác phẩm đã hàm ẩn ngay trong ý đồ đặt tên của tác giả
và phản ánh trình độ phát triển của tiếng Việt. Cách thứ hai có nhiều áp đặt chủ quan. Ví dụ như trường hợp (1) thì thêm vào “Liza, người vợ đã khuất” 17 (2009), trường hợp (2) “Th ng rượu Amôtilađô trong h m rượu” (2009). Chỉ cần dịch “Th ng rượu Amontillado” như Đào Xuân Quý dịch đầu tiên là đủ. Còn (3) lại thêm “Sự thực về vụ án aldemar” (Nguyễn Quốc H ng), “Sự thực về ca bệnh của ông aldemar” (Nguyễn Văn Qua). D trong truyện không có vụ án nào cả. Truyện (5) thì được dịch giả Phương Linh-Việt Phương thêm vào “William Wilson chiến đấu với bản
17 Những chỗ chúng tôi tô đậm là phần thêm vào không có trong nhan đề của nguyên tác.
thân”…Cá biệt, trường hợp The Tell Tale Heart còn có sự lệch nghĩa dẫn đến đối lập. Nhan đề của truyện chúng tôi cho là ph hợp nhất so với các nhan đề sau này và cũng được nhiều dịch giả chấp nhận: “Trái tim thú tội” ( lần, dịch giả d ng) “Chuyện lòng” (1 lần, 1 dịch giả), “Trái tim mách bảo” (2 dịch giả), “Con tim mách bảo” (3 lần do c ng một dịch giả), “Trái tim tố giác” (2 dịch giả), “Người hay mách lẻo” (1 dịch giả). Vừa căn cứ vào ngữ nghĩa The Tell Tale Heart của nguyên tác, vừa căn cứ vào nội dung của câu truyện, dịch “mách bảo” thì không nói lên được ý đền tội; “Chuyện lòng” thì êm ả quá, có vẻ như một thiên tình sử lâm ly; còn “Người hay mách lẻo” lại quá xa với tiêu đề và cả chủ đề câu truyện của Poe. (có lẽ do nhầm lẫn tale: chuyện với tales: mách lẻo?). Việc dịch lệch từ “thú tội” hay “tố giác” thể hiện điểm nhìn của người dịch. Trong truyện, thật ra chỉ có ảo giác của kẻ phạm tội khiến hắn bấn loạn tâm thần mà tự thú vì tưởng tượng rằng dưới lớp ván sàn, trái tim cuả ông lão vẫn đập, và đập càng lúc càng to, ai cũng nghe rò chứ thực tế không có tiếng đập nào cả. Còn từ “tố giác” có nghĩa chính trái tim của ông lão đã bị giết chặt thành mấy khúc giấu dưới sàn vẫn… lên tiếng đập để tố giác tội ác. Hay có vẻ dịch giả không nắm vững nội dung, chủ đề của truyện về cái motif song tr ng khi dịch William Wilson thành một tiêu đề hoàn toàn xa lạ: “Đứa trẻ hư h ng” như trường hợp Vũ Thái Dương & Tô Hoàng Yến Nhi trong Truyện ngắn ỹ đương đại (2003). Còn The Gold Bug đã biến thành “Con bọ cánh cứng b ng vàng” (2008).
Cũng có thể dễ dàng nhận ra những yếu tố giật gân nhằm thu hút tính tò mò của độc giả trong cách đặt tên truyện ở cuối giai đoạn thứ ba khi dịch giả thêm vào những chi tiết không có trong tiêu đề của nguyên tác (phần tô đậm): “ ụ huyết án phố orgue”, “Con mèo đen bí ẩn”, “Chiếc hòm gỗ bí ẩn”, Hop-Frog được dịch thành “Tr diễn cuối cùng của chú hề Hop- rog”…trong hai tập truyện dịch mới nhất của Phương Linh -Việt Phương (2008), Phương Linh-Thái Hà (2009). Có lẽ, đây cũng là sản phẩm của tư duy thời kinh tế thị trường, quảng cáo sẽ quyết định lợi nhuận. Cái gì càng bí mật, li kì, “giật gân” càng hấp dẫn. Tất nhiên không phải đối với tầng lớp trí thức chuộng sự chân xác mà chủ yếu phục vụ thị hiếu đối tượng người đọc đại chúng, chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu giải trí dễ dãi đơn thuần. Và, cũng