Tiếp Nhận Edgar Allan Poe Trong Nghiên Cứu Và Giảng Dạy


chỉ trong cái thời xô bồ thật - giả này, tên dịch giả trong những công trình nhiều người đứng tên không hề được tôn trọng so với thời của Nguyễn Giang (1936).

3.1.5. Nhận định chung

3.1.5.1. Edgar Allan Poe là tác giả Hoa Kỳ đ u tiên có tác phẩm được dịch ở Việt Nam từ rất sớm (1936) qua các bản tiếng Pháp, và diễn trình tiếp nhận tác giả này ở Việt Nam là một hiện tượng có nhiều đột biến. Tác phẩm của Poe được đánh giá cao và được sự đồng cảm, ngưỡng mộ của cá nhân người dịch. Tuy có những khoảng thời gian dài trống vắng ở miền Bắc và đứt quãng ở miền Nam do sự chi phối của bối cảnh lịch sử xã hội, nhưng đến nay, căn cứ vào số lượng tác phẩm được dịch, có thể thấy Poe đã được “tiếp nhận lại” một cách rộng rãi trên cả nước, kh ng định những tác phẩm của ông thực sự có giá trị với thời gian, ph hợp với thị hiếu thẩm mỹ của người đọc Việt Nam.

3.1.5.2. Tác phẩm được dịch đầu tiên của Edgar Poe là hai bài thơ on quạ Mộng ảo, phản ảnh nhu cầu tiếp nhận Poe ở đội ngũ người dịch đầu tiên là ý thức chủ động tìm kiếm những kiểu mẫu về sáng tác, quan điểm nghệ thuật để đổi mới và làm giàu đẹp thêm nền văn học nước nhà. Tuy nhiên, việc dịch tác phẩm của Poe vẫn mất cân đối trầm trọng giữa các thể loại. Thơ và tiểu luận phê bình - mảng rất có giá trị của Poe – có được quan tâm nhưng hết sức hạn chế. Cho đến nay chỉ có tiểu luận Triết lý về sáng tác được giới thiệu 03 lượt, còn các tác phẩm khác chỉ có vài đoạn trích minh hoạ trong một hai công trình lý luận phê bình.

3.1.5.3. Truyện ma, kinh dị là thể loại được dịch nhiều nhất hiện nay. Về cơ bản, tác phẩm của Poe được chuyển ngữ khá chuẩn xác d từ bản gốc tiếng Pháp hay tiếng Anh, chiếm được sự yêu thích của người đọc bởi sự trong sáng của văn phong dịch tuy vẫn có những độ lệch nhất định. Những năm gần đây, xu thế thương mại có phần lấn át khiến chất lượng những bản dịch xuống thấp hơn hai giai đoạn trước. Trong hai giai đoạn đầu, khoảng cách thị hiếu thẩm mỹ trong tiếp nhận truyện dịch Edgar Poe khá hẹp. Chỉ từ sau 1986 đến nay, có sự thay đổi tầm đón đợi rò rệt khi sự yêu thích của người đọc không còn là truyện trinh thám, kinh dị mà là những truyện huyễn tưởng phân tích tâm lý giàu tính triết lý và nhân văn.


3.2. TIẾP NHẬN EDGAR ALLAN POE TRONG NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY


Ngay trong lời mở đầu công trình “ ăn học ỹ, mấy vấn đề và tác giả”, Lê Đình Cúc đã kh ng định “văn học Mỹ là một nền văn học đặc biệt”, “một nền văn học đa sắc tộc, luôn luôn ở mũi nhọn của nhiều cuộc cách tân cả về hình thức và nội dung, tư tưởng và mỹ học. Văn học Mỹ phản ảnh thời đại mới, với những tư tưởng triết học mới…” [29, 8]. Đào Ngọc Chương cũng nhận thấy hai nét nổi bật của nền văn học trẻ trung đầy sức sống là “Tính hiện đại và tính thế giới là hai đặc trưng cơ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.

bản của nền văn học này” [347]. Thế nhưng, d văn học Mỹ đến nay đã có gần 1000 đầu sách dịch ra tiếng Việt 18, có những tác động không nhỏ đến đời sống văn hoá và văn học Việt Nam thời hội nhập, với cái nhìn một người nghiên cứu, giảng dạy văn học Mỹ, chính Lê Đình Cúc cũng nhận thấy “văn học Mỹ thực tế vẫn còn xa lạ”, việc “nghiên cứu và giảng dạy văn học Mỹ vẫn chưa được coi trọng”. [31, 5] . Còn tác giả

Lê Huy Bắc thì băn khoăn nền văn học Mỹ rất phong phú, nhưng chúng ta còn biết về nó quá ít, cần chủ động hơn trong việc tiếp cận văn học Mỹ, nhất là trường hợp Edgar Poe.

Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 24

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của việc giảng dạy văn học nước ngoài nói chung, văn học Mỹ nói riêng của một giảng viên đại học, mong muốn góp phần vào việc giới thiệu những tinh hoa văn hoá văn học của nền văn học độc đáo nhưng còn rất mới mẻ này, luận án đã tìm hiểu thực tế việc nghiên cứu và giảng dạy Edgar Poe ở một số trường đại học. Đồng thời, bước đầu có chú ý thị hiếu tiếp nhận của học sinh, giáo viên bậc trung học phổ thông. Đây cũng là một trong những kênh tiếp nhận khá quan trọng, có tính định hướng và đại chúng. Dựa vào những văn bản có tính pháp quy như chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kế hoạch đào tạo ngành Văn học hệ đại học chính quy của một số trường trên cả nước, luận án tìm hiểu sâu chương trình và sách giáo khoa các bậc học, tham khảo một số đề cương chi tiết của giảng viên, kết hợp tiến hành điều tra thực tế bằng nhiều hình thức: phiếu


18 Số liệu này dựa theo Lê Đình Cúc, năm 2001, trong “ ăn học ỹ, mấy vấn đề và tác giả” là khoảng 700 đầu sách. Năm 2007, trong “Lịch sử văn học ỹ”, số sách văn học Mỹ dịch đã tăng đến 1000 đầu sách (tr. 5)


hỏi, phỏng vấn sâu, trao đổi thư từ và từ những số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, so sánh, nhận xét, đánh giá và đề xuất. Việc khảo sát này có tính chất cá nhân phục vụ đề tài nghiên cứu nên còn mang tính chủ quan, phiến diện và số liệu thu thập được chỉ mang tính đại diện, chưa thể bao quát hết những vấn đề cốt lòi của việc giảng dạy văn học Mỹ và Edgar Poe hiện nay.

3.2.1. Nghiên cứu và giảng dạy Edgar Poe ở trường Đại học

3.2.1.1. Trong chương trình giảng dạy văn học Mỹ

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Văn học Mỹ được giới thiệu ở một số trường trong chương trình đào tạo cử nhân đại học ngành Văn học (có trường là Ngữ văn, hoặc Ngôn ngữ và văn hoá) và ngành cử nhân đại học Tiếng Anh. Xác định đối tượng khảo sát chủ yếu là chương trình đào tạo ngành Văn nên chúng tôi không đi sâu vào chương trình ngành Tiếng Anh. Tuy nhiên do tính chất liên ngành của hai môn học, và thực tế có những nét gần gũi, đôi chỗ chúng tôi có nhìn sang môn ăn học ỹ (American Literature) của chương trình Tiếng Anh để làm rò hơn sự góp mặt của Edgar Poe ở Việt Nam qua kênh tiếp nhận ở nhà trường đại học.

Trước 1945, Edgar Poe đã được giới thiệu trong các giờ văn học Pháp mặc d Poe không nằm trong danh sách những tác giả chính thức được quy định (Racine, Corneille, La Fontaine, Hugo, Chateaubriand, Lamartine…). Việc tìm hiểu Edgar Poe mang tính chất cá nhân, tự giác chủ động nhiều hơn trong đội ngũ trí thức Tây học. Một số giáo sư người Pháp đặc biệt yêu mến Baudelaire và từ đó đã giới thiệu Poe qua nhịp cầu nối Baudelaire, Mallarmé. Nhiều thế hệ nhà văn Việt Nam vẫn không sao quên được ấn tượng về những bài thơ The Raven, The Bells… Hình ảnh con quạ u ám nhắc về người đã khuất, tiếng chuông rền ngân khóc than cho nỗi đau vì mất người thân yêu của Poe đâu phải điều xa lạ với tâm hồn người phương Đông chúng ta. Những giấc mơ của Poe đã ám ảnh không ít thế hệ cầm bút Việt Nam. Tuy tư liệu về giai đoạn này còn ít ỏi bởi độ l i hàng thế kỉ, nhưng qua hồi ức của những nhà văn từng tiếp cận Edgar Poe như Hữu Ngọc, Vũ Ngọc Phan (xem chương 1), rò ràng tuy không thành văn nhưng từ khi chưa có bản dịch tiếng Việt nào, Poe đã có mặt trong hệ thống nhà trường ở nước ta từ rất sớm.


Giai đoạn 1945-1975: Ở miền Bắc, như bức tranh chung của tình hình nghiên cứu, phê bình cũng như dịch thuật và sáng tác đã nêu ở chương 1 và 2, việc giảng dạy Poe trong nhà trường miền Bắc, về mặt pháp lý, hoàn toàn không được đề cập đến mà nội dung chủ yếu là văn học Trung Quốc, Pháp, Nga và những tác phẩm của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ lao động sản xuất và chiến đấu chống xâm lược. Ở miền Nam, không thấy dạy về Edgar Poe trong chương trình Việt văn, nhưng ở các môn Anh văn, nhiều truyện của Poe được d ng làm ngữ liệu để dạy cho người Việt học cách viết văn Anh.

Giai đoạn từ 1975 đến 1990, trong các chương trình đào tạo ngành Ngữ văn ở đại học, văn học Mỹ không hề được giới thiệu. Mãi đến khi Bộ giáo dục và Đào tạo thí điểm Cải cách giáo dục bậc trung học ở 10 tỉnh thành và triển khai đại trà toàn quốc từ 1993, chương trình Ngữ văn cấp 2, 3 bắt đầu đưa các tác giả Mỹ như Jack London, O’Henri (cấp 2) và Mark Twain, Hemingway (cấp 3) vào chương trình giảng dạy, các trường Cao đ ng và Đại học Sư phạm, bộ máy cái đào tạo giáo viên cho hai bậc học này trở nên lạc hậu vẫn dạy chương trình cũ, phải một thời gian sau mới cập nhật và vội vã thiết kế lại chương trình cho ph hợp. Phần nhận xét về chương trình, chúng tôi chỉ khảo sát từ 1990 đến nay.

Từ 1990 đến nay, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu khung chương trình giảng dạy các học phần văn học nước ngoài ở ngành đào tạo Ngữ văn/ Văn học ở 15 trường Đại học và tổng hợp so sánh trong Phụ lục 3A. Căn cứ vào kết quả ghi nhận được, chúng tôi thấy tổng số tín chỉ (TC) dành cho các môn Văn học nước ngoài có khoảng cách không đồng đều. Tất nhiên có sự khác biệt giữa hai ngành Văn học khối sư phạm và khoa học xã hội& nhân văn do mục đích đào tạo khác nhau. Văn học Mỹ và Edgar Poe ở từng trường có một sự vận dụng, phân bố thời lượng và nội dung học tập khác nhau. Một vài trường còn ghi là đơn vị học trình (ĐVHT) nhưng đối chiếu với chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ cũng tương đương, số tiết sai biệt không đáng kể. Ở đây, chúng tôi tạm thống nhất gọi chung là tín chỉ.

Trường KHXH&NV Tp.HCM có số TC dành cho VHNN nhiều nhất: 28 TC, ĐH Đà Lạt 25 TC, ĐHSP Quy Nhơn 23TC, ĐHSP Hà Nội 22TC, KHXH&NV Hà

Nội 21TC, ĐH Văn Hiến 21TC…so với Đại học Vinh: 11TC và ĐHSG: 10TC. Có


thể thấy thực trạng đội ngũ giảng viên của từng trường mang tính chất quyết định rất lớn việc thiết kế chương trình giảng dạy này.

Có 7 trường có xây dựng học phần Văn học Mỹ -Mỹ Latinh (2-3 TC) nhưng hầu hết chủ yếu chỉ giới thiệu phần Mỹ -Latinh (Cần Thơ, Đà Lạt). Đại học Quảng Nam trong ăn học ỹ- ỹ La tinh có giới thiệu ăn học ỹ thế kỉ XIX

ăn học ỹ thế kỉ XX, đại diện văn học Mỹ XIX có E. Poe và W. Whitman. Có trường chỉ mới thiết kế xong chưa thực hiện (ĐH Quy Nhơn). Khảo sát chưa đầy đủ, hiện chỉ có hai trường đã tách riêng môn Văn học Mỹ trong chương trình đào tạo ngành Văn học nhưng tên gọi môn học và thời lượng có khác biệt. Ở Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn Tp.HCM, tên học phần là “Lịch sử văn học ỹ” gồm 2 TC. Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn Hà Nội năm 2008 khi thiết kế chương trình đào tạo theo tín chỉ đã dành 2 TC cho môn ăn học ỹ (American Literature) giới thiệu tiến trình của văn học Mỹ, tập trung ở thế kỉ XIX và XX. Edgar Poe là nội dung mới được bổ sung và bắt đầu thực hiện năm đầu nhưng lại nằm trong phần tự chọn, không phải là kiến thức chuyên ngành bắt buộc giống như ĐH Đà Nẵng.

Tóm lại, cho đến nay, Văn học Mỹ vẫn chưa được xem như một môn học riêng mà chỉ được giới thiệu chung trong học phần ăn học phương Tây 1,2 (Đại học SP TP.HCM, Huế, An Giang, Cần Thơ, Vinh, Đà Nẵng, Hà Nội), thời lượng từ 3-5 đơn vị học trình (ĐVHT) tuỳ theo trường. Văn học Trung Quốc, Nga, Pháp vẫn là ba nền văn học chủ lực được dành nhiều thời lượng nhất. Kế đó là sự quan tâm đến văn học Nhật, Ấn Độ, và các nước Đông Nam Á và cả Trung cận đông (Văn Hiến). Trong khi văn học Pháp, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ & Nhật Bản đều được thiết kế thành môn học riêng từ 2-3 ĐVHT hoặc 2 tín chỉ (TC). Có nơi gọi chung là Văn học Đông Nam Á, hay Văn học Châu Á.

Đại học Đà Lạt có giới thiệu sơ lược về Edgar Poe trong học phần ăn học thế giới. Đại học Huế thì có vẻ gắn bó với Poe hơn ở cả hai trường Sư phạm và Ngoại ngữ. Điều này phần nào được phản ánh qua các đề tài khoá luận và phiếu khảo sát tình hình tiếp nhận Edgar Poe. Như vậy, tuy có được nhắc đến trong chương trình đào tạo nhưng so với các nền văn học Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh, Ấn Độ, Nhật- Hàn, “người khổng lồ” văn học Mỹ chỉ được dành cho phân nửa số tiết và vẫn chưa


được “danh chính ngôn thuận” có vị trí xứng đáng của mình trong chương trình đào tạo, vẫn còn chịu tình trạng “ở ghép” với các nền văn học có truyền thống lâu đời hơn. Mặc d , so sánh văn học Mỹ với các nền văn học có bề dầy được ưu ái khác ở chương trình các bậc học phổ phông, văn học Mỹ luôn được yêu thích và thuộc các nền văn học hàng đầu. Edgar Poe cũng chịu số phận “hẩm hiu” như thế. Có đề cập đến Edgar Poe trong các học phần trên hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự quan tâm, hứng thú của giảng viên.

Chương trình đào tạo cử nhân tiếng Anh ngành ngôn ngữ và văn chương từ những năm 1990 có 45 tiết giới thiệu văn học Mỹ và Edgar Allan Poe là một trong những nhà thơ, nhà văn lãng mạn thế kỉ XIX của Mỹ được giới thiệu. Ở chuyên ngành Ngữ văn và văn hoá học, tình trạng có khả quan hơn, hầu hết các trường đều có môn ăn hoá ỹ (2 ĐVHT), ăn học ỹ (2 ĐVHT). Tuy nhiên cũng đồng cảnh ngộ với ngành Văn học việc giới thiệu tác giả cụ thể nào của văn học Mỹ thường phụ thuộc vào sự yêu thích của mỗi giảng viên. Rất ít giảng viên chọn giới thiệu Edgar Poe. Không biết có phải vì Poe không phải tác giả được giảng dạy ở bậc học phổ thông hay vì tác phẩm của ông còn xa lạ khó tiếp cận? E. Hemingway và W. Faulkner trong văn xuôi, Emily Dickinson và Robert Frost trong thơ ca là những lựa chọn nhiều nhất. Văn học Mỹ và Edgar Poe trong thực tế vẫn là một khoảng trống trong chương trình Đại học.

3.2.1.2. Đề cương và giáo trình giảng dạy Edgar Allan Poe

đề cương giảng dạy, theo sự tìm hiểu ban đầu của chúng tôi, cho đến nay chỉ có hai trường Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, ngành Văn học, Edgar Allan Poe được chính thức có mặt trong đề cương giảng dạy môn Văn học Mỹ và Lịch sử văn học Mỹ. Một số giảng viên ở các trường khác có giới thiệu sơ lược Poe mục tác giả tiêu biểu ở phần khái quát chung về văn học Mỹ thế kỉ XIX, nhưng không đi vào phân tích tác phẩm vì thời lượng quá ít so với nội dung quá rộng của môn học.

Đề cương học phần Lịch s văn học Mỹ (ĐH KHXH&NV Tp.HCM) được giảng dạy trong 2 ĐVHT ở đối tượng sinh viên năm thứ 4. Xác định văn học Mỹ là “một trong những nền văn học lớn của thế giới”, tác giả Đào Ngọc Chương đã giới


thiệu toàn bộ tiến trình nền văn học Mỹ theo trình tự thời gian từng thế kỉ (từ XVII đến XX) theo một cấu trúc trình tự như sau: (1) Bối cảnh, (2) Tình hình chung, (3) Các đặc điểm, (4) Đội ngũ các nhà văn. Edgar Poe có được đề cập đến trong phần văn học Mỹ nửa đầu thế kỉ XIX, nhưng chỉ lướt qua ở mục (4) c ng bảy tên tuổi nhà văn Mỹ khác của giai đoạn này. Tuy tác giả không đưa vào đề cương tên tác phẩm cụ thể nhưng qua trao đổi cá nhân, The Black Cat, The Raven và William Wilson là những tác phẩm của Poe được tác giả chọn hướng dẫn phân tích.

Đề cương Văn học Mỹ (môn tự chọn) của Đào Duy Hiệp và Lê Nguyên Long trường Đại học KHXH & NV Hà Nội là đề cương duy nhất có phân h n 2 tiết lý thuyết cho Poe trong kế hoạch giảng dạy của mình. Các tác giả nhận định văn học Mỹ là “một nền văn học non trẻ nhưng có gia tốc lớn, và chỉ với 2 thế kỉ (XIX và

XX) từ sau khi giành độc lập, đã gia nhập thực sự vào nền văn học thế giới, có đóng góp không nhỏ cho nền văn học nhân loại.” Mục tiêu giảng dạy môn học mang tính đối thoại rò nét: “Có cái nhìn so sánh để thấy được giao lưu và ảnh hưởng của văn hoá, văn học Mĩ đối với Việt Nam”. Nội dung giới thiệu về Poe gồm 4 đề mục, bao quát được bốn mảng sáng tác chính. Cụ thể là:

Edgar Allan Poe (1809-1949)

1. Poe, một trong những ông tổ và đỉnh cao của loại hình truyện kì ảo

2. Poe, người khai sinh ra loại hình truyện trinh thám

3. Thơ của Poe, cội nguồn của thơ tượng trưng

4. Poe và nền lí luận văn học Mĩ thế kỉ XIX” [87]

Thời lượng tuy không nhiều hơn các tác giả khác nhưng hợp lý, khoa học. E. Poe, Mark Twain, J. London đều hướng dẫn trong 2 tiết. W.Faulkner (4t) và trọng tâm là

E. Hemingway (9t). Đề cương gọn, nhẹ, có xu hướng đi vào chiều sâu. Nhưng phần nói đến thế kỉ XX có vẻ thiếu vắng mảng kịch và thơ của những tên tuổi quan trọng so với đề cương của Đào Ngọc Chương hay các chương trình ngữ văn tiếng Anh.

Về giáo trình văn học Mỹ và Edgar Poe, theo Lê Đình Cúc, “Đến nay (năm 2007-HKO) ở nước ta chưa có một bộ giáo trình lịch sử văn học Mỹ để giảng dạy cho học sinh và sinh viên” [31,5]. Đội ngũ những người nghiên cứu giảng dạy văn học Mỹ “chưa có trình độ ngoại ngữ tốt đủ để đọc văn bản tác phẩm tiếng Anh, phần


lớn cán bộ tạt ngang từ các bộ môn khác”. Do vậy, sự đầu tư cho một bộ giáo trình chuyên ngành cũng còn hạn chế cả về chủ quan lẫn khách quan. Thực tế ấy thể hiện qua các tài liệu giảng dạy và tham khảo về văn học Mỹ chủ yếu từ đề cương bài giảng của giảng viên tự biên soạn, có kết hợp từ các chuyên luận về văn học Mỹ của Nguyễn Đức Đàn (1994), Lê Đình Cúc (2001), (2007) ; Lê Huy Bắc (2002). Các chuyên luận này đã được đề cập ở chương 1. (tr.64-67)

Tài liệu tham khảo có thể kể Hồ sơ văn hoá ĩ, một tư liệu văn hoá-văn học đồ sộ bao quát nhiều mặt đời sống nước Mỹ của Hữu Ngọc và tất nhiên không thể thiếu là các tập truyện dịch tác phẩm Edgar Poe. Đề cương của Đào Ngọc Chương có sử dụng thêm một số tư liệu trước 1975 như ăn chương Hoa Kỳ (1961), Năm văn sĩ Hoa Kỳ, Năm thi sĩ Hoa Kỳ của nhóm Lê Bá Kông & Nxb Ziên Hồng. Chuyên luận ăn học ỹ quá khứ và hiện tại, của tập thể tác giả, Nxb Thông tin Khoa học Xã hội, năm 1997 và Phác thảo văn học ĩ, của Kathryn Vanspanckeren do Lê Đình Sinh, Hồng Chương dịch, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2001 cũng là những tài liệu được tham khảo có ích được sử dụng.

Ngoài ra, có thể kể l i lại các loại sách song ngữ của Lưu Bằng, Lê Bá Kông đã nêu ở phần dịch thuật. Ở các đô thị miền Nam trước đây, nhờ loại sách này Poe đã đến với đông đảo thanh thiếu niên Việt Nam từ trên ghế nhà trường, nhất là những học sinh chuyên ban C (Văn - Ngoại ngữ). Trong hoàn cảnh “nước Mỹ còn mới mẻ đối với ta”, công trình Đại cương văn học sử Hoa Kỳ của Đắc Sơn (1965) gồm các bài đọc thêm song ngữ Anh-Việt thực sự có ích cho sinh viên cao đ ng trong việc “trau dồi sinh ngữ chóng tiến bộ hơn” hiện vẫn được tái bản và là một tài liệu dễ tra cứu song còn khá sơ lược. Năm 2008, tập 20 truyện ngắn chọn lọc Anh –

iệt do Nguyễn Thị Ái Nguyệt và Cát Tiên biên dịch cũng được ra mắt, phản ảnh thực tế tác phẩm của Poe đã đáp ứng được nhu cầu học tập ngoại ngữ của sinh viên Việt qua sự chọn lựa của các giảng viên trực tiếp giảng dạy văn học Mỹ ở các trường Đại học cả bằng tiếng Việt lẫn Tiếng Anh. Trong tập truyện này tác giả chọn truyện The Cask of Amontillado để phân tích giảng dạy. Tiếc là tác giả đã tuỳ tiện thêm bớt,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022