Ác Đề Tài Nghiên Cứu, Luận Văn, Luận Án Về Edgar Allan Poe


thay đổi quá nhiều nội dung không đúng bản gốc của Poe nên theo cảm nhận của chúng tôi, chất lượng văn chương và độ tin cậy còn thấp.19

Nhiều học sinh phổ thông, sinh viên đại học những năm 60, 70 cũng rất thích thú tham khảo loại sách chuyên ngữ English Comprehension và Ladder edition. Với mục đích giúp cho những người học tiếng Anh như một sinh ngữ thứ hai mở rộng vốn từ, dễ dàng nắm được ngữ pháp, cấu trúc tiếng Anh, loại sách Lader edition của nhà xuất bản Ballantine - New York đã phát hành một series sách gồm năm bước phát triển từ vựng theo kiểu bậc thang từ 1000 từ đến 5000 từ. Các tác phẩm được giới thiệu có rút ngắn so với bản gốc nhưng vẫn giữ được nội dung chính của tác phẩm. Sáu truyện của Poe trong tuyển tập Six Tales of Fear by Edgar Allan Poe(1973) được chọn cho độc giả có vốn từ ở mức 1000 từ. Ngoài ra còn có một tuyển tập Edgar Allan Poe chia thành 13 chapter, giới thiệu toàn bộ cuộc đời đau buồn của Poe và những tác phẩm đặc sắc của ông dành cho những độc giả có vốn từ vựng 2000 từ trở lên. Tập sách thứ hai này được tái bản liên tục từ năm 1963, 1969,1972 với số lượng đã bán hơn 100.000 bản. Nhà xuất bản Đồng Nai gần đây cũng xuất bản loại sách rèn kĩ năng sử dụng tiếng Anh hệt ý tưởng và kiểu dáng, cấu trúc loại sách Ladder này của nhà xuất bản Ballantine Book, New York. Sách in thành khổ nhỏ và phân thành ba cấp độ: 500 từ, 700 từ và 1000 từ, “dành cho những người thích đọc sách”. Năm truyện The Fall of the House of Usher, The Black Cat, The Masque of The Red Death, William Wilson và The Tell-Tale Heart được chọn cho cấp độ thứ 3.

Các giáo trình dạy môn American Literature ở chuyên ngành Tiếng Anh đều có giới thiệu cuộc đời và tác phẩm tiêu biểu của Poe, đồng thời cũng thể hiện sự không nhất quán trong việc tiếp nhận những tác phẩm được cho là “đặc sắc nhất” của Poe. C ng một trường như ĐH KHXH&NV, nhiều giáo viên chọn The Black Cat, có sẵn văn bản và bài phân tích trong giáo trình dành cho sinh viên khoa tiếng Anh của Raymond Harris. Có một trường hợp tự biên soạn và chọn bài thơ Annabel Lee của


19 Ví dụ: cả đoạn mở đầu và đoạn 2 tr. 178 thay đổi hoàn toàn làm sai ý nghĩa động cơ trả th của nhân vật. Đoạn kết cũng không còn giữ văn phong của Poe, lược bỏ, thay đổi quá nhiều. Nhất là những giây phút Montresor lấp viên gạch sau c ng chôn sống bạn mình, lạnh l ng lặp lại lời van xin “For the love of God, Montresor” của Fortunato là đoạn rất có ý nghĩa phân tích tâm lý đã bị cắt bỏ! Câu cuối rất đặc sắc cũng không còn của Poe! (tr.192-93)


Poe (Trịnh Long, khoá 98-2002). Giáo trình American Literature của Đinh Thị Minh Hiền- Đại học Đà Nẵng chọn The Cask of Amontillado, Hợp tuyển văn học ỹ của Ngô Văn Sự ở Cao đ ng Sư phạm và Đại học Lạc Hồng ở Đồng Nai chọn hai tác phẩm là The Stolen Letter The Pit and the Pendulum…Trong đó giáo trình của Trịnh Long, Đinh Thị Minh Hiền có cấu trúc khá chặt chẽ theo cách biên soạn giáo trình truyền thống, giúp định hướng cho người học trước khi đi vào nội dung trong tâm của bài. Gần đây, từ 2003-2005, nhóm giảng viên tiếng Anh trường Đại học KHXH&NV Tp.HCM cũng bổ sung vào khoảng trống này bộ giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành Ngữ văn do Nxb Đại học quốc gia phát hành (90 tiết) cho sinh viên năm thứ 3 và 4 ngành Ngữ văn khoa Ngữ văn và Báo chí. Poe được giới thiệu về cuộc đời và truyện ở text book 1. Ở Text book 3, cách sử dụng vần (rhyme) của Poe trong đoạn mở đầu bài thơ The Raven được minh hoạ cho bài giảng về các yếu tố của một bài thơ (Elements of Poetry) [333, 69]. Tuy là bộ giáo trình đầu tiên biên soạn, chỉ mới in thành từng tập mỏng nhưng khá tin cậy, bố cục thiết kế theo hướng tích cực hoá vai trò người học. Từ 2004, Khoa Ngoại ngữ trường ĐH Mở-bán công là trường dành nhiều tiết cho Poe nhất. The Tell-Tale Heart Annabel Lee được dạy

trong 6-8 tiết. Ngoài ra, trong một số bài học và đề thi tiếng Anh gần đây, có thiết kế ngữ liệu những bài học, câu hỏi về tiểu sử của Edgar Poe.20

Như vậy, ở ngành Tiếng Anh, Poe là một tác giả chính trong chương trình. Tuy chưa có một bộ giáo trình tiếng Việt riêng nhưng qua các công trình và tài liệu tham khảo cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh, Edgar Poe đã có nhiều con đường thuận lợi để đến với độc giả Việt Nam nói chung và sinh viên học sinh nói riêng, cả tiếng Pháp với thế hệ trước 1954, tiếng Việt và Anh như từ những năm 1960 đến nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.

3.2.1.3. ác đề tài nghiên cứu, luận văn, luận án về Edgar Allan Poe

Về các đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học, ngoài đề tài cấp Bộ của tác giả Nguyễn Hữu Hiếu (Trường Đại học Đà Lạt) “Sự tiếp nhận văn học Mỹ ở Việt Nam” năm 1999-2001, có chọn và giới thiệu vài nét về

Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 25


20 Anh ngữ sinh động bài 90,98 http://www.saharavn.com/index.php?page=4&sub=979&script=index&theloai=61&tid=18199


Edgar Poe như một khuôn mặt tiêu biểu của văn học Mỹ thế kỉ XIX, và sự tiếp nhận gián tiếp E. Poe qua các nhà thơ tượng trưng Pháp, cho đến nay, chưa có đề tài nghiên cứu nào tìm hiểu về Edgar Allan Poe.

Về đề tài luận văn, luận án (Phụ lục 4) nghiên cứu về Edgar Allan Poe ở bậc cao học trở lên, tính theo trình tự thời gian, có thể kể trước tiên là công trình “Apports d’ Edgar Allan Poe à l’esthetique de audelaire dans us es et on Coeur mis à nu”, luận văn thạc sĩ bằng tiếng Pháp của Nguyễn Phú Ghi (Xem trang 18). Như vậy, từ trước 1975, Edgar Poe đã không phải là một tác giả xa lạ. Tuy đề tài của Nguyễn Phú Ghi chủ yếu so sánh ảnh hưởng mỹ học của Poe đối với hai tác phẩm cụ thể của Baudelaire thuộc chuyên ngành phê bình văn học Pháp nhưng cũng cho thấy Poe được quan tâm trong số rất ít đề tài sau đại học về văn học Mỹ ở Trường Đại học Văn khoa trước đây. Từ năm 2000 trở lại đây, trong quá trình giao lưu và hội nhập, văn học Mỹ và hiện tượng Edgar Poe lại được các nhà nghiên cứu phê bình quan tâm. Trong các trường Đại học, văn học Mỹ cũng là mảnh đất bắt đầu được khai phá. Năm 2003, luận văn thạc sĩ đầu tiên ở Việt Nam về Poe với đề tài “Cái đẹp, tình yêu và nỗi ám ảnh về cái chết trong thơ Edgar Allan Poe”của chúng tôi được bảo vệ tại ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. Tiếp sau đó, năm 2004 ở Hà Nội, đề tài luận văn thạc sĩ của Lê Nguyên Long tiếp tục tìm hiểu về đặc điểm truyện kinh dị của Poe và triết lý kì ảo trong sáng tác của ông, cũng là khâu đột phá đầu tiên trong nghiên cứu về Poe sau đại học ở miền Bắc. Trong xu hướng vận động chung của sự tiếp nhận Edgar Poe những năm đầu thế kỉ XXI, năm 2006, đề tài tiến sĩ văn học “Edgar Poe với ăn học iệt Nam” (giai đoạn 32-45) của Đào Thị Bạch Tuyết cũng được bảo vệ ở thành phố Hồ Chí Minh.

Ở các khoá luận tốt nghiệp của sinh viên đại học, có ba đề tài viết bằng tiếng Việt. Đó là “Triết lý sáng tác và thiên tài của những điều kỳ dị”của Lê Xuân Hoàng ở ĐH Huế (2004) và “Đặc điểm truyện kinh dị E.Allan Poe” của Trần Đức Mạnh ở ĐH Đà Lạt (2005). Cả hai đề tài này đều quan tâm nghiên cứu đặc điểm truyện kinh dị của Poe và có trích dịch một số đoạn trong tiểu luận, thơ, truyện để chứng minh các luận điểm của mình. Gần đây nhất, năm 2007, đề tài “ ếu tố kì ảo trong truyện ngắn của Edgar Allan Poe” do Đoàn Thị Quỳnh Như ở ĐH Khoa học xã hội và


Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh thực hiện, Đào Ngọc Chương hướng dẫn cũng được đánh giá cao. Về cấu trúc, các đề tài này đều có phần giới thiệu tiểu sử - con người ở chương một, chương 2, 3 đi vào đặc điểm truyện kinh dị của Poe. Nhìn chung, các đề tài đều bộc lộ sự đồng cảm, ngưỡng mộ về tài năng và không có sự đánh giá khác nhau về giá trị sáng tác của Poe trong bước đầu tập luyện cách tiếp cận, nghiên cứu về một tác giả có nhiều đánh giá phức tạp nhưng đa tài như Poe, mở ra một khả năng tìm tòi nghiên cứu mới.

Ngoài chuyên ngành Ngữ văn, thật thú vị khi Poe lại là một trong những tác giả Mỹ được chọn lựa trong 4 khoá luận tốt nghiệp từ nhiều năm trước đây (1992- 2002) ở ĐH Huế bằng tiếng Anh. Đọc những cái tên đề tài, có thể thấy Poe đã được tiếp nhận khá toàn diện từ đề tài cái chết của người phụ nữ đẹp trong thơ đến nghệ thuật thời gian không gian, tính biểu tượng trong các truyện kinh dị. (Phụ lục 4) Chắc chắn các đề tài này đã được khơi gợi, “truyền lửa” từ đội ngũ giảng viên, những người từng tiếp cận, giảng dạy, nghiên cứu sâu và yêu mến Edgar Poe.

Con số 3 đề tài thạc sĩ, 1 đề tài tiến sĩ và 7 khoá luận tốt nghiệp cả bằng tiếng Việt lẫn tiếng Pháp, tiếng Anh tuy quá ít ỏi so với các tác giả Mỹ khác nhưng trong điều kiện một tác giả không hề nằm trong chương trình giảng dạy từ trung học phổ thông đến đại học như Poe lại được thích thú chọn lựa để thực hiện các đề tài khoá luận, luận văn, luận án trong chặng đường 36 năm này chứng tỏ Poe có một sức hút nhất định đối với giới đại học. Và nhu cầu tìm hiểu, khám phá về con người kì lạ với những sáng tác độc đáo dự báo thiên tài những điều mà thế kỉ chúng ta vẫn còn trăn trở đến nay vẫn thách thức, mời gọi những khám phá mới. Khoảng trống về giai đoạn khai sinh văn học Mỹ và cây bút tài năng Edgar Poe ở Việt Nam không ồn ào nhưng đã và đang được lấp dần trên các giảng đường đại học hôm nay.

3.2.2. Điều tra thực tế về tình hình tiếp nhận Poe trong nhà trường


Theo quan sát của chúng tôi, Edgar Poe chưa được phổ biến trong nhà trường và công chúng rộng rãi nói chung. Để có sự kiểm chứng thực tế giả thuyết này, chúng tôi đã thử khảo sát tình hình và mức độ tiếp nhận Poe trong đối tượng giảng viên, sinh viên đại học và giáo viên ngữ văn cấp 2, 3. Ngoài ra có tìm hiểu ở


một số giảng viên, giáo viên chuyên ngành Tiếng Anh để so sánh độ lệch. Do địa bàn rộng nên chúng tôi đã tiến hành hai hình thức: điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn sâu, có khi linh hoạt kết hợp cả hai.

3.2.2.1. Phiếu khảo sát ý kiến về văn học Mỹ và Edgar Poe

Về phương pháp chọn m u, để đảm bảo sự khách quan, chúng tôi đã tiến hành điều tra qua phiếu hỏi với phương thức chọn mẫu ngẫu nhiên (random sampling) kết hợp với lấy mẫu có hệ thống (systematic sampling) và cả lấy mẫu từng khối (cluster sampling). Địa bàn khảo sát là 9 tỉnh Nam Trung bộ và thành phố: Hồ Chí Minh, Huế, Đà Lạt, Khánh Hoà, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh, Tiền Giang và Cần Thơ. Ở từng trường, chúng tôi chọn một số lớp ngẫu nhiên để khảo sát. Ngoài ra chúng tôi cũng được sự hỗ trợ của ban quản trị Website Trung tâm hỗ trợ giáo viên www.giaovien.net để phổ biến rộng rãi đến những đối tượng giáo viên khác có quan tâm nhưng số lượng này không đáng kể. Kích thước mẫu sử dụng được là 535 phiếu sau khi đã loại bỏ một số phiếu trả lời không đủ độ tin cậy. (Phụ lục 5).

Phiếu hỏi được thiết kế dành cho 2 đối tượng: giảng viên, giáo viên (mẫu 1) và sinh viên (mẫu 2) ngành Văn học và Tiếng Anh, gồm 10 câu từ tổng quát đến chi tiết. Các câu hỏi có chú ý kết hợp cả hai dạng câu hỏi đóng có trọng số (Câu 1, 6, 8) và không có trọng số (2, 3, 4, 5, 8). Hai câu cuối là câu hỏi mở (9, 10) dành cho đối tượng có trình độ chuyên sâu, chủ yếu là các giảng viên cao đ ng, đại học chuyên ngành ngữ văn. Bên cạnh đó phiếu khảo sát có chú ý một số câu hỏi thêm để khảo sát độ tin cậy của các câu trả lời trước và sau đó. Ví dụ như các câu 3, 4, 5, 6 là những câu hỏi dễ phát hiện độ thiếu chính xác của phiếu trả lời vì kết quả có quan hệ chặt chẽ với nhau. Như vậy, bảng câu hỏi có thể khảo sát được cả biến phụ thuộc là những thông tin căn bản nhất mà luận án muốn thu thập và biến độc lập là những thông tin có thể giải thích vấn đề. Một số thông tin về cá nhân người hỏi và lời đề nghị ở phần đầu phiếu hỏi giúp cho việc khảo xác đúng đối tượng hơn.

Về hình thức tiến hành điều tra, phụ thuộc điều kiện cá nhân, chúng tôi áp dụng hình thức phát phiếu trực tiếp (Tp.Hồ Chí Minh, Huế, Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đà Lạt), qua bưu điện (Khánh Hoà, Cần Thơ, Tiền Giang) hoặc email (có


bản riêng cho người sử dụng email). Thời gian khảo sát từ tháng 4-2009 đến tháng 9- 2009.

3.2.2.2. Kết quả khảo sát

Trong 535 phiếu thu được, có 137 giảng viên cao đ ng, đại học, 242 sinh viên đại học và 156 giáo viên cấp 2,3 đang trực tiếp giảng dạy ở các trường công lập, dân lập thuộc 9 địa bàn đã nêu tham gia trả lời. Trong số giảng viên có 12 tiến sĩ (10, 3%), 62 thạc sĩ (53%), 8 giảng viên chính (6, 8%), 34 cử nhân đại học (29,1%) và 1 cử nhân cao đ ng (0,9%). Chuyên ngành Văn có 156 phiếu (53, 2%) Ngoại ngữ Anh và Pháp 137 (46, 8%). Phần đo kết quả trả lời dưới đây, chúng tôi sẽ chọn những số liệu cao nhất và thấp nhất để phân tích đánh giá.

Kết quả khảo sát cho thấy trong các tác giả văn học Mỹ thế kỉ XIX, XX, ba tác giả được biết đến nhiều nhất là Hemingway (82,1%), O’ Henri (72,7%) và Jack London (67,7%). Tỉ lệ thuận với những tác giả được ưa thích nhất cũng là ba tác giả này. Edgar Poe có 63,6% người trả lời chưa hề nghe nói đến, 11,6% không thích lắm, 10,1% trung bình và 14,8% từ khá thích đến rất thích. Điều này có lẽ cũng phản ánh đúng thực tế hiện nay, ba tác giả được biết nhiều nhất cũng chính là ba tác giả được học ở THCS và THPT, thậm chí còn được giới thiệu ở tiểu học như O’Henri và Jack London.

Ở câu 2, điều gì ấn tượng nhất ở Edgar Poe, các câu trả lời cho thấy người đọc ấn tượng nhất là các truyện trinh thám rất hấp dẫn của Poe (19, 8%), tác phẩm đầy kinh dị (19,2%), hay viết về nỗi buồn (12,8%), có số phận nghiệt ngã, cuộc đời đầy đau thương (11,8%). Còn 10 yếu tố khác về cuộc đời và văn nghiệp, quan điểm nghệ thuật mà phiếu hỏi đưa ra hầu như rất ít người biết. Chúng tôi cho rằng có thể nguyên nhân bởi chưa có cơ hội tiếp xúc nhiều với tác phẩm của Poe. Thống kê cho thấy chỉ có 4,2% đã đọc trên 20 tác phẩm của Poe (nằm trong đối tượng giảng viên), 27,8% đọc trên 10 tác phẩm, 66,7% chỉ đọc trong phạm vi trên dưới 5 tác phẩm. Trong đó có 4,5% đọc bằng tiếng Pháp, 22,7% đọc bằng tiếng Anh và đại bộ phận là các bản dịch tiếng Việt (71,2%). Thú vị là có 3% đọc tác phẩm của Poe bằng các văn bản tiếng Trung. Ở các giai đoạn dịch thuật, chúng tôi không tìm thấy các bản dịch bằng tiếng Trung nào, nhưng trong kết quả khảo sát thực tế, không phải


giảng viên mà lại là đối tượng sinh viên đọc tác phẩm bằng tiếng Trung của Poe. Đây cũng là một gợi ý suy nghĩ về hướng tiếp nhận Poe trong thời đại “thế giới ph ng”, đa văn hoá hiện nay. Giáo dục phát triển, nhiều sinh viên chọn ngoại ngữ 2 là tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật…Nếu Việt Nam có những sách song ngữ, giáo trình, truyện dịch về Poe, thì người Trung Quốc, Nhật Bản cũng tương tự. Ph hợp với số liệu chúng tôi thu thập được cho câu 4 “Bạn biết/đọc Poe trong trường hợp nào?” Kết quả trả lời của ba đối tượng hầu như hoàn tác khác nhau. Tiếp nhận Poe một cách thụ động, tỉ lệ cao nhất 20.5% sinh viên chọn câu trả lời là “qua bài giảng của giảng viên”. Riêng đội ngũ giảng viên, con số cao nhất tiếp nhận Poe qua các tuyển tập truyện (26,5%), tương đương với con đường tiếp cận trên, có 25,3% giảng viên biết đến Poe qua mạng internet, chỉ có 10, 8% chọn câu trả lời “qua việc nghiên cứu giảng dạy”. Internet đã trở thành một cuộc cách mạng thông tin có ý nghĩa to lớn, chú ý kênh tiếp nhận này, chúng ta có thể khám phá rất nhiều điều thú vị về Poe. Còn đối tượng thứ ba có người trả lời biết Poe qua các bài hát tiếng Anh và xem tivi. Quả thực, trên Youtube, chúng ta có thể xem những vở kịch tiêu biểu nhất của Poe, nghe những bài hát phổ từ những bài thơ hay nhất của Poe. Kênh tiếp nhận này ở Việt Nam chúng ta chưa được quan tâm đến. Tác phẩm văn học đến với công chúng qua âm nhạc luôn có nhiều cơ hội mở rộng biên độ ảnh hưởng của mình do hiệu ứng âm thanh tác động. Không ít tác phẩm văn học trở thành bất tử khi được chuyển thành ca khúc như Đồng chí của Chính Hữu, Ngậm ng i của Huy Cận, Màu tím hoa sim của Hữu Loan hay những bài thơ của Nguyên Sa đã trở thành những tình khúc muôn thuở của những người đang yêu…

Câu 5 và 6 “thích thể loại nào nhất?” và “tác phẩm nào nhất” là hai câu hỏi kiểm tra xác suất tin cậy của các phiếu trả lời. Không có kết quả nào mâu thuẫn. Sinh viên thích nhất là thể loại truyện kinh dị và trinh thám. Giáo viên C2, 3 chọn truyện trinh thám. Các giảng viên thì lại chọn thơ và truyện kinh dị. Tố chất tâm lý, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ khác nhau của từng đối tượng cũng làm nên sự chênh lệch này trong thị hiếu thẩm mỹ tiếp nhận Edgar Poe. Theo thứ tự từ cao đến thấp, Con mèo đen, Con quạ, Trái tim thú t i, Án mạng đường nhà xác ặt nạ tử thần đ là năm truyện được trả lời “rất thích và đã đọc nhiều lần”. Ba truyện kinh dị Leigeia,


Berenice và Morella là ba tác phẩm ít được ưa thích nhất với lý do quá “r ng rợn”, “không ph hợp với Việt Nam”.

“Có những tư liệu văn học có thể d ng để xác định trình độ đặc trưng của công chúng liên quan đến từng tác phẩm văn học, từ trình độ đó mà nẩy sinh phản ứng tâm lý và cách hiểu chủ quan của từng người đọc” [44, 403]. Với ba đối tượng có trình độ văn hoá, văn học và thẩm mỹ khác nhau, những giảng viên đại học cũng khá gần với những nhà nghiên cứu phê bình và có những kinh nghiệm có trước trong quá trình đọc một tác phẩm văn học mới nên có những nhận định khác xa với đối tượng sinh viên trong câu 8. Đánh giá nhận xét về Edgar Poe, các giáo viên cấp 2, 3 dường như không trả lời hoặc trả lời rất ít. Nguyên nhân chính là Poe quá xa lạ với họ. Đối tượng sinh viên có em được học về Poe, có em còn “chưa nghe nói đến bao giờ”. Thứ tự đánh giá về Poe, đối tượng sinh viên chọn yếu tố r ng rợn đầu tiên (13, 5%), tiếp đến là có ý nghĩa (8,1%), có phong cách riêng (6,8%), hấp dẫn và mới mẻ (5,4%). Giảng viên thì đánh giá cao tác phẩm của Poe vì: có phong cách riêng (27%), chất trí tuệ cao (14, 9%), rất hấp dẫn, độc đáo (16,2%), có ý nghĩa sâu sắc (12,2%) và khá mới mẻ (10.8%). Như vậy, yếu tố “chất trí tuệ cao” và “r ng rợn” chính là chỗ lệch giữa hai trình độ khác nhau do hoạt động đọc của hai đối tượng (giảng viên-sinh viên) có một khoảng cách về tầm đón đợi nhất định.

Để tham khảo ý kiến các chuyên gia, chúng tôi đã xin ý kiến ở câu 9: “Có nên giới thiệu Edgar Poe trong nhà trường không?” “ở bậc học nào là ph hợp?” Câu hỏi này làm nhiều người lúng túng. Có đến 81, 8% không có ý kiến. Nhưng trong số 39 phiếu trả lời, thì có 92, 3% giảng viên cho là nên giới thiệu Edgar Poe trong chương trình giảng dạy đại học. Lý do bởi tác phẩm của Poe có giá trị độc đáo, đa dạng, có ý nghĩa giáo dục và tư duy, là đại biểu xứng đáng của văn học Mỹ [Phiếu 23, 91, 540, 546, 523]. Tác phẩm của Poe còn giúp “hiểu thêm về con người và xã hội Hoa Kỳ” [Phiếu 36], ph hợp với nhận thức học sinh [phiếu 556]. Sinh viên có thể tiếp cận các thể loại truyện ngắn trinh thám, kinh dị, thơ và tiểu luận phê bình đặc sắc của Poe. Đối với cấp phổ thông trung học thì có 9/39 ý kiến đề nghị dạy một số truyện trinh thám hoặc kinh dị “giúp không khí lớp học sôi động hơn, kích thích được sự tìm hiểu tác phẩm của người học và làm cho chương trình học đa dạng

Xem tất cả 318 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí