Edgar Poe cũng như văn học Mỹ nói chung có xu hướng thương mại hoá, dễ dãi hơn là chú trọng mục đích tiếp nhận, nghiên cứu, học thuật như các giai đoạn trước.
3.1.1.3. Thống kê tác phẩm đã dịch ra tiếng Việt của Edgar Poe
Căn cứ vào số liệu thu thập được từ tác phẩm đầu tiên đến nay, thống kê qua Phụ lục 2A, chúng tôi tóm tắt toàn bộ số lượng tác phẩm đã dịch của E.Poe trong bảng 3.1 dưới đây để có một cái nhìn toàn cảnh hơn về sự tiếp nhận Edgar Poe ở Việt Nam, đặc biệt là “sự trở lại của Edgar Poe” theo yêu cầu của người đọc những năm đầu thế kỉ XXI này.
Bảng 3.1
TH NG KÊ TÁC PHẨM CỦA E.A.POE ĐÃ DỊCH Ở VIỆT NAM
Thơ | Truyện | Tiểu luận phê bình | Số lần xuất bản | Dịch lần đầu | ||
Trước 19 | 2 | 2 | 0 | 3 | 4 (2?) | |
Từ 19 -1975 | 2 | 29 | 2 | 7 | 16 (2 thơ) | |
Từ 1975 đến nay | 1975-1986 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
1987-1997 | 0 | 15 | 0 | 4 | 1 | |
98-2010 | 5 | 125 | 1 | 24 | 28 | |
Cộng | 3 | 140 | 1 | 28 | 29 (1 thơ) | |
Tổng cộng | 9 | 171 | 3 | 3 lần | 49 (5 thơ,1TL) |
Có thể bạn quan tâm!
- Bóng Dáng Edgar Allan Poe Trong Văn Xuôi Đô Thị Miền Nam
- Tiếp Nhận Edgar Poe Trong Sáng Tác Thời Kì 1976 -1986
- Mục Đích Và Nhu C U Dịch Thuật Tác Phẩm Edgar Poe
- Nguyễn Hiến Lê – “Triết Lý Sáng Tác” Và Bài Thơ “ On Quạ”
- Đến Sự “Bùng Nổ” Truyện Dịch Edgar Poe…
- Tiếp Nhận Edgar Allan Poe Trong Nghiên Cứu Và Giảng Dạy
Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phụ lục 2A- tổng hợp các tập truyện thơ đã dịch và xuất bản của E. Poe (1936-2009)
Có thể phác họa ba giai đoạn dịch thuật và xuất bản tác phẩm của E.A. Poe qua biểu đồ 3.2. dưới đây:
Hình 3.2. Biểu đồ tóm tắt tác phẩm của Edgar Allan Poe đã dịch và xuất bản từ 1936-2010.
Truyện là thể loại chiếm tỉ lệ cao nhất: 95%. Thơ và tiểu luận chỉ là 5% còn lại không đáng kể. Chặng đường 35 năm của Edgar Poe ở Việt Nam từ sau 1975 đến nay cũng là một hiện tượng đáng kinh ngạc. Sau một thập kỷ hoàn toàn đứt quãng, không có một tác phẩm nào được dịch (1976-1986), bỗng từ 1987 đến nay, con số 3/5 bài thơ, 1/2 tiểu luận và 140/171 lượt truyện của Edgar Poe được dịch trong 28/38 lần xuất bản, trong đó có 29/49 truyện dịch lần đầu tiên so với con số ít ỏi của các giai đoạn trước đã nói lên những thay đổi lớn lao về tư duy tiếp nhận văn học nước ngoài, văn học Mỹ và “con người kì lạ với những câu chuyện kì lạ” Edgar Allan Poe. Chúng tôi sẽ đi vào những cập nhật cụ thể đó qua từng giai đoạn của diễn trình 2/3 thế kỷ tiếp nhận E. Poe ở Việt Nam.
3.1.2. Giai đoạn một: Từ đầu thế kỉ đến trước 1945
Qua việc thống kê bản dịch, hệ thống những sách báo trước đây còn lưu lại ở các thư viện của thành phố, tìm hiểu các công trình khảo cứu văn học, các ý kiến, nhận định, của nhiều học giả tên tuổi Việt Nam: Phạm Quỳnh, Hữu Ngọc, Vũ Ngọc Phan, Hòai Thanh, Phan Cự Đệ, Thiếu Sơn, Nguyễn Đức Đàn, Nguyễn Văn Dân, Hà Minh Đức, Lê Đình Cúc, Mai Hương và Nguyễn Thị Huế…, chúng tôi nhận thấy quá trình dịch thuật Edgar Poe ở Việt Nam có ba giai đoạn với ba đặc điểm rò rệt, tương tự như những mốc thời gian ở hai chương 1 và 2. Tuy nhiên, vấn đề tác phẩm nào của Edgar Poe được dịch đầu tiên và dịch từ khi nào cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất, rất cần làm sáng tỏ.
3.1.2.1. Tác phẩm dịch đ u tiên ở Việt Nam
Với ý thức tiếp thu tinh hoa văn hóa của các nước Thái Tây để xây dựng nền văn học quốc ngữ buổi đầu còn phôi thai.., năm 1917, Phạm Quỳnh trong bài giới thiệu Thơ audelaire đã liệt kê tóm tắt sự nghiệp sáng tác của Baudelaire, trong đó, đáng kể có “bộ dịch đoản thiên tiểu thuyết của văn hào nước Mỹ Edgar Poe” [224, 381]. Tuy chỉ một dòng ngắn ngủi giới thiệu tên Edgar Poe nhưng Phạm Quỳnh đã đặt cái mốc đầu tiên cho văn học Mỹ, gợi ý cho bao thanh niên trí thức Việt Nam tìm đọc Edgar Poe với một niềm say mê được đến với những chân trời mới lạ của văn chương như hồi kí của Vũ Ngọc Phan từng kể lại. Nhưng mãi đến mười
chín năm sau (1936), theo tài liệu mà chúng tôi hiện có, tiểu sử tóm tắt c ng bản dịch đầu tiên hai bài thơ on quạ (Le Corbeau) và Mộng ảo (Un rêve dans un rêve) của Edgar Poe mới xuất hiện trong Danh văn Âu ỹ do Nguyễn Giang dịch.
Về Nguyễn Giang, Hoài Thanh trong Thi nhân iệt Nam (1942) đã cho rằng Nguyễn Giang là nhà thơ “họa sĩ hơn là thi sĩ” và có một phong cách thơ đặc biệt đến nỗi ông “không dám chắc là đã hiểu được”, thậm chí “đọc Nguyễn Giang, tôi bỗng không dám hoàn toàn tin tôi” [249, 263-64]. Có lẽ cái “tạng” khác người đó đã đưa ông đến với những vần thơ cũng rất lạ của Edgar Poe. Tuy vẫn còn mang dấu ấn của chữ quốc ngữ ba thập kỉ đầu thế kỉ, nhiều âm đầu, âm cuối chưa phân biệt như tiếng Việt ngày nay (sơ- sác, trơ- vơ, gi ng mình, rút rát, giả lời…) và Nguyễn Giang chỉ dịch từ thơ sang văn xuôi nhưng bản thân ông từng du học ở Pháp, (từng dịch kịch của Shakespeare từ tiếng Anh), lại vốn là một nhà thơ nên cảm xúc được chú trọng, ngôn ngữ khá rò ràng, trong sáng.. Cộng thêm phần giới thiệu tuy ngắn gọn nhưng nêu được chi tiết chính về cuộc đời và sự nghiệp của Edgar Poe đã giúp một tác giả từ nước Mỹ xa xôi vạn dặm trở nên gần gũi với người đọc ở một đất nước hoàn toàn cách biệt về văn hóa, ngôn ngữ như Việt Nam.
Tất nhiên, không phải đợi đến hai bài thơ được Nguyễn Giang dịch ra tiếng Việt năm 1936 độc giả mới tiếp cận Edgar Poe. Nhà thơ kì lạ này đã được giới trí thức, phê bình văn học tiếp cận bằng nhiều con đường, trực tiếp qua bản tiếng Pháp từ thưở còn trên ghế trường Pháp Việt, hay những năm tháng du học ở xứ người như luận án đã chứng minh ở chương 1 (trang 29-31). Thơ, truyện và chắc chắn “triết lý sáng tác”, quan niệm nghệ thuật độc đáo của Edgar Poe đã đến với những “siêu độc giả” Việt Nam đầu tiên từ rất sớm, khi chưa có cả bản dịch, và được đội ngũ trí thức tài hoa này tìm hiểu cặn kĩ về ngôn ngữ, hình ảnh, cách dựng truyện, cấu trúc, cách xây dựng nhân vật…hoàn toàn ý thức: đổi mới và làm giàu cho văn chương dân tộc.
Như vậy, tác phẩm đ u tiên của Poe xuất hiện ở Việt Nam năm 1936 là do Nguyễn Giang dịch, và là hai bài thơ, chứ không phải là Truyện kì lạ do Vũ Ngọc Phan dịch năm 1944 như hai tác giả Mai Hương và Nguyễn Thị Huế đã công bố trong bài viết “Tình hình giới thiệu và nghiên cứu văn học Mỹ ở Việt Nam”. Xác định được tác phẩm đầu tiên của E.A.Poe đã dịch ở Việt Nam, đồng thời cũng dẫn
đến một ý nghĩa quan trọng: Poe chính là tác giả Mỹ đ u tiên có tác phẩm được dịch ra tiếng Việt, không phải là Pearl Buck với tác phẩm Gi Đông, gi Tây (West Wind: East Wind) do Huyền Kiêu dịch năm 1945 như ý kiến gần đây nhất (2008) của Lê Thế Quế trong bài viết “American Study in Vietnam” (Hoa Kỳ học ở Việt Nam) [323]. Cũng không thể quá muộn như ý kiến dịch giả Thuý Toàn trong “Đôi nét về nhà xuất bản văn học với văn học Mỹ” (1999) là hai tác giả Jack London với tác phẩm G t sắt và John Reed với ười ngày rung chuyển thế giới [261,65]. (Không nói rò năm dịch - theo Mai Hương và Nguyễn Thị Huế là năm 1960). Và như thế, có thể nói, về mặt dịch thuật, Edgar Poe cũng chính là người đặt dấu ấn đầu tiên cho văn học Mỹ ở Việt Nam.
3.1.2.2. Truyện Kì lạ và V Ngọc Phan
Theo Nguyễn Hồng Dũng, năm 1941, cũng chính Nguyễn Giang dịch và xuất bản một tập Truyện kinh dị của Edgar Poe. Còn Mai Hương và Nguyễn Thị Huế trong công trình đã nêu ở trên cho rằng năm 1944 Vũ Ngọc Phan dịch Truyện kì lạ của Edgar Poe. Các công trình tiếp theo của Nguyễn Hữu Hiếu (2003), luận văn của Lê Nguyên Long (2004), Trần Đức Mạnh (2005), luận án của Đào Thị Bạch Tuyết (2006) đều trích dẫn ý kiến này và coi như đó là mốc Edgar Poe có mặt đầu tiên của ở Việt Nam. Tiếc là hiện nay chúng tôi chưa tìm được văn bản của hai bản dịch truyện đầu tiên của Edgar Poe kể trên.
Về trường hợp Vũ Ngọc Phan, các tư liệu thu thập được khiến chúng tôi không khỏi băn khoăn: Vũ Ngọc Phan có dịch Truyện kì lạ của Poe hay không? Cơ sở đầu tiên dẫn chúng tôi đến giả thiết này là trong hồi kí Những năm tháng ấy chính Vũ Ngọc Phan kể: “Hai truyện dài thế giới mà tôi đã dịch từ 1931-1932 là Trixtăng và dơ và Đảo kho vàng” [203,337]. Trang 367 ông nói rò: “Xem được Thần khúc của Đăng-tơ, Đông ki-sốt.., Những truyện kì quái của Hốpman (Hoffmann), Truyện kì lạ của tga Pô (Edgar Poe) cũng phải xoay trở khá vất vả.” Cũng không có d ng nào Vũ Ngọc Phan kể về việc dịch Edgar Poe như việc tìm đọc các tác phẩm văn học Nga, trường hợp dịch Tiểu Nhiên và Cơ, Châu Đảo, Những người Xô iết chúng tôi. Rà soát lại tất cả những bản tiểu sử chính thức của Vũ Ngọc Phan trong Từ điển ăn học do Nxb Khoa học Xã hội & Nhân văn xuất
bản năm 1983, trong lời bạt của Trần Hữu Tá giới thiệu bộ Nhà văn hiện đại năm 1996 và và mục từ Vũ Ngọc Phan trong Từ điển văn học b mới xuất bản năm 2004 do Nxb Thế Giới phát hành đều không có ghi việc Vũ Ngọc Phan dịch Truyện kì lạ của Edgar Poe. Các công trình đều thống nhất công nhận các tác phẩm Vũ Ngọc Phan đã dịch truyện của phương Tây gồm: Chọn bạn tình của Hôpman (Hoffmann), Châu đảo của Xtivenxơn (R. L. Stevenson), Anna Karênina của Tônxtôi (L. N. Tolstoj), Aivanhô của Xcôt (W. Scott), Truyện Arập.
Trong Ngọc Phan tuyển tập 1, 2, 3, do nhà xuất bản Văn học xuất bản gần đây nhất (2008) đầu mỗi tập đều có liệt kê các tác phẩm Vũ Ngọc Phan đã dịch nhưng không hề có Truyện kì lạ? Chỉ duy nhất trong Ngọc Phan tuyển tập 4, phần niên biểu tác giả ở trang cuối, do Mai Hương biên soạn, có liệt kê một dòng: “1944 - in Truyện kì lạ, dịch tác phẩm của Edgar Poe” [203,662] nhưng không nói ở nhà xuất bản nào, trong khi tất cả truyện dịch khác đều có tên cụ thể nhà xuất bản, năm đăng báo, năm dịch. (?). Ngoài ra, có thể tìm được văn bản các truyện dịch có ghi trong tiểu sử Vũ Ngọc Phan ở các thư viện lớn, nhưng Truyện kì lạ thì hoàn toàn không có? Nguyễn Vỹ có giới thiệu và liệt kê tác phẩm đã xuất bản của Vũ Ngọc Phan trong ăn thi sĩ tiền chiến nhưng giống như tác giả Thuần Ngọc trong phụ lục bài nghiên cứu “Thông dịch, phiên dịch” đăng ngày 9-7-2005 có tổng kết những tác phẩm văn chương Anh - Pháp được dịch của Vũ Ngọc Phan cũng không hề có tác phẩm này. Do đó, chưa có cơ sở thống nhất và cứ liệu để kh ng định rằng Vũ Ngọc Phan đã dịch Truyện kì lạ của Edgar Poe.
Trên con đường tìm kiếm dấu vết tập truyện dịch đầu tiên này, chúng tôi chú ý đến ý kiến của dịch giả Thúy Toàn. Bài viết “Tôi thường nghĩ tới ông” trong Những con đường, công trình xuất bản gần đây nhất (2009), Thúy Toàn có kể lại vào khoảng năm 1961, khi ông đang học tại trường Đại học Sư phạm mang tên Lenine ở Moscow: “Nhiều tác giả nước ngoài khác mà lúc đó chúng tôi bắt đầu được làm quen, nhà văn Vũ Ngọc Phan cũng đã dịch cả rồi: Truyện kì lạ của nhà văn Mỹ Edgar Poe, Lâu đài họ Hạ, truyện của nhà văn Đức Hoffmann…” [262, 193]. Như vậy, Thúy Toàn đã từng đọc trực tiếp Truyện kì lạ của Poe do Vũ ngọc Phan dịch? Thiết nghĩ, Vũ Ngọc Phan hoàn toàn có thể dịch Edgar Poe vì ông đã
từng tìm đọc Poe từ rất sớm, và đã kiếm sống bằng nghề dịch, từng dạy văn chương Pháp từ 1928. Trải qua thời gian hơn nửa thế kỉ, một đoạn đường đăng đẵng đầy biến động trong chiến tranh như vậy, có chăng một khả năng thứ hai: do thiếu tư liệu, người biên soạn từ điển và các tuyển tập đã bỏ sót chi tiết mà Mai Hương và Nguyễn Thị Huế từng phát hiện? Nếu đúng vậy, có lẽ cần phải bổ sung danh mục những tác phẩm dịch của Vũ Ngọc Phan trong tiểu sử của ông và các bộ Từ điển ăn học, vốn là một công trình đồ sộ, một cơ sở đáng tin cậy, một loại sách công cụ vô c ng quan trọng đối với các nhà nghiên cứu.
3.1.2.3. Đặc điểm tiếp nhận Edgar Poe qua dịch thuật trước 1945
Ở những năm đầu thế kỉ XX, đáp ứng nhu cầu đổi mới văn học, các nhà văn đã chủ trương “Đem phương pháp Thái Tây áp dụng vào văn chương An Nam”, để thoát khỏi ảnh hưởng nặng nề của lối văn chương biền ngẫu đầy rẫy những ước lệ ràng buộc cũ. C ng với nhiều tác giả cổ điển Pháp, việc tiếp nhận Edgar Poe cũng đi qua con đường dịch thuật để tìm hiểu, học hỏi cái hay trong tư tưởng, trong cấu tứ và kĩ thuật sáng tác. Mặc d về cơ bản, xuất phát điểm, Edgar Poe được đội ngũ trí thức này tiếp nhận bị động từ ghế nhà trường trong các giờ học quy định bắt buộc của môn tiếng Pháp, thông qua ngữ liệu là chiếc cầu nối văn học Pháp, song, điểm nổi bật và có phần lướt hơn là các dịch giả rất ý thức chủ động tiếp thu cái hay, cái đẹp của văn hóa văn học phương Tây như đã nêu ở phần trên. Do đó, chúng tôi cho rằng, trong dịch thuật, đặc điểm tiếp nhận Edgar Poe ở 40 năm đầu thế kỉ vẫn là con đường ý thức, chủ động, và gián tiếp qua ngôn ngữ Pháp.
Cũng cần làm rò thêm một vài ý kiến cho rằng có thể Poe được du nhập vào Việt Nam qua các bản tiếng Trung, nghĩa là đã đi một đoạn đường vòng trước khi đến với người đọc Việt Nam như trường hợp của Montesquieu (Mạnh-đức-tư-cưu) hay Rousseau (Lư-thoa); hoặc được dịch qua tiếng Nga ở miền Bắc (Phạm Quỳnh). Tác phẩm của Edgar Poe cũng từng có mặt rất sớm trên văn đàn Trung Quốc những năm đầu tiên của thế kỉ XX. Theo Gunilla Lindberg Wada trong công trình Literary History: Towards a Global Perspective (Lịch sử văn học: Hướng về m t viễn cảnh toàn cầu), vào năm 1905, truyện The Gold Bug của Poe đã được dịch và xuất bản ở
Trung Quốc [336, 172-73]. Bài thơ Con quạ cũng được dịch năm 1923 nhưng đã rất khác nguyên tác với nhan đề The Song of The Owl (Bài ca của con Cú). Tiểu luận phê bình The Poetic Principle (Nguyên lý thơ) của Poe cũng được dịch ra tiếng Trung năm 1924, tác động mạnh mẽ đến việc hình thành và phát triển thơ Mới ở Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay chưa tìm được bằng chứng nào về tác phẩm dịch từ tiếng Trung hay tiếng Nga của Poe. Bởi tiến trình tiếp nhận Poe ở Trung Quốc theo Gunilla Lindberg Wada, vào thời điểm đầu thế kỉ XX, Trung Quốc vốn không mặn mà lắm với các truyện trinh thám phương Tây, và còn những quan điểm bảo thủ trong việc tiếp nhận văn học hiện đại nước ngoài. Đến những năm 1930, sự thích thú về Poe giảm dần và việc dịch thuật, xuất bản tác phẩm của Poe trên đất nước này dường như ngưng h n suốt 30 năm tiếp theo. Nguyên nhân là do “tác phẩm của Poe quá tách biệt với hiện thực xã hội, chỉ đáp ứng được thị hiếu của một bộ phận độc giả
rất ít ỏi- những người quan niệm rằng văn chương chỉ đơn thuần là một thú tiêu khiển. Kế đó là sự b ng nổ cuộc chiến tranh Trung-Nhật năm 1937”[335, 152]13. Trong khi đó, ở Việt Nam, từ 1934, Poe mới bắt đầu xuất hiện và thành công rực rỡ trong hành trình chinh phục độc giả Việt Nam. Do vậy, theo chúng tôi, khó có khả năng Poe được tiếp nhận từ tiếng Trung. Về cơ bản, việc tiếp nhận Poe vẫn đến từ các bản tiếng Pháp và Anh. Ngay cả cái tên Edgar Allan Poe, chịu ảnh hưởng các bản dịch tiếng Pháp, các nhà nghiên cứu Việt Nam vẫn quen chỉ gọi Edgar Poe như
cách gọi của người Pháp từ những bản in đầu tiên du nhập vào Việt Nam trước 1945.
3.1.3. Giai đoạn hai: từ 1945 đến 1975
3.1.3.1. Những tập truyện dịch đ u tiên
Ở miền Nam, trong chín năm kháng chiến chống Pháp gian khổ ở các bưng biền, nhiều truyện của Poe vẫn được dịch ra tiếng Việt ở đô thị Sài Gòn, như Con cánh cam vàng (1949), Kho vàng bí mật (1953), và sau đó là Con bọ hung vàng Hoàng Lan (1957), phục vụ nhu cầu đọc của nhiều tầng lớp độc giả.
13 General interest in Poe went into a decline in the 1930s, for several reasons. Poe’s work, which were detached from social reality, could be enjoyed only by that very small circle of readers who regards literature as a mere pastime and following the outbreak of the War of resistance against Japan in 1937, translation and publication of Poe’s works virtually came to an end. (Poe in China, Sđd)
Giai đoạn này việc dịch văn học Mỹ cũng như Edgar Poe chủ yếu từ các bản tiếng Pháp lẫn nguyên tác tiếng Anh (hai ấn phẩm năm 1949 và 1953 vẫn dịch từ tiếng Pháp). Điều này cũng phản ánh đúng thực tế lịch sử, sau hiệp định Gienève 1954, đất nước tạm thời bị chia cắt, miền Nam lại rơi vào một “nhà nước bảo hộ” thứ hai sau khi thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp: đế quốc Mỹ. Tuy nhiên, tiếng Pháp vẫn tiếp tục được giảng dạy trong nhà trường song song với tiếng Anh, đến thập kỉ 60 mới mất dần vị trí sinh ngữ chính, trở thành sinh ngữ phụ thứ hai. Lịch sử có một sự lặp lại khá thú vị. Nếu những năm đầu thế kỉ XX, chữ quốc ngữ bị coi là công cụ của thực dân Pháp thì những năm tháng Mỹ chiếm đóng ở miền Nam, tiếng Anh cũng là tiếng nói của người Mỹ - bị coi là ngôn ngữ của kẻ xâm lăng. Do đó, cả hai lần, người đọc đều có phản ứng dè dặt, không mặn mà, thậm chí còn dị ứng với thứ ngôn ngữ ngoại lai mới du nhập mà đi kèm với nó là lối sống sa đoạ, truỵ lạc ở một bộ phận thanh niên. Vừa vì những định kiến ban đầu với tiếng Anh, vừa vì tự bản thân truyền cảm cuả tiếng Pháp, văn học Pháp vẫn giữ được một vị trí nhất định đối với độc giả Việt Nam, đặc biệt là giới trí thức Sài Gòn.
Năm 1949, nhà xuất bản Nam Việt đã phát hành truyện The Gold Bug của Edgar Poe do Thiết Can - nhà văn đầu tiên có cái can đảm viết tự truyện, một thể loại không mới ở phương Tây nhưng rất mới ở nước ta thời đó - dịch với nhan đề Con cánh cam vàng. Năm 1953, Nhà xuất bản Tân Á, Sài Gòn đã xuất bản tập truyện Kho vàng bí mật (The Gold Bug) của Poe gồm chín truyện ngắn lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam (Phụ lục 2A). Có tám trong chín truyện này năm 1957 được Hoàng Lan giới thiệu trong tập truyện Con bọ hung vàng do nhà xuất bản Như Nguyện phát hành, và bổ sung bốn truyện ngắn lần đầu tiên được dịch: t vụ báo th ghê gớm,
t truyện thôi miên, Lá thư mất cắp, ức hình bầu dục.
Chỉ cần lướt qua hai tập truyện này, có thể dễ dàng nhận ra các bản dịch tr ng khít nhau từ tiêu đề, nội dung, ngôn ngữ, cách diễn đạt đến mức gần như những bản photocopy của nhau. Tên các nhân vật cũng được dịch bằng cách phiên âm Hán Việt giống nhau: Ông Mai Lân (Monsieur Maillard), Lệ Hoa (Ligeia), Lê Na (Rowena), Lô Bích (Roderick), Mai Liên (Madeline)….Chỉ có một tựa đề Kho vàng bí mật được Hoàng Lan đổi lại cho sát với nhan đề trong nguyên tác Con bọ hung