Nguyễn Hiến Lê – “Triết Lý Sáng Tác” Và Bài Thơ “ On Quạ”


vàng (The Gold ug). Nhan đề này được Lê Bá Kông, Nguyễn Việt Tiến, Nguyễn Quốc H ng sử dụng cho bản dịch của mình sau này. Hoàng Lan cũng là người từng dịch nhiều tác phẩm văn học Mỹ thế kỉ XIX từ nguyên tác tiếng Anh (Con người dũng mãnh- The Deerslayer của Fenimore Cooper, 1957) lẫn từ tiếng Pháp (Dũng sĩ da đỏ- Le Dernier des Mohicans cũng của Fenimore Cooper, 1957).

3.1.3.2. Nguyễn Hiến Lê – “Triết lý sáng tác” và bài thơ “ on quạ”

Năm 1956, 1957, bài thơ on quạ (The Raven) và tiểu luận nổi tiếng Triết lý sáng tác (The Philosophy of Composition) của Edgar Poe gồm cả nguyên tác tiếng Anh và bản dịch của học giả Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) được xuất bản và tái bản ở Sài Gòn trong bộ Luyện văn ba tập của ông. Công trình này ra đời khi tiếng Việt trở thành chuyển ngữ chính được sử dụng trong các ban Tiểu học và Trung học. Trong xã hội, “những người được trọng vọng nhất thường ở số người thông Việt ngữ, chứ không còn ở trong hạng nói tiếng Pháp như người Pháp.” [131, II, 6]. Chi tiết này giúp ta tái hiện được ý nghĩa thiết thực việc dịch tác phẩm của Poe trong quan niệm các học giả miền Nam. Mục đích chính là giúp thanh niên, nhất là học sinh, sinh viên “có thêm một tài liệu tham khảo trong cách nói, cách viết” để “ch ng những luyện văn và hiểu văn, mà đồng thời còn có thể tẩy rửa một cách gián tiếp những tác phẩm cẩu thả của những nhà văn non nớt” [131, I, 11].

Về việc dịch bài thơ Con quạ, đối chiếu với bản dịch năm 1936 của Nguyễn Giang (văn xuôi) và bản dịch năm 2004 của Hoàng Tố Mai (văn vần, văn xuôi), theo cảm nhận của chúng tôi, bản dịch năm 1957 của Nguyễn Hiến Lê chuẩn xác nhất cả về ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ, giọng điệu và ý nghĩa. Nguyễn Giang thì dịch thoát ý và giọng văn bình dân hơn nhưng có chỗ như văn nói, còn luộm thuộm không sát nguyên tác. Ở đây chúng tôi không có ý phê phán vì khoảng cách thời gian của hai bản dịch khá xa, độ lệch giữa hai văn bản là điều tất yếu cuả lịch sử. Tiếng Việt trong hai mươi năm đó thực tế đã đi một chặng đường dài.

3.1.3.3. ác bản dịch song ngữ Anh-Việt

Bên cạnh đó, tác phẩm của Poe còn được xuất bản ở dạng các sách song ngữ phục vụ nhu cầu học tiếng Anh đang rộ lên thành một phong trào ở miền Nam.


Năm 1959, truyện The Purloined Letter của Poe được Lưu Bằng dịch với tên là Lá thư mất tr m (The Stolen Letter) dưới hình thức song ngữ. Đây là một cách dịch gần như là phóng tác. Bản dịch có chú thích từ vựng ở những từ khó sang tiếng Việt ngay dưới mỗi trang. Tuy nhiên, có lẽ vì mục đích dạy tiếng Anh nên nhiều đoạn nguyên tác tiếng Anh đã bị lược bỏ, một số từ ngữ được thay thế cho rò nghĩa đối với người mới học, do đó các truyện của Poe trở nên đơn giản hơn nhiều so với cách diễn đạt cầu kì của Poe trong nguyên tác. Ví dụ như ngay trong đoạn mở đầu có 14 dòng, Lưu Bằng đã rút gọn b ng cách lược bỏ mất 9,5 dòng và thay đổi 7 từ hoặc cấu trúc câu. Tất nhiên đã làm mất đi cái giọng riêng của Edgar Poe!

Về thơ, năm 1965, bài Eldorado xuất hiện dưới hình thức song ngữ trong Anh hoa thi ca Anh ỹ thi tập loại đối ngữ do Hà Bỉnh Trung dịch, với tên là Xứ m ng c ng với 34 khuôn mặt tiêu biểu của thi ca Anh-Mỹ khác. Đây là bài thơ đầu tiên của Poe được dịch trực tiếp từ nguyên tác tiếng Anh. Bản dịch của Hà Bỉnh Trung khá tốt, có nhiều câu hay tuy chưa chú ý vần điệu và có chỗ chưa sát với ý nghĩa của nguyên tác. Ví dụ cuộc hành trình vạn dăm cô đơn và gian khổ đi tìm hạnh phúc của chàng trai trẻ này không phải là một chuyến “du lịch”, cũng như mục đích của chàng “In search Eldorado” không h n là tìm “xứ mộng sang giàu” vật chất. Mặc d bài thơ được viết trong những ngày tháng gọi là Cơn sốt vàng (California Gold Rush) ở Mỹ những năm 1840, nhưng Eldorado của Poe còn mang ý nghĩa triết lý sâu xa: con người luôn chạy theo những ảo vọng không bao giờ có được trong hành trình kiếm tìm hạnh phúc. Từ truyền thuyết El Dorado - người dát vàng mà người ta đi tìm trong vô vọng suốt 300 năm của Tây Ban Nha chuyển sang bài thơ Eldorado của Edgar Poe, ý nghĩa không còn chỉ dừng lại ở “mộng sang giàu” mà Hà Bỉnh Trung không dịch thoát ra được. Thái Bá Tân sau này có khắc phục bằng cách dịch câu trên thành “Chàng đi tìm Eldorado” có vẻ chung chung hơn, nhưng lại gợi nhiều cách hiểu sâu sắc hơn về biểu tượng đa nghĩa “Eldorado”.

Suốt hai mươi năm đầu của giai đoạn 2, kể cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, sáng tác của Poe vẫn xuất hiện khá đều đặn, chủ yếu là các truyện ngắn kinh dị. Năm 1967, sáu truyện mà Lê Bá Kông cho là hay nhất của Poe tiếp tục được dịch từ tập truyện Six Stories by Edgar Allan Poetrong đó có truyện William Wilson lần đầu tiên


được dịch. Dựa vào lời giới thiệu của Lê Bá Kông, nếu bỏ qua mục đích thương mại quảng cáo, có thể thấy Poe được đánh giá rất cao: “Ai đọc truyện của Edgar Poe cũng đều bị lôi cuốn một cách say sưa từ trang đầu đến trang cuối” [214,7]. Có lẽ vì thế mà sau 10 truyện của Jack London được dịch và xuất bản năm 1963, Poe là tác giả được nhà xuất bản độc quyền Ziên Hồng giới thiệu thử nghiệm nhằm thăm dò thị hiếu của người đọc cho những ấn phẩm xuất bản tiếp theo của nhà xuất bản “Loại truyện ngắn này, nếu được độc giả hoan nghênh chúng tôi sẽ dịch, xuất bản thêm để giới thiệu một số văn sĩ đại tài quốc tế khác.” [214, 9].

3.1.3.4. Sự tiếp nhận bắc c u và đứt quãng ở miền Nam

Giai đoạn tiếp nhận thứ hai ở miền Nam này phản ánh sự bắc c u từ ảnh hưởng của văn học Pháp, ngôn ngữ Pháp sang ngôn ngữ Anh và văn học Mỹ. Nếu các bản dịch năm 1949, 1953 còn dịch từ tiếng Pháp thì đến bản dịch năm 1957 của Hoàng Lan tuy vẫn phiên âm tên nhân vật theo kiểu Hán Việt như hình thức các bản dịch trước nó, nhưng đã thấy chú thích tên nguyên tác The Cask of Amontillado dưới tên tiếng Việt là t vụ báo th ghê gớm. Hiện tượng các bản in song ngữ cho thấy tiếng Anh đã phổ biến khá rộng rãi, nhiều người có thể đối chiếu so sánh giữa bản dịch và nguyên tác. Việc tiếp nhận Edgar Poe chủ yếu tập trung ở đội ngũ trí thức, giáo viên, sinh viên và ở các đô thị miền Nam.

Căn cứ vào bức tranh dịch thuật giai đoạn này cũng có thể thấy việc tiếp nhận Poe có một sự đứt quãng: suốt những năm 1967-1975 không có một tác phẩm nào của Poe được dịch thêm. Đây là những năm Mỹ bắt đầu cuộc leo thang chiến tranh ở hai miền Nam Bắc. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân cả nước đang ở những năm tháng khốc liệt nhất. Phong trào đấu tranh văn hóa tư tưởng ở các đô thị miền Nam ngày càng trở nên sôi động với sự ra đời của Lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc năm 1967. Chính sách xâm lăng văn hóa bằng cách du nhập ồ ạt văn học thế giới của Mỹ khiến cho thị trường văn học dịch hết sức xô bồ. Nhịp độ phát triển của sách dịch ngày càng mạnh chiếm tỉ lệ 60-80%, đến độ “khuynh loát thị trường chữ nghĩa v ng đô thị” [244, 20]. Bốn “cường quốc” văn học Pháp, Trung Hoa, Mỹ và Nga dẫn đầu thị trường sách dịch với một tỉ lệ lớn, có nhiều ảnh hưởng tác động đến sáng tác của văn nghệ sĩ hai miền Nam Bắc trong nhiều thập kỉ nay. Nhưng dịch


những gì? Vì sao có sự chọn lựa đó? Trần Trọng Đăng Đàn, năm 1993, đã cho những con số thống kê thật ý nghĩa:

Bảng 3.3

Thống kê số lư ng sách dịch từ 1955 đến 1975 ở miền Nam


STT

N N VĂN HỌC

S LƯ NG TÁC PHẨM DỊCH

TỈ LỆ

1

Pháp

499

31,76

2

Đài Loan và Hương

Cảng

358

22,78

3

M

273

17,37

4

Nga

120

07,63

5

Anh

97

06,17

6

Nhật

71

04,51

7

58

03,69

8

Đức

57

03,62

9

Các nước khác

38

02,41

Tổng cộng

1571


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.

Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 22

(Nguồn: Trần Trọng Đăng Đàn. 1993. ăn h a, văn nghệ… Nam iệt Nam 19 -1975.H: Thông tin.)


Toàn cảnh tình hình sách dịch ở miền Nam có thể minh hoạ qua biểu đồ sau :



Mỹ 273


Nga 120

8%

Anh 97

6%


Nhật 71

5%

58

4%


Đức 57

4%

17%

Các nước khác

38

2%



Đài Loan và Hương Cảng

358

23%

Pháp 499

31%


Hình 3.4: Biểu đồ tình hình dịch thuật từ 1955-1975 ở miền Nam


Tràn ngập thị trường sách dịch miền Nam những năm 1967-1974 là tiểu thuyết hiện sinh của Pháp và Truyện Tàu (với hai hiện tượng nổi bật là truyện


chưởng của Kim Dung và tiểu thuyết tâm lý xã hội của Quỳnh Dao). Văn học Mỹ nhiều nhất chỉ có nhà văn nữ chuyên viết về chủ đề Trung Quốc, người đoạt giải Nobel năm 1938: Pearl Buck. Thứ hai là tiểu thuyết chiến tranh của E.Hemingway do tinh thần “phản chiến” của nó. Pháp vẫn là nước có số lượng dẫn đầu. Sôi động nhất trong giai đoạn này là tiểu thuyết hiện sinh, phi lý tràn ngập trong các tiểu thuyết của Albert Camus, J. Paul Sartre c ng bao cuộc tranh luận sôi nổi, gay gắt trên các tạp chí Bách Khoa, Sáng tạo, Hành trình, Văn, Đại học…. Rồi bản thể luận, siêu hình học của M. Heidegger, triết lý người h ng, chủ nghĩa hư vô của Nietzsche, phân tâm học của Freud…gối tiếp nhau du nhập ồ ạt, trở thành những vấn đề mới lạ, thu hút người đọc tìm đến như đi tìm một câu giải đáp cho chính mình trong thời đại tao loạn. Cái chết phi lý ngay trước mắt khiến cho người ta không còn thì giờ để suy ngẫm, phân tích nỗi khiếp sợ về nó nữa. Người ta đang chạy trốn cái thế giới “Dịch hạch” trong “ uồn nôn”, và đang trở thành “Người xa lạ” với chính bản thân mình. “Con người phi lý không hy vọng, không ngày mai, không Thượng Đế” và cảm thấy “tự do bát ngát” vì hắn không cần hy vọng, ngày mai hay Thượng Đế.” [24, 78]. Gạn đục khơi trong, Huỳnh Như Phương nhận định rằng “Chủ nghĩa hiện sinh là triết học của một thời đại không lặp lại. Việc tiếp nhận, vận dụng, truyền bá nó cũng là một “cơ duyên” của lịch sử. Nó đã đến trong cái bối cảnh bi đát của xã hội những năm 54-75, khi con người khao khát tự do và quyền sống, mong muốn suy tư về chính tự do và thân phận làm người” [209, 181]. Đây cũng là một lựa chọn. Sự lựa chọn này có thể tự phát lẫn tự giác, nhưng đã thể hiện “tinh thần độc lập và tự trọng của người trí thức” trong một hoàn cảnh lịch sử nghiệt ngã của dân tộc. Những giấc mơ đầy huyễn ảo của Edgar Poe, những câu chuyện phiêu lưu viễn tưởng, óc duy lý của nhà thám tử hào hoa Dupin… không còn là lựa chọn hàng đầu. Người đọc giai đoạn này có quá nhiều nỗi kinh ngạc bàng hoàng để bận tâm hơn. Những bi kịch: đất nước chia cắt, chiến tranh thảm khốc, bom đạn tàn phá, tình người ly tán, nhân phẩm bị mua bán, sự phi lý nhỏ nhoi của thân phận làm người và tình yêu con người trước cái vô nghĩa của cuộc sống… đã trở thành những đề tài dữ dội chi phối tư duy và mọi sinh hoạt văn học nghệ thuật ở các đô thị miền Nam.


3.1.3.5. Ba mươi năm vắng bóng ở miền Bắc

Miền Bắc, sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, đã tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ngay những năm đầu khó khăn để kiến thiết đất nước. Cuộc sống mới, thể chế mới đã bắt mạch với một sức sống mới là văn học Nga -Xô Viết mà đại biểu của nó là dòng văn học hiện thực với phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa của Maxim Gorky. Việc dịch thuật các tác phẩm tinh hoa văn học thế giới có được chú trọng, có nhiều bản thảo hay nhưng các nhà xuất bản vấp phải vấn đề tiên quyết: “Làm sao cho những tác phẩm dịch ấy có thể đáp ứng với những yêu cầu về chính trị tư tưởng của nước ta, trong cuộc chiến đấu quyết liệt chống Mỹ cứu nước này? ” [260, 335]. Do vậy, cũng theo Như Phong, giám đốc nhà xuất bản Văn học từ năm 1965, khi về chính trị vẫn còn sự đối đầu giữa “hai phe”, tất yếu: “Văn học Xô Viết, nhất là những tác phẩm viết về đề tài cuộc Cách mạng tháng Mười và cuộc chiến tranh vĩ đại chống phát xít Đức rất thích hợp với chúng ta” [260, 336].

Đối với văn học Mỹ, giai đoạn này, tuy không hoàn toàn “bế môn” nhưng có lẽ do nhu cầu phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ nên ưu tiên in những tác phẩm tiến bộ, có tính đấu tranh giai cấp. Ví dụ như G t sắt (1960), iếng bít tết, Tình yêu cu c sống, ị bắn rụng (1973) của Jack London, hay John Read với ười ngày rung chuyển thế giới… . Ông già và biển cả của Hemingway là tác phẩm văn học Mỹ xuất hiện đầu tiên trên Tạp chí Văn học (1962). Theodore Dreiser - nhà văn hiện thực của nhân dân ỹ cũng xuất hiện trên tạp chí này năm 1966. Tuy còn “lẻ tẻ và tự phát (…) chưa đi sâu vào những vấn đề thi pháp hoặc nghệ thuật.” [191, 208], nhưng văn học hiện thực tiến bộ Mỹ vẫn hiện diện trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt cả ở hai miền.

Hiện tượng Edgar Poe hoàn toàn vắng bóng trên văn đàn trong suốt gần ba thập kỉ ở miền Bắc cũng là một thực tế cho thấy việc tiếp nhận văn học không chỉ dừng lại ở bản thân tác phẩm văn học hay hay dở hoặc những yêu thích cá nhân đồng thanh đồng khí nữa mà còn được đặt trong môi trường lịch sử, kinh tế, chính trị của toàn xã hội, trước vận mệnh sống còn của cả đất nước, dân tộc. Nghĩa là không dịch Poe, không viết về Poe nữa nhưng không có nghĩa là những người từng tiếp nhận Poe ở giai đoạn trước như Hoài Thanh, Chế Lan Viên, Thế Lữ, Nhất Linh, Nguyễn


Giang, Vũ Ngọc Phan… đã hết yêu Poe. Điểm này, xét về mặt lý luận, chúng tôi rất tâm đắc với ý kiến của tác giả Huỳnh Vân: “tầm đ n đợi văn học không nên và không thể chỉ giới hạn trong văn học mà không xem xét đến các lĩnh vực khác ngoài văn học như “tư tưởng, chính trị, xã hội, tâm lý, đạo đức…” Bởi hai lẽ: “người ta đọc, hiểu và đánh giá một tác phẩm không chỉ với vốn kiến thức có sẵn về văn học và người đọc không thể nào là một công chúng chung chung, một người đọc lý tưởng, một người đọc thoát ra khỏi những quy định về mặt xã hội, tầng lớp, thành phần, giới tính, lứa tuổi...”. [289, 68]. Những sự kiện lớn lao của đất nước trong những năm tháng chiến tranh của giai đoạn hai này đã tác động mãnh liệt đến đời sống dân tộc, và phản ánh thật rò nét trong bức tranh dịch thuật văn học thế giới, văn học Mỹ nói chung và Edgar Poe nói riêng. Điều này cũng là quy luật chi phối của môi trường lịch sử mà không tác phẩm văn học nào tránh khỏi.

3.1.4. Giai đoạn 3: từ 1975 đến nay

3.1.4.1. “Sự trở lại” của Edgar Allan Poe

Về bối cảnh lịch s , thập kỉ đầu (1975-1986) sau ngày cả nước hoà bình thống nhất cũng là một giai đoạn đầy biến động, thử thách đối với bản lĩnh dân tộc. Sau niềm vui thống nhất, nhân dân cả nước bắt đầu nhận ra bao thử thách cần đối mặt. Làm sao để xây dựng đất nước đứng lên từ đống hoang tàn đổ nát của chiến tranh, hàn gắn những đau thương mất mát và lòng người còn chia năm xẻ bảy? Hai miền Bắc-Nam thống nhất về địa lý, về thể chế chính trị song vẫn còn bộn bề bao trăn trở, suy tư. Kinh tế bao cấp hoàn toàn lạ lẫm với đời sống xã hội miền Nam. Văn chương bắt đầu từ những khoảng cách và khoảng trống. Xu hướng chính là dịch những tác phẩm của phe xã hội chủ nghĩa. Nước Mỹ và văn học Mỹ hoàn toàn ở phe đối lập, là những “nọc độc” của chủ nghĩa tư bản cần loại trừ, xoá bỏ. Tình hình không thuận lợi đó có thể cắt nghĩa nhưng con số không trên biểu đồ tiếp nhận Edgar Allan Poe cả ở dịch thuật lẫn nghiên cứu phê bình và sáng tác.

Năm 1986, Nghị quyết Hội nghị IV của Trung ơng của Đảng đã kịp thời đề ra chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn mới: “chuyển đổi từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định


hướng xã hội chủ nghĩa”. Sự bứt phá về kinh tế mãnh liệt cuối thập niên tám mươi, nảy sinh nhu cầu nội tại của xã hội là đoạn tuyệt với những gì kềm hãm sự phát triển. Xu hướng đi tìm một sự “lột xác” cho tư duy, “cởi trói” cho văn học nghệ thuật, chính là tiền đề quý báu để Edgar Poe được tiếp nhận lại. Theo nhận định của chúng tôi, mười năm trống vắng đầy suy ngẫm này mang tính chất chuẩn bị, để rồi từ 1987, E.Poe thực sự là một hiện tượng dịch “b ng nổ” ở Việt Nam (bảng 3.1).

3.1.4.2. Từ “ on cánh cam vàng” của nhà xuất bản Kim Đ ng (1987 ...

Công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế đã mở ra một con đường mới cho tất cả các lĩnh vực nhất là kinh tế, chính trị, xã hội, và đi theo những thay đổi ấy là kiến trúc thượng tầng: văn hóa, văn học. Năm 1987, Con cánh cam vàng do

N.H Việt Tiến dịch, kèm theo tranh minh họa của Huy Toàn đã mở đầu “sự trở lại” của Edgar Poe đầy ngoạn mục những năm đầu thế kỉ XXI. Việc một nhà xuất bản chuyên in sách cho thiếu niên nhi đồng như nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu Edgar Poe cũng là một hiện tượng thú vị. Đối tượng tiếp nhận Edgar Poe lần đầu tiên trở lại (nếu tính ở miền Bắc, nơi tác phẩm được xuất bản, là 40 năm) là các em thiếu niên 10-15 tuổi cho thấy quan điểm tiếp nhận Edgar Poe có sự thay đổi hoàn toàn so với đầu thế kỉ XX. Chọn một tiểu thuyết phiêu lưu pha trinh thám suy lý đầy logic khoa học, có lẽ Con cánh cam vàng được dịch giả và nhà xuất bản hướng đến việc khêu gợi trí tò mò, ham khám phá, phiêu lưu mạo hiểm, ph hợp tâm sinh lý của các em tuổi mới lớn, qua đó, ngoài việc giải trí còn góp phần phát triển óc thông minh, tư duy logic cho các em. Tác phẩm của Poe được chọn không phải với ý nghĩa nghệ thuật hay giải trí đơn thuần mà ở ý nghĩa giáo dục của nó.

Sự kiện này đã mở đường cho Poe trở lại bằng hai tập truyện năm 1988, 1989 của nhà thơ Đào Xuân Quý và dịch giả Hoàng Văn Quang do Hội văn học nghệ thuật Phú Khánh - Thuận Hải, và Quảng Nam-Đà Nẵng xuất bản. Trong tập truyện của Đào Xuân Quý có 6 truyện đã từng được dịch từ những năm 50. Duy có truyện Trái tim thú t i là truyện phân tích tâm lý phức tạp của Poe lần đầu tiên được dịch. Qua lời kể của kẻ bị bệnh nhiễu tâm đã lên kế hoạch giết chết một ông lão tội nghiệp không hề th oán, chỉ vì không chịu nổi đôi mắt kền kền của lão và cuối c ng bị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022