Mục Đích Và Nhu C U Dịch Thuật Tác Phẩm Edgar Poe


lạ kiểu Nàng Morella của Poe khi nhân vật Bà Quỳnh từ nước ngoài về chịu tang mẹ chồng, bỗng xiêu vẹo, mặt già đi hàng vài chục tuổi và rên rỉ như “có một cuộc lột xác cực kỳ gian nan” [208 ,84], trong khoảnh khắc đã biến thành bà mẹ chồng vừa mới qua đời của mình. Chỉ khác với Morella của Edgar Poe là trở về qua thân xác con gái mình, nghĩa là “hoá trẻ” chứ không phải “hoá già” như nhân vật của Nguyễn Bình Phương. Trái tim con rắn của Nguyễn Đông Thức thì gợi đến quả báo, sự trừng phạt của lương tâm trong Trái tim tố giác của E. Poe.

Với thôi thúc “nhìn lại mình” không chấp nhận những công thức sáo mòn cũ, được không khí “cởi trói” của thời đại tiếp sức, nhiều nhà văn đương đại đã có những tìm tòi khám phá để phủ định mình và kh ng định mình. Hiện thực cuộc sống phức tạp đa chiều kích những năm sau 1986 cũng không thể tái hiện một cách giản đơn. Tiếp xúc với nhiều nền văn học lớn trên thế giới, hướng theo trào lưu hậu hiện đại, nhiều tác giả đã có những bứt phá trong kĩ thuật sáng tác tạo nên nhiều tranh cãi, đối thoại. Huyễn tưởng trở thành một thủ pháp nghệ thuật phổ biến làm nên cái lạ kì đến khó được chấp nhận ngay trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phương... Chúng tôi chỉ điểm qua một vài chi tiết tương đồng gợi dấu ấn của Edgar Poe, trong thực tế, sáng tác của các cây bút này còn nhiều vấn đề cần tìm hiểu bởi phương pháp sáng tác đã không dừng lại ở một ranh giới của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo mà bút pháp hậu hiện đại đậm nét trong từng chi tiết truyện, cần có một “bộ mã” tương thích để có thể “giải mã” mà do phạm vi giới hạn, luận án của chúng tôi chưa có điều kiện đi sâu.

Ở Mỹ và nhiều nước phương Tây, tác phẩm của Edgar Poe đã được chuyển thể thành nhiều loại hình nghệ thuật khác như hội hoạ, âm nhạc, kịch, phim ảnh, game… phục vụ nhiều đối tượng công chúng. Tác phẩm của Poe đứng hạng thứ 5 trong top mười nhà văn thế giới được chuyển thể thành phim nhiều nhất (220 lần). Năm 2008, hai truyện “Thế giới người điên” và “Cu c mai táng v i vã” của Poe đã được đạo diễn Jan Svankmajer (người Czech) dựng thành phim Lunacy lần đầu tiên trình chiếu tại Hà Nội. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các loại hình này chưa được phổ biến. Tín hiệu đầu tiên là series phim kinh dị của Bùi Chí Vinh Nguyễn hánh Tín dàn dựng như Chết lúc nửa đêm, Ngôi nhà bí ẩn, Suối oan hồn, Chết lâm sàng…đang


rất được yêu thích. Trong đ , Chết lâm sàng” có cốt truyện và ý nghĩa có dáng dấp Edgar Poe trong “Cu c mai táng v i vã”. Tác giả kịch bản kiêm diễn viên Bùi Chí Vinh giải thích vì sao chọn thể loại này “Thuở nhỏ tôi đã thích đọc truyện r ng rợn của Edgar Poe, lớn lên tôi thường xuyên đối đầu với sự căng th ng trong cuộc sống nên chọn phim của Stefan King hay Hitch Cock để giải tỏa tinh thần” [376]. E. A.Poe đã có thêm một kênh tiếp nhận lý thú ở Việt Nam song chắc chắn đã được cải biên theo hiện thực cuộc sống và thị hiếu thẩm mỹ công chúng Việt.


2.4. NHẬN ĐỊNH CHUNG


2.4.1. Xuất phát từ nhu cầu tiếp thu tinh hoa văn hoá phương Tây để đổi mới nền văn học dân tộc, quan niệm nghệ thuật độc đáo về Cái Đẹp, triết lý sáng tác “Nghệ thuật là sản phẩm của trí tuệ”, những lý thuyết độc đáo về truyện ngắn của Edgar Poe đã trở thành những kiểu mẫu sáng tạo cho văn học Việt Nam và góp phần hiện đại hoá văn học Việt Nam về mặt thể loại. Truyện ngắn là bộ phận có nhiều thành tựu nhất. Trên cơ sở kế thừa di sản văn học dân tộc, tiếp nhận Edgar Poe, truyện truyền kì Việt Nam đã mang một màu sắc khoa học mới trong truyện kinh dị; truyện trinh thám hiện đại duy lý kiểu phương Tây được hình thành và bản địa hoá theo thị hiếu của độc giả Việt Nam và kh ng định tên tuổi Thế Lữ, Phạm Cao Củng. Tuỳ thuộc hoàn cảnh lịch sử, mục đích tiếp nhận và đối tượng người đọc cụ thể, từ Nguyễn Ái Quốc đến Ngô Tự Lập, truyện ngắn huyễn tưởng Việt Nam thực sự có những bước phát triển và cách tân độc đáo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.

2.4.2. Cách tiếp nhận Poe trong thơ ca lại là một hiện tượng đặc biệt. Thơ Poe được dịch rất ít (đã in và xuất bản 5 bài). Nhưng quan niệm “nghệ thuật vị linh hồn con người”, “nghệ thuật vị Cái Đẹp thuần khiết”, tinh thần âm nhạc, kỹ thuật sử dụng điệp khúc trong thơ, hình ảnh những giấc mơ đầy biểu tượng… đã kết tinh trong sáng tác những cây bút tài hoa Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Chế Lan Viên, Đinh H ng… Đề tài Nỗi buồn, Tình yêu và Cái chết đặc th kiểu Edgar Poe đã trở thành nguồn cảm hứng không bao giờ khô cạn của thi ca Việt Nam.


Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 20

2.4.3. Những tiếp xúc ban đầu, tiền đề cho việc tiếp nhận Edgar Poe, còn tự phát, cảm tính, lại chịu tác động của hoàn cảnh chiến tranh chia cắt hai miền đất nước nên có một thời gian dài đứt quãng, trống vắng. Nhưng từ 1986 đến nay, Poe được chủ động tiếp nhận lại ở chiều sâu nhận thức với thái độ phản ứng lại xã hội trong nhiều truyện kinh dị - huyễn tưởng- thời sự, đi vào phân tích tâm lý phức tạp của con người đương đại với nhiều dáng vẻ độc đáo. Trong những năm đầu thế kỉ XXI, việc tiếp nhận Edgar Poe còn mang tính quốc tế sâu rộng bởi có sự kết hợp nhiều phong cách sáng tác, trong đó thủ pháp sử dụng cái huyễn tưởng trong hư cấu nghệ thuật được khai thác triệt để trong nhiều cây bút đương đại.

2.4.4. Xét từ góc độ cá nhân, tầm văn hoá và trình độ, điều kiện tiếp nhận của người đọc mỗi giai đoạn hoàn toàn khác nhau. Điểm chung nhất là chủ thể tiếp nhận

- đội ngũ sáng tác tài hoa của văn học Việt - đã tỉnh táo vừa tiếp nhận những tinh hoa vừa loại trừ những yếu tố ngoại lai không ph hợp, vượt quá ngưỡng tiếp nhận của dân tộc để kh ng định bản lĩnh riêng của mình. Đồng thời đã không ngừng tự nâng tầm đón đợi để có thể chủ động chọn lọc và tiếp nhận những cái phức tạp hơn và phản ánh hiện thực một cách đa dạng hơn.


Mỗi giai đoạn, Poe đều chứng tỏ một sức hút mãnh liệt đối với giới sáng tác. Sự “tương hợp” với Edgar Allan Poe suốt gần một thế kỉ nay vẫn luôn mới mẻ, độc đáo và thăng hoa kì diệu trong từng cây bút cụ thể, và vẫn tràn đầy hứa hẹn những đột phá mới. Quy luật tiếp nhận văn hoá văn học nước ngoài rộng mở, chọn lọc nhưng có nguyên tắc và phát huy được bản sắc dân tộc không còn là những khẩu hiệu chung chung mà đã được thể hiện sinh động trong từng trường hợp tiếp nhận sáng tạo Edgar Allan Poe ở Việt Nam.


CHƯƠNG BA


TIẾP NHẬN EDGAR ALLAN POE QUA DỊCH THUẬT

VÀ GIẢNG DẠY


Một trong những đặc điểm của nền văn học Việt Nam là văn học dịch xuất hiện rất sớm, trở thành một bộ phận có truyền thống lâu đời và song hành c ng các thể loại sáng tác khác. Đầu thế kỉ XX, d văn học dịch phần lớn vẫn là các tác phẩm cổ điển Trung Quốc, việc dịch sách văn học để tiếp thu tinh hoa văn hoá văn học xứ người, đặc biệt là phương Tây, đã trở thành một nhu cầu nội tại cấp bách, là bước đi đầu tiên vô c ng quan trọng khi nền văn học dân tộc chập chững tìm lối thoát những khuôn khổ lệ thuộc, công thức sáo mòn của nền văn học chữ Hán. Nhiều thành tựu đáng kể của văn học dịch đã góp phần to lớn vào tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam thế kỉ XX. Ngoài bộ phận văn học dịch phục vụ đại chúng, văn học dịch trong nhà trường cũng có vị trí quan trọng, góp phần hun đúc những tư tưởng tình cảm đẹp đẽ, khơi gợi những cảm xúc thẩm mỹ tinh tế trong lòng thế hệ trẻ, hình thành nhân cách những con người mới có tư duy rộng mở và bản lĩnh trong lao động, chiến đấu và đấu tranh xây dựng cuộc sống mới. Với ý nghĩa đó, trong chương này, luận án tập trung tìm hiểu hai kênh tiếp nhận quan trọng trong quá trình tiếp nhận Edgar Poe ở Việt Nam.

3.1. Quá trình và đặc điểm tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam qua 2/3 thế kỉ dịch thuật.

3.2. Tình hình nghiên cứu giảng dạy Edgar Allan Poe trong nhà trường phổ thông và đại học hiện nay.


Do mục đích và phạm vi nghiên cứu của của luận án, chúng tôi không đi sâu vào việc nghiên cứu, đối chiếu các văn bản dịch về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật theo hướng văn bản học, mà chỉ thống kê toàn bộ những tác phẩm của Edgar Allan Poe đã được dịch ra tiếng Việt từ khi ông có mặt ở Việt Nam cũng như thực tế giảng dạy, nghiên cứu về E.A.Poe hiện nay trong nhà trường. Tuy nhiên, để chứng minh cho những luận điểm của mình, ở một mức độ nhất định, luận án có so sánh đối chiếu, nhận xét đánh giá một số yếu tố trong các bản dịch nhằm thấy được những thay đổi trong lịch sử tiếp nhận một tác giả văn học thông qua sự chọn lựa và mục đích tiếp nhận của các thế hệ dịch giả, thị hiếu thẩm mỹ của các tầng lớp người đọc, người học khác nhau. Luận án có tiến hành điều tra thực tế sự tiếp nhận Poe trong 535 đối tượng giảng viên, giáo viên THPT và sinh viên đại học để có cơ sở khách quan cho những giả thuyết, nhận định và đề xuất.


3.1. TIẾP NHẬN EDGAR ALLAN POE QUA DỊCH THUẬT


Trong lý thuyết tiếp nhận, dịch thuật cũng là một trong những hình thức tiếp nhận đặc biệt. Việc chọn lựa tác phẩm dịch, chất lượng dịch và cả sự tiêu thụ tác phẩm cũng nói lên nhu cầu, trình độ, thị hiếu thẩm mỹ của người dịch và cả người đọc. Từ dịch giả - người đọc đầu tiên đến nhà biên tập, nhà xuất bản và cuối c ng là những độc giả bình thường, tiếp nhận theo mục đích giải trí đơn thuần (hay sáng tác, nghiên cứu, giảng dạy…), hoạt động đọc của mỗi đối tượng khác nhau, trong những bối cảnh không gian khác nhau, thời gian vật lý, tâm lý khác nhau luôn tồn tại những khoảng cách bất định. Dựa vào những cứ liệu cụ thể từ việc hệ thống, thống kê, so sánh toàn bộ tác phẩm đã được dịch ra tiếng Việt trong ba giai đoạn, chúng tôi tiến hành khái quát tình hình dịch thuật và từ đó, phân tích và rút ra đặc điểm tiếp nhận Edgar Poe ở Việt Nam.

3.1.1. Khái quát tình hình dịch thuật Edgar Allan Poe

Không đi theo quy luật tiếp nhận văn học Nga, Nhật… bằng lộ trình dịch thuật-mô ph ng-sáng tác-nghiên cứu phê bình, tác phẩm của nhà văn Mỹ Edgar Poe được thế hệ các nhà phê bình, nhà văn nhà thơ Việt Nam đầu thế kỉ XX tiếp cận trực


tiếp bằng tiếng Pháp, Anh trước khi có bản dịch tiếng Việt. Với ý thức chủ động tìm một hướng mới cho văn học dân tộc, dich thuật cũng là một chọn lựa quan trọng.

3.1.1.1. Mục đích và nhu c u dịch thuật tác phẩm Edgar Poe


Trước nhu cầu cấp bách phải đuổi kịp các nước trong khu vực đầu thế kỉ, xu hướng hiện đại hoá theo kiểu mẫu phương Tây bộc lộ rất rò trong toàn bộ hoạt động nghiên cứu, phê bình sáng tác và nhất là dịch thuật. Kinh nghiệm và nền tảng tiếp thu tinh hoa văn hoá văn học Trung Quốc nhiều thế kỉ trước giúp chúng ta có ý thức và chủ động chọn lựa những món ăn tinh thần ph hợp với “tạng” của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Văn Vĩnh, từ 1907 đã thành lập một H i dịch sách nhằm mục đích làm cho “trí dân An nam* chóng mở mang ra”. Phạm Quỳnh từng thiết tha: “Làm thế nào gây được những hạng thi nhân mới cho quốc âm ta? Thiết tưởng không có gì bằng giới thiệu cho biết các thi gia có tiếng của Châu Âu, nhất là nước Pháp…” [224, 380]. Ông còn cổ suý việc dịch Từ điển Pháp - Việt nhằm “bày cho quốc văn ta một cái khuôn mẫu.” [224, 115]. Nhà thơ Nguyễn Giang cũng quan niệm dịch là “Học, để mà tồn cổ, để mà b đắp thêm vào cái nền tư tưởng của ông cha ta để lại cho ta từ đời xưa”. [75, 28] và làm cho tiếng nói dân tộc mềm mại hơn.

Mục đích này cũng được các dịch giả thế hệ thứ hai tiếp tục kế thừa. Đối với dịch giả Nguyễn Hiến Lê dịch cũng là một cách để rèn luyện văn. Theo ông, “Dịch danh văn ngoại quốc là một việc vô c ng bổ ích. Ta có thể nhờ nó kiếm được cách áp dụng văn phạm của người một cách thông minh, khéo léo vào văn phạm của ta mà làm cho Việt ngữ phong phú thêm, tế nhị thêm.” [131, 323]. Đúng vậy, kết quả ông mong muốn ấy đã đem lại một lợi ích không nhỏ cho tiếng Việt, văn Việt. Lê Bá Kông cũng say mê Poe và mong muốn “giới thiệu một số văn sĩ đại tài quốc tế”, trong đó có thiên tài kì dị E.Poe. Với mục đích ấy, các dịch giả đã chọn các truyện ngắn tiêu biểu, có văn phong chặt chẽ, chuẩn mực của tiếng Anh, nội dung mới lạ. Con cánh cam vàng của Poe đã luôn được lựa chọn.

Tuy nhiên, cũng không thể không lưu ý sự tác động của tình hình xã hội phức tạp ở miền Nam trong quá trình tiếp nhận văn hoá phương Tây. Giai đoạn từ 1963- 1975, hết “leo thang chiến tranh” rồi ‘Việt Nam hoá chiến tranh”, xã hội tự do đến xô


bồ, rối ren. Nhiều trí thức nhận ra mặt trái của văn minh phương Tây “lợi cho ta thì ít mà hại thì nhiều: thanh niên thành thị truỵ lạc (…), mất lý tưởng, chỉ nghĩ tới hưởng lạc” nên dần dần “nổi lên phong trào về nguồn, ôn lại triết lý nhân sinh của cổ nhân” [132, 201]. Những truyện Con mèo đen, Th ng rượu Amontillado, ụ án đường Morgue được chọn lựa như một thông điệp hàm ẩn bài học đạo lý truyền thống: “Ác lai ác báo”.

Từ 1975 trở đi, tiếng Việt hiện đại đã tương đối hoàn chỉnh, nhu cầu nói đúng, viết đúng không còn là nhiệm vụ cấp bách như các giai đoạn trước nó, mục đích dịch thuật các tác phẩm của Edgar Poe cũng chuyển biến, đòi hỏi chiều sâu hơn. Hữu Ngọc giới thiệu văn hoá Mỹ trong đó có Edgar Poe nhằm “đóng góp vào tình hữu nghị của hai dân tộc”. Nhà thơ Đào Xuân Quý, chọn dịch Poe vì Poe là “một nhà văn rất lớn, một nghệ sĩ xuất sắc, và là một tài năng độc đáo nhất trong nền văn học Mỹ nói riêng và trong nền văn học phương Tây nói chung.” [216, 5]. Còn Hoàng Văn Quang đến với thế giới kinh dị của Poe với một mong muốn khá độc đáo và có ý nghĩa thời sự đậm nét: “trong quá trình đổi mới tư duy, phải chăng cần tránh lối suy nghĩ đơn giản một chiều, cần tiếp cận với những gì phức tạp hơn, đa dạng hơn?” [217, 6]. Từ khi Việt Nam và Mỹ bình thường hoá quan hệ ngoại giao, Nguyễn Đức Đàn, Lê Đình Cúc, Lê Huy Bắc, Ngô Tự Lập… đã chọn dịch và giới thiệu văn học Mỹ, c ng nhằm nỗ lực kịp thời lấp vào chỗ hổng to lớn trong việc tiếp nhận văn học nước ngoài, đặc biệt là văn học Mỹ. Nhờ những nỗ lực và mong muốn ấy, trong dịch thuật, Edgar Allan Poe đã được “khám phá lại”.

3.1.1.2. Đội ngũ dịch thuật và quan niệm dịch thuật


Thống kê con số các thế hệ dịch Edgar Allan Poe, đội ngũ này rò ràng đã không ngừng phát triển vượt bậc cả số lượng lẫn chất lượng (tuy chưa đầy đủ). Nếu ở giai đoạn trước Cách mạng tháng tám, tính cả Vũ Ngọc Phan và Thế Lữ (d chưa tìm được tác phẩm) chỉ có 3 người dịch Edgar Poe. Giai đoạn 2, con số dịch giả được tăng lên 8 người, trong đó có những nhà văn nhà thơ như Thiết Can, Hà Bỉnh Trung, dịch giả chuyên nghiệp như Từ Chung, Hoàng Lan, nghiên cứu phê bình, biên khảo văn học như Nguyễn Hiến Lê, giáo viên tiếng Anh như Đắc Sơn, Lê Bá Kông, Lưu


Bằng…Giai đoạn từ 1975 - 2010, không kể những nhà nghiên cứu, phê bình có những trích đoạn dịch tác phẩm của Poe để minh hoạ cho công trình của mình, lực lượng dịch E.A.Poe tăng vọt một cách bất ngờ thêm 33 khuôn mặt mới, nâng tổng số người tham gia dịch Poe lên đến 44 người. Điều này cũng hiếm thấy từ trước đến nay. Nòng cốt vẫn là đội ngũ dịch giả chuyên nghiệp, và nhà văn, nhà phê bình từng trải. Đồng thời, có sự tham gia đông đảo của các giảng viên đại học, nhiều người là các chuyên gia có trình độ ngoại ngữ, học vị cao. Song do phát triển khá ồ ạt, cũng có một số dịch giả không chuyên khác, mới tham gia dịch thuật, vốn sống chưa nhiều, ít thể nghiệm trong thực tế nên cũng còn những bản dịch chưa sát, chưa hay, nhưng chắc chắn cũng từng say mê truyện của Edgar Poe.

Về quan niệm dịch thuật, xét chất lượng bản dịch, tuy không phải không có ý kiến tranh cãi, người chuộng sự chuẩn xác từng câu từng chữ, trung thành với nguyên tác; người đề cao sự bóng bẩy, cảm xúc; người đòi hỏi tính dân tộc phải cao… nhưng nhìn chung, hai giai đoạn đầu, quan niệm dịch thuật khá thống nhất. Nếu Nguyễn Văn Vĩnh, một trong những dịch giả tài năng đầu thế kỉ quan tâm đến “cái tinh thần của nhà nguyên trước” chứ không câu nệ những cái “vụn vặt” như hổ dịch thành sư tử, cái gông đổi ra con chó…” thì Vũ Ngọc Phan yêu cầu “ít nhất phải giữ lấy cái tinh thần và cái đại ý của câu văn.” [260, 411]. Nguyễn Giang rất đề cao các thể thơ dân tộc, chủ trương khi dịch “bao giờ ta cũng phải lấy cái tư tưởng người nước mình làm căn bản” [75, 21]. Nguyễn Hiến Lê cũng tương tự: “Dịch văn không phải là dịch chữ, mà là dịch cái nghĩa, cái tinh thần của câu văn”. [131, 338]. Đào Xuân Quý còn nhấn mạnh một tố chất quan trọng: “người dịch thơ chỉ có thể là một nhà thơ, một người có năng khiếu thơ, có năng khiếu đưa dẫn chất thơ và nhờ thế có thể chọn được những nhân tố chủ yếu.” [260, 442].

Quan niệm về nội dung dịch thuật khi chọn lựa tác phẩm dịch, hầu như không có khoảng cách lớn giữa các thế hệ dịch thuật. Đó là những chọn lựa hợp lý, ph hợp với truyền thống thẩm mỹ của dân tộc và trình độ, khả năng tiếp nhận của công chúng trong từng giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên, khoảng mười năm trở lại đây, do những biến đổi chung của xã hội, dưới tác động của cơ chế thị trường, việc dịch

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022