biệt là của Liên, cô em họ mà H ng yêu tha thiết.11 Cũng như Poe, mới hai tuổi đầu đã không bao giờ quên được người mẹ xinh đẹp, xanh xao của mình lặng lẽ ra đi, rồi c ng với những mẹ nuôi Francis Allan, Jane Stanard, Annie, và đặc biệt là cô em họ
- người vợ yêu dấu Virginia, để lại ông giữa trần thế cô đơn trơ trọi trong những kí ức đau buồn bất tận. Điểm gặp gỡ trong thơ của Edgar Poe và Đinh H ng đều là cuộc tìm kiếm trong vô vọng “hình b ng của m t người bên kia còi sống.” và nỗi ám ảnh “những cái đẹp phải chăng đều có số phận mỏng manh’ [252, 155]. Poe đi tìm sự che chở ở nhiều người phụ nữ khác sau khi Virginia mất, cũng như Đinh H ng, từ khi Liên chết, kiếm tìm mãi hình ảnh tuyệt đối của người yêu ở thế giới bên kia “Trời cuối thu rồi em ở đâu/ Nằm trong đất lạnh chắc em sầu/ Thu ơi đánh thức hồn ma dậy/ Ta muốn vào trong nấm mộ sâu.” (Gửi người dưới m ), trong đau đớn, tuyệt vọng: “Anh gọi Em từ mỗi tế bào/Nhập hồn linh điểu, cánh ca dao” (Lời thông điệp gửi mai sau). Và trong lời thông điệp ấy, H ng thề nguyện: “Anh vẫn còn yêu Em, kiếp sau/ Vầng trăng về núi sẽ quay đầu/Bóng em trên những vì sao lạ/ Sẽ ngả dài qua thế kỉ sau.” Tình yêu thuỷ chung, son sắt là một chủ đề nằm trong quan niệm truyền thống phương Đông, thành một “bộ mã” phổ biến trong thi ca, nên đã kết nối hai tâm hồn từ hai nền văn học không c ng cội nguồn phát sinh này. Như đề tài “đi tìm người yêu đã mất” của Edgar Poe, Đinh H ng đã đi tìm hình bóng người phụ nữ lý tưởng đã mất trong bao nhiêu “người em gái” khác trong thơ: Gái Hải đảo, Thần nữ, Kì nữ chiêm bao…ở một còi tiền sử xa xăm, trong những giấc mộng không bao giờ dứt và nhất là dưới nấm mồ hoang lạnh của thế giới bên kia.
Mặc d khá gần gũi Poe về chủ đề, đề tài, cảm hứng sáng tác, hình ảnh cái chết nhưng Đinh H ng lại không hoàn toàn ảnh hưởng triết lý sáng tác của Poe khi tuyên bố quan điểm nghệ thuật cuả nhóm Dạ Đài “Thơ không được tiếp nhận bằng lý trí mà bằng trực giác, thông qua hình tượng. Hình tượng tạo nên âm nhạc, âm nhạc tạo tình ý; lúc đó mới hiểu được thơ.” Và để thơ “đi giữa bến bờ U Huyền và Hiện
11 Tuyết Hồng, chị ruột của Đinh Hùng, một n lưu tài sắc đã tự tử ở hồ Hoàn Kiếm (1931), là cái chết vì tình mở ra cả một “mùa tự tử”, điều chưa hề xảy ra trong xã hội Việt Nam cổ truyền trước đây, gây xôn xao cả Hà Nội một thời. [291]. Cô em họ xa của Đinh Hùng tên Bích Liên, bị bệnh phổi nặng, sắc đẹp ngày càng kỳ ảo và huyền hoặc, khiến ông cứ ngất ngây. Sức khỏe của nàng cứ hao mòn rồi từ giã còi đời vào khoảng năm 1940. (Nguyễn Việt, Người thi sĩ yểu mệnh. http://cafevannghe.wordpress.com/2010/02/19/thi-si-dinh-hung/)
Thực, chúng tôi sẽ nói thay cho tiếng nói những loài ma.” [352]. Theo quan niệm ấy, thế giới thơ của Đinh H ng dường như tách rời khỏi hiện tại, đầy hư ảo của những giấc mộng không bao giờ dứt như chính cuộc đời ông.
Trường hợp thứ hai là thi sĩ Đông H - Lâm Tấn Phác (1906-1969) và bài thơ ‘Mua áo’. Từ 1932, thơ Đông Hồ đã xuất hiện trên văn đàn qua nhiều tờ báo từ Bắc chí Nam. Tuy được xếp vào dòng những nhà thơ còn nặng ảnh hưởng Đường thi, nhưng qua một số bài nói chuyện của ông có thể bắt gặp những quan điểm sáng tác khá tr ng hợp với các nhà thơ Mới. Ông cho rằng ở thi sĩ “Thơ là tiên thiên. Thơ tự nhiên mà có” (Tôi làm thơ). Bài “Xúc cảnh thành thi” in trong “Đăng đàn”, ghi lai những bài nói chuyện tại Đại học Văn khoa những năm 65-70, Đông Hồ đã định nghĩa: “Thơ là mộng trong mộng. Mộng đã là khó bắt được rồi, huống còn là mộng trong mộng nữa thì còn khó gặp biết bao. Cuộc thế dầu là thực thể, vẫn là một thực thể mị thường. Hình bóng thơ không phải là một thực thể. Như vậy, thơ còn mị thường hơn hình bóng mị thường” [96, 221]. Đọc những dòng này người đọc không thể nào không nhớ đến bài thơ từng được Nguyễn Giang dịch năm 1936: “ ng trong m ng” từ bản tiếng Pháp “Un rêve dans un rêve” (A Dream within a Dream). Nhưng Đông Hồ không đồng tình với Edgar Poe rằng cái Đẹp chỉ có “cái u buồn” và tách biệt với xã hội mà “Thơ là Vũ trụ”, “phải mát ngọt nên thơ” và thơ không hề thoát ly xã hội, mà phải thích nghi với “kích thước của thời thế” [96, 222].
Một tương đồng thú vị khác, trong một lần nói chuyện với sinh viên Đại học Văn khoa Sài Gòn, Đông Hồ đã giải thích cách làm bài thơ ‘Mua áo’ tương tự như Poe đã từng viết về cách sáng tác bài thơ ‘Con quạ’. Tất nhiên có sự khác biệt vì Poe chủ yếu nói về kĩ thuật sáng tác còn Đông Hồ đi sâu vào các ý nghĩa ám dụ của bài thơ. Chiếc áo cũ của nàng thơ đã chật rồi, phải thay chiếc mới thôi. Chiếc áo mới ấy được chọn hàng và màu xanh đang được ưa chuộng - nghĩa là phải hợp thị hiếu của người đọc. Hiện tượng làm một bài thơ rồi giải thích các bước sáng tạo và cơ sở nào để nhà thơ chọn lựa tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ cho bài thơ lúc ấy, có lẽ chỉ có Đông Hồ. Không biết đây có phải là một sự học tập Triết lý sáng tác của Edgar Poe mà Nguyễn Hiến Lê đã phân tích trong “Edgar Poe đã sáng tác bài thơ Con Quạ như thế nào?”?. Sau này có xuất hiện một số hồi kí, bút kí của Nhất Linh, Tô Hoài, Xuân
Có thể bạn quan tâm!
- E.a.poe Và Hàn Mặc T - “Người Trăng” Của Trường Thơ Loạn
- E.a.poe Và Hế Lan Viên – “Ngọn Tháp Chàm Lẻ Loi Như Một Niềm Kinh Dị”
- Tiếp Nhận Edgar Allan Poe Trong Thơ Ca Đô Thị Miền Nam
- Tiếp Nhận Edgar Poe Trong Sáng Tác Thời Kì 1976 -1986
- Mục Đích Và Nhu C U Dịch Thuật Tác Phẩm Edgar Poe
- Thống Kê Tác Phẩm Đã Dịch Ra Tiếng Việt Của Edgar Poe
Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.
Diệu…về công việc làm thơ, viết văn…, nhưng không giống cách Poe viết Triết lí sáng tác như trường hợp Đông Hồ.
Xuất hiện trên văn đàn từ những năm 1960, Thanh Tâm Tuyền (1936- 2006) được đánh giá là một trong vài nhà thơ lớn nhất và có ảnh hưởng nhất đã góp phần tạo nên một bước ngoặt quan trọng cho thơ ca miền Nam giai đoạn 1954-1975, “là một trong những nhà thơ giàu hình ảnh nhất Việt Nam; văn thơ ông là sự đãi lọc, khai phá chữ nghĩa” [119]. Thanh Tâm Tuyền - Dzư Văn Tâm vốn là một giáo sư Việt văn, di cư vào Sài Gòn, dạy học ở Sài Gòn và Thủ Dầu Một, 1962-1972 hai lần bị động viên thành người lính, d “chưa một lần nổ một phát súng”. Đối mặt với cái chết trong sự bất an cuả kiếp người và tình yêu trong chiến tranh, sáng tác của ông mang nét siêu hình triết học đầy tương phản, phức tạp biểu hiện qua “tầm nhìn sâu th m, xâu xé, xoáy vào thân phận làm người” [377] bằng những tứ lạ, những hình ảnh, ngôn ngữ, cấu trúc nhịp điệu mới mẻ: “tôi thèm giết tôi /loài sát nhân muôn đời
/tôi gào tên tôi thảm thiết/ thanh tâm tuyền / bóp cổ tôi chết gục/ để tôi được phục sinh.” (Phục sinh). Thơ của ông đậm đặc nỗi buồn hiện sinh, sự phi lý và cái chết, nhất là cái thú tự đày đoạ, dằn vặt tâm hồn mình mở một thế nhị phân giằng xé: “tôi thèm sống như thèm chết/ giữa hơi thở giao thoa”. Đồng thời ta có thể bắt gặp một cái tôi khác, cũng khát khao một chỗ trú ẩn cho linh hồn như Poe: “tôi gọi khẽ/ em/ hãy mở cửa trái tim/ tâm hồn anh vừa sống lại thành trẻ thơ/ trong sạch như một làn sự thật” (‘Phục sinh’). Đề tài cô đơn, đổ vỡ, tuyệt vọng, khao khát yêu thương này khiến ta có cảm giác Thanh Tâm Tuyền khá gần những vần thơ của Edgar Poe.
Yếu tố tự phân thân: tôi và m t kẻ khác - vắng mặt: “tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ”; tôi và m t kẻ khác - cái bất lực hèn yếu hiện hữu trong tôi: “tôi thèm giết tôi…” lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của ông cũng là một thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả trong viêc ám gợi ý thức tìm kiếm, giằng xé, phân mảnh của tâm hồn, và sự vỡ nát, bi đát của số phận con người trong hiện thực âu lo, chiến tranh tan tác bủa vây không lối thoát. Cái tôi phản thân lặp đi lặp lại này, nhất là điệp khúc “Có ai gọi tên tôi giữa phố” (3 lần) trong Sầu khúc 10 và kết cuộc “Hoá ra tôi đâm tôi chết tốt.” [280, 74] mang dáng dấp của cái “bản ngã song tr ng” và kết cuộc trong William Wilson cũng như nhiều truyện kinh dị, rối loạn tâm thần khác của E. Poe.
Quan niệm sáng tác của Thanh Tâm Tuyền c ng các nhà văn nhóm Sáng Tạo cũng đồng với quan điểm của Poe và Baudelaire: không nhằm dẫn người đọc tới những vấn đề luân lý, đạo đức, triết học, văn chương, xã hội…mà chỉ cho chính nó. Thanh Tâm Tuyền lựa chọn sự “căng th ng phá vỡ hết mọi hình dáng để sự vật hiện ra với cái thực chất hỗn loạn không che đậy.” (Nỗi buồn trong thơ hôm nay). Có thể bắt gặp quan điểm sáng tác của E.A. Poe trong bài ‘Định nghĩa m t bài thơ hay’ viết năm 1956, in trong tập ‘Tôi không còn cô đ c nữa’. Thanh Tâm Tuyền đã mở đầu bằng một hình ảnh hết sức quen thuộc của E.A. Poe: “Hơn một loài quạ đen khủng khiếp”, và những câu thơ tiếp theo, ông đã định nghĩa bài thơ hay phải là những bài thơ “may mắn như bài thơ gồm những âm trắc đồng tình” và chủ đề của nó cũng ngợi ca cái chết, bởi cũng như Poe, Thanh Tâm Tuyền quan niệm:
“ t câu thơ hay như lời n i,
ài thơ hay là cái chết cuối c ng”
Hình ảnh “con quạ” và tiếng kêu định mệnh đau đớn “nevermore” của Poe không chỉ một lần mà còn hiện về nhiều lần trong còi mộng đêm đêm trong thơ Thanh Tâm Tuyền: “Một m a đông dài bão táp/ Đêm qua ác điểu đậu cành khuya/ Thả rớt trái tim ác độc/ Trong m t tiếng tang thương… (Hải đảo). Hoặc có những hình ảnh khá gần gũi như hình ảnh đôi mắt nàng Annabel Lee của Poe: “Nhìn những ngôi sao thấy đôi mắt sáng. Đẹp tuyệt vời của Annabel Lee” (Annabel Lee) được hiện lên thật gần trong câu thơ của Thanh Tâm Tuyền: “Ngoài đời chỉ có trời sao là đáng kể. Mà bên những vì sao lấp lánh đôi mắt em”. Trong ‘Sầu khúc’ - bài thơ lẫn văn xuôi cấu trúc khá lạ, Thanh Tâm Tuyền kể về cái chết của người con gái xinh đẹp đã mang theo cả cuộc sống của anh cũng đầy hơi hướm ‘Annabel Lee’, Ligeia, và ‘Eulalie’ của Edgar Poe.
Đặng Tiến cho rằng “Chất hiện đại trong thơ ông một phần do ảnh hưởng thơ thế giới, chủ yếu là thơ Pháp, từ Rimbaud, Lautr amont đến Apollinaire, nhất là thơ Siêu Thực của nhóm Breton, Eluard.” [377]. Không kinh qua nhà trường Pháp thuộc như thế hệ nhà văn trước, thạo tiếng Pháp, đọc nhiều, Thanh Tâm Tuyền đã trực tiếp đến với nhiều tác giả trên thế giới “từ Gorky, Plekhanov, Marx, Trosky đến những tác giả mới hơn như Laưrence Durrell hay Soljenitsyne”, do đó việc tiếp nhận
và tiếp biến văn học phương Tây của ông cũng phóng khoáng, rộng mở hơn. Thế nhưng, d có những điểm gần gũi Edgar Poe, thơ Thanh Tâm Tuyền vẫn mang một phong cách riêng. Chính ông từng kh ng định nguồn cảm hứng sáng tác của mình là hiện thực cuộc sống của dân tộc qua tâm thế một người trong cuộc: “Và thơ là gì? Nếu không phải sự khám phá mầu nhiệm bằng ngôn ngữ một thế giới vẫn trốn mặt ở quanh” (Nỗi buồn của thơ hôm nay). Và ông chọn lựa một thái độ: ‘Không đa đa siêu thực/ Th ng thắn/ Khởi từ ca dao sang tự do’ ( t bài thơ).
Những năm 1970, trên thi đàn miền Nam có một trường hợp đáng chú ý khác là nhà thơ trẻ đất Quảng Nam có cuộc đời buồn và ngắn ngủi Nguyễn Nho Sa Mạc (1944-1964). Sinh ra và lớn lên trong chiến tranh chống Pháp, rồi tiếp theo là chống Mỹ, nỗi đau của đất nước và sự cô đơn của thân phận là ám ảnh lớn trong thơ anh. Không biết có là ngẫu nhiên nhưng Nguyễn Nho Sa Mạc có nhiều câu thơ, tứ thơ rất gần với E.A.Poe. Nỗi cô đơn vô tận của anh cũng được tự ý thức đậm màu sắc E.Poe: “Tôi lớn lên một mình. Giữa cuộc đời quạnh quẽ. Tôi trưởng thành lặng lẽ. Giữa cuộc đời phong ba (Thân phận). Thơ của anh hay nói về cái chết khi đang sống, đến độ tiên đoán chính xác sự ra đi của mình và liên tưởng cuộc hành trình về với còi hư vô của mình một cách chân thành cảm động: “Tôi gọi nhỏ tên mình sa nước mắt. Sống trên đời vừa đúng hai mươi năm. Máu sẽ khô xin tim này đừng rụng. Giữa hư vô phần mộ nhỏ yên nằm…” ( a xuân cuả m t con người). Và cũng như Poe, chiếc linh hồn bơ vơ của anh luôn khao khát yêu thương: “Tôi còn lại nửa m a xuân phiêu lãng. Giữa lênh đênh tìm nắm một bàn tay”. Chúng tôi cũng bắt gặp một hình ảnh và ý tưởng gần gũi với bài thơ ‘ ơ trong mơ’ của Poe: “Xòe bàn tay vốc lên từng hạt cát. Bỗng vô c ng đau xót ở trong tim. Người lặng lẽ một mình trong sa
mạc. Như một mình trong tiền sử buồn tênh” (Tự thuật). Nhân vật “tôi” của Poe trong bài thơ đầu tiên được dịch ở Việt Nam ( ng ảo -A Dream within a Dream 12) cũng nắm chặt trong tay những hạt cát vàng tượng trưng cho sự nhỏ nhoi, vô nghĩa
12 Trong ‘A Dream within a Dreams’ Poe viết:
I stand amid the roar. Of a surf-tormented shore, And I hold within my hand. Grains of the golden sand.
How few! Yet how they creep. Through my fingers to the deep. While I weep-while I weep! O God! Can I not grasp. Them with a tighter clasp? [Complete Stories and Poems of Edgar Allan Poe, 768]
của kiếp người và một mình khóc gào vì sự bất lực không sao níu giữ được chúng. Mảnh đất chôn nhau của nhà thơ trẻ này rất gần với các cây bút Trường thơ Loạn. Có chăng một sự kế thừa âm hưởng tình yêu và sự ngưỡng mộ Edgar Poe qua môi trường địa lý - văn hoá văn học của các nhóm thơ văn Bình Định thời bấy giờ?
2.2.2.3. Bóng dáng Edgar Allan Poe trong văn xuôi đô thị miền Nam
Giai đoạn 1954-1975 sinh hoạt văn học nghệ thuật trên văn đàn công khai đô thị miền Nam khá sôi động. Những năm 54-60 chủ yếu là sáng tác của các nhà văn, nhà báo miền Bắc di cư vào Sài Gòn, mang theo cả phong tục, nếp sống và tâm tình người phương Bắc vào văn thơ. Đến những năm 60, cuộc chiến b ng nổ ác liệt hơn bao giờ hết và như một quy luật, hiện thực càng khắc nghiệt, càng bị bóp nghẹt thì văn chương càng bật lên tiếng nói phản kháng của mình trước hiện thực ấy. Cái ngột ngạt của chiến tranh, sự đối đầu giữa sống chết và quan điểm lập trường chính trị trong xã hội bị phân hoá tận c ng, sự băng hoại những giá trị đạo đức và tâm lý độc ác của con người mất hết nhân tính được nhiều nhà văn phản ứng, khai thác bằng bút pháp tưởng tượng hư cấu độc đáo.Bối cảnh chiến tranh tao loạn, chết chóc; xã hội xô bồ đầy ngột ngạt, bất trắc; cuộc sống thực dụng khiến mọi giá trị đạo đức truyền thống bị biến chất, huỷ hoại còn là tiền đề phát triển mạnh mẽ những truyện kinh dị, truyện ma tiêu biểu như truyện của Bình Nguyên Lộc, và truyện vụ án, điệp viên của Hoàng Hải Thuỷ…
Bình Nguyên Lộc (1915-1987) là một nhà báo, nhà văn lớn của văn chương miền Nam, đồng thời cũng là một nhà văn hoá với khối lượng tác phẩm đồ sộ, đa dạng, phong phú về đề tài và thể loại như một kho tư liệu quý báu về v ng đất mới Nam bộ. Luyện Pháp văn từ năm 1928, đến 1933 ông đã có bằng Thành chung, từ 1951 chuyên viết feuilleton cho các nhật báo. Ngoài ra ông còn am tường nhiều tác phẩm văn học Pháp, Anh Mỹ. Trong bài “Trả lời cuộc phỏng vấn văn nghệ của Bách Khoa” (1960) về truyện ngắn nào hay nhất, ông đã nhận định về một số tác phẩm và chọn tiểu thuyết gia Mỹ John Steinbeck với tác phẩm “Johny, người gấu”.
Khảo sát một số truyện của Bình Nguyên Lộc được coi là truyện trinh thám vụ án như “Nữ thám tử thôn Ổ”, “ t vụ mưu sát” thì tình tiết đơn giản sơ sài. Riêng
“Người x vàm ngh ” là có nhiều yếu tố trinh thám hiện đại phương Tây theo kiểu truyện trinh thám Edgar Poe. Mở đầu là cái chết đột ngột, không chứng cứ của một uỷ viên tài chính đi thu thuế về ngang cánh đồng bị đập đầu bằng một vật cứng mà không bén. Thám tử Quang được cử đến điều tra. Quang đem theo Minh, cậu em trai rất thích làm thám tử c ng tham gia. Chi tiết Minh-bạn của nhà thám tử- nhận định vụ án này không giống các truyện trinh thám Âu Mỹ cậu đã đọc: “luôn - luôn các vụ án - mạng xảy ra trong một cái phòng, hung - thủ để dấu -vết lại, rất dễ tìm thấy, như một mẩu thuốc lá, một dấu tay trên nắm cửa, trên thành ly, một dấu giày trên nền gạch, rồi do cái dấu-vết ấy mà suy-luận ra mãi thì tìm thủ-phạm”[363], có thể nói đã rút từ những đặc điểm xây dựng truyện trinh thám của Edgar Poe. Còn kiểu truyện nhân vật Ngô Văn Sở chết đột ngột sau một cú nhảy ở thác nước Bông-gua bị trượt chân và sống lại trong cơ thể anh thợ điện - sau là tài xế- Nguyễn Văn Phi kiểu Hồn Trương a, da hàng thịt, trong truyện Khi Từ Thức trở về cũng gợi đến motif chết - trở về trong những truyện kinh dị của Poe như Morella, Ligeia. Họ đều tình cờ chết và tái sinh trở về qua một cơ thể khác, song không có yếu tố kinh dị như Poe.
Ngoài ra, ảnh hưởng Edgar Poe có thể tìm thấy trong những truyện trinh thám phóng tác của Hoàng Hải Thuỷ trước 1975. Giỏi tiếng Anh và Pháp, ông từng phóng tác nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Đồi gi hú” (Wuthering Height), “Kiều Giang” (Jane Eyre) được người đọc trẻ tuổi miền Nam say mê một thời.
Truyện “Định mệnh an bài” là kiểu truyện vụ án xoay chung quanh âm mưu giết chồng của Loan và nhân tình Quang để hưởng tiền bảo hiểm nhân thọ. Sự tính toán sắp đặt của Hồng Loan để giết chồng được Quang- một gã thất nghiệp, tình cờ thành thư kí cho Văn, vì số tiền bảo hiểm 16 triệu mà tối mắt, tiếp tay lâp mưu kế che giấu xác Văn trong tủ lạnh để lừa công ty bảo hiểm. Rồi Quang vô ý gây ra cái chết của Hồng Loan. Cuối c ng bị đại diện công ty bảo hiểm là Trần Tiến Vinh lật tẩy và phải ngồi t . Người đặt ra giả thuyết, tính toán và bắt được hung thủ là một nhân viên ngành bảo hiểm chứ không đội cảnh sát chuyên nghiệp. Kết thúc truyện chính là một kiểu hình mẫu truyện trinh thám Lá thư bị mất cắp của Poe: “không ai trong chúng tôi lại nghĩ ra rằng anh lại giấu xác của ông Văn trong tủ lạnh. Trong
bao ngày cảnh sát ra công đi tìm ông Văn thì ông ta vẫn nằm chình ình ngay trước mũi họ.”(Định mệnh đã an bài, phần cuối) [374].
Còn “ òng tay yêu tinh” mang dấu ấn kiểu truyện song tr ng “William Wilson” của Poe. Nhân vật kể chuyện cũng ở ngôi thứ nhất. Như một người bị chứng hoang tưởng, hai tuần liền, lúc nào hắn cũng có cảm giác đang bị một kẻ nào đó rình rập để ám hại. Rồi xuất hiện một gã cũng tên Huy Giang giống y như hắn khiến hắn hoang mang thần trí, lúc nào cũng bị ám ảnh bởi sự theo dòi của một kẻ thứ 2, thứ 3: “Chân tôi dừng lại khi óc tôi phát giác ra sự kiện đó. Người đàn ông tôi vừa gặp giống hệt tôi, giống đến nổi chính tôi cũng phải ngạc nhiên. Nhưng ngay sau đó tôi nghĩ lại. Làm gì có hai người có thể giống hệt nhau ở còi đời này? [375]
Tóm lại, trong hoàn cảnh đặc biệt của văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975 chiến tranh và chia cắt, việc tiếp nhận Edgar Poe trong sáng tác cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ của những thăng trầm, ấm lạnh của khí hậu chính trị, thời cuộc và văn hoá xã hội. Giai đoạn thứ hai này, ảnh hưởng của Edgar Poe trong sáng tác tuy có lúc bị đứt quãng, chủ yếu ở miền Nam, nhưng đã đi vào độ sâu trong ý thức học tập quan niệm, kĩ thuật sáng tác, ngôn ngữ hình ảnh và được tiếp biến một cách linh hoạt c ng với nhiều trào lưu triết học hiện đại phương Tây phản ánh tâm thức bất an, cật vấn, cô đơn, mất niềm tin, nổi loạn… rất riêng của những người cầm bút giai đoạn này. Bên cạnh việc Poe chính thức có mặt trong nhà trường, mở rộng đối tượng tiếp nhận đến nhiều thành phần công chúng độc giả, thực tế tiếp nhận Poe ở miền Nam còn cho thấy tác phẩm của Poe có khả năng đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của nhiều đối tượng người đọc qua chiều sâu ý nghĩa, bút pháp huyễn tưởng, đề tài kì lạ độc đáo và lý thuyết xây dựng truyện ngắn bậc thầy.
2.3. GIAI ĐOẠN BA: TỪ 1975 ĐẾN NAY
2.3.1. Bức tranh lịch s - xã hội và văn hoá-văn học
Kết thúc chiến tranh, đất nước hoà bình thống nhất, tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa trong cả nước là đặc điểm chính trị xã hội lớn nhất quyết định diện mạo văn học giai đoạn này. Đây là một thuận lợi lớn lao cho văn học tuy cũng còn bộn bề nhiều vấn đề phức tạp, nhiều quan điểm, định kiến, ngộ nhận cần làm sáng tỏ, xây -