Tiếp Nhận Edgar Allan Poe Trong Thơ Ca Đô Thị Miền Nam


chiến công rực rỡ” (Đừng quên lãng). Quan niệm “Cái Đẹp là cái u sầu” của Poe thực sự đã chiếm được còi thơ Chế Lan Viên. Ông tự cảm nhận: “Quả tim ta là một Khối U buồn. Mạch máu ta là một Khối Đau thương. Mà Quả đất là Khối sầu vô hạn...”. Buồn thương, nuối tiếc, sầu hận là trạng thái bao tr m trong khắp còi ‘Điêu tàn’ của ông. Thời gian trong ‘Điêu tàn’ được đẩy l i về thời quá khứ bởi những hồi tưởng, liên tưởng không dứt thể hiện chính tâm thế chối bỏ thực tại của nhà thơ. Mặt khác, không gian của ‘Điêu tàn’ còn rợn ngợp hơn cả thế giới mộng ảo của Edgar Poe bởi chỉ toàn những pháp trường, bãi tha ma, huyệt tối, mộ sâu, mộ lạnh… không hề có những bờ biển xinh đẹp nên thơ hay những khúc tân hôn êm ả, những xứ mộng êm đềm, thiên đường rực rỡ. Bản thân Chế Lan Viên cũng tự nhận thấy:

“Lời thơ ta đầy những điệu sầu bi Đầy hơi thịt, ý ma c ng xác chết. ”

(Tiết trinh)

Yếu tố chủ quan nào đã đưa Chế Lan Viên đến với cái Còi Âm ghê rợn và tiếng khóc hận của dân Chàm vong quốc? Tuy không chịu những vật vã đau đớn thể xác như Hàn Mặc Tử hay Bích Khê nhưng cuộc sống của một cậu bé mồ côi cha từ rất sớm, lớn lên trên mảnh đất của nước non Chiêm xưa, ngày ngày đi học từ thành Bình Định đến Quốc học Quy Nhơn ngang qua hai ngôi tháp Chàm ở làng Hưng Thạnh lẻ loi và bí mật, cứ sừng sững như chứng tích của dĩ vãng đau thương đã trở thành một sự tra tấn tinh thần, dẫn Chế Lan Viên đến với thế giới hư cấu tưởng tượng có một không hai. “Cái chết, niềm hư vô và nỗi cô đơn là nỗi ám ảnh khôn c ng của thơ ông ngay từ thời niên thiếu” [293, 97]. Nhiều ý kiến cho rằng chịu ảnh hưởng thi pháp Baudelaire và Edgar Poe, nhà thơ đã làm nên Tháp Chàm kinh dị ‘Điêu tàn’. Cả tập thơ 37 bài toàn nói về cái Buồn, cái Chán, cái Hãi h ng và cái Chết nhưng “hình ảnh bộ ba thế giới của ông: bãi tha ma- cái tôi- vũ trụ” nhằm biểu hiện quan điểm thơ thoát ly hiện thực để tìm đến giấc mơ huyền ảo và cái triết lý thơ điên loạn hơn là bản thân cái chết. Điểm gặp gỡ của Chế Lan Viên và Edgar Poe là quan niệm nghệ thuật: “Cái Đẹp chính là cái buồn, cái quái đản.” [293, 64-7]. Tuy nhiên, theo chúng tôi, ảnh hưởng này không sâu đậm như trường hợp Hàn Mặc Tử và Bích Khê. Baudelaire và Edgar Poe ban đầu chỉ là những gợi ý quan trọng cho


cảm quan nghệ thuật Chế Lan Viên, để rồi lặn vào tiềm thức con đường thơ cách mạng sau 1945 của ông bằng những trăn trở phân thân, lột xác đớn đau, suy ngẫm đầy triết luận.


Chắc chắn lúc sinh thời Edgar Poe không thể nào tưởng tượng được sáng tác của ông đã góp phần cách tân cho nền văn học một nước xa xôi hơn nửa bán cầu nhiều đến thế. Ngay từ “cái phút ban đầu lưu luyến ấy”, qua văn hoá, văn học Pháp, Edgar Poe đã đến với đội ngũ sáng tác tài hoa - thế hệ trí thức Tây học đầu thế kỉ XX khá trọn vẹn từ quan niệm thẩm mỹ, chủ đề, đề tài, ngôn ngữ đến hình ảnh, kĩ thuật sáng tác trong thơ; cốt truyện, kiểu nhân vật, chi tiết trong truyện kinh dị và trinh thám, góp phần làm nên những tên tuổi và những tuyệt tác vẽ nên diện mạo của nền văn học hiện đại Việt Nam buổi đầu. Có mô phỏng, vay mượn, tiếp nhận rồi tiếp biến đậm nhạt ở từng tác giả, tác phẩm cụ thể nhưng qua thực tiễn sáng tác, văn học Việt Nam đã dần kh ng định và hình thành bản sắc riêng của mình. Thời đại và hoàn cảnh đất nước thôi thúc, những tố chất đặc biệt và tài năng cộng với tâm thế khát khao canh tân đất nước, làm đẹp giàu nền văn học dân tộc của những trí thức giàu lòng yêu tiếng Việt đã là những tiền đề thuận lợi chưa từng có cho sự tiếp nhận Edgar Poe đầu thế kỉ XX.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.

2.2. GIAI ĐOẠN HAI: Từ 1945 đến 1975

2.2.1. Ở miền Bắc : Ba thập kỉ trống vắng

Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 17

Nếu những năm đầu thế kỷ XX, Poe xuất hiện như một luồng gió mới đầy hương sắc lạ chinh phục cả một thế hệ văn thi sĩ tiền chiến đất Hà thành nghìn năm văn vật như đã phân tích ở trên, thì suốt ba mươi năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ (1945-75), Poe lại hoàn toàn vắng bóng. Không một bài thơ, không một truyện ngắn nào cuả ông được dịch. Cái tên Edgar Poe cũng không hề xuất hiện trong bài nghiên cứu phê bình hay sáng tác nào. Có thể lý giải nguyên nhân này do bối cảnh chiến tranh của đất nước. Vận mệnh dân tộc trong hai cuộc kháng chiến đã chi phối toàn bộ suy nghĩ, tư tưởng tình cảm của văn nghệ sĩ. Đường lối văn nghệ mới của Đảng đòi hỏi “Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em văn nghệ sĩ là


chiến sĩ trên mặt trận ấy” Công việc của người văn nghệ sĩ - chiến sĩ là phải “phản ánh chân thật và h ng hồn cuộc sống kháng chiến, con người kháng chiến.” Nhân dân và cách mạng, cuộc sống mới, con người mới, chủ nghĩa xã hội, lý tưởng cộng sản..., là những cảm hứng chủ đề chủ đạo, xuyên suốt toàn bộ văn học nghệ thuật miền Bắc giai đoạn thứ hai này. Cộng thêm cuộc đấu tranh tư tưởng “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh” diễn ra gay gắt, dường như đã chặn hết các lối vào của thứ văn chương uỷ mị sầu thương như tiếng khóc bi thương, những bóng ma siêu hình huyễn hoặc và con quạ đen báo điềm gở Edgar Poe.

Từ sau 1954, quá trình giao lưu kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá văn học với Liên Xô được đẩy mạnh ở miền Bắc. Nếu giai đoạn trước, văn học Nga du nhập sang nước ta cũng theo con đường Pháp ngữ, Anh ngữ thì đến giai đoạn này tiếng Nga văn chương đã trực tiếp có mặt. Trong nhà trường, tiếng Nga được chính thức đưa vào chương trình giảng dạy từ phổ thông trung học đến đại học. Nước Nga cũng là chiếc nôi tạo nên đội ngũ trí thức Nga học mới của Việt Nam, tầng lớp này đã tiếp thu sâu đậm bản sắc văn hoá, văn học Nga và đem trọn tình yêu văn chương Nga về nước, làm thành nét chủ đạo trong bức tranh toàn cảnh của văn học Việt Nam những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Chưa bao giờ văn chương Nga được phổ biến rộng rãi như giai đoạn này, nhiều tên tuổi như Pushkin, Gogol, Lev Tolstoi, Dostoievski, Maxim Gorki, Tchekhov...ngày càng trở nên quen thuộc.

Cuộc chiến tranh chống Mỹ ngày càng ác liệt ở miền Nam đã tác động mạnh mẽ đến xã hội miền Bắc, trong đó có lĩnh vực văn học nghệ thuật. Vì vậy, văn học Mỹ vẫn là v ng đất cấm kị, bị đặt ngoài dòng văn học cách mạng và yêu nước vốn có nhiệm vụ trung tâm là phục vụ công cuộc kháng chiến của dân tộc. Đội ngũ sáng tác giai đoạn này vừa là nhà văn vừa là những người lính trực tiếp chiến đấu ngoài mặt trận. Nhu cầu bức thiết của chiến tranh và chiến thắng đòi hỏi giới sáng tác cũng như các nhà xuất bản tìm kiếm những gương điển hình sống cho cuộc đấu tranh sống còn của dân tộc. Do đó, cũng không phải sự kiện lạ khi chỉ xuất hiện những tác phẩm văn học Mỹ đầy tính chiến đấu như “ ười ngày rung chuyển thế giới” của John Reed (1960), “G t sắt ” (1960) của Jack London, tinh thần đấu tranh giai cấp trong “Túp lều của ác Tôm” (Uncle Tom’s Cabin) của H. Beecher Stowe, hay “Ông già và biển


cả” (1962), “Chuông nguyện hồn ai” (1963) của E. Hemingway, v.v... mà không có sự xuất hiện các tác phẩm của E.Poe cũng như những sáng tác có tiếp nhận quan điểm nghệ thuật của Poe ở giai đoạn này.

Dẫu vậy, điều này cũng không có nghĩa Poe không còn dấu vết gì trong sáng tác của các tác giả từng yêu mến Poe một thời. Thật thú vị khi đọc bài thơ ‘Tặng bạn gần, gửi những bạn đang xa’ của Chế Lan Viên viết năm 1964 ở miền Bắc, chúng tôi bắt gặp cái tên Edgar Poe quen thuộc nhưng không còn biểu trưng cho nỗi buồn và cái chết kinh dị như trong ‘Điêu tàn’ trước đây mà hoàn toàn theo một cách hiểu mới. Đặt Edgar Poe trong bối cảnh Mỹ đang dội biết bao đại bác, bom na-pan huỷ hoại đất nước ta, Chế Lan Viên, người tri kỉ trước 1945 của Poe, vẫn dứt khoát:


Không ! Không phải Ét-ga-Pô (*) đã l a ta vào hàng rào chiến lược. Lin-côn (*) n m xuống mặt người những bom lửa nghìn cân,

Uýt-man (*) đã bắn ba nghìn đêm đại bác,

iệt Nam đ n chào Anh bằng tiếng hát,

Không ai lẫn bọn giết người c ng với m a xuân.

(Trích trong tập Hoa ngày thường, chim báo bão - 1967)


Edgar Poe, Walt Whitman c ng với Abraham Lincoln - vị tổng thống Mỹ đứng về phía những người nô lệ, một chiến sĩ “tử vì đạo” cho lý tưởng thống nhất quốc gia - trong con mắt Chế Lan Viên đã trở thành đại diện của một nước Mỹ nhân văn, tiến bộ, đem lại m a xuân hạnh phúc cho con người, phân biệt rạch ròi với “bọn giết người”, hay “đế quốc”. Edgar Poe không thuộc kẻ ác, kẻ cướp. Edgar Poe không phải là “giặc Mỹ”. Phải từng yêu Poe, hiểu Poe sâu sắc đến mức nào mới có thể biện hộ, bảo vệ một nhà thơ nước Mỹ không bị đánh đồng với kẻ đang gieo rắc tang thương cho dân tộc như Chế Lan Viên đã làm. Và Edgar Poe, nhà thơ của những giấc mơ kinh dị đã bước vào trang thơ chống Mỹ với một ý nghĩa hoàn toàn mới mẻ, bất ngờ như thế. Điều này hoàn toàn khác xa với tầm đón đợi của một Chế Lan Viên siêu hình và những cây bút từng tiếp nhận Edgar Poe trước 1945.


2.2.2. Edgar Allan Poe với văn học đô thị miền Nam

2.2.2.1. Bức tranh lập thể của văn học miền Nam

Giai đoạn 1954 -1975 là một thời kì đặc biệt sôi động của văn học miền Nam, nhất là ở các đô thị. Trong bối cảnh chính trị xã hội hết sức phức tạp, sự phân hoá xã hội diễn ra sâu sắc, văn học cũng chia ra nhiều khuynh hướng khác nhau. Rò nhất là ba khuynh hướng: văn học yêu nước cách mạng, văn học công khai ở các đô thị miền Nam, và văn học chống cộng hay văn học “Việt Nam cộng hoà”. Những khuynh hướng này cũng nói lên vị trí, lập trường quan điểm khác biệt của đội ngũ sáng tác. Ảnh hưởng của Edgar Poe hầu như không thấy ở bộ phận thứ nhất và thứ ba mà chỉ thấp thoáng trong sáng tác ở bộ phận thứ hai, với đội ngũ sáng tác chủ yếu là thành phần trí thức thành thị.

Trái với miền Bắc, bên cạnh văn học hiện đại Trung Quốc và truyện chưởng của Kim Dung, văn học phương Tây, nhất là văn học Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Đức…được du nhập khá ồ ạt c ng với nhiều học thuyết triết học đương đại gối tiếp nhau như hiện sinh, phân tâm học, cấu trúc luận, hiện tượng luận…tạo nên sự phong phú, đa dạng đồng thời cũng không kém phần phức tạp trong bức tranh nghiên cứu, phê bình, sáng tác ở miền Nam. Nguyên Sa từng nhận định “Văn học nghệ thuật của ta, cũng như mọi nền văn học nghệ thuật các nước, tất nhiên phải liên tục đổi khác hay là chết.” [228, 93]. Sự giao tiếp với văn học nghệ thuật Tây phương đã thúc đẩy ta “tiếp nhận thật mau lẹ, rồi vứt bỏ cái đã tiếp nhận đó cũng thật mau lẹ để tiếp nhận cái khác” [228,94]. Vì thế, tính chất dung hợp, trộn lẫn trong việc tiếp nhận các hệ tư tưởng nước ngoài là một điều tất yếu. Đặc điểm thứ hai là các học thuyết triết học Đông - Tây này được giảng dạy khá bài bản trong nhà trường như Đại học Văn khoa Sài Gòn, Viện Đại học Vạn Hạnh, Huế, Đà Lạt… hình thành nên một đội ngũ những nhà nghiên cứu, góp phần quan trọng trong việc phổ biến một cách hệ thống các học thuyết triết học trên, làm cơ sở và động lực phát triển, hiện đại hoá văn học miền Nam.

Nổi bật hơn cả là chủ nghĩa hiện sinh (existentialism). Học thuyết triết học này cho rằng con người là một cá thể duy nhất và đơn độc trong một thế giới vô nghĩa, phi lý, đầy mâu thuẫn th địch, nên phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của


mình và đặt ra vấn đề được tự do định đoạt số phận của mình. Sự phát triển của học thuyết được coi là là “triết học của sự khủng hoảng” này trong văn học đã tô đậm “tính bi đát muôn thưở của thân phận con người”[194, 279-80]. Vì thế, bám rễ vào hiện thực bất an của xã hội miền Nam do chiến tranh và hiện thực đất nước bị chia cắt, tiếp sau sự sụp đổ của chủ nghĩa nhân vị và chế độ họ Ngô năm 1963, chủ nghĩa hiện sinh trở thành “một lý thuyết triết học và mỹ học được du nhập và có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong lý luận và sáng tác văn học ở miền Nam Việt Nam những năm 1954-1975” [209, 162], chi phối hầu như toàn bộ đời sống tinh thần giới trí thức miền Nam. Có lẽ chưa có giai đoạn nào những A. Camus, J.P. Sartre, F.Nietzsche, K. Jaspers, S. de Beauvoir, F. Sagan…lại được dịch thuật, tìm hiểu, bàn luận, phân tích, tranh cãi nhiều như giai đoạn này trên các tạp chí Đại học, Sáng tạo, Văn, Bách Khoa…Nhiều giảng viên đại học, giáo sư Triết học như Nguyễn Văn Trung, Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm, Lê Thành Trị là những cây bút chủ chốt góp phần nối nhịp cầu đưa chủ nghĩa hiện sinh vào văn học miền Nam. Nói như Nguyễn Văn Trung “Chọn viết văn là chọn một cách thế riêng để nhìn đời và tác động vào đời trong muôn vàn thế khác” [272, 154], và chủ nghĩa hiện sinh trở thành một thứ triết lý sống trong thời đại chiến tranh phi lý của người trí thức đô thị Sài Gòn với nhiều thái độ chọn lựa khác nhau: dấn thân, nổi loạn, hay hoài nghi, xa lạ...khi “con người khao khát tự do và quyền sống, mong muốn suy tư về chính tự do và thân phận làm người” [209, 181]. Tuy nhiên, mặt trái của sự tiếp nhận ồ ạt này, về bề rộng, không ít độc giả, có thể do không có điều kiện tiếp xúc một cách hệ thống và đầy đủ các học thuyết trên, hoặc chưa đi vào bản chất triết học của các học thuyết này nên không khỏi tránh sự thiếu chắt lọc, chỉ dừng lại khai thác những hình thức biểu hiện bên ngoài của hiện sinh như kiểu “lập dị”, “yêu cuồng sống vội”, “nổi loạn”… Cũng như trường hợp một số tác giả khai thác tiểu sử, tâm lý nhân vật theo hướng phân tâm học nhưng quá máy móc hoặc thiên về những ẩn ức tính dục khiến người đọc hiểu lệch lạc phân tâm học của S. Freud trong một số sáng tác “thời thượng”, “ăn khách” rộ lên một thuở ở miền Nam. Tiêu biểu như những truyện “best- seller” của Chu Tử, Tuý Hồng, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thuỵ Vũ…, khó được sự đồng cảm ở một bộ phận người đọc và từng bị giới phê bình c ng thời phê phán.


Giai đoạn này, ngoài hoạt động khá đa dạng, phức tạp của các văn nhóm văn bút, báo chí trong nước, thị trường sách báo dịch cũng “khuynh loát thị trường chữ nghĩa vùng đô thị.” [244, 20],10 dẫn đầu là văn học Pháp, Trung Hoa, Mỹ và Nga. Tiếp nhận văn học Mỹ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Nhiều tác phẩm được chính phủ Mỹ viện trợ, in ấn công phu trên giấy đẹp, giá rẻ (hầu như cho không), phát hành rộng rãi với số lượng cao, được khuyến khích nghiên cứu, tiếp nhận ở nhiều mặt. Tuy thị hiếu của người đọc có thay đổi theo thời cuộc, có những quan điểm chính trị

đối lập nhau, nhất là từ 1963, phong trào phản chiến dấy lên khắp các đô thị miền Nam, phản ứng chống lại những gì thuộc về đế quốc Mỹ lan tràn trong nhiều tầng lớp và nhu cầu đi tìm cái bản thể của con người, tìm lối thoát cho thân phận bi kịch của đất nước và dân tộc là âm hưởng sáng tác chủ đạo, nhưng có vẻ như một ngoại lệ, Edgar Poe vẫn lặng lẽ có những độc giả riêng của mình, vẫn được giới trí thức nghiên cứu, dịch thuật (Phụ lục 1& 2A). Nhiều truyện ngắn của Poe được các dịch giả chọn làm ngữ liệu cho việc giảng dạy tiếng Anh trong nhà trường từ những năm 1960. Bên cạnh đó, phương pháp, kĩ thuật sáng tác truyện ngắn hay đề tài truyện kinh dị; ngôn ngữ, hình ảnh trong thơ Poe vẫn thấp thoáng bóng dáng trong một số sáng tác. Ví dụ như hình ảnh, đề tài cái chết, kĩ thuật, nhạc điệu và motif “cái song tr ng phản thân” trong thơ Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Nho Sa Mạc…; hoặc trong quan niệm về truyện ngắn của Doãn Quốc Sỹ, trong một số truyện kinh dị của Bình Nguyên Lộc, hay truyện trinh thám phóng tác của cây bút Hoàng Hải Thuỷ, v.v…

Do những nguyên nhân chính trị - lịch sử, các tư liệu về văn học miền Nam ở Sài Gòn trước đây, một phần thất lạc, một phần không được chính thức lưu hành, phổ biến rộng rãi nên việc khảo sát khối tư liệu đồ sộ này có nhiều hạn chế nhất định. Trong xu thế đổi mới và hội nhập hiện nay, với cái nhìn rộng mở hơn, và theo mục đích nghiên cứu của luận án, trên cơ sở những tư liệu có được, chúng tôi đã tìm hiểu và điểm qua những dấu vết Edgar Poe trong sáng tác một số tác giả của văn học miền Nam trước đây - một bộ phận chưa được khai thác đầy đủ của văn học Việt Nam nửa


10 “Tạp chí Bách Khoa số Xuân Giáp Dần thông kê và cho biết sách dịch từ tỉ lệ 60% (năm 1972) đã nhảy vọt lên xấp xỉ 80% (năm 1973) và được coi là hiện tượng độc đáo của văn nghệ Sài Gòn 1973” trong lúc văn nghệ bản xứ “mang khuôn mặt bất thường: lạnh lẽo, đìu hiu, rã rời, chai lỳ, nhạt nhẽo,…” [Dẫn theo Trần Hữu Tá, Nhìn lại m t chặng đường văn học, Nxb.TpHCM, 2000, trang 20]


sau thế kỉ XX. Những khảo sát bước đầu này có thể chưa bao quát hết, và cũng chỉ mới là những tiếp cận bề mặt qua những dấu hiệu hình thức gần gũi quan điểm sáng tác và đề tài chủ đề của Poe thể hiện trong thơ ca và truyện ngắn.

2.2.2.2. Tiếp nhận Edgar Allan Poe trong thơ ca đô thị miền Nam


Nói đến tiếp nhận thơ ca là nói đến những yếu tố thể loại, đề tài, ngôn ngữ, hình ảnh, nhạc điệu và quan điểm sáng tác. Trong bối cảnh phức tạp của đời sống xã hội miền Nam giai đoạn 1954-1975, đội ngũ sáng tác không đơn thuần là những nhà văn nhà thơ hay nhà giáo như giai đoạn trước mà còn pha trộn với tư cách quân nhân. Do vậy trong sáng tác của chính mỗi tác giả cũng có những phức tạp của nó. Có thể chia hai mươi năm này thành hai mốc nhỏ: 1954-1964, 1965-1975

Thập niên đầu, chỉ xét riêng ở những tác giả, tác phẩm được coi là có dấu hiệu tiếp nhận từ quan điểm thẩm mỹ, đề tài, chủ đề, và kĩ thuật sáng tác của E.A.Poe, trường hợp đầu tiên chúng tôi muốn đề cập đến là thi sĩ tài hoa Đinh Hùng (1920-1967). Thực ra, đặt một nhà thơ từng có mặt từ phong trào Thơ Mới, từng chủ trương nhóm Dạ Đài ở miền Bắc như Đinh H ng ở giai đoạn thứ hai này cũng có chút khiên cưỡng. Tuy nhà thơ đã có sáng tác từ trước 1945 ở miền Bắc, nhưng tên tuổi Đinh H ng lại nổi bật từ ngày vô Nam 1954, với hai tác phẩm được coi là tiêu biểu nhất của ông: ‘ ê hồn ca’ (1954) và ‘Đường vào tình sử’ (1961) xuất bản ở Sài Gòn. Thơ Đinh H ng thực sự bắt đầu cuộc đời tác phẩm của nó ở mảnh đất thứ hai. Tạm coi như một hiện tượng bắc cầu cho hai giai đoạn trước và sau 1945, cho hai bờ Bắc - Nam những năm chia cắt phân ly của đất nước.

Không chịu ảnh hưởng Edgar Poe nhiều như Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Bích Khê mà mang đậm dấu ấn A. Rimbaud hơn, nhưng Đinh H ng lại là người có những “chấn thương tâm lý” (từ của Đỗ Lai Thuý) trong cuộc đời tr ng hợp với Poe nhất. Có thể điều này khiến cho chủ đề xuyên suốt của thơ Đinh H ng cũng tr ng với đề tài quen thuộc trong thơ Poe: “Nỗi ám ảnh về cái chết, đặc biệt là cái chết của người con gái đẹp - người tình.” Ngay từ khi còn bé, ám ảnh về cái chết cuả người chị xinh đẹp tài hoa bạc mệnh Tuyết Hồng đã khiến trái tim cậu bé 11 tuổi Đinh H ng bàng hoàng đau đớn. Rồi liên tiếp, những cái chết của song thân, của người chị lớn, và đặc

Xem tất cả 318 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí