Sự tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam qua tục ngữ, ca dao – Dân ca người Việt - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------


Nguyễn Thị Kim Phượng


SỰ TIẾP BIẾN NHO GIÁO Ở VIỆT NAM QUA TỤC NGỮ, CA DAO – DÂN CA NGƯỜI VIỆT


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014

Sự tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam qua tục ngữ, ca dao – Dân ca người Việt - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------


Nguyễn Thị Kim Phượng


SỰ TIẾP BIẾN NHO GIÁO Ở VIỆT NAM QUA TỤC NGỮ, CA DAO – DÂN CA

NGƯỜI VIỆT


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam


Mã số: 62.22.34.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN


Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Lê Giang

Phản biện độc lập:

1. PGS. TS. Nguyễn Hữu Sơn

2. PGS. TS. Nguyễn Thành Thi Phản biện 1: PGS. TS. Đoàn Thị Thu Vân Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Công Lý Phản biện 3: TS. Hồ Quốc Hùng


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận án Sự tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam qua tục ngữ, ca dao – dân ca người Việt là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không có sự trùng lắp, sao chép của bất cứ đề tài luận án hay công trình nghiên cứu nào của các tác giả khác.


Tác giả luận án


Nguyễn Thị Kim Phượng

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được công trình khoa học này, ngoài sự nỗ lực của bản thân chúng tôi còn nhận được sự giúp đỡ, những góp ý khoa học, những lời chia sẻ, động viên chân thành của quý vị Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn hữu…

Chúng tôi xin trân trọng gởi lời cảm ơn đến:


- PGS. TS. Lê Giang, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên chúng tôi trong suốt sáu năm qua.

- Quý vị GS, PGS, TS trong tiểu ban chấm chuyên đề, Hội đồng chấm luận án cấp Đơn vị chuyên môn, cán bộ phản biện độc lập và Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Cơ sở đào tạo, Quý vị đã có những góp ý khoa học thẳng thắn và đầy trách nhiệm, giúp chúng tôi nhận diện nhiều vấn đề, đưa công trình đạt đến kết quả khoa học nhất định.

- Ban chủ nhiệm, quý Thầy, Cô, bạn bè, đồng nghiệp Khoa Việt Nam học, trường ĐHKHXH & NV TPHCM, những người đã tạo mọi điều kiện, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ, động viên chúng tôi khi chúng tôi gặp khó khăn.

- Ban giám đốc, anh chị em nhân viên thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM, thư viện trường ĐHKHXH & NV TPHCM, những người đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong việc tra cứu, tìm kiếm tài liệu để hoàn thành công trình này.

MỤC LỤC

------


DẪN NHẬP


Trang

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI… 1

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 3

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU… 12

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 15

6. CẤU TRÚC LUẬN ÁN 15

NỘI DUNG

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 18

1.1. Vấn đề tiếp biến văn hóa 18

1.2. Nguyên nhân dẫn đến sự thâm nhập của Nho giáo vào đời sống văn hóa tầng lớp bình dân Việt 25

1.2.1. Tổ chức nhà nước 27

1.2.2. Luật pháp 31

1.2.3. Giáo dục 39

1.2.4. Văn học – Nghệ thuật 46

1.3. Nho giáo và tục ngữ, ca dao – dân ca người Việt 51

Chương 2: SỰ TIẾP BIẾN CÁC PHẠM TRÙ ĐẠO VÀ THIÊN MỆNH TRONG TỤC NGỮ, CA DAO – DÂN CA NGƯỜI VIỆT 64

2.1. Phạm trù Đạo 64

2.1.1. Đạo trong kinh điển 64

2.1.2. Đạo Nho giáo 66

2.1.3. Đạo trong tục ngữ, ca dao – dân ca người Việt 68

2.2. Phạm trù Thiên mệnh 79

2.2.1. Thiên mệnh trong kinh điển 79

2.2.2. Thiên mệnh trong tục ngữ, ca dao – dân ca người Việt 86

Chương 3: SỰ TIẾP BIẾN CÁC PHẠM TRÙ TRUNG – HIẾU, NHÂN – NGHĨA TRONG TỤC NGỮ, CA DAO – DÂN CA NGƯỜI VIỆT 100

3.1. Cặp phạm trù Trung – Hiếu 100

3.1.1. Trung 100

3.1.2. Hiếu 109

3.1.3. Sự kết hợp Trung Hiếu (Hiếu Trung) 130

3.1.4. Trung, Hiếu đối sánh với Tình 134

3.2. Cặp phạm trù Nhân – Nghĩa (Nghĩa – Nhân) 137

3.2.1. Nhân 137

3.2.2. Nghĩa 145

3.2.3. Sự kết hợp Nhân Nghĩa (Nghĩa Nhân) 163

Chương 4: SỰ TIẾP BIẾN CÁC PHẠM TRÙ TIẾT TRINH, TAM TÒNG TRONG TỤC NGỮ, CA DAO – DÂN CA NGƯỜI VIỆT 167

4.1. Phạm trù Tiết trinh 167

4.2. Phạm trù Tam tòng 182

KẾT LUẬN 196

TÀI LIỆU THAM KHẢO 201

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ PHỤ LỤC


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


DẪN NHẬP

Nhìn vào diện mạo văn hóa người Việt, chúng ta thấy có sự khác biệt rất lớn so với các dân tộc khác trong khu vực. Những khác biệt đó một phần do người Việt trải qua nhiều thế kỷ chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo. Tuy nhiên, để thừa nhận thực tế đó, cũng như đánh giá đúng mức vai trò của Nho giáo đối với đời sống tinh thần, tâm thức người Việt rất phức tạp và không phải bao giờ cũng chỉ có ý kiến thuận chiều.

Trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét về đức tin: “Tín đồ Phật giáo tin ở Phật; tín đồ Gia Tô tin ở đức Chúa Trời; cũng như chúng ta tin ở đạo Khổng. Đó là những vị chí tôn nên chúng ta tin tưởng” [104, tr. 175]. Câu nhận xét của Người không chỉ khẳng định sự tiếp nhận Nho giáo mà còn cho thấy sự trân trọng, tôn sùng một phần tư tưởng Nho giáo – “đạo Khổng” của người Việt. Theo cách dùng từ của Người, chúng ta hiểu người dân Việt chỉ tôn sùng những giá trị nhân văn vì người, vì một lý tưởng sống như Khổng Tử đã tâm niệm: “Người già thì được yên vui; bạn bè tin yêu; lớp trẻ thì được bảo ban, đùm bọc” [29, tr. 80]. Đó cũng chính là mục tiêu xã hội lớn nhất mà bao thế hệ người Việt hướng đến. Điều đó gợi mở cho chúng tôi những trăn trở: phải chăng người Việt đã tiếp nhận “loại” Nho giáo mà tính nhân văn và dân chủ là nền tảng, nhằm xây dựng một xã hội hòa bình, ổn định, trong đó mọi người lấy Nhân mà đối đãi nhau? Tuy nhiên, với Hồ Chủ tịch, Người có thể định danh đó là “đạo Khổng”; còn đối với người dân lao động, tất nhiên họ không thể khái quát các nội dung Nho giáo mà họ tiếp nhận trong nội hàm một từ, một tên gọi, nên “đạo Khổng” của họ phải thể hiện cụ thể ở một số dạng thức nào đó. Hình thức nào, nội dung gì là những vấn đề không đơn giản nhưng cần phải làm rò để có những đánh giá đúng về vai trò của đạo đức Nho giáo nói chung, Khổng giáo nói riêng đối với đời sống tinh thần và tâm thức của người dân Việt. Thiết nghĩ văn học dân gian là một trong những nguồn tư liệu có thể giúp chúng tôi tìm hiểu vấn đề một cách khách quan và cũng là nơi có các trả lời thấu đáo cho


những câu hỏi trên, vì vốn dĩ đó là một trong những nguồn tư liệu phản ánh đầy đủ, rò nét đời sống tình cảm, tư tưởng của tầng lớp bình dân Việt Nam. Bước đầu chúng tôi khảo sát nguồn tư liệu văn vần, tục ngữ và ca dao – dân ca người Việt.

Mặt khác, qua nguồn tư liệu này cũng cho thấy tinh thần học hỏi, tiếp thu và thái độ ứng xử của cha ông ta trước những hiện tượng tích cực, tiêu cực do các luồng tư tưởng bên ngoài mang đến. Chúng ta có thể hiểu rò hơn nguyên nhân phong phú và trường tồn của di sản văn hóa tinh thần mà các thế hệ trước để lại, trong đó có những giá trị làm người tiếp biến từ Nho giáo. Điều mà trong một khoảng thời gian khá dài chúng ta đã có những định kiến, hành xử thiên lệch như lời của nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Hà Huy Giáp nhận xét về tình hình sưu tập, lưu giữ văn học dân gian trong những năm đầu sau khi giành được độc lập. Vì vậy, sau những lời phê phán, ông đã yêu cầu: “Chúng ta tôn trọng cả vốn cổ điển của các nhà nho lẫn vốn cổ dân gian, không coi thường mặt nào, nhưng cũng không nên mù quáng nhắm mắt theo cái cổ mà phải kiên quyết chống chủ nghĩa phục cổ” [145, tr. 58]. Theo quan điểm duy vật biện chứng và lịch sử, với cương vị là một nhà lãnh đạo trong lĩnh vực văn hóa – văn nghệ, Hà Huy Giáp vừa lên tiếng cảnh báo vừa đặt ra yêu cầu chỉnh đốn từ trong nhận thức của xã hội đối với những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, trong đó có đạo đức Nho giáo. Thế nhưng, trên thực tế do một số nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, những giá trị đó đã bị dòng xoáy tẩy trừ tệ nạn lạc hậu, tàn dư của chế độ phong kiến vùi lấp, chỉ còn đâu đó lác đác một vài cá nhân, số ít gia đình vốn đã “tiêm nhiễm” những giá trị đạo đức, lễ nghi “cổ hủ” cố gắng bảo lưu, nhưng không chắc họ có thể giữ được bao lâu nữa trong sự ồ ạt lan tràn những luồng văn hóa hiện đại nặng về vật chất, hối hả vì ganh đua nhưng lại được sự ủng hộ của số đông. Những luồng văn hóa đó có sức lôi cuốn mãnh liệt đang dần thay đổi những chuẩn mực đạo đức cơ bản truyền thống của người Việt. Chúng tôi, với trách nhiệm của một công dân tự nhận thức rằng: bản thân cần phải có những hành động đóng góp vào việc bảo lưu vốn cổ của dân tộc.

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí