Số Lượng Các Nhà Cung Cấp Thiết Bị Gốc Tại Thái Lan Năm 2020

Tuy nhiên, nhờ các chính sách của Chính phủ nên số lượng doanh nghiệp tăng mạnh trong giai đoạn 1986-1999, và khoảng 50% các công ty hiện tại trong ngành này đã được thành lập trong khoảng thời gian đó (885 trong tổng số 1.650 công ty). Sau năm 2000, số lượng công ty thành lập mới có giảm hơn thời gian trước nhưng vẫn ở mức cao. Theo viện nghiên cứu ô tô Thái Lan, năm 2014, có 1,650 công ty tham gia vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu.

Về cơ cấu sở hữu


Các công ty nước ngoài và liên doanh tăng lên rõ rệt ở từ năm 1986 đến nay. Điều này là do sự sự tăng giá của đồng yên khiến cho các nhà sản xuất phụ tùng Nhật Bản phải di dời đến Thái Lan để giảm chi phí sản xuất [129]. Theo bảng cơ cấu sở hữu và thời gian thành lập các công ty ở Thái Lan, đối với công ty nước ngoài thì Nhật Bản chiếm khoảng 67% và đối với công ty liên doanh thì liên doanh Nhật Bản chiếm khoảng 85% trong nhóm liên doanh.

Bảng 3.8: Cơ cấu sở hữu và thời gian thành lập



Cổ đông lớn nhất

Trước 1960

1961-

1975

1976-

1985

1986-

1999

2000-

2014

Tổng

Bangkok








Công ty Thái Lan

Thái Lan

8

69

97

297

102

573


Công ty liên doanh

Thái Lan

3

11

12

73

17

116

Nhật Bản

1

8

5

45

14

73

Khác

0

3

1

5

4

13

Tổng

4

22

18

123

35

202


Công ty nước ngoài

Nhật Bản

0

9

4

115

33

161

Khác

0

5

2

48

22

77

Tổng

0

14

6

163

55

238

Các công ty chưa xác

định



11


56


71


302


197


637

Tổng


23

161

192

885

389

1.650

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Nguồn: [97].

Các nhà lắp ráp ô tô


Trước những năm 2000, các nhà sản xuất ô tô ở Thái Lan chỉ thực hiện các hoạt động lắp ráp và sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô ở Thái Lan, trong khi các hoạt động tinh xảo hơn như thiết kế và nghiên cứu và phát triển đã được thực hiện ở nước sở tại. Các chiến lược đầu tư của công ty đa quốc gia trong công nghiệp ô tô bắt đầu thay đổi trong những năm 2000. Họ bắt đầu đầu tư vào các hoạt động công nghệ phức tạp hơn ở Thái Lan, ví dụ như kỹ thuật tiên tiến, thiết kế sản phẩm, và thử nghiệm sản phẩm. Một số công ty đa quốc gia trong công nghiệp ô tô lớn (chủ yếu là Nhật Bản) đã thành lập các trung tâm kỹ thuật ở Thái Lan, tách biệt với các nhà máy sản xuất bình thường, bao gồm: Công ty sản xuất Toyota Motor Châu Á Pacific; Trung tâm kỹ thuật Nissan Đông Nam Á; Trung tâm kỹ thuật Isuzu Châu Á; và trung tâm thiết kế sản phẩm Honda R&D Asia Pacific. Các hoạt động nghiên cứu và phát triển của các công ty này bắt đầu bằng việc sửa chữa hoặc thay đổi một phần các sản phẩm đã được thiết kế trước đó nhằm khai thác lợi thế địa phương, và khắc phục những nhược điểm trước kia. Đồng thời, nghiên cứu tìm ra nguyên phụ liệu và nguyên liệu tự nhiên để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn và quy định của các nước nhập khẩu như các nước thành viên của Liên minh châu Âu.

Năm 2020, Thái Lan có 18 nhà lắp ráp, tất cả đều là công ty con của các công ty đa quốc gia hoặc các liên doanh. Với sự có mặt của hầu hết các hãng sản xuất ô tô lớn, Thái Lan đã trở thành một trong những cơ sở sản xuất chủ yếu cho các hãng sản xuất ô tô nổi tiếng trên thế giới như Nhật Bản, Hoa Kỳ và Châu Âu.

Các nhà cung ứng cấp một


Trong số 720 nhà cung cấp các thiết bị gốc tại Thái Lan thì có 500 nhà sản xuất phụ tùng ô tô sản xuất và trực tiếp cung cấp phụ tùng ô tô cho các nhà lắp ráp ô tô, còn lại nhà các nhà sản xuất phụ tùng xe máy. Hầu hết các doanh nghiệp Thái Lan tập trung sản xuất vào các bộ phận phi chức năng: bộ phận thân xe và linh kiện, phụ tùng khác. Các nhà cung ứng cấp một đòi hỏi năng lực công nghệ khá cao và chủ động nâng cao năng lực. Thực tế tại Thái Lan cho thấy, có khá nhiều công ty cung ứng kiện kiện cấp một phải chuyển xuống thành nhà cung ứng linh kiện cấp hai vì

các công ty này không thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới liên tục của các công ty đa quốc gia. Điều này khiến Thái Lan rất quan tâm tới thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ các công ty xuyên quốc gia cho các doanh nghiệp Thái Lan, sẽ trình bày ở sau.

Bảng 3.9: Số lượng các nhà cung cấp thiết bị gốc tại Thái Lan năm 2020


Các bộ phận

Công ty Thái Lan

Công ty liên doanh

Công ty nước ngoài

Tổng số

Động cơ

20

8

35

63

Linh kiện điện

15

10

27

52

Ổ cứng

17

6

29

52

Giảm sóc

13

1

21

35

Thân

57

17

47

119

Phụ kiện

18

2

19

39

Các thiết bị khác

214

24

111

360

Tổng

354

68

287

720

Nguồn: Viện nghiên cứu ô tô Thái Lan (2020).


Các nhà cung ứng cấp hai và cấp ba


Nhóm này bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu và các nhà thầu phụ cho các nhà cung cấp đầu tiên. Có trên 1.100 nhà cung ứng có thể được phân loại như sau: (1) Các công ty cung ứng nguyên liệu và phụ tùng bộ phận lắp ráp (ví dụ như: da, nhựa, cao su, sắt thép, bộ phận điện và điện tử, thủy tinh, sơn và xử lý bề mặt);

(2) Các công ty cung ứng đầu vào ngành công nghiệp sản xuất hoặc thiết bị (ví dụ như: khuôn mẫu và khuôn đúc, dụng cụ và thiết bị, rèn, đúc, dụng cụ, cắt, xử lý bề mặt, xử lý nhiệt, độ chính xác, kết nối điện tử, kỹ thuật nhựa) [28].

Từ cuối những năm 1980, các hãng lắp ráp ô tô Nhật Bản bắt đầu xuất khẩu xe bán tải lắp ráp tại Thái Lan sang các thị trường Hàn Quốc, Malaysia, Úc và New Zealand. Đầu thập niên 1990, Ford, GM và Chrysler quay lại Thái Lan. Đi theo các hãng ô tô đa quốc gia này là các hãng sản xuất linh kiện ô tô đa quốc gia. Điều này khiến cho thị trường linh kiện ô tô vốn do các hãng Nhật Bản chi phối bắt đầu có sự chuyển biến, với sự tham gia ngày càng nhiều của các hãng không phải Nhật Bản như

Dana (1994), TRW Steering & Suspension (1998), Visteon Thailand (1998), Johnson Controls (1999), Delphi Automotive Systems (2000), Tenneco Automotive (2002), Jason Engineering (UK affiliate), Siam Calsonic Co.ltd, Visteon (chuyên cung ứng linh kiện Ford). Tại thời điểm năm 2017, trong 100 công ty sản xuất linh kiện ô tô hàng đầu trên thế giới có đến 62 công ty có cơ sở sản xuất ở Thái Lan. Có đến 19/30 công ty Nhật Bản thuộc nhóm TOP 100 nhà đầu tư vào Thái Lan [10].

Bảng 3.10: Danh sách các hãng sản xuất linh kiện ô tô thuộc nhóm 100 công ty hàng đầu thế giới có cơ sở sản xuất tại Thái Lan năm 2020

Các nhà cung cấp Nhật Bản

Các nhà cung cấp khác

2. Denso

70. Mitsuba

1. Robert Bosch

44. Grupo Antolin

6. Aisin Seiki

75. Asahi Glass

3. Magna

48. Draexlmaier

11. Yazaki EDS

83. F-Tech Inc.

4. Continental

63. Federal-Mogul

14. Sumitomo

98. Omron

5. ZF

72. Visteon

18. JTEKT

Mitsubishi

8. Lear

Goodyear

23. Toyota Boshoku

Pioneer

9. Faurecia

Johnson Control

30. Hitachi

Alpine

10. Valeo

TI Automotive

32.Calsonic Kansei

Bridgestone

16. Thyssenkrupp

DuPont

35. Koito

Takata

17. Mahle

Bayer

37. Toyoda Gosei

Stanley

19. BAS

Hayes Lammerz

49. NSK

Sanden

22. BorgWarner

Rieter Auto

51. NTN

Panasonic

25. Schaeffler

3M

53. TS Tech

Showa

26. Tenneco

GKN Driveline

55. Tokai Rika

Keihin

29. Autoliv

TRW

67. NHK Spring

Akebono

Brake

33. Dana

Delphi



40. American Axle

Michelin

Nguồn: Dữ liệu tổng hợp từ trang web: https://www.autonews.com/

Ghi chú: Con số đứng trước tên công ty thể hiện thứ hạng của công ty đó trong 100 công ty hàng đầu thế giới.

Hầu hết các nhà sản xuất Nhật Bản sản xuất các bộ phận theo quy trình công nghệ cao như: (i) các bộ phận được làm từ cao su (phụ thuộc vào sản lượng cao su đầu vào trong nước), bao gồm ống nối, dây đai, gioăng cửa sổ và lốp xe; (ii) các bộ phận của hệ thống truyền lực và động cơ; các bộ phận cho động cơ đốt trong (ICE); bộ tản nhiệt, hệ thống khí thải, hệ thống cung cấp nhiên liệu, bình xăng, hệ thống đánh lửa và hộp số; và (iii) các bộ phận dành cho xe điện (EV).

Hiện nay, Chính phủ Thái Lan đang xúc tiến chính sách đầu tư theo gói tổng thể cho các nhà sản xuất ô tô điện, đặc biệt là pin- yếu tố quan trọng chính trong xe điện và chiếm hơn 30% chi phí sản xuất xe. Chính phủ cũng đã đưa ra các biện pháp để xúc tiến đầu tư vào lắp ráp xe điện chạy bằng pin (BEV) và xe điện hybrid (HEV), và các công ty đã đăng ký các ưu đãi cho sản xuất BEV cũng đủ điều kiện để nhận các ưu đãi HEV (Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 3-8 năm cho các công ty sản xuất xe điện đăng ký trước ngày 31 tháng 12 năm 2019).

3.2.6. Cải thiện năng lực sản xuất


Trong hơn hai thập kỷ qua, Thái Lan đã nổi lên như một địa chỉ sản xuất xe cho thị trường khu vực và toàn cầu. Việc mở rộng nhanh chóng nền công nghiệp ô tô đã sinh ra mạng lưới cung ứng linh kiện, kết quả là linh kiện phụ tùng ô tô sản xuất tại Thái Lan tăng trưởng ấn tượng. Thị trường ô tô Thái Lan tăng trưởng nhanh từ năm 1981. Số lượng ô tô tiêu thụ trên thị trường nội địa là 304 nghìn chiếc vào năm 1986, và năm 1996 tăng lên 589 nghìn chiếc. Xuất khẩu ô tô và phụ tùng cũng tăng nhanh trước khi xảy ra khủng hoảng. Vào những năm 1990, các chi nhánh sản xuất ô tô Nhật Bản tại Thái Lan đạt được doanh số bán ra trên thị trường trong và ngoài nước khoảng 90%. Trong đó Toyota chiếm tỷ trọng 28%, Isuzu chiếm 24%, Honda chiếm 13%, Nissan chiếm 12% và Mitsubishi chiếm 8%. Giữa thập niên 1990, các hãng ô tô lớn của phương Tây đã đầu tư vào Thái Lan như: BMW, Daimler - Chrysler, Ford, General Motors.

Bảng 3.11: Năng lực sản xuất của từng tập đoàn ở Thái Lan (1985-2020)

Đơn vị: nghìn chiếc


Hãng xe

1985

1994

1999

2005

2010

2015

2020

Toyota

40,8

135

200

350

600

750

770

Mitsubishi


126,6

174,4

170,2

200

450

420

Isuzu

30

83,2

140,6

200

220

338

366

General Motors



40

100

160

180

180

Auto Aliance

Thailand



8,4


135


135


275


250


445

Nissan


96,5

113,1

102

200

370

500

Honda


39

70

120

240

280

292

Hino

9,6

24

9,6

28,8

28,8

27

27

Daimler Chrysler


4,6

14,9

16,3

16,3



YMC Assembly

6

14

12

12

12



Volvo

3

7

6

10

10

15

20

BMW




10

10

8,5

11,2

Tata Motors





35

15,7

10,5

Ford






150

455

SAIC Motor-CP






12

12

FUSO






6


Scania






720


United Motor






5,3


Tổng

89,4

538,3

915,6

1.254,3

2.007,1

2.858,3

3.508,7

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Viện Nghiên cứu Ô tô Thái Lan (2020).


Năm 1990, năng lực sản xuất của ngành lắp ráp ô tô tại Thái Lan bắt đầu tăng nhanh. Sản lượng ô tô ở Thái Lan tăng từ mức 283.115 chiếc năm 1991 lên đến

559.428 chiếc năm 1996. Đặc biệt giai đoạn 1998-2021 là giai đoạn chứng kiến công nghiệp ô tô Thái Lan tăng trưởng ngoạn mục từ 158.130 chiếc vào năm 1998 lên con số kỷ lục 2.453.717 chiếc trong cả năm 2012.


3.000.000


2.500.000


2.000.000


1.500.000


1.000.000


500.000


0

Sản xuất

Tiêu thụ trong nước

Xuất khẩu


Hình 3.6: Sản lượng sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ ô tô Thái Lan từ 1991-tháng 5/2021

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Liên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan (FTI).


Song song với quá trình tăng trưởng, công nghiệp ô tô của Thái Lan cũng chứng kiến bốn cuộc sụt giảm nghiêm trọng về sản lượng sản xuất. Sự sụt giảm lần thứ nhất vào năm 1997, sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á, sản lượng xe ô tô sản xuất tại đã giảm 75% từ 531.523 xuống chỉ 140.402. Tiếp theo, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 và suy thoái kinh tế đã khiến lượng xe ô tô giảm từ 1.391.728 xuống 999.378 xe (-28%). Sau đó, bất ổn chính trị tại Thái Lan năm 2014 cũng khiến công nghiệp ô tô của Thái Lan ảnh hưởng nặng nề, giảm từ 2.457.057 xuống còn

1.880.007 (-23%). Và mới đây, đại dịch COVID-19, đã chứng kiến sự sụt giảm sản lượng lớn so với năm trước từ 2.013.710 xe xuống còn 1.426.970 xe (-29%).

3.2.7. Thúc đẩy xuất khẩu


Trước đây công nghiệp ô tô Thái Lan chỉ đơn thuần phục vụ thị trường trong nước, nhờ chính sách tự do hóa và chiến lược chuyển từ phục vụ thị trường trong nước sang xuất khẩu do đó năm 1988 là dấu mốc khi mà Thái Lan lần đầu tiên xuất khẩu xe ô tô mà động cơ được sản xuất tại chính quốc gia của mình.


Hình 3 7 Thị trường xuất khẩu ô tô của Thái Lan năm 2020 Nguồn www trademap org 1

Hình 3.7: Thị trường xuất khẩu ô tô của Thái Lan năm 2020

Nguồn: www.trademap.org (2020).


Theo số liệu thống kê mới nhất từ tổ chức các nhà sản xuất ô tô quốc tế (OICA), doanh số bán ô tô Thái Lan năm 2020 đạt 1.427.074 đứng thứ 11 trên thế giới chiếc trong đó xuất khẩu 735 nghìn xe. Về cơ cấu xuất khẩu xe, xe tải cỡ nhỏ vẫn tiếp tục chiếm ưu thế trong số các loại xe xuất khẩu.

Sản xuất OEM chiếm 30-40% tổng giá trị phụ tùng ô tô tại Thái Lan. Thực tế tại Thái Lan, các nhà sản xuất xe ô tô đang sử dụng các bộ phận sản xuất trong nước cao hơn yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa. Trung bình, tỷ lệ nội địa hóa 80% với các dòng ô tô thông thường, riêng xe bán tải tỷ lệ nội địa hóa đạt tới 90%. Những phần còn lại phải nhập khẩu, đa phần là được nhập khẩu từ công ty mẹ hoặc nhà cung cấp của nhà sản xuất, ví dụ như chip vi điều khiển (MCU) được nhập khẩu từ Nhật Bản

Thị trường cho các linh phụ kiện thay thế (REM) đạt khoảng 60-70%, các linh phụ kiện thay thế được phân phối thông qua các trung tâm dịch vụ của đại lý, các nhà cung cấp bán buôn và bán lẻ, và các cửa hàng sửa chữa ô tô. Nhập khẩu các bộ phận thay thế hiện nay không rộng, hầu hết là từ Nhật Bản (35%), Trung Quốc (17,4%) và Mỹ (7,6%) [143].

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí