Thị Trường Xuất Nhập Khẩu Ô Tô Của Thái Lan Năm 2020


Hình 3 8 Thị trường xuất nhập khẩu ô tô của Thái Lan năm 2020 Nguồn 143 1


Hình 3.8: Thị trường xuất nhập khẩu ô tô của Thái Lan năm 2020

Nguồn: [143]


3.2.8. Thúc đẩy chuyển giao công nghệ và phát triển nguồn nhân lực


Như đã đề cập ở mục 3.2.5 về phát triển công nghiệp hỗ trợ trong công nghiệp ô tô ở Thái Lan, các nhà cung ứng cấp một và cấp hai đòi hỏi năng lực công nghệ khá cao và phải chủ động nâng cao năng lực, nhưng có nhiều nhà cung ứng cấp một của Thái Lan không đáp ứng được nên phải chuyển xuống cấp hai. Vì thế, Thái Lan rất quan tâm tới vấn đề chuyển giao công nghệ.

Việc chuyển giao công nghệ từ các công ty Nhật Bản sang các công ty Thái Lan bắt đầu vào cuối những năm 1970. Ban đầu, liên doanh với các nhà cung cấp phụ tùng ôtô của Thái Lan chính là con đường chuyển giao công nghệ. Vào thời điểm đó, công nghiệp ô tô ở Thái Lan phát triển nhanh chóng, tuy nhiên, vấn đề nghiêm trọng là sự thiếu hụt lao động có tay nghề. Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã phải tự đào tạo công nhân để chuyển giao công nghệ. Để ngăn chặn người lao động bỏ công ty sau khi đào tạo, các công ty Nhật Bản đã đầu tư vào đào tạo kỹ năng cụ thể bằng cách thực hành trên hệ thống dây chuyền máy móc Nhật Bản. Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã đầu tư rất nhiều cho phát triển nguồn nhân lực. Chương trình phát triển nguồn nhân lực hỗ trợ đào tạo công nhân vừa học vừa làm tại các trung tâm đào tạo tại Nhật Bản.

Bên cạnh việc chuyển giao công nghệ cho Thái Lan, Nhật Bản còn chọn Thái Lan làm cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp ô tô của ASEAN. Chính phủ Thái Lan đã hợp tác với Chính phủ Nhật Bản tiến hành các chương trình phát triển

nguồn nhân lực theo kiểu hợp tác công tư nhằm đào tạo nhân lực cho ngành chế tạo linh kiện ô tô. Trong khuôn khổ hợp tác như vậy, dự án: “Automotive Human Resource Development Project (AHRDP)” đã được triển khai từ năm 2006 nhằm đào tạo lao động và kỹ thuật viên cho các nhà cung ứng cấp hai và cấp ba. Bốn hãng ô tô Nhật Bản bao gồm: Toyota, Nisan, Honda và Denso- đã tham gia chương trình này, đào tạo 300 kỹ thuật viên cho các nhà cung ứng cấp hai và cấp ba trong thời gian 2006-2007. Đến lượt các kỹ thuật viên này lại đào tạo 4.000 kỹ thuật viên khác của họ tại nhà máy trong giai đoạn 2008-2010. Chính nhờ nguồn lao động có kỹ năng này, các hãng sản xuất linh kiện ô tô nước ngoài đã hăng hái đầu tư vào Thái Lan, cũng nhờ đó các doanh nghiệp trong nước của Thái Lan có điều kiện phát triển và nâng cấp [103].

3.2.9. Phát triển cụm liên kết công nghiệp ô tô


Nhờ chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ gắn với khu công nghiệp mới, các hãng lắp ráp và các nhà cung ứng linh kiện có thể xây dựng nhà máy gần nhau, điều này giúp cho họ giảm được các chi phí, thời gian và thúc đẩy phát triển kinh tế nhờ quy mô.

Khi mới xây dựng công nghiệp ô tô, hầu hết các công ty đều chọn vị trí gần Bangkok bởi lợi thế về cơ sở hạ tầng và gần cảng Klong Toey, chính điều này đã gây ra sự tắc nghẽn nghiêm trọng tại khu vực này. Nhằm tăng cường thu hút các dự án đầu tư vào khu vực miền Đông, Cục Đầu tư (BOI) của Thái Lan đã có các ưu đãi thuế khác nhau làm nhằm xúc tiến các công ty hoạt động trong các khu vực này. Khi các công ty đặt tại các địa điểm đó thì nhận được các ưu đãi lớn. Do vậy, đối với công nghiệp ô tô tại Thái Lan, cụm liên kết ngành tại đây được đánh giá là tương đối thành công khi thu hút các nhà sản xuất ô tô và cung cấp linh kiện tạo nên tổ hợp sản xuất.

Như vậy, Thái Lan có hai cụm liên kết công nghiệp ô tô, cụm thứ nhất ở Bangkok, gần cảng nước sâu Laem Chabang, cụm thứ hai ở miền Đông, gần cảng Map Ta Phut. Hầu hết linh kiện xuất nhập khẩu vận chuyển qua đường biển, nên gần cảng là một lợi thế quan trọng. Hai khu vực này có số lượng lớn nhất các khu công nghiệp. Các hãng ô tô lớn của Nhật Bản đều đầu tư vào hai cụm liên kết ngành này. Sự hình thành các cụm liên kết công nghiệp ô tô ở phía đông Thái Lan thể hiện rõ

công tác quy hoạch có vai trò quan trọng đối với việc hình thành các cụm liên kết ngành. Đó cũng chính là các mạng sản xuất với các công ty xuyên quốc gia đứng đầu, các công ty nước ngoài và các công ty địa phương là các doanh nghiệp cung ứng.

Bảng 3.12: Sự quần tụ của các công ty sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô cấp một tại Thái Lan

Vị trí

Số lượng

Tên linh kiện

Vùng Thủ đô Bangkok (Bangkok và các tỉnh lân cận)

Bangkok

147

Thân xe: 11%; Khung gầm: 21%; Điện và điện tử: 25%; Hệ thống truyền lực: 22%; khác: 21%

Samut Prakan

123

Thân xe: 22%; Khung gầm: 23%; Điện và điện tử: 19%; Hệ thống truyền lực: 17%; khác: 19%

Pathum Thani

45

Thân xe: 9%; Khung gầm: 18%; Điện và điện tử: 33%; Hệ thống truyền lực: 20%; khác: 20%

Miền Trung

Ayutthaya

45

Thân xe: 29%; Khung gầm: 24%; Điện và điện tử: 27%; Hệ thống truyền lực: 13%; khác: 7%

PrachinBuri

21

Thân xe: 19%; Khung gầm: 14%; Điện và điện tử: 19%; Hệ thống truyền lực: 33%; khác: 5%

Nakhon Nayok

2

Thân xe: 0%; Khung gầm: 50%; Điện và điện tử: 50%; Hệ thống truyền lực: 0%; khác: 0%

Miền Đông

Chachoengsao

43

Thân xe: 23%; Khung gầm: 14%; Điện và điện tử: 23%; Hệ thống truyền lực: 26%; khác: 14%

Chonburi

142

Thân xe: 21%; Khung gầm: 16%; Điện và điện tử: 19%; Hệ thống truyền lực: 30%; khác: 14%

Rayong

155

Thân xe: 22%; Khung gầm: 29%; Điện và điện tử: 10%; Hệ thống truyền lực: 27%; khác: 12%

Miền Đông Bắc

Nakhon Ratchasima

6

Thân xe: 16%; Khung gầm: 50%; Điện và điện tử: 17%; Hệ thống truyền lực: 0%; khác: 17%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Nguồn: [143].


Tóm lại, tự do hóa thương mại, phát triển cơ sở hạ tầng, và những ưu đãi về thuế đã làm tăng những lợi thế vị trí của khu vực phía đông. Hơn nữa, khủng hoảng

tài chính châu Á là một bước ngoặt thúc đẩy định hướng xuất khẩu của công nghiệp ô tô Thái Lan và tăng cường những lợi thế vị trí của khu vực phía đông. Kết quả là, nước này đã thu hút một lượng lớn các công ty đã xây dựng nhà máy tại khu vực này. Sự hình thành cụm liên kết công nghiệp ô tô ở miền đông Thái Lan thể hiện rõ công tác quy hoạch có vai trò quan trọng đối với việc hình thành các cụm sản xuất. Đó cũng chính là các mạng sản xuất với các công ty xuyên quốc gia đứng đầu, các công ty nước ngoài và các công ty địa phương là các doanh nghiệp cung ứng.

Về vị trí các doanh nghiệp, trước năm 1960, chỉ có tỉnh Bangkok và Samut Prakan có một vài công ty sản xuất và lắp ráp ô tô. Trong giai đoạn 1961-1985, nhờ chính sách thay thế nhập khẩu nên số lượng công ty bắt đầu tăng tại Vùng Thủ đô Bangkok và các vùng lân cận bao gồm Samut Prakan, Patum Thani, Samut Sakhon, Nakhon Pathom, và Nonthaburi - và ở trung tâm miền đông. Các công ty chọn khu vực đô thị vì đây là khu vực duy nhất có cơ sở hạ tầng, bao gồm bất động sản công nghiệp và tiếp cận thị trường địa phương. Do đó, tổng số công ty đã tăng lên đến 192 trong giai đoạn này.

Bảng 3.13: Sự phát triển và quần tụ của các công ty sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô Thái Lan


Trước

1960

1961-75

1976-85

1986-99

2000-14

Tổng

Bangkok

18

75

102

293

133

621

Lân cận Bangkok

4

64

72

297

129

566

Samut Prakan

4

41

47

159

82

333

Patum Thani


6

7

55

30

98

Samut Sakhon


12

10

49

10

81

Nakhon Pathom


5

7

22

5

39

Nonthaburi



1

12

2

15

Miền Trung


5

4

69

22

100

Ayutthaya


3

1

41

14

59

Prachin Buri




11

4

15


Saraburi


1

1

9


11

Ratchaburi



2

3

3

8

Suphan Buri




2

1

3

Nakhon Nayok




1


1

Samut Songkram




1


1

Sing Buri




1


1

Kanchanaburi


1




1

Miền Đông


16

12

202

99

329

Chachoengsao


2

3

49

13

67

Chonburi


11

9

80

53

153

Rayong


3


73

33

109

Đông bắc

1

1

2

17

5

26

Nakhon Ratchasima

1


1

14

5

21

Nong Khai



1

1


2

Udon Thani


1


1


2

Khon Kaen




1


1

Miền Bắc




3

1

4

Lamphun




2

1

3

Phitsanulok




1


1

Miền Nam




4


4

Songkhla




4


4

Cả nước

23

161

192

885

389

1.650

Nguồn: [97].

Sự thay đổi nhanh chóng đã diễn ra trong giai đoạn từ 1986 đến nay. Thứ nhất, đầu tư từ Nhật Bản tăng mạnh, và sản xuất ô tô đã bắt đầu đạt được những kết quả ban đầu. Kết quả là, số lượng các công ty thành lập trong giai đoạn này - đặc biệt là các công ty nước ngoài và liên doanh - tăng rất nhanh. Hơn nữa, tình trạng tắc nghẽn giao thông và sự khan hiếm đất tại đô thị làm tăng giá đất và các vấn đề khác như chi phí hoạt động tăng. Sự thay đổi trong môi trường đầu tư buộc các công ty phải di chuyển

sang các tỉnh khác ngoài Bangkok và Samut Prakan, do đó, các công ty dịch chuyển sách các tỉnh khác như Patum Thani, Samut Sakhon, Nakhon Pathom, Chachoengsao, và Ayutthaya. Đồng thời, phát triển cơ sở hạ tầng, cũng như các chính sách ưu đãi đầu tư theo chính sách theo vùng của chính phủ đã làm tăng lợi thế địa điểm của vùng phía đông Thái Lan. Do đó, số lượng các công ty thành lập ở khu vực phía đông tăng rất mạnh, tiếp theo là các công ty ở các tỉnh phía Đông Bắc, Bắc, Nam.

Để sản xuất lắp ráp một chiếc xe ô tô, đòi hỏi hàng nghìn bộ phận, linh kiện, modul sản phẩm, do đó, lựa chọn vị trí các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp rất quan trọng để quản lý mạng sản xuất công nghiệp ô tô một cách hiệu quả.


Hình 3 9 Vị trí của các nhà sản xuất ô tô ở Thái Lan Nguồn Viện Nghiên 2

Hình 3.9: Vị trí của các nhà sản xuất ô tô ở Thái Lan

Nguồn: Viện Nghiên cứu Ô tô Thái Lan


3.3. Đánh giá về tham gia mạng sản xuất ô tô toàn cầu Thái Lan

Từ những kết quả đạt được đã phân tích ở trên, cho thấy Thái Lan thực sự thành công trong việc nâng cấp công nghiệp ô tô bằng tham gia mạng sản xuất ô tô toàn cầu. Thái Lan ngày nay không chỉ là một trung tâm chế tạo ô tô của khu vực mà còn của thế giới khi nước này xuất khẩu ô tô và linh kiện ô tô đi toàn cầu. Từ chỗ ban đầu chỉ lắp ráp xe, đến nay khoảng 80 đến 90% linh kiện ô tô lắp ráp tại Thái Lan cũng được sản xuất tại Thái Lan trong đó có nhiều chi tiết có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao.

Để có những thành công trên, Thái Lan đã không ngừng nỗ lực và thực hiện đồng bộ các chiến lược, chính sách như: (1) chiến lược nâng cấp công nghiệp ô tô của Thái Lan; (2) chiến lược tăng cường thu hút FDI; (3) tạo thuận lợi hóa thương mại; (4) Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ gắn với khu công nghiệp mới; (5) Phát triển công nghiệp hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp chế tạo ô tô; (6) Cải thiện năng lực sản xuất; (7) Thúc đẩy xuất khẩu; (8) Thúc đẩy chuyển giao công nghệ và phát triển nguồn nhân lực; (9) Phát triển cụm liên kết công nghiệp ô tô. Các cách thức Thái Lan tham gia mạng sản xuất tuần tự và phù hợp với yêu cầu, điều kiện để quốc gia, doanh nghiệp tham gia vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu, ví dụ như: cách thức tham gia mạng sản xuất ô tô toàn cầu (1); (2); (3); (4); (5); (6); (7); (9) phù hợp với chiến lược thu hút được các phân đoạn sản xuất của các công ty xuyên quốc gia bằng cách giúp họ giảm chi phí.

Cách thức (1); (6); (8) phù hợp với chiến lược tìm cách nhận được sự chuyển giao công nghệ và bí quyết của các công ty xuyên quốc gia.

Cách thức (1); (8) phù hợp chiến lược tăng cường năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia và doanh nghiệp thông qua việc xây dựng mô hình mạng lưới các trung tâm hỗ trợ công nghệ và đổi mới sáng tạo ở các viện nghiên cứu, trường đại học.

3.3.1. Một số thành công và nguyên nhân

Một số thành công về tham gia mạng sản xuất ô tô toàn cầu Thái Lan:

Công nghiệp ô tô của Thái Lan đã từng bước được phát triển và trở thành một phần quan trọng trong mạng sản xuất ô tô toàn cầu:

- Trở thành nhà sản xuất linh kiện cấp một hoạt động mạng sản xuất cung cấp cho các nhà lắp ráp tại thị trường trong nước và nước ngoài;

- Trở thành nhà sản xuất linh kiện cấp hai và cấp ba hoạt động mạng sản xuất cung cấp cho các nhà lắp ráp tại thị trường trong nước;

- Liên doanh với các công ty đa quốc gia và cung cấp sản phẩm chuyên biệt cho thị trường toàn cầu;

- Là nhà cung cấp cho cả thị trường theo sau trong nước và quốc tế.

Nguyên nhân thành công của công nghiệp ô tô Thái Lan:


Để có được thành công nhất định như trên, không có một nguyên nhân nào là duy nhất. Xuất phát từ chuyển dịch cơ cấu trong công nghiệp ô tô toàn cầu từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển nhằm giảm chi phí sản xuất, kết hợp quá trình nỗ lực của cả chính phủ và khu vực tư nhân Thái Lan, và quy mô thị trường ô tô Thái Lan thu hút các công ty đa quốc gia. Ngoài những điều kiện tự nhiên thuận lợi, bản thân Thái Lan cũng nỗ lực không ngừng và đặt ra mục tiêu rõ ràng cho từng giai đoạn phát triển. Giai đoạn 1960 đến 1990, Chính phủ Thái Lan đã trợ giúp công nghiệp ô tô thông qua nhiều hoạt động, trong đó nổi bật là quy định về tỷ lệ nội địa hóa. Tuy nhiên, từ cuối những năm 1990, Thái Lan bắt đầu dựa trên các cơ chế thị trường để thực hiện việc hội nhập toàn cầu và đạt sự phát triển nhanh chóng trong hơn hai thập niên qua. Điểm nổi bật nhất của giai đoạn sau là không quy định về tỷ lệ nội địa hóa và chấp nhận cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chính phủ Thái Lan tạo ra những kênh thông tin để lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng và cách thức mong muốn được trợ giúp của các doanh nghiệp. Việc am hiểu nhu cầu được thể hiện qua việc xây dựng một dự án với quy hoạch rõ ràng và hiện thực. Xe bán tải được xem là nền tảng phát triển ban đầu của công nghiệp ô tô Thái Lan.

Thứ nhất là do chuyển dịch cơ cấu trong công nghiệp ô tô toàn cầu, từ giữa thập niên 1980, thế giới rộ lên một làn sóng áp dụng mô hình sản xuất mới trong công nghiệp ô tô. Do áp lực cạnh tranh về thị trường, các công ty buộc phải đưa ra một mô hình sản xuất đơn giản, tiết kiệm chi phí mà hiệu quả sản xuất vẫn phải được đáp ứng. Nhật Bản cũng như các nước phát triển như Châu Âu và Mỹ, đã phải trải qua quá trình cạnh tranh trong thị trường xuất khẩu ô tô do sự gia tăng về chi phí lao động từ những năm 1980 và sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc. Chi phí lao động gia tăng đã thúc đẩy việc di dời một phần đáng kể trong sản xuất từ Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu sang Trung Quốc và Đông Nam Á.

Năm 1985, Thái Lan gặp nhiều điều kiện thuận lợi, do đồng Yên tăng giá, các công ty của Nhật Bản muốn chuyển sản xuất ra các nước có chi phí sản xuất thấp, và Thái Lan là lựa chọn đầu tiên của các công ty Nhật Bản bởi:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023