Nghiên Cứu Các Vấn Đề Thực Tiễn An Sinh Xã Hội

hình doanh nghiệp ngoài nhà nước bao gồm: hợp tác xã/ liên hiệp HTX; Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; Công ty TNHH tư nhân, Công ty TNHH có vốn Nhà nước

≤ 50%; Công ty không có vốn nhà nước; công ty cổ phần có vốn Nhà nước ≤ 50%. Nguồn dữ liệu cũng bao gồm đầy đủ các ngành sản xuất kinh doanh chính và quy mô lao động của doanh nghiệp. Hạn chế: Nguồn số liệu còn thiếu các đặc điểm thuộc cá nhân người lao động(mới chỉ có số liệu chung về giới tính, dân tộc, nơi cư trú, hộ khẩu thường trú và nơi sinh; còn thiếu các số liệu tương quan giữa đặc điểm cá nhân người lao động với sự tham gia bảo hiểm xã hội để phân tích hồi quy).

6.2. Phương pháp nghiên cứu định tính:

Luận án tiến tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu với 24 trường hợp theo phương pháp chọn chủ đích những người có khả năng cung cấp thông tin liên quan đến chủ đề nghiên cứu, trong đó tập trung chủ yếu vào nhóm người lao động với đặc điểm tuổi, giới tính, ngành nghề… khác nhau; ngoài ra là nhóm người sử d ng lao động và cán bộ làm công tác BHXH, cán bộ quản lý lao động nhằm bổ sung thông tin cho các kết quả nghiên cứu định lượng. Cơ cấu phỏng vấn sâu các đối tượng gồm: 10 cuộc cho người lao động (5 người đang làm việc trong doanh nghiệp ngoài nhà nước; 5 người làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tính đến các yếu tố nhóm tuổi, vị trí việc làm, giới tính...); 2 cuộc cho đối tượng là lãnh đạo cơ quan BHXH, 2 cuộc cho lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước về lao động – thương binh và xã hội; 04 cuộc cho người sử d ng lao động; 06 cuộc cho cán bộ công đoàn cơ sở.

6.3. Phương pháp quan sát không tham dự: chủ yếu được sử d ng để kết hợp với phương pháp phỏng vấn sâu nhằm làm sâu sắc thêm các thông tin nghiên cứu và đưa ra thêm các bằng chứng củng cố cho các luận cứ khoa học. Nội dung quan sát thông qua các hoạt động giao dịch với các cơ quan BHXH, đời sống, sinh hoạt của công nhân tại khu công nghiệp Hà Nội. Để thực hiện phương pháp này, trong quá trình khảo sát thực địa, tác giả đã đến phòng BHXH thực hiện các quan sát giao dịch giữa cán bộ BHXH và cơ quan sử d ng lao động…. Bên cạnh đó, hoạt động quan sát cũng được thực hiện tại các cuộc phỏng vấn sâu người lao động tham gia và không tham gia BHXH, quan sát và ghi chép biểu cảm, thái độ của người lao động khi trao đổi về vấn đề BHXH….

Luận án kết hợp hai nguồn dự liệu chính để luận giải các yếu tố tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp, vì các lý do sau:

Nguồn cơ sở dữ liệu điện tử về người lao động, doanh nghiệp tham gia BHXH tại thành phố Hà Nội của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là một cơ sở dữ liệu đầu vào quan trọng để xử lý, phân tích trong quá trình xem xét đầy đủ thực trạng tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp. Các nghiên cứu trước đây về chủ đề này là nghiên cứu chọn mẫu, nghiên cứu trường hợp. Bên cạnh đó, việc tiếp cận thông tin từ Sổ BHXH của người lao động tham gia BHXH tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước của thành phố Hà Nội, kết hợp với các phỏng vấn sâu sẽ góp phần làm sáng tỏ lịch sử cuộc đời/quá trình tham gia BHXH của người công nhân tại doanh nghiệp gắn với quá trình lao động của họ trong cuộc sống.

7. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Cho đến nay, dưới góc độ chính sách, pháp luật, kinh tế đã có khá nhiều nghiên cứu về an sinh xã hội, thu BHXH, BHXH tự nguyện và một số nghiên cứu xã hội học về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Song chưa có nhiều công trình xã hội học với chủ đề về tham gia BHXH bắt buộc của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước, có so sánh với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, do vậy, việc tiến hành một nghiên cứu xã hội học về người lao động làm việc trong loại hình doanh nghiệp này tham gia bảo hiểm xã hội có ý nghĩa thực tiễn và lý luận

Ý nghĩa lý luận: trên cơ sơ vận d ng khái niệm, lý thuyết trong luận giải các yếu tố tác động tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước, luận án sẽ góp phần phát triển tri thức cho chuyên ngành xã hội học về an sinh xã hội ph c v công tác giảng dạy, đặc biệt là bổ sung những quan điểm lý luận cho hướng luận giải về tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp ở nước ta hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Ý nghĩa thực tiễn: các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ bức tranh về người lao động tham gia BHXH trong loại hình doanh nghiệp này, các yếu tố tác động đến tham gia bảo hiểm, tìm ra “khoảng cách giữa các quy định pháp luật và thực tiễn, để từ đó đề xuất các khuyến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHXH bắt buộc, bảo đảm ASXH cho người lao động trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nước hiện nay.

8. Cơ cấu của luận án

Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội - 3

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh m c tài liệu tham khảo, ph l c, luận án kết cấu gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 3: Thực trạng sự tham gia BHXH của người lao động ở doanh nghiệp ngoài nhà nước

Chương 4. Các yếu tố tác động đến sự tham gia BHXH của người lao động ở doanh nghiệp ngoài nhà nước

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


Trong những năm qua, các chuyên gia, nhà khoa học trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về ASXH và BHXH mà kết quả của nó đã được c thể hóa thành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mặc dù, số lượng nghiên cứu về lĩnh vực an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội ngày càng nhiều song vấn đề này ở Việt Nam vẫn cần phải được nghiên cứu trao đổi thấu đáo vì hiện nay vẫn còn có khoảng 30% người lao động thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa tham gia bảo hiểm xã hội và nhiều vấn đề lý luận và đòi hỏi thực tiễn cần phải được làm rò với m c đích hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Dựa trên các kết quả nghiên cứu đã có trong và ngoài nước, chương I tổng quan làm rò các nội dung sau: nghiên cứu về lĩnh vực an sinh xã hội; nghiên cứu về lĩnh vực bảo hiểm xã hội; nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia bảo hiểm xã hội; nghiên cứu về các giải pháp xây dựng chính sách và tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội.

1.1. Nghiên cứu về lĩnh vực an sinh xã hội

1.1.1. Nghiên cứu về lý thuyết an sinh xã hội

Trên khía cạnh về khái niệm cũng như cách hiểu về an sinh xã hội, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước trước đó về vấn đề này xuất hiện nhiều các quan điểm khác nhau. C thể như: trên thế giới, thuật ngữ an sinh xã hội được đề cập trong đạo luật về an sinh xã hội do Franklin D. Roosevelt, tổng thống Hoa Kỳ ban hành vào năm 1935. Đạo luật này thiết lập một hệ thống chuyển khoản để người lao động, người trẻ trợ giúp người già, người về hưu và những người gặp phải các rủi ro khác và chính phủ bắt đầu thu thuế an sinh xã hội từ người lao động vào năm 1937 và bắt đầu chi trả vào năm 1940 (Đinh Công Tuấn & Đinh Công Hoàng, 2013).

Thuật ngữ ASXH cũng được đề cập trong Hiến chương Đại Tây Dương năm 1941. Năm 1952, thuật ngữ ASXH tiếp t c được nhắc tới trong “Công ước về quy phạm ASXH của Tổ chức Lao động quốc tế và được định nghĩa: là “sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng để chống lại tình cảnh khốn khổ về kinh tế và xã hội gây ra bởi tình

trạng bị ngưng hoặc giảm sút đáng kể về thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật trong lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già, tử vong; sự cung cấp về chăm sóc y tế và các khoản tiền trợ cấp cho các gia đình đông con”. Từ đó, thuật ngữ ASXH được sử d ng rộng rãi trên toàn thế giới và bắt đầu từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, ASXH trở thành một môn khoa học độc lập, được đưa vào giảng dạy ở nhiều trường đại học trên thế giới [50].

Anthony Hall & James Midgley (2004) cho rằng thuật ngữ an sinh xã hội ở Hoa Kỳ chủ yếu đề cập đến các chương trình của chính phủ liên bang về hưu trí tuổi già và bảo hiểm khuyết tật. Martin Evans và các cộng sự (2007) cho rằng đối với Việt Nam, “an sinh xã hội chủ yếu là “bảo hiểm xã hội . Nếu vậy, an sinh xã hội được định nghĩa tương tự như bảo hiểm xã hội là “sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội (Luật bảo hiểm xã hội, 2014). Martin Evans và các cộng sự (2007) còn cho rằng hệ thống an sinh xã hội được xây dựng nhằm vào các m c tiêu như giúp người dân giảm nghèo, giảm bất bình đẳng, phòng chống các rủi ro và góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển.

Theo quan điểm của một số nhà khoa học Việt Nam, an sinh xã hội (social security) được dịch sang tiếng Việt là “an sinh xã hội” (Lê Bạch Dương, Đặng Nguyên Anh, Khuất Thu Hồng, 2005), một số tác giả khác cho rằng thuật ngữ ngày có nghĩa tương đương với “an ninh xã hội”, “an toàn xã hội”, “bảo đảm xã hội”, “bảo trợ xã hội”. Tuy nhiên Martin Evans, Ian Gough, Susan Harkness, Andrew McKay, Đào Thanh Huyền và Đ Lê Thu Ngọc (2007) cho rằng an sinh xã hội chính là “bảo hiểm xã hội”.

Lê Ngọc Hùng (2017) cho rằng ở Vương Quốc Anh, thuật ngữ an sinh xã hội có nội dung rất rộng bao gồm tất cả các chương trình duy trì và h trợ thu nhập trong đó có cả bảo hiểm hưu trí tuổi già, trợ giúp xã hội đối với các gia đình thu nhập thấp và các trợ cấp cho tất cả trẻ em.

Nguyễn Hải Hữu (2006) Tại Hội thảo quốc tế với chủ đề “Hệ thống ASXH ở Việt Nam đã nêu khái niệm: “ASXH là một hệ thống cơ chế, chính sách, biện pháp của nhà nước và xã hội nhằm đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế, xã hội

làm cho họ có nguy cơ bị suy giảm nguồn thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì những nguyên nhân khách quan rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ, bần cùng hóa và cung cấp các dịch vụ sức khỏe cho cộng đồng, thông qua hệ thống mạng lưới về BHXH, BHYT và hỗ trợ xã hội, xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ đặc biệt”.

Trong bài “Bảo đảm ngày càng tốt hơn ASXH và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “ASXH và phúc lợi xã hội là hệ thống các chính sách và giải pháp nhằm vừa bảo vệ mức sống tối thiểu của người dân trước những rủi ro và tác động bất thường về kinh tế, xã hội và môi trường; vừa góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân”. Đây là một trong những quan niệm đầy đủ, toàn diện, phản ánh được mục đích, bản chất, đối tượng, phương thức thực hiện ASXH [50].

1.1.2. Nghiên cứu về các mô hình an sinh xã hội

Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã tập trung nghiên cứu về mô hình ASXH theo một số xu hướng nghiên cứu như sau:

Hệ thống ASXH của các nước Bắc Âu (Th y Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy) đã được nhiều tác giả nghiên cứu ở những góc độ khác nhau: từ góc độ kinh tế là việc xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội, từ góc độ chính trị là việc xây dựng chế độ dân chủ - xã hội, từ góc độ xã hội, là việc xây dựng nhà nước phúc lợi, đặc trưng bởi nguyên tắc phổ quát và bình đẳng; Các nghiên cứu về ASXH của mô hình Anh – Mỹ phát huy tối đa ưu thế của kinh tế thị trường, lấy lợi nhuận là m c tiêu chính, nhưng chưa chú trọng đến việc phân phối công bằng và hợp lý; Hệ thống ASXH của Trung Quốc và một số nước đang phát triển đã có những định hướng nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo để có cơ sở khoa học trong hoạch định chính sách ASXH; Xu hướng nghiên cứu về mô hình ASXH của ngân hàng thế giới đưa ra gần đây, nhấn mạnh đến vai trò của hệ thống ASXH trong việc nâng cao năng lực phòng ngừa rủi do, tái tạo sinh kế thuận lợi hơn [50].

Tổ chức lao động quốc tế (1952) cho rằng “mô hình an sinh xã hội bao gồm 3 tầng sàn (floor) từ thấp đến cao bao gồm: sàn thấp nhất bao gồm các chế độ an sinh xã hội, cơ bản, tối thiểu; sàn tầng 2 (trung gian) bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc

và các chế độ an sinh xã hội khác, dựa vào nguồn lực đóng góp của cá nhân, doanh nghiệp và một phần hỗ trợ của nhà nước cho một số đối tượng; sàn tầng 3, cao nhất bao gồm bảo hiểm xã hội tự nguyện và các chế độ an sinh xã hội khác”.

Nghiên cứu về các mô hình an sinh xã hội, Lê Ngọc Hùng & Bùi Thị Phương (2016) cho rằng ở Việt Nam, an sinh xã hội là “một bộ phận cấu thành của chính sách công về xã hội và chính sách xã hội”. Mai Huy Bích (2011) cho rằng an sinh xã hội được phân biệt thành 4 mô hình trên thế giới bao gồm: mô hình an sinh xã hội cơ bản; mô hình an sinh xã hội m c tiêu, mô hình an sinh xã hội nghiệp đoàn; mô hình an sinh xã hội bao quát; Nguyễn Thị Lan Hương, Đặng Kim Chung, Lưu Quang Tuấn, Nguyễn Bích Ngọc, Đặng Hà Thu đã đề cập đế mô hình an sinh xã hội – ba tr cột bao gồm: trợ giúp xã hội; bảo hiểm xã hội; bảo đảm việc làm. Theo Ban Kinh tế khu vực Châu Mỹ Latinh và Caribe (2002) thì mô hình an sinh xã hội – 3 tr cột là mô hình an sinh xã hội truyền thống. Ngoài ra, các tác giả Nguyễn Thị Lan Hương, Đặng Kim Chung, Lưu Quang Tuấn, Nguyễn Bích Ngọc, Đặng Hà Thu (2013) đã đề cập đến mô hình an sinh xã hội 3P bao gồm: phòng ngừa rủi ro; bảo vệ khỏi tác hại của rủi ro; thúc đẩy phát triển năng lực phòng chống và giảm hại rủi ro; Mạc Tiến Anh (2005) cho rằng an sinh xã hội bao gồm: Bảo hiểm xã hội; Trợ giúp xã hội; Trợ cấp gia đình; Các quỹ tiết kiệm xã hội; Các dịch v xã hội khác được tài trợ bằng nguồn vốn công cộng [03].

V Các vấn đề xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương (2017) cho rằng Ở Việt Nam, cấu trúc của hệ thống ASXH vừa mang những đặc điểm phổ quát vừa mang những nét đặc thù.Với đặc trưng của chế độ chính trị, bản chất nhân văn, ưu việt vì con người, của chế độ xã hội, yếu tố lịch sử, địa lý và điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta, có thể thấy cấu trúc của hệ thống ASXH gồm 3 tr cột: (1) BHXH (bao gồm cả BHYT, bảo hiểm thất nghiệp); (2) Ưu đãi xã hội; (3) Bảo trợ xã hội (bao gồm trợ giúp xã hội và cứu trợ xã hội). Xét về thực chất, ba tr cột này là nhằm thực hiện 3 chức năng chiến lược của hệ thống ASXH: Phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và khắc ph c rủi ro. So với mô hình phổ biến trên thế giới, hệ thống ASXH ở nước ta có một cấu phần đặc thù, đó chính là chính sách ưu đãi xã hội. Chính sách này nhằm thực hiện m c tiêu cao cả là đền ơn, đáp nghĩa đối với sự hy sinh, công lao đặc biệt và cống hiến to lớn của những người có công với cách mạng, với đất

nước; thực hiện trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội chăm lo, bảo đảm cho người có công có cuộc sống ổn định và ngày càng được cải thiện.Trong ba tr cột nêu trên, BHXH, BHYTlà những bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống ASXH, còn gọi là tr cột chính của ASXH, đã được thể chế hóa bằng Luật BHXH, được Quốc hội thông qua ngày 29/06/2006 và Luật BHYT, được Quốc hội thông qua ngày 14/11/2008.Các chế độ BHXH, BHYT bắt buộc theo luật định hiện nay ở nước ta bao gồm: (1) Ốm đau; (2) Thai sản; (3) Dưỡng sức và ph c hồi sức khỏe; (4) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; (5) Hưu trí; (6) Tử tuất; (7) Khám, chữa bệnh BHYT; (8) Bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm: Trợ cấp thất nghiệp; H trợ học nghề; H trợ tìm việc làm [50].

1.1.3. Nghiên cứu các vấn đề thực tiễn an sinh xã hội

Nguyễn Hải Hữu (2006) nghiên cứu đề tài“Phát triển hệ thống ASXH trong bối cảnh nền kinh tế thị trường”. Đề tài thuộc chương trình đánh giá 20 năm đổi mới và Mai Ngọc Cường (2006) nghiên cứu đề tài cấp nhà nước về “Cơ sở khoa học của việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH ở nước ta giai đoạn 2006 – 2015” (Mã số: KX.02.02/06-10),đã làm rò cơ sở lý luận và các quan điểm, chính sách ASXH trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, cách tiếp cận của nghiên cứu này về ASXH là: đó là sự đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng trước những biến động về kinh tế, xã hội và tự nhiên làm cho họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm, bị ốm đau, bệnh tật hoặc tử vong; cho những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế, những nạn nhân chiến tranh, những người bị thiên tai dịch họa… Nghiên cứu đã phân tích tình hình thực hiện các chính sách ASXH của nước ta thời gian qua như: chính sách BHXH, chính sách BHYT; bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tự nguyện, trợ giúp xã hội, ưu đãi người có công… [11].

Nguyễn Trọng Đàm & Đặng Nguyên Anh (2013) đã có bài viết “An sinh xã hội ở Việt Nam – Thực trạng và đề xuất mô hình, giải pháp”, các tác giả cho rằng hệ thống an sinh xã hội Việt Nam đang gặp phải nhiều thách thức lớn, trong đó có thách thức từ chính hệ thống chính sách an sinh xã hội còn cồng kềnh, chồng chéo với hơn 230 văn bản do các chủ thể là Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan khác nhau ban hành và tổ chức thực hiện [08].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022