Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội - 22

2.2. Các yếu tố khách quan

C1. Các yếu tố loại hình doanh nghiệp ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động? Lý do tại sao?

C2. Các yếu tố loại hình ngành nghề ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động? Lý do tại sao?

C3. Các yếu tố quy mô doanh nghiệp, vốn, tài sản, lợi nhuận thu được hằng năm của doanh nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động? Lý do tại sao?

C4. Các yếu tố chính sách và pháp luật ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động? Lý do tại sao?

C5. Các yếu tố tổ chức thực hiện chính sách của cơ quan bảo hiểm xã hội có ảnh hưởng tới sự tham gia BHXH của người lao động như thế nào? Lý do tại sao?

3. Các đặc trưng của quan hệ lao động ảnh hưởng tới sự tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp

C1. Ý kiến của ông (bà) về quan hệ chủ - thợ hoặc chủ doanh nghiệp - người lao động hiện nay như thế nào? Có nhiều mâu thuẫn không? Mâu thuẫn gì là quan trọng nhất?

C2. Theo ông (bà), doanh nghiệp đã từng có tranh chấp về BHXH giữa doanh nghiệp và công nhân không? Việc này có thường xuyên không? Các tranh chấp này hiện nay trong doanh nghiệp có không? Mức độ nghiêm trọng có lớn không? Ý kiến của ông (bà) về vấn đề này như thế nào?

C3. Theo ông (bà), khi có tranh chấp lao động, tranh chấp bảo hiểm xã hội giữa người lao động và người sử d ng lao động thì ai là người đứng ra bảo vệ cho người lao động? (tự mình, nhóm bạn bè, đồng nghiệp; công đoàn….). Lý do tại sao?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

C4. Ông (bà) có dám đấu tranh với chủ doanh nghiệp khi có vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội xảy ra đối với mình không? Tại sao?

***

Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội - 22

HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở HÀ NỘI

HIỆN NAY


(Đối tượng là cán bộ bảo hiểm xã hội Việt Nam và cán bộ cơ quan quản l nhà nước)

Để nghiên cứu về chính sách bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động, chúng tôi xin phép được trao đổi với ông (bà). Chúng tôi không chia sẻ tên của ông (bà) với bất cứ ai? Xin ông (bà) cứ trao đổi lại nếu chưa r thông tin, câu hỏi đưa ra. Chúng tôi mong muốn các thông tin thu nhận được sẽ góp thêm một phần cho cuộc sống của người lao động, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức thực thi chính sách BHXH được cải thiện ngày một tốt hơn.

PHẦN I. CÁC THÔNG TIN CHUNG

Tập trung tìm hiểu các thông tin sau:

- Tuổi:

- Giới tính:

- Cơ quan công tác:

- Công việc đang làm? Có đảm nhận vị trí lãnh đạo, quản lý không?

- Thâm niên nghề nghiệp:


PHẦN II. NỘI DUNG

1. Thực trạng tham gia BHXH bắt buộc của người lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài nhà nước

1.1. Nhận thức của cán bộ bảo hiểm xã hội và cán bộ cơ quan quản l nhà nước về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động

C1. Ông (bà) đánh giá như thế nào về sự cần thiết tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại doanh nghiệp của người lao động? Và tại sao Ông (bà) lại cho rằng cần thiết?

C2. Ông (bà) đánh giá như thế nào về các chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và nhà nước về việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động tại các doanh nghiệp hiện nay? Đầy đủ? hay không đầy đủ? Đâu là những hạn chế cần phải khắc ph c, sửa chữa?

C3. Ông (bà) có nhìn nhận như thế nào về vai trò, vị thế của công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp? Họ có khả năng chăm lo, bảo vệ, đại diện cho người lao động trong quan hệ với chủ sử d ng lao động hay doanh nghiệp không? Khi có vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp, công đoàn có bảo vệ được quyền lợi cho người lao động không?

C4. Ông (bà) nhìn nhận như thế nào về vai trò, vị thế của người công nhân trong doanh nghiệp? Họ có biết và có khả năng bảo vệ quyền lợi bảo hiểm xã hội khi doanh nghiệp vi phạm không?

C5. Ông (bà) đánh giá về những mặt được (thuận lợi) và những mặt chưa được (hạn chế, khó khăn) trong thực thi chính sách BHXH hiện nay của cơ quan? Nguyên nhân?

C6. Ông (bà) cho rằng có những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến việc chấp hành pháp luật bảo hiểm xã hội cho người lao động tại doanh nghiệp:

- Về phía chủ doanh nghiệp

- Về người lao động

- Về công đoàn

- Về phía cơ quan quản lý nhà nước

- Về cơ quan bảo hiểm xã hội (tổ chức thực hiện chính sách) Và tại sao Ông (bà) lại cho là như vậy?

1.2. Thái độ của cán bộ bảo hiểm xã hội và cán bộ cơ quan quản l nhà nước về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

C1. Ông (bà) đồng tình hay không đồng tình với các chính sách, pháp luật liên quan đến bảo hiểm xã hội hiện nay? Lý do tại sao? Đâu là những l hổng trong chủ trương, chính sách liên quan đến bảo hiểm xã hội hiện nay?

C2. Ông (bà) đồng tình hay không đồng tình với trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc giúp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội? Lý do tại sao?

C3. Ông (bà) đồng tình hay không đồng tình với trách nhiệm của các tổ chức công đoàn trợ giúp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội? lý do tại sao?

C4. Ông (bà) đồng tình hay không đồng tình với trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động? Lý do tại sao?

1.3. Hành động của cán bộ bảo hiểm xã hội và cán bộ cơ quan quản l nhà nước trong việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

C1. Ông (bà) đánh giá như thế nào về việc thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước về tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động tại các doanh nghiệp hiện nay? Đâu là những thuận lợi và hạn chế trong thực thi chính sách, pháp luật?

C2. Việc thanh tra ngành bảo hiểm xã hội, thanh tra lao động thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp đã mang lại hiệu quả như thế nào? Chế tài xử lý vi phạm được áp d ng ra sao?

C3. Ông (bà) nhận định như thế nào về tình hình vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội hiện nay tại doanh nghiệp? Những loại doanh nghiệp? người sử d ng lao động nào thường vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội?

C4. Những khó khăn, thuận lợi và thách thức, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp?

1.4. Giải pháp trợ giúp việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động

C1, Ông (bà) có giải pháp gì để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp không?

C2. Làm thế nào để cải thiện tình hình thực thi pháp luật về bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp tốt hơn?

2. Các yếu tố tác động đến việc tham gia hoặc không tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp

2.1. Các yếu tố chủ quan

C1. Theo ông (bà) yếu tố nhận thức (trình độ học vấn, sự hiểu biết …) của người lao động ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động? Lý do tại sao?

C2. Theo ông (bà) việc hiểu biết các thông tin về quy định và quyền lợi tham gia bảo hiểm xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động? Lý do tại sao?

C3. Theo ông (bà) lương và thu nhập hiện tại của người lao động có ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động?

C4. Ý kiến của ông (bà) về đời sống người công nhân trong doanh nghiệp hiện nay? Những thuận lợi, khó khăn và thách thức?

2.2. Các yếu tố khách quan

C1. Các yếu tố loại hình doanh nghiệp ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động? Lý do tại sao?

C2. Các yếu tố loại hình ngành nghề ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động? Lý do tại sao?

C3. Các yếu tố quy mô doanh nghiệp, vốn, tài sản, lợi nhuận thu được hằng năm của doanh nghiệp ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động? Lý do tại sao?

C4. Các yếu tố chính sách và pháp luật ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động? Lý do tại sao?

C5. Các yếu tố tổ chức thực hiện thu BHXH có ảnh hưởng tới sự tham gia BHXH của người lao động như thế nào? Lý do tại sao?

3. Các đặc trưng của quan hệ lao động ảnh hưởng tới sự tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp

C1. Theo ông (bà) mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động ảnh hưởng tới sự tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp hiện nay?

C2. Theo ông (bà), khi có tranh chấp lao động, tranh chấp bảo hiểm xã hội giữa người lao động và người sử d ng lao động thì ai là người đứng ra bảo vệ cho người lao động? (tự mình, nhóm bạn bè, đồng nghiệp; công đoàn….). Lý do tại sao?

C3. Vai trò của các tổ chức công đoàn (bảo vệ người lao động) đã ảnh hưởng tới sự tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp hiện nay như thế nào?


***

HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở HÀ NỘI

HIỆN NAY


(dành cho người chủ doanh nghiệp/ người quản l doanh nghiệp)

Để nghiên cứu về chính sách bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động, chúng tôi xin phép được trao đổi với ông (bà). Chúng tôi không chia sẻ tên của ông (bà) với bất cứ ai? Xin ông (bà) cứ trao đổi lại nếu chưa r thông tin, câu hỏi đưa ra. Chúng tôi mong muốn các thông tin thu nhận được sẽ góp thêm một phần cho cuộc sống của người lao động, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được cải thiện ngày một tốt hơn.


PHẦN I. CÁC THÔNG TIN CHUNG

Tập trung tìm hiểu các thông tin sau:

- Tuổi:

- Giới tính:

- Doanh nghiệp đang thuộc loại hình gì (FDI, Tư Nhân/ngoài nhà nước):

- Quy mô doanh nghiệp (số lao động):

- Công việc hay vị trí quản lý trong doanh nghiệp ?

- Kinh nghiệm (thời gian) tham gia quản lý doanh nghiệp:

- Có tham gia tổ chức Đảng, Đoàn thể chính trị - xã hội trong doanh nghiệp hay đại biểu dân cử địa phương không (hoặc trước đây đã từng tham gia) ?

PHẦN II. NỘI DUNG

1. Thực trạng tham gia BHXH bắt buộc của người lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài nhà nước

1.1. Nhận thức của người quản l doanh nghiệp về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động

C1. Ông (bà) đánh giá như thế nào về sự cần thiết tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại doanh nghiệp của người lao động? Và tại sao Ông (bà) lại cho rằng cần thiết?

C2. Ông (bà) đánh giá như thế nào về các chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và nhà nước về việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động tại các doanh nghiệp hiện nay? Đầy đủ? hay không đầy đủ? Đâu là những hạn chế cần phải khắc ph c, sửa chữa?

C3. Ông (bà) có nhìn nhận như thế nào về vai trò, vị thế của công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp? Họ có khả năng chăm lo, bảo vệ, đại diện cho người lao động trong quan hệ với chủ sử d ng lao động hay doanh nghiệp không? Khi có vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp, công đoàn có bảo vệ được quyền lợi cho người lao động không?

C4. Ông (bà) nhìn nhận như thế nào về vai trò, vị thế của người công nhân trong doanh nghiệp? Họ có biết và có khả năng bảo vệ quyền lợi bảo hiểm xã hội khi doanh nghiệp vi phạm không?

C5. Ông (bà) đánh giá về những mặt được (thuận lợi) và những mặt chưa được (hạn chế, khó khăn) trong thực thi chính sách BHXH hiện nay tại doanh nghiệp nói chung? Nguyên nhân?

C6. Ông (bà) cho rằng có những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến việc chấp hành pháp luật bảo hiểm xã hội cho người lao động tại doanh nghiệp:

- Về phía chủ doanh nghiệp

- Về người lao động

- Về công đoàn

- Về phía cơ quan quản lý nhà nước

- Về cơ quan bảo hiểm xã hội (tổ chức thực hiện chính sách) Và tại sao Ông (bà) lại cho là như vậy?

1.2. Thái độ của doanh nghiệp về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động

C1. Ông (bà) đồng tình hay không đồng tình với trách nhiệm bảo đảm an sinh xã hội của doanh nghiệp cho người lao động? Lý do tại sao?

1.3. Hành động của người quản l doanh nghiệp về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động

C1. Ông (bà) đánh giá như thế nào về việc thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước về tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động tại các doanh nghiệp hiện nay? Những khó khăn, thuận lợi và thách thức, hạn chế trong việc tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp hiện nay? Nguyên nhân?

C2. Ông (bà) nhận định như thế nào về tình hình vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội hiện nay tại doanh nghiệp? Những loại doanh nghiệp? người sử d ng lao động nào thường vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội?

C3. Trên thực tế, hằng năm, nhiều doanh nghiệp trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội cho người lao động? Ý kiến của ông bà về hiện tượng này?

C4. Việc thanh tra ngành bảo hiểm xã hội, thanh tra lao động thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp có ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không? Có Kiến nghị, đề xuất gì không?

C5. Có ý kiến cho rằng, doanh nghiệp còn có khó khăn trong thực hiện các thủ t c tham gia BHXH cho người lao động (thủ t c tham gia phức tạp; thái độ nhân viên chưa thân thiện?...) ? Kiến nghị, đề xuất các giải pháp để tăng hiệu quả chính sách, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp?

1.4. Giải pháp trợ giúp việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động

C1. Ông (bà) có mong muốn, đề xuất giải pháp gì để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp không?

+ Với Chính phủ?

+ Với chính quyền địa phương

+ Các cơ quan tổ chức khác?

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022