Các Yêu Cầu Và Nguyên Tắc Chung Trong Lập Và Trình Bày Bctc


thông tin phân loại theo bản chất để đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng.

Khác nhau:



IAS 1

VAS 21


Thông tin về cổ tức

- DN phải trình bày hoặc trên BCKQHĐKD hoặc trên TMBCTC giá trị cổ tức trên mỗi cổ phiếu.

- Năm 2007, thì DN phải trình bày hoặc trên BCTĐVCSH hoặc trên TMBCTC


Quy định trình bày trên TMBCTC.

Mẫu biểu

Không quy định mẫu biểu cứng nhắc nhằm tạo ra sự linh hoạt cho DN.

Trình bày BCKQHĐKD trên mẫu có sẵn B02-DN.


Báo cáo lợi nhuận tổng hợp

Năm 2007, IAS 1 đổi BCKQHĐKD

thành Báo cáo lợi nhuận tổng hợp được cho phép trình bày với một trong hai báo cáo sau:

- Trong một báo cáo tổng hợp các khoản thu nhập; hoặc

- Trong 2 báo cáo: báo cáo trình bày lãi/lỗ (BCKQHĐKD riêng) và báo cáo trình bày lãi/lỗ và các khoản thu nhập khác.


Trình bày một báo cáo lãi/lỗ duy nhất (BCKQHĐKD riêng)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong trình bày báo cáo tài chính - 5

Bảng 2.3. Sự khác khau về BCKQHĐKD giữa VAS và IAS

- Dù là trình bày chung hoặc kết hợp hai báo cáo riêng lẻ, nhưng về cơ bản phải phản ánh:

i) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (Net income): đây là kết quả đã thực hiện đối với các hàng hóa, dịch vụ hay các giao dịch làm ảnh hưởng đến VCSH.

ii) Lợi nhuận tổng hợp khác (Other Comprehensive Income): đây là kết quả những giao dịch ảnh hưởng đến VCSH và được ghi nhận trực tiếp vào VCSH (không kể các khoản các nguồn gốc từ chủ sở hữu). Các thành phần của lợi nhuận tổng hợp khác bao gồm: Lãi/lỗ đối với việc đánh giá lại tài sản, lãi/lỗ đối với quỹ lợi ích nhân viên xác định, lãi/lỗ từ chuyển đổi BCTC của cơ sở hoạt động ở nước ngoài, lãi/lỗ đối với công cụ phòng ngừa rủi ro tiền tệ.

iii) Lợi nhuận kế toán: là tất cả những khoản thu nhập, chi phí ảnh hưởng đến VCSH (không kể các khoản có nguồn gốc từ chủ sở hữu).

- Ảnh hưởng của lợi nhuận tổng hợp trên BCĐKT: Về bản chất, các BCĐKT lập vào cuối kỳ kế toán trước và cuối kỳ kế toán hiện hành điều thể hiện biến động nguồn VCSH. Sự biến động nguồn VCSH kỳ này so với kỳ trước


được xem xét trước hết có phải là do phân phối hay đóng góp của chủ sở hữu. Nếu không do phân phối hay đóng góp thì sự thay đổi này là kết quả từ lợi nhuận tổng hợp, mà nguồn tạo ra lợi nhuận tổng hợp chính là kết quả hoạt động kinh doanh của DN.

2.2.5.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo kế toán tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền trong kỳ báo cáo của DN. Căn cứ bào báo cáo này người ta có thể đánh giá về khả năng tạp ra tiền, sự biến động tài sản thuần của DN, khả năng thanh toán cũng như tình hình lưu chuyển tiền của kỳ tiếp theo, trên cơ sở đó dự đoán được nhu cầu và khả năng tài chính của DN. Giữa VAS 24 và IAS 74 thì có sự giống nhau và khác nhau như sau:

Giống nhau:

- Trình bày riêng biệt 3 hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.

- Các dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có thể lập và trình bày theo 2 phương pháp:

i) Phương pháp trực tiếp trình bày từng khoản mục tiền thu và tiền chi chủ yếu;

ii) Phương pháp gián tiếp điều chỉnh lợi nhuận hoặc lỗ thuần khỏi các tác động của các giao dịch phi tiền tệ, các khoản thu và chi tiền hoãn lại hoặc dồn tích của các hoạt động trong quá khứ hoặc trong tương lai và các khoản thu nhập và chi phí liên quan đến các dòng tiền từ hoạt động đầu tư hoặc tài chính.

- Thay đổi quyền sở hữu trong công ty con và các DN khác: DN phải trình bày một cách tổng hợp về cả việc mua và thanh lý các công ty con hoặc các đơn vị kinh doanh khác.

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái từ việc chuyển đổi tiền và các khoản tương đương tiền có gốc ngoại tệ phải được trình bày riêng biệt trên BCLCTT.

- Các giao dịch không bằng tiền: các giao dịch về đầu tư và tài chính không yêu cầu sử dụng tiền hay các khoản tương đương tiền thì không được trình bày trong BCLCTT.

- Các luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh, đầu tư hoặc tài chính thì phải được báo cáo trên cơ sở thuần.

Khác nhau:






IAS 7

VAS 24


Tiền và các khoản tương đương tiền

Bao gồm các khoản thấu chi ngân hàng nếu các khoản thấu chi này là một bộ phận không thể tách rời của các khoản tiền của DN.


Không đề cập vấn đề này.

Tỷ giá hoái đối trong giao dịch ngoại tệ

Sử dụng tỷ giá tại ngày lập BCLCTT. Có thể sử dụng tỷ giá trung bình xấp xĩ bằng tỷ giá thực tế.

Sử dụng tỷ giá hối đoái tại thời điểm phát sinh giao dịch.

Các luồng tiền của công ty liên doanh, liên kết

Có 2 phương pháp:

- Phương pháp giá gốc;

- Phương pháp VCSH.


Không đề cập vấn đề này.

Bảng 2.4. Sự khác nhau về BCLCTT giữa VAS và IAS

2.2.5.4. Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu

Theo tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế IASC/IASB yêu cầu các công ty phải lập và trình bày BCTĐVCSH5 cung cấp thêm thông tin cho người sử dụng, trong khi Bộ Tài chính Việt Nam lại không quy định về lập và trình bày báo cáo dạng này vào CMKT. Thông tin do BCTĐVCSH cung cấp được IASC/IASB cho rằng sẽ hữu ích đối với các nhà đầu tư, chủ nợ và những đối tượng sử dụng thông tin khác. Do không được quy định trong CMKT Việt Nam nên việc dẫn đến sự khác biệt là không thể tránh khỏi cụ thể là: các thông tin về thay đổi VCSH theo CMKT Việt Nam thì sẽ được trình bày trong TMBCTC còn đối với CMKT quốc tế thì sẽ được trình bày riêng thành một bảng báo cáo độc lập.

2.2.5.5. Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống BCTC kế toán của DN được lập để giải thích một số vấn đề về hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của DN trong kỳ báo cáo mà các BCTC kế toán khác không thể trình bày rò ràng và chi tiết được. Tuy niên giữa VAS 21 và IAS 016 lại có những điểm giống và khác nhau như sau:

Giống nhau:

- So với IAS 01 và VAS 21 giống nhau cơ bản về cấu trúc của bản TMBCTC:

+ Đưa ra các thông tin về cơ sở dùng để lập BCTC và các chính sách cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và sự kiện quan trọng;

+ Trình bày các thông tin theo quy định của các CMKT mà chưa được trình bày trong các BCTC khác;



5 Xem phụ lục 6


+ Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các BCTC khác, nhưng lại cần thiết cho biệt trình bày trung thực và hợp lý.

Bản TMBCTC phải được trình bày một cách có hệ thống. Mỗi khoản mục trong BCĐKT, BCKQHĐKD và BCLCTT cần phải đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong bản TMBCTC.

- Các chính sách kế toán trong TMBCTC cần được trình bày các đặc điểm sau:

+ Cơ sở đo lường (hoặc cơ sở) được sử dụng trong việc lập các BCTC.

+ Mỗi chính sách kế toán cụ thể là điều cần thiết cho sự hiểu biết đúng đắn của các BCTC.

- Các thông tin khác trên bản TMBCTC - DN cần cung cấp các thông tin sau đây, trừ khi các thông tin này đã được cung cấp trong tài liệu khác đính kèm BCTC được công bố:

+ Trụ sở và loại hình pháp lý của DN, quốc gia đã chứng nhận tư cách pháp nhân của DN và địa chỉ của trụ sở DN (hoặc của cơ sở kinh doanh nếu khác với trụ sở);

+ Phần mô tả tính chất các nghiệp vụ và các hoạt động chính của DN;

+ Tên của công ty mẹ và công ty mẹ của cả tập đoàn;

+ Số lượng công nhân viên tại thời điểm cuối niên độ hoặc số lượng công nhân viên bình quân trong niên độ.

Khác nhau:

- Cũng như đã nêu sự khác nhau trên BCTĐVCSH nên điểm khác biệt rò rệt nhất là các thông tin về thay đổi vốn chủ sở hữu và các thông tin về vốn cổ phần, cổ tức chỉ được trình bày trong TMBCTC đối với VAS 21.

- Tuy nhiên IAS 01 đến năm 2003 có trình bày thêm thông tin công bố các quyết định và thông tin về các ước tính không chắc chắn. Năm 2005 lại tiếp tục được sửa đổi trình bày thêm thông tin về vốn. Năm 2008 bổ sung thêm nội dung công cụ tài chính và nghĩa vụ phát sinh trên tính thanh khoản.

2.2.6. Các yêu cầu và nguyên tắc chung trong lập và trình bày BCTC

Việc lập và trình bày BCTC phải tuân thủ theo các yêu cầu quy định của CMKT về trình bày BCTC, gồm: Trung thực và hợp lý. Khi lập và trình bày BCTC phải đảm bảo các nguyên tắc: hoạt động liên tục, Cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu và tập hợp, bù trừ, có thể so sánh.

- Hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động


của mình. Nếu báo cáo tài chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần được nêu rò, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến cho doanh nghiệp không được coi là đang hoạt động liên tục.

- Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. DN phải lập các BCTC theo cơ sở dồn tích ngoại trừ các thông tin liên quan đến luồng tiền.

- Nhất quán: Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi:

i) Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện; hoặc

ii) Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày.

- Trọng yếu và tập hợp: Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. Khi trình bày báo cáo tài chính, một thông tin được coi là trọng yếu nếu không trình bày hoặc trình bày thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào quy mô và tính chất của các khoản mục được đánh giá trong các tình huống cụ thể nếu các khoản mục này không được trình bày riêng biệt. Để xác định một khoản mục hay một tập hợp các khoản mục là trọng yếu phải đánh giá tính chất và quy mô của chúng.

- Bù trừ: Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên báo cáo tài chính không được bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ . Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được bù trừ khi:

i) Được quy định tại một chuẩn mực kế toán khác; hoặc

ii) Các khoản lãi, lỗ và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện giống nhau hoặc tương tự và không có tính trọng yếu.

- Có thể so sánh: Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính của kỳ trước. Các thông tin so sánh cần phải bao gồm cả các thông tin diễn giải bằng lời nếu điều này là cần thiết


giúp cho những người sử dụng hiểu rò được báo cáo tài chính của kỳ hiện tại. Khi thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính, thì phải phân loại lại các số liệu so sánh (trừ khi việc này không thể thực hiện được nhằm đảm bảo khả năng so sánh với kỳ hiện tại, và phải trình bày tính chất, số liệu và lý do việc phân loại lại. Nếu không thể thực hiện được việc phân loại lại các số liệu tương ứng mang tính so sánh thì doanh nghiệp cần phải nêu rò lý do và tính chất của những thay đổi nếu việc phân loại lại các số liệu được thực hiện.

2.3. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu cũng như đánh giá về hòa hợp kế toán trong trình bày BCTC

Thực tế cho thấy IASB đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc ban hành các nguyên tắc, các quy định nhằm hướng đến mục tiêu hòa hợp kế toán. Cùng với tiến trình đó đã đặt ra vấn đề về hòa hợp kế toán làm cho sự quan tâm của nhiều người ngày càng gia tăng và cũng từ đó, nhiều nghiên cứu về hòa hợp kế toán ở các khía cạnh khác nhau đã được công bố.

2.3.1. Kết quả nghiên cứu về sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và Quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC Hợp nhất - Từ chuẩn mực đến thực tiễn Tại Việt Nam, một nghiên cứu về sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc

tế trong việc lập và trình bày BCTC Hợp nhất - từ chuẩn mực đến thực tiễn với việc sử dụng các công cụ như hệ số JACC có điều chỉnh, chỉ số ABSE, DIV và AD cho 14 nội dung hòa hợp về mặt trình bày BCTC và 21 nội dung hòa hợp về mặt đo lường BCTC đã cho ra kết quả nghiên cứu sau khi được thông qua kiểm định Wilcoxon thì đã có bằng chứng chắc chắn rằng CMKT Việt Nam có mức độ hòa hợp thấp so với các IAS/IFRS được ban hành sau năm 2004. Có sự khác biệt đáng kể trong mức độ hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam với IAS (2003) và IFRS (2011), mức độ hòa hợp giảm từ IAS (2003) - 50% đến IFRS (2011) – 26,32%.

2.3.2. Kết quả nghiên cứu đo lường mức độ hòa hợp giữa BCTC của Tunisia và Chuẩn mực BCTC Quốc tế (IFRS)

Theo Ali Alnaas cho rằng: “Những người quan tâm đến sự hài hòa trong thực tế cho dù theo thời gian hoặc tại các thời điểm để đo lường mức độ hài hòa, kết quả thu được từ những nghiên cứu này sẽ khác nhau. Mặc dù phần lớn đã phát hiện ra rằng mức độ hài hòa giảm dần theo thời gian hoặc là thấp hơn, ít người đã tìm thấy đều ngược lại. Trong cuộc nghiên cứu về mức độ hài hòa gần đây Ali Alnaas đã thực đo lường 54 báo cáo thường niên của các công ty được niêm yết trên Thị trường Tunisia và 54 báo cáo thường niên của các công ty được niêm yết trong Thị trường giao lưu quốc tế - London và Thị trường ngoại Paris tại thời điểm năm 2005 và năm 2010 để đánh. Và kết quả nghiên cứu về mức độ hài hòa giữa BCTC của Tunisia và


Chuẩn mực BCTC quốc tế tại 2 thời điểm năm 2005 và năm 2010 đều bằng 54%. Với mức kết quả này cho thấy từ năm 2005 đến năm 2010 thì không có sự gia tăng trong sự hài hòa

2.3.3. Kết quả nghiên cứu đo lường sự hòa hợp kế toán và CMKT

Trong bài báo của Fontes, Rodriruez và Craig (2005:415) có 3 phương pháp (khoảng cách Euclidean, hệ số Jaccard và hệ số tương quan Spearman) được sử dụng để đo lường mức độ hòa hợp CMKT và thành công đạt được sự hội tụ giữa hai bộ CMKT (CMKT quốc gia và IFRS) tại Bồ Đào Nha cho giai đoạn 1977 – 2003. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên mẫu 43 vấn đề kế toán sử dụng các kỹ thuật của Rahman et al (1996).

Các kết quả thu được bằng khoảng cách Euclidean thì rất khó giải thích cho việc có ý nghĩa nghiên cứu. Tuy nhiên, các dữ liệu chỉ có thể được sử dụng như là một thước đo phổ biến về mức độ hội tụ, nhưng hạn chế giúp ích trong việc cung cấp việc đo lường chính xác (Fontes et al 2005:428).

Ngược lại, kết quả của hệ số Jaccard được hiểu theo nghĩa khách quan hơn (Kết quả tăng theo thời gian cho thấy một điều kiện tiên quyết về hòa hợp CMKT). Có nghĩa là mức độ hòa hợp (59%) giữa CMKT Bồ Đào Nha với Quốc tế đạt được trong giai đoạn 1989-2003 cho 43 nội dung kế toán được phân tích (Fontes et al 2005:433).

Sử dụng hệ số tương quan Spearman kiểm chứng giả thuyết H0: CMKT Bồ Đào Nha và IFRS sử dụng các phương pháp kế toán tương tự; H1: Không có sự tương quan đáng kể giữa CMKT Bồ Đào Nha và IFRS cho giai đoạn 1977-1989 (NA) và 1989-1995 (NB). Kết quả là giả thuyết H0 bị bác bỏ do tồn tại sự khác biệt đáng kể giữa CMKT Bồ Đào Nha và IFRS và thiếu sự hội tụ CMKT.

Cuối cùng giai đoạn 1995-2003 (NC), đã có một sự tương quan đáng kể giữa CMKT Bồ Đào Nha và IFRS (2005:433). Điều này có thể kết luận rằng sự hòa hợp của Bồ Đào Nha với IFRS bắt đầu từ năm 1991, khi Ban CMKT Bồ Đào Nha (CNC) đưa ra CMKT (DCS) tương tự CMKT quốc tế có nghĩa là mức độ hòa hợp sẽ tăng nếu các CMKT được ban hành tương tự như CMKT quốc tế.

2.3.4. Đo lường sự hòa hợp CMKT giữa Úc và New Zealand

Rehman et al (1996: 337.328.330) kiểm tra khả năng về việc đo lường sự hài hòa

các CMKT của các nước đã đạt được thống kê thực nghiệm so sánh giữa đo lường và yêu cầu công bố cho các công ty được liệt kê ở Úc và New Zealand. Các phân loại được dùng trong nghiên cứu như sau:


1 – Bắt buộc áp dụng các CMKT cho tất cả các công ty được liệt kê;

2 – Yêu cầu áp dụng trong sự cho phép phù hợp với CMKT và khuôn khổ pháp lý quốc gia;

3 – Không quy định (Không cần thiết, cũng không bị cấm); 4 – Nghiêm cấm việc áp dụng

Cách tiếp cận này đã góp phần tạo ra các nghiên cứu với 518 các yêu cầu về công bố thông tin trong đó có 31 danh mục và 469 nguyên tắc về đo lường trong 28 danh mục. Thiết lập các yêu cầu công bố thông tin được so sánh với nhau liên quan đến CMKT, các quy định và các yêu cầu pháp luật. Dựa vào khoảng cách giữa khoảng thời gian và mối quan hệ tỷ lệ thuận với các yêu cầu công bố thông tin và đo lường trong trường hợp của Úc và New Zealand có thể kết luận rằng sự hòa hợp về việc đo lường các yêu cầu có mức độ hòa hợp cao hơn. Điều này có nghĩa rằng các quy tắc công khai ít hòa hợp.

2.4. Những vấn tiếp tục nghiên cứu

Trong các nghiên cứu trong nước cũng như nước ngoài đã được công bố ngoại trừ các nghiên cứu điển hình như nghiên cứu của Ali Alnaas về đo lường mức độ hòa hợp giữa BCTC của Tunisia và IFRS, nghiên cứu về sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC hợp nhất từ chuẩn mực đến thực tiễn của TS. Trần Hồng Vân thì phần lớn các nghiên cứu về sự hòa hợp cũng như đo lường mức độ hòa hợp thì đối tượng nghiên cứu là toàn hệ thống CMKT quốc gia với IAS/IFRS. Kết quả các nghiên cứu trên đã cho thấy kết quả của sự hòa hợp CMKT lại cho ra hai khuynh hướng: một là mức độ hòa hợp giảm dần theo thời gian, hai là mức độ hòa hợp tăng theo thời gian. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đi sâu vào phân tích mức độ hòa hợp của từng nội dung trong chuẩn mực kế toán về trình bày BCTC. Chính vì để hiểu rò hơn cũng như có cái nhìn cụ thể hơn về hai khuynh hướng trên và Việt Nam thuộc khuynh hướng nào cho nên việc tiếp tục nghiên cứu để kiểm định lại kết quả này mà nội dung là một chuẩn mực kế toán sẽ được chia theo từng nhóm nội dung, nguyên tắc kế toán cụ thể.

2.5. Giả thuyết về sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và Quốc tế trong trình bày BCTC

Khi xây dựng các các chuẩn mực kế toán, quan điểm xuyên suốt của Việt Nam là tuân thủ hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế. VAS cơ bản đã được xây dựng dựa trên IAS/IFRS, theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, VAS đã cơ bản tiếp cận với IAS/IFRS, phản ánh được phần lớn các giao dịch

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí