Trình Bày Thông Tin Kế Toán Hàng Tồn Kho Trên Báo Cáo Tài Chính


Có các TK 152, 153, 156 theo giá trị ghi sổ. Chênh lệch giữa giá trị đánh giá lại và giá trị ghi sổ được kế toán ghi nhận vào bên Nợ TK 811 hoặc bên Có TK 711.

(6) Trường hợp trả lại hàng cho người bán, kế toán căn cứ vào hóa đơn hàng trả lại, phiếu xuất kho và các chứng từ liên quan khác để ghi tăng vốn bằng tiền hoặc ghi giảm công nợ phải trả người bán vào bên Nợ các TK 111, 112, 331 theo tổng giá thanh toán, ghi giảm giá trị hàng tồn kho vào bên Có các TK 152, 153, 156 theo giá trị hàng trả lại và ghi giảm thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) vào bên Có TK 133(1).

(7) Trường hợp khoản CKTM hoặc giảm giá hàng bán nhận được sau khi mua hàng thì kế toán phải căn cứ vào tình hình biến động của hàng mua để phân bổ số CKTM, giảm giá hàng bán được hưởng dựa trên số hàng còn tồn kho, số đã xuất dùng nội bộ hoặc đã bán trong kỳ để ghi tăng vốn bằng tiền hoặc ghi giảm công nợ phải trả người bán vào bên Nợ các TK 111, 112, 331 theo tổng giá thanh toán, ghi giảm giá trị hàng tồn kho vào bên Có các TK 152, 153, 156 nếu hàng còn tồn kho hoặc ghi giảm giá vốn hàng bán vào bên Có TK 632 nếu hàng đã tiêu thụ hoặc ghi giảm chi phí chi phí quản lý kinh doanh vào bên Có TK 642 nếu hàng xuất tiêu dùng nội bộ, đồng thời ghi giảm thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) vào bên Có TK 133(1).

(8) Đối với hàng tồn kho thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê thì mọi trường hợp phát hiện phát hiện thiếu hụt, mất mát hàng ở bất kỳ khâu nào đều phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân, xác định người phạm lỗi. Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế toán:

- Nếu do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ phải tiến hành ghi sổ bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán.

- Nếu giá trị hàng thiếu chưa xác định được nguyên nhân, chờ xử lý, căn cứ vào giá trị hao hụt, kế toán ghi tăng giá trị tài sản thiếu chờ xử lý vào bên Nợ TK 138(1), ghi giảm giá trị hàng tồn kho vào bên Có các TK 152, 153, 156. Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định xử lý, kế toán ghi Nợ TK 111 nếu người phạm lỗi nộp tiền mặt để bồi thường, ghi Nợ TK 138(8) nếu người bồi thường chưa bồi thường, ghi Nợ TK 334 nếu trừ vào tiền lương của người phạm lỗi,… đồng thời ghi Có TK 138(1).


(9) Đối với hàng tồn kho bị ứ đọng, không cần dùng, khi thanh lý, nhượng bán, căn cứ vào phiếu xuất kho và các chứng từ liên quan khác kế toán ghi tăng giá vốn hàng bán vào bên Nợ TK 632 và ghi giảm giá trị hàng tồn kho vào bên Có các TK 152, 153, 156 theo giá vốn xuất kho.

Sơ đồ kế toán giảm hàng tồn kho theo phương pháp KKTX (Phụ lục 1.14)

b. Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK

(1) Đầu kỳ, căn cứ vào giá trị hàng tồn kho đã kết chuyển cuối kỳ trước kế toán kết chuyển trị giá hàng tồn kho đầu kỳ bằng việc ghi tăng giá trị mua hàng vào bên Nợ TK 611 và ghi giảm giá trị hàng tồn kho vào bên Có các TK 151, 156, 157,…

(2) Trong kỳ, căn cứ vào hóa đơn và các chứng từ liên quan khác, kế toán ghi tăng giá trị hàng mua trong kỳ vào bên Nợ TK 611, ghi tăng thuế GTGT được khấu trừ vào bên Nợ TK 133(1) (nếu có), đồng thời ghi Có các TK 111, 112, 331, … theo tổng giá thanh toán.

(3) Nếu trong kỳ phát sinh các khoản CKTM, giảm giá hàng mua hoặc hàng mua trả lại do hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách,… kế toán ghi Nợ TK 111, 112, 331 theo tổng giá thanh toán, ghi giảm giá trị hàng mua vào bên Có TK 611, đồng thời ghi giảm thuế GTGT được khấu trừ vào bên Có TK 133(1) (nếu có).

(4) Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp thực hiện kiểm kê để xác định số lượng và giá trị hàng tồn kho cuối kỳ. Căn cứ vào giá trị hàng tồn kho đầu kỳ, cuối kỳ và giá trị hàng tồn kho nhập trong kỳ, kế toán xác định giá trị hàng tồn kho xuất trong kỳ. Kế toán kết chuyển giá trị hàng tồn kho cuối kỳ vào bên Nợ các TK 151, 152, 153, 156,… và ghi Có TK 611. Căn cứ vào giá trị hàng tồn kho xuất bán trong kỳ, kế toán ghi tăng giá vốn hàng bán vào bên Nợ TK 632 và ghi Có TK 611.

Sơ đồ kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK (Phụ lục 1.15)

Sổ kế toán

Tùy thuộc vào hình thức kế toán áp dụng mà doanh nghiệp sử dụng các sổ kế toán để phản ánh tình hình nhập, xuất hàng tồn kho có thể khác nhau. Theo thông tư 133/2016/TT-BTC, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các hình thức kế toán sau: Nhật ký chung; Chứng từ ghi sổ; Nhật ký – Sổ cái.

* Hình thức kế toán Nhật ký chung:


- Kế toán hàng tồn kho sử dụng các sổ kế toán sau:

+ Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết vật liệu dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa; Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.

+ Sổ kế toán tổng hợp: Sổ Nhật ký chung; Sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có); Sổ cái các tài khoản hàng tồn kho như 151, 152, 153, 156, 157,…

- Trình tự ghi sổ kế toán (Phụ lục 1.16):

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan đến hàng tồn kho như Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho,… để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung. Sau đó, căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái các tài khoản hàng tồn kho liên quan. Nếu doanh nghiệp có mở sổ kế toán chi tiết thì các nghiệp vụ kinh tế phát sinh còn được ghi vào các sổ kế toán chi tiết hàng tồn kho. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, kế toán cộng số liệu trên Sổ cái, lập Bảng cân đối tài khoản. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập BCTC.

* Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái:

- Kế toán hàng tồn kho sử dụng các sổ kế toán sau:

+ Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết vật liệu dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa; Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.

+ Sổ kế toán tổng hợp: Nhật ký - Sổ cái

- Trình tự ghi sổ kế toán (Phụ lục 1.17):

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ liên quan đến hàng tồn kho như Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho,… hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán xác định TK ghi Nợ, TK ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký - Sổ cái. Sau đó, kế toán ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột SPS ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng TK ở phần Sổ cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khóa sổ để cộng SPS Nợ, SPS Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết được đối chiếu với số liệu của từng TK trên Sổ Nhật ký - Sổ cái. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu sẽ được sử dụng để lập BCTC.

* Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:

+ Sổ kế toán tổng hợp: Chứng từ ghi sổ; Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ; Sổ cái các tài khoản hàng tồn kho như 151, 152, 153, 156, 157,…

- Trình tự ghi sổ kế toán (Phụ lục 1.18):

Hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào các chứng từ liên quan đến hàng tồn kho như Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho,… hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ cái các tài khoản hàng tồn kho. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, căn cứ vào Sổ cái kế toán lập Bảng cân đối tài khoản. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập BCTC.

1.2.2.4 Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

* Đối tượng lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Theo thông tư 48/2019/TT-BTC, đối tượng lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là những hàng tồn kho có giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau: Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ tài chính hoặc các bằng chứng hợp lý khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho; Là hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm lập BCTC năm.

* Nguyên tắc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

- Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi có những bằng chứng tin cậy về sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho.

- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm lập BCTC.

- Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính theo từng loại vật tư, hàng hóa tồn kho.

ghi tăng giá vốn hàng bán. Trường hợp ngược lại thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập bằng việc ghi giảm dự phòng giảm giá hàng tồn kho và ghi giảm giá vốn hàng bán.

* Công thức xác định: Theo điều 4 thông tư 48/2019/TT-BTC, mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được xác định theo công thức sau:



Mức dự phòng giảm giá HTK


=

Lượng HTK thực tế tại thời điểm lập BCTC năm


x

Giá gốc HTK theo sổ kế toán


-

Giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.

Kế toán hàng tồn kho tại Công ty cổ phần thiết bị và phụ tùng Đông Dương - 6

Trong đó:

- Giá gốc hàng tồn kho được xác định theo quy định tại VAS 02 và văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

- Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho do doanh nghiệp tự xác định là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ SXKD bình thường tại thời điểm lập BCTC năm trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

* Chứng từ sử dụng:

- Hóa đơn, chứng từ phản ánh giá gốc của hàng tồn kho được lập dự phòng.

- Biên bản kiểm kê hàng tồn kho tại thời điểm lập dự phòng.

- Bảng tổng hợp mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

- Các bằng chứng đáng tin cậy về giá bán và chi phí ước tính tính cho hàng tồn kho được lập dự phòng.

* Tài khoản sử dụng: TK 229(4) – “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” được sử dụng để phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

* Phương pháp kế toán:

(1) Khi lập BCTC, so sánh số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này với số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập kỳ trước, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ kỳ trước thì kế toán trích

thì kế toán hoàn nhập phần chênh lệch bằng cách ghi giảm dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào bên Nợ TK 229(4) và ghi giảm giá vốn hàng bán vào bên Có TK 632.

(2) Đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho bằng việc ghi giảm dự phòng giảm hàng tồn kho vào bên Nợ TK 229(4) thể hiện số được bù đắp bằng dự phòng và ghi giảm giá trị hàng tồn kho vào bên Có các TK 152, 153, 156,… Nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng thì kế toán ghi tăng giá vốn hàng bán vào bên Nợ TK 632.

Sơ đồ kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Phụ lục 1.19)

* Sổ kế toán: Tùy thuộc vào hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng mà sổ kế toán sử dụng để phản ánh dự phòng giảm giá hàng tồn kho cũng có thể khác nhau. Ví dụ, nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chung, kế toán sử dụng các sổ kế toán tổng hợp là sổ nhật ký chung và sổ cái TK 229 còn nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ, kế toán sử dụng các sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ và sổ cái TK 229.

1.2.2.5 Trình bày thông tin kế toán hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính

Theo thông tư 133/2016/TT-BTC, các thông tin về kế toán hàng tồn kho sẽ được trình bày trên các BCTC sau: Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B01a- DNN); Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNN); Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DNN) và Bản thuyết minh BCTC (Mẫu số B09-DNN).

* Trình bày thông tin kế toán hàng tồn kho trên Báo cáo tình hình tài chính:

Toàn bộ giá trị hiện có các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình SXKD của doanh nghiệp (sau khi trừ đi dự phòng giảm giá hàng tồn kho) tại thời điểm báo cáo được trình bày tại chỉ tiêu “Hàng tồn kho” – Mã số 140. Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 142.

Tổng giá trị của hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo được trình bày tại chỉ tiêu “Hàng tồn kho” - Mã số 141. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ các TK 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157.

hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

* Trình bày thông tin kế toán hàng tồn kho trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Chi phí về hàng tồn kho được trình bày trong khoản mục “Giá vốn hàng bán” gồm giá gốc của hàng tồn kho đã bán, khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, chi phí sản xuất chung không được phân bổ.

* Trình bày thông tin kế toán hàng tồn kho trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập theo phương pháp gián tiếp, thông tin về hàng tồn kho được trình bày tại chỉ tiêu “Tăng, giảm hàng tồn kho” – Mã số 11. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của các tài khoản hàng tồn kho (không bao gồm số dư của TK 229(4)) trên cơ sở đã loại trừ: Giá trị hàng tồn kho dùng cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản hoặc hàng tồn kho dùng để trao đổi lấy TSCĐ, bất động sản đầu tư; Chi phí sản xuất thử được tính vào nguyên giá TSCĐ hình thành từ xây dựng cơ bản. Thông tin về dự phòng giảm giá hàng tồn kho được trình bày tại chỉ tiêu “Các khoản dự phòng” – Mã số 04. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chênh lệch giữa số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ của các khoản dự phòng tổn thất tài sản trong đó có dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng phải trả trên Báo cáo tình hình tài chính.

* Trình bày thông tin kế toán hàng tồn kho trên Bản thuyết minh BCTC:

Trên Bản thuyết minh BCTC, doanh nghiệp cần trình bày được các thông tin cơ bản liên quan đến hàng tồn kho gồm:

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Nêu rõ hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc hay theo giá trị thuần có thể thực hiện được.

- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Nêu rõ doanh nghiệp áp dụng phương pháp bình quân gia quyền hay nhập trước xuất trước,… để tính giá trị hàng tồn kho.

- Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Nêu rõ doanh nghiệp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên cơ sở chênh lệch lớn hơn của giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho. Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho có được xác định đúng quy định của VAS 02 hay không?

1.3 Kế toán hàng tồn kho dưới góc độ kế toán quản trị

Theo Luật kế toán 2015: “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”. KTQT hàng tồn kho là một bộ phận của KTQT nhằm thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin cụ thể về hàng tồn kho phục vụ cho mục đích quản trị nội bộ trong doanh nghiệp. KTQT hàng tồn kho không chỉ cung cấp thông tin quá khứ mà còn cung cấp những thông tin mang tính chất định hướng nhằm giúp nhà quản trị đánh giá và ra các quyết định kinh tế phù hợp. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng định mức, dự toán hàng tồn kho, thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin về hàng tồn kho một cách phù hợp và hiệu quả.

1.3.1 Định mức và dự toán hàng tồn kho

Dự toán hàng tồn kho được hiểu là những tính toán, dự kiến, phối hợp một cách chi tiết và toàn diện về hàng tồn kho, cách thức huy động và sử dụng hàng tồn kho để thực hiện một khối lượng công việc nhất định trong một khoảng thời gian nhất định được biểu hiện bằng một hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị. Dự toán hàng tồn kho giúp doanh nghiệp dự kiến được trước nhu cầu về vốn, giá trị vốn nằm trong hàng tồn kho để có phương án huy động, sử dụng vốn hiệu quả. Vì vậy, dự toán hàng tồn kho cần được xây dựng chính xác, khoa học và phù hợp với khả năng, điều kiện của doanh nghiệp.

Dự toán hàng tồn kho cuối kỳ:

Dự toán hàng tồn kho cuối kỳ là bản kế hoạch chi tiết xác định sản lượng, giá trị hàng tồn kho cuối kỳ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và dự trữ trong tương lai của doanh nghiệp. Việc xây dựng dự toán hàng tồn kho cuối kỳ giúp doanh nghiệp có thể chủ động trong nguồn hàng, trong việc lập kế hoạch SXKD, tránh tình trạng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/10/2022