Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong trình bày báo cáo tài chính - 2

2.5. Giả thuyết về sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và Quốc tế trong trình bày BCTC 27

3.1. Đo lường mức độ hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và Quốc tế trong trình bày BCTC 29

3.1.1. Phương pháp nghiên cứu lựa chọn 29

3.1.1.1. Hệ số Jaccard có điều chỉnh 30

3.1.1.2. Chỉ số Absence 30

3.1.1.3. Khoảng cách Average 31

3.1.1.4. Đánh giá sự thay đổi mức độ hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam với CMKT Quốc tế trong việc trình bày BCTC 31

3.1.1.5. Dữ liệu cần thiết 32

3.2. Kiểm định giả thuyết về sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và Quốc tế về trình bày BCTC 32

3.3. Kết luận về giả thuyết 45

Chương 4: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ 46

4.1. Đánh giá chung 46

4.2. Một số giải pháp cụ thể 47

4.2.1. Hoàn thiện hệ thống BCTC 47

4.2.2. Trình bày các thông tin về thay đổi VCSH thành một báo cáo riêng 48

4.2.3. Các thông tin cần được trình bày trên BCLCTT 49

4.2.4. Nghiên cứu và cung cấp thêm các thông tin trên TMBCTC 49

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50

5.1. Kết luận 50

5.2. Kiến nghị 50

5.2.1. Đối với Quốc Hội 50

5.2.2. Đối với Bộ Tài chính 51

5.2.3. Đối với Hội nghề nghiệp 51

5.2.4. Đối với cơ sở đào tạo 51

5.2.5. Đối với các DN Việt Nam 51

5.3. Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO i

PHỤ LỤC vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1. Thống kê áp dụng IFRS theo khu vực địa lý Bảng 2.2. Sự khác nhau về BCĐKT giữa VAS và IAS Bảng 2.3. Sự khác nhau về BCKQHĐKD giữa VAS và IAS Bảng 2.4. Sự khác nhau về BCLCTT giữa VAS và IAS Bảng 3.1. Các loại yêu cầu áp dụng của nguyên tắc kế toán

Bảng 3.2. Các nội dung về nguyên tắc, phương pháp trình bày BCTC Bảng 3.3. Mức độ hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế năm 1997 Bảng 3.4. Mức độ hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế năm 2005 Bảng 3.5. Mức độ hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế năm 2007 Bảng 3.6. Mức độ hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế năm 2014 Bảng 3.7. Bảng tổng hợp mức độ hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS

Bảng 3.8. Thử nghiệm Wilcoxon cho JACC, ABSE và AD giữa CMKT Việt Nam

với IAS 1997 và IAS/IFRS 2014

Bảng 3.9. Chi tiết sự thay đổi mức độ hòa hợp trong từng nội dung kế toán giữa CMKT Việt Nam với IAS 1997 và IAS/IFRS 2014

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ

Biểu đồ 2.1. Thống kê tình hình áp dụng IFRS theo khu vực địa lý Sơ đồ 2.3. Ảnh hưởng của lợi nhuận tổng hợp trên BCĐKT

Hình 1.1. Khung nghiên cứu của luận văn

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Tên đầy đủ Tiếng Việt

Tên đầy đủ Tiếng Anh

BCTC

Báo cáo tài chính


BCĐKT

Bảng cân đối kế toán


BCKQHĐKD

Báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh


BCLCTT

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ


BCTĐVCSH

Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu


TMBCTC

Thuyết minh báo cáo tài chính


CMKT

Chuẩn mực kế toán


DN

Doanh nghiệp


IAS

Chuẩn mực kế toán quốc tế

International Accounting Standard

IASC

Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế

International Accounting

Standard Committee

IASB

Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế

International Accounitng

Standar Board

IFRS

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

International Financial

Reporting Standart

IOSCO

Tổ chức quốc tế các Ủyban chứng khoán

International Organization of

Securities Commissions

CM BCTC

Chuẩn mực báo cáo tài chính


VAS

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Vietnamese Accounting Standart

QĐ-BTC

Quyết định - Bộ tài chính


ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Association of South East

Asian Nations

AEC

Cộng đồng kinh tế ASEAN

ASEAN Economic Community

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong trình bày báo cáo tài chính - 2


Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Hệ thống CMKT quốc tế ban đầu ra đời với mục tiêu hòa hợp nhằm giảm bớt sự khác biệt trong hệ thống CMKT quốc gia, tức làm cho hệ thống CMKT quốc gia chạy trên hai đường thẳng song song nhau cùng với CMKT quốc tế, thì giờ đây lại chuyển sang mục tiêu hội tụ, tức muốn hệ thống CMKT quốc gia phải gặp hệ thống CMKT quốc tế tại một điểm chung. Mỗi quốc gia, khu vực đều thực hiện những chiến lược của mình để có thể hội tụ với CMKT quốc tế nhưng nhìn chung đều thực hiện chiến lược hội nhập từng phần với IFRS tức chỉ hội tụ những bộ phận mà có thể đáp ứng sự phát triển của thị trường vốn quốc tế. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài chiến lược trên. Chính vì vậy để đạt được mục tiêu “hội tụ” thì trước hết phải xây dựng một nền tảng thật sự vững chắc đó chính là “hòa hợp”.

Đến nay, Việt Nam đã xây dựng và ban hành được 26 chuẩn mực kế toán. Việc xây dựng dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế là nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch trong BCTC của các doanh nghiệp, phản ánh được các giao dịch của nền kinh tế thị trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Mặc dù vậy, VAS hiện nay vẫn bộc lộ nhiều điểm khác biệt với IAS/IFRS. Từ khi được chính thức áp dụng cho đến nay, về nội dung đã có những lạc hậu nhất định so với các IAS (International Accounting Standard – tạm dịch: CMKT quốc tế) và IFRS (International Financial Reporting Standard – tạm dịch: Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế) và các VAS vẫn chưa lần nào được sửa đổi, bổ sung.

Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của Việt Nam mà việc áp dụng toàn bộ các chuẩn mực kế toán quốc tế mà cụ thể là chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính vào thực tiễn hoạt động kinh doanh ở Việt Nam là chưa thể thực hiện được. Chính nguyên nhân đó khiến cho chuẩn mực kế toán Việt Nam dù được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn có nhiều điểm khác biệt mang tính trọng yếu.

Do đó, mà việc tìm hiểu về sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong trình bày báo cáo tài chính là thật sự cần thiết. Một mặt góp phần làm rò thực trạng về sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế trong trình bày BCTC; mặt khác, góp phần làm sáng tỏ khoảng cách giữa VAS với IAS/IFRS, đồng thời đề xuất các giải pháp mang tính định hướng góp phần thúc đẩy sự phát triển chuẩn mực kế toán Việt Nam phù hợp quá trình hội nhập quốc tế. Xuất phát từ các lý do trên mà tôi chọn đề tài: “Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong trình bày báo cáo tài chính” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu của đề tài là đo lường mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC, từ đó thấy được mức độ hòa hợp cũng như những tồn tại, đồng thời đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao quá trình hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS nói chung và trong trình bày BCTC nói riêng.

1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống các cơ sở lý thuyết về sự hòa hợp kế toán trong trình bày BCTC và tổng quan sơ lược về các nghiên cứu có liên quan đến nội dung đề tài.

- Xây dựng giả thuyết về mức độ hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS trong trình bày BCTC.

- Xây dựng phương pháp nghiên cứu phù hợp.

- Kiểm định giả thuyết để đo lường mức độ hòa hợp.

- Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao quá trình thực hiện hòa hợp VAS và IAS/IFRS trong trình bày BCTC.

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu

- Câu hỏi 1: Thực trạng cơ sở lý thuyết về sự hòa hợp kế toán trong trình bày BCTC và một số nghiên cứu có liên quan hiện nay?

- Câu hỏi 2: Giả thuyết về sự hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS về trình bày BCTC được xây dựng như thế nào?

- Câu hỏi 3: Phương pháp nghiên cứu nào đuợc lựa chọn?

- Câu hỏi 4: Có kết luận như thế nào đối với giả thuyết về sự hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS trong trình bày BCTC đã được kiểm định?

- Câu hỏi 5: Cần có giải pháp cũng như những kiến nghị như thế nào để góp phần tăng cường mức độ hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS trong trình bày BCTC?

1.3. Phương pháp nghiên cứu và khung nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra thì việc xác định các phương pháp nghiên cứu là vô cùng quan trọng và góp phần rất lớn cho hiệu quả nghiên cứu. Việc đo lường mức độ hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS trong trình bày BCTC chủ yếu sử dụng phương pháp sau:

- Phương pháp thu thập thông tin, phân tích, so sánh: Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được thực hiện về hòa hợp kế toán, sự hòa hợp về các chuẩn mực kế toán nói chung và chuẩn mực kế toán về lập BCTC nói riêng. Thu thập các thông tin về IAS/IFRS về trình bày BCTC qua từng thời kỳ, VAS về trình bày BCTC.


- Phương pháp đặt giả thuyết: Từ các nghiên cứu cũng như các thông tin có liên quan đến đề tài đã được thu thập ở trên được đưa vào làm nền tảng cho việc tiến hành đặt giả thuyết về sự hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS trong trình bày BCTC.

- Phương pháp định lượng: Các công cụ dùng để đo lường mức độ hòa hợp như hệ số Jaccar có điều chỉnh, chỉ số Absence, khoảng cách Average và thống kê mô tả sẽ được sử dụng để đo lường mức độ hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS trong trình bày BCTC. Sau đó, kiểm định lại với mức ý nghĩa 5%.

Để có một cái nhìn khái quát hơn về toàn bộ quá trình nghiên cứu của đề tài thì sơ đồ 01 sẽ thể hiện điều đó:

Phương pháp quan sát và thu thập

Hệ thống các lý thuyết về sự hòa hợp kế toán trong trình bày BCTC

Phương pháp đặt giả thuyết

Phương pháp thống kê

Các kiến nghị và giải pháp để nâng cao tiến trình hòa hợp

Kết quả nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu

Xác định mục tiêu nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp định lượng

Hình 1.1. Khung nghiên cứu của luận văn

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Nội dung nghiên cứu

Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC.

1.4.2. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế về trình bày BCTC qua từng giai đoạn (năm 1997, 2005, 2007 và 2014).

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí