Các Nhân Tố Ảnh Hướng Đến Tiến Trình Áp Dụng Ias/ifrs Tại Việt Nam


hồi quy, các tác giả chỉ ra được các nhân tố như: quy mô doanh nghiệp, nhu cầu tài chính hiệu quả tài chính giải thích đáng kể quyết định áp dụng chuẩn mực quốc tế. Sau đó, Affes và Callimaci (2007) cũng tập trung nghiên cứu các động lực dẫn đến việc áp dụng sớm IAS/IFRS của các công ty niêm yết tại Đức và Áo. Dựa vào mẫu 106 công ty, kết quả cho thấy quy mô doanh nghiệp tác động cùng chiều với xu hướng sớm vận dụng IAS/IFRS.

Trong thời kỳ số lượng các nghiên cứu về các nước đang phát triển còn khan hiếm, Zeghal và Mhedhbi (2006) đã tiến hành nghiên cứu các nhân tố quyết định đến việc áp dụng IAS/IFRS tại các quốc gia này. Nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu trên 32 quốc gia đang phát triển đã áp dụng IAS/IFRS và 32 quốc gia đang phát triển chưa áp dụng, cuối cùng đưa ra kết luận rằng, các nước đang phát triển có thị trường vốn, trình độ giáo dục tiên tiến tăng trưởng kinh tế cao có nhiều xu hướng áp dụng IAS/IFRS.

Zehri và Chouaibi (2013) thực hiện nghiên cứu dựa trên mẫu 74 các nước đang phát triển, với mục tiêu xác định các nhân tố giải thích cho sự lựa chọn áp dụng IAS/IFRS của các nước này tính đến năm 2008. Các nhân tố mà nghiên cứu đưa ra bao gồm: (1) Văn hóa, (2) Tăng trưởng kinh tế, (3) Mức độ sẵn có của thị trường vốn, (4) Trình độ giáo dục (5) Mở cửa với thế giới bên ngoài, (6) Hệ thống pháp lý và (7) Chính trị. Kết quả chỉ ra rằng, phần lớn các nước đang phát triển có xu hướng áp dụng IAS/IFRS thường có mức tăng trưởng kinh tế cao, cùng với hệ thống pháp lý dựa trên thông luật (common law) và trình độ giáo dục tiên tiến.

Stainbank (2014) trong nghiên cứu đã sử dụng các nhân tố bao gồm tăng trưởng kinh tế, trình độ giáo dục, mở cửa kinh tế, văn hóa, quy mô thị trường vốn dựa trên mẫu 32 quốc gia châu Phi. Tác giả cho thấy, các quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng nhanh, mức độ vốn hóa thị trường cao có nhiều khả năng áp dụng IFRS. Bên cạnh đó, văn hóa là biến giải thích có ý nghĩa nhất, cho rằng các quốc gia châu Phi với nền văn hóa gần với Anh thì khả năng áp dụng IFRS lớn hơn.

Nghiên cứu của Baker et al (2007) cho rằng sự khác biệt kế toán của các quốc gia phải kể đến đó là yếu tố kinh tế và pháp lý. Đây là hai nhân tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến việc lựa chọn chính sách, chiến lược phát triển của hệ thống chuẩn mực của quốc gia.

Nghiên cứu của Alia & Branson (2010) cho rằng sự đa dạng trong kế toán của các quốc gia phát xuất từ nhóm các môi trường như môi trường kinh tế, chính trị, luật và thuế, kinh doanh, nghề nghiệp và các yếu tố môi trường luôn có sự kết hợp và tác động lẫn nhau.


Fatma Zehri & Jamel Chouaibi (2013) đã đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IAS/ IFRS của 74 quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế, giáo dục đào tạo, hệ thống pháp luật có ảnh hưởng đến việc áp dụng IAS/IFRS.

Phan Thi Hong Duc, Bruno Mascitelli & Meropy Barut (2014) đã nghiên cứu những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của Việt Nam khi áp dụng IFRS. Tại việt Nam, các nhân tố về môi trường tác động đến hệ thống kế toán Việt Nam được quan tâm của các nghiên cứu điển hình trước đây như Vũ Hữu Đức (1999), Tăng Thị Thanh Thủy (2009), Trình Quốc Việt (2009), Phạm Thị Thanh Hà (2009), Phan Thi Hong Duc (2010), Trần Quốc Thịnh (2014)... Mỗi tác giả có những nhận định riêng về các yếu tố tác động nhưng tựu chung đều cho rằng các yếu tố môi trường đã có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình hình thành và phát triển hệ thống kế toán cũng như việc áp dụng IAS/IFRS.

Từ những kết quả nghiên cứu trên đã cho ta thấy rằng có 5 nhân tố cơ bản tác động đến việc áp dụng IAS/IFRS bao gồm: i) Nhân tố kinh tế; ii) Nhân tố chính trị; iii) Nhân tố pháp lý; iv) Hệ thống tài chính; v) Môi trường văn hóa.

2.1.5.2. Các nhân tố ảnh hướng đến tiến trình áp dụng IAS/IFRS tại Việt Nam

Như trên đã trình bày, các quốc gia có sự khác biệt đáng kể về môi trường kinh tế, pháp lý, chính trị, hệ thống tài chính và văn hóa. Điều này đã tác động đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế. Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển trong khu vực và quốc tế cũng đã chịu tác động bởi các yếu tố môi trường trong quá trình hình thành và phát triển CMKT.

- Nhân tố kinh tế: Theo báo cáo năm 2012 của Ngân hàng thê giới (World Bank, 2012), Việt Nam một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất. Nền kinh tế ngày một cởi mở, đặc biệt là khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào năm 2007, đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong việc hội nhập với nền kinh tế thế giới. Đây chính là động lực cũng như áp lực từ bên ngoài đòi hỏi Việt Nam phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống CMKT phù hợp với IAS/IFRS nếu Việt Nam thật sự muốn mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với thế giới. Cũng theo báo cáo năm 2012 của Ngân hàng thế giới, lĩnh vực kinh tế tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng, nhưng khu vực kinh tế nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế; dẫn đến sở hữu nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế. Một khi các DN nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thì kế toán được sử dụng như một công cụ của nhà nước để quản lý các DN. Điều này được thê hiện rò ở đặc thù của hệ thống kế toán Việt


Nam, đó là mặc dù đã ban hành CMKT nhưng vẫn còn tồn tại chế độ kế toán ở Việt Nam. Việc duy trì chế độ kế toán ở Việt Nam là cách để các cơ quan quản lý nhà nước dễ quản lý công tác kế toán tài chính của các DN (Yang và Nguyen, 2003). Đây là trở ngại đối với việc áp dụng IAS/IFRS ở Việt Nam vì IAS/IFRS chú trọng cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà đầu tư và các đối tượng khác chứ không phải phục vụ cho cơ quan quản lý nhà nước.

- Nhân tố chính trị: Nhóm nhân tố chính trị có tác động mạnh mẽ đến quá trình hội tụ kế toán quốc tế và điều này khá đúng với Việt Nam. Quá trình hình thành các CMKT Việt Nam phản ảnh ý chí của Nhà nước Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu để đạt được các mục tiêu chính trị và kinh tế. Nguyen Cong Phuong & Jacques Richard (2011) cho rằng Việt Nam ban hành các CMKT xuất phát từ áp lực để được chấp nhận là thành viên của WTO. Khi chuẩn bị gia nhập WTO và thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam đã dứt khoát và mạnh mẽ thực hiện quá trình hình thành CMKT với xuất phát điểm hầu như bằng không. Một lần nữa, khi Việt Nam trong tiến trình gia nhập tổ chức Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương cũng như Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), các CMKT Việt Nam được khởi động bằng việc ban hành 8 dự thảo CMKT và các chuẩn mực này tương tự như chuẩn mực quốc tế về kế toán (IAS/IFRS).

- Nhân tố pháp luật: Tại Việt Nam, Chính phủ, cụ thể là Bộ Tài chính vẫn giữ vai trò chủ yếu trong việc xây dựng và ban hành hệ thống kế toán. Hội đồng ban hành CMKT bao gồm các thành viên đến từ nhiều các tổ chức khác nhau, tuy nhiên vai trò của họ không độc lập hoàn toàn và vẫn bị chi phối bởi các chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài chính. Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) vẫn chưa đóng vai trò chủ đạo trong việc ban hành các CMKT giống như các nước khác. Ngoài các yếu tố kể trên, thì hệ thống pháp luật được xem là một yếu tố rất quan trọng tác động đến hệ thống kế toán của các quốc gia. Việt Nam thuộc các nước áp dụng hình thức điển luật (code law) trong khi đó hầu hết các nước phát triển lại áp dụng hình thức thông luật (common law). Giữa 2 hệ thống luật này cũng có sự khác biệt lớn và ảnh hưởng đến việc ban hành các quy định pháp lý trong đó có các quy định về CMKT. Những nước áp dụng hình thức thông luật thường quy định các vấn đề về bảo vệ quyền cổ đông và yêu cầu về tính minh bạch của của thông tin cao hơn so với các nước áp dụng điển luật (Y Ding, 2007). Các quốc gia thuộc nhóm áp dụng hình thức thông luật thường ít ban hành những quy định chi tiết về kế toán hơn các quốc gia thuộc hệ thống điển luật (Nobes & Parker, 1995). Trong khi đó, IAS/IFRS được phát triển phù hợp với hệ thống luật và các yêu cầu của các nước theo


hình thức thông luật. Do đó, điều này sẽ ảnh hưởng đến quan điểm và cách thức ban hành các CMKT tại Việt Nam.

- Hệ thống tài chính: Hệ thống ngân hàng đóng vai trò chủ đạo trên thị trường tài chính ở Việt Nam, trong khi thị trường vốn vẫn còn non trẻ. Do đó, hệ thống tài chính ở Việt Nam được xếp vào loại “tín dụng nội bộ”, dẫn đến hệ thống kế toán chú trọng việc cung cấp thông tin cho chủ nợ hơn là các nhà đầu tư. Thị trường vốn Việt Nam còn non trẻ nên chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đâu tư Việt Nam có thói quen ra quyết định dựa trên “tâm lý đám đông”, nhưng ít dựa trên phân tích BCTC của DN. Như vậy, thị trường tài chính Việt Nam với những phân tích đã nói trên, không tạo ra động lực cần hoàn thiện VAS theo hướng tiếp cận với IAS/IFRS.

- Nhân tố văn hóa: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến sự phát triển của kế toán. Sự khác biệt về đặc điểm của văn hóa giữa các quốc gia tạo ra các hệ thống kế toán khác nhau. Các nước thuộc văn hóa Anglo- Saxon thường lựa chọn áp dụng hệ thống kế toán có các quy định chặt chẽ, trong khi đó các nước phương Tây lại có xu hướng lựa chọn và áp dụng hệ thống kế toán có các quy định linh hoạt và mềm dẻo hơn. Văn hóa Việt Nam thiên về xu hướng thận trọng tránh rủi ro, điều này bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên và lịch sử. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy và cách thức ban hành chuẩn mực và hệ thống chính sách kế toán của Việt Nam. Thực tế cho thấy, hệ thống chính sách và CMKT của Việt Nam được ban hành theo hướng thận trọng, đề cao sự tuân thủ các qui định, hạn chế các ước tính kế toán và những vấn đề mang tính xét đoán. Trong khi đó, IFRS lại mang tính linh hoạt mở, nhiều ước tính, dựa nhiều vào yếu tổ chủ quan và các xét đoán.

Như vậy với những đặc điểm kinh tế, chính trị, pháp luật, tài chính và văn hóa ở Việt Nam như đã nói ở trên, có thể thấy việc áp dụng IAS/IFRS ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Do đó mà Việt Nam không thể sử dụng nguyên bản IAS/IFRS mà cần phải xây dựng một hệ thống CMKT vừa phù hợp với IAS/IFRS vừa phù hợp với môi trường Việt Nam.

2.2. Tổng quan về báo cáo tài chính

2.2.1. Khái niệm về báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là sự tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính nhất định một cách có hệ thống do kế toán soạn thảo theo định kỳ được trình bày dưới dạng báo cáo tổng hợp theo cấu trúc nhất định, phù hợp với những nguyên tắc và quy định của kế toán nhằm cung cấp thông tin hữu ích về tình hình tài chính của doanh nghiệp cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán không chỉ giới hạn là những người quản lý ở bên trong các doanh nghiệp


hay phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước mà còn bao gồm cả các đối tượng, các thể nhân, pháp nhân bên ngoài doanh nghiệp như các nhà đầu tư, các chủ nợ, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, các đối tác kinh doanh… mỗi đối tượng sử dụng thông tin kế toán với mục đích rất khác nhau. Vì vậy mà nhu cầu thông tin là một đòi hỏi khách quan và không thể thiếu được trong sự vận hành của nền kinh tế.

2.2.2. Mục đích của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Để đạt mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:

a/ Tài sản;

b/ Nợ phải trả;

c/ Vốn chủ sở hữu;

d/ Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ; e/ Các luồng tiền.

2.2.3. Vai trò của báo cáo tài chính

Vai trò của Báo cáo tài chính là để đánh giá được tình hình tài chính của một công ty, để so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác. Báo cáo tài chính là một công cụ hữu ích nhất cho việc đánh giá so sánh giữa các doanh nghiệp. Từ báo cáo tài chính cho thấy tất cả những gì mà công ty nợ và sở hữu, lợi nhuận và các khoản lỗ trong một khoảng thời gian nhất định và vị thế của công ty thay đổi như thế nào từ những báo cáo cuối cùng của họ.

2.2.4. Các yếu tố của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tố của báo cáo tài chính. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định tình hình tài chính trong Bảng cân đối kế toán là Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là Doanh thu, Thu nhập khác, Chi phí và Kết quả kinh doanh.

2.2.4.1. Tình hình tài chính


Các yếu tố có liên quan trực tiếp tới việc xác định và đánh giá tình hình tài chính là Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Những yếu tố này được định nghĩa như sau:

Tài sản: Là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.

Nợ phải trả: Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.

Vốn chủ sở hữu: Là giá trị vốn của doanh nghiệp, được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị Tài sản của doanh nghiệp trừ (-) Nợ phải trả.

Khi xác định các khoản mục trong các yếu tố của báo cáo tài chính phải chú ý đến hình thức sở hữu và nội dung kinh tế của chúng. Trong một số trường hợp, tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng căn cứ vào nội dung kinh tế của tài sản thì được phản ảnh trong các yếu tố của báo cáo tài chính. Ví dụ, trường hợp thuê tài chính, hình thức và nội dung kinh tế là việc doanh nghiệp đi thuê thu được lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản thuê đối với phần lớn thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, đổi lại doanh nghiệp đi thuê có nghĩa vụ phải trả một khoản tiền xấp xỉ với giá trị hợp lý của tài sản và các chi phí tài chính có liên quan. Nghiệp vụ thuê tài chính làm phát sinh khoản mục "Tài sản" và khoản mục "Nợ phải trả" trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đi thuê

2.2.4.2. Tình hình kinh doanh

Lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận là doanh thu, thu nhập khác và chi phí. Doanh thu, thu nhập khác, chi phí và lợi nhuận là các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Các yếu tố Doanh thu, thu nhập khác và chi phí được định nghĩa như sau:

Doanh thu và thu nhập khác: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu.

Chi phí: Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán

dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.


Doanh thu, thu nhập khác và chi phí được trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để cung cấp thông tin cho việc đánh giá năng lực của doanh nghiệp trong việc tạo ra các nguồn tiền và các khoản tương đương tiền trong tương lai.

Các yếu tố doanh thu, thu nhập khác và chi phí có thể trình bày theo nhiều cách trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để trình bày tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, như: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh thông thường và hoạt động khác.

2.2.5. Hệ thống báo cáo tài chính

Nhìn chung hệ thống BCTC ở bất kỳ quốc giá nào trên thế giới đều cũng phải trình bày 4 báo cáo chủ yếu sau: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, TMBCTC, (Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu - Theo IAS 1)1

2.2.5.1. Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán hay còn gọi là bảng tổng kết tài sản là một BCTC kế toán tổng hợp phản ánh khái quát tình hình tài sản của DN tại một thời điểm nhất định, dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản. Về bản chất BCĐKT là một bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản với nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả của DN. Tuy nhiên so với IAS 012 thì với VAS 21 có những điểm giống và khác nhau như sau:

Giống nhau:

- BCTC đều phải trình bày tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu theo từng phần được tách riêng. Tài sản và nợ phải trả được phân loại theo tính chất ngắn hạn và dài hạn. Trường hợp không trình bày riêng biệt các tài sản và nợ phải trả thì tài sản và nợ phải trả phải được trình bày theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần.

- Với cả hai phương pháp trình bày, đối với từng khoản mục tài sản và nợ phải trả, DN phải trình bày tổng số tiền dự tính được thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, số tiền được thu hồi hoặc thanh toán sau 12 tháng.

- Việc điều chỉnh các khoản mục trình bày trên BCĐKT có thể bao gồm:

+ Việc trình bày riêng biệt trên BCĐKT, hoặc khi quy mô, bản chất hoặc chức năng của một khoản mục đòi hỏi phải trình bày riêng biệt nhằm phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của DN.


1 Xem phụ lục 1


+ Cách thức trình bày và sắp xếp theo thứ tự các yếu tố thông tin có thể được sửa đổi theo tính chất và đặc điểm hoạt động của DN nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho việc nắm bắt được tình hình tài chính tổng quan của DN.

Khác nhau:



IAS 1

VAS 21


Vốn cổ phần

- DN trình bày chi tiết hoặc trong BCĐKT hoặc trong TMBCTC.

- Năm 2007, thông tin về vốn cổ phần có thể được trình bày trong BCTĐVCSH.


Quy định trình bày trong TMBCTC

Mẫu biểu

Không quy định biểu mẫu cứng nhắc nhằm tạo ra sự linh hoạt cho DN.

Trình bày BCĐKT trên mẫu có sẵn B01-DN.


Nợ ngắn hạn, dài hạn

Năm 2003, IAS 1 được bổ sung thêm hai điều khoản về phân loại nợ là ngắn hạn khi:

- Được tổ chức cho mục đích thương mại; hoặc

- DN không được quyền trì hoãn vô điều kiện việc thanh toán ít nhất 12 tháng.


VAS 21 chưa đề cập

Báo cáo tình hình tài chính

Năm 2007, IAS 1 đổi tên BCĐKT thành Báo cáo tình hình tài chính.


Các khoản mục sửa đổi và bổ sung

- Tổng hợp các tài sản được giữ để bán và các tài sản thuộc nhóm dài hạn, nợ phải trả về thuế hiện hành và tài sản thuế hiện hành.

- Đổi tên khoản mục “Lợi ích cổ đông thiểu số” thành “Lợi ích cổ đông không kiểm soát”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong trình bày báo cáo tài chính - 4

Bảng 2.2. Sự khác nhau về BCĐKT giữa VAS và IAS

2.2.5.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một bảng BCTC kế toán tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và và kết quả kinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của DN trong một kỳ hạch toán. So với IAS 013 thì VAS 21 cũng có điểm giống và khác nhau như sau:

Giống nhau:

- Giai đoạn từ 1997 – 2005 Chuẩn mực chỉ yêu cầu lập BCKQHĐKD riêng tức là báo cáo trình bày lãi lỗ.

- Khi trình bày, các chi phí được phân loại theo tính chất và chức năng. Trong trường hợp phân loại chi phí theo chức năng, phần TMBCTC sẽ bổ sung



Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí