Sử dụng phương pháp Graph trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường THPT - 14

III. Tiến trình tổ chức dạy học

A) Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu

- Giới thiệu tên một số thành tựu của cuộc CMCN (máy hơi nước, tàu hỏa) cho học sinh.

- Kính thích sự tò mò, mong muốn của học sinh để tìm hiểu những điều chưa biết về cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu qua các hoạt động hình thành kiến thức mới.

- Tạo không khí sôi nổi trong lớp học

2. Phương thức tiến hành

GV đưa ra một đoạn thơ

Cuộc cách mạng một chấm không Cái máy hơi nước quay vòng xả hơi Xe ngựa chậm lắm mình ơi

Mình đi tàu hỏa tết rồi mẹ mong

Đáp án: Cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu

GV đặt câu hỏi: Em hãy cho cô biết những câu thơ trên nhắc đến sự kiện nào? Em biết gì về sự kiện đó?

3. Gợi ý sản phẩm

Sau khi học sinh trả lời, GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới:

Cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, các nước Châu Âu đã có bước phát triển nhảy vọt trong lĩnh vực sản xuất. Cuộc cánh mạng công nghiệp này diễn ra đầu tiên ở nước Anh sau đó lan sang nhiều nước khác ở Châu Âu. Đây được gọi là cuộc cách mạng công nghiệp một chấm không vì cuộc cách mạng này nhằm thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất thay thế cho lao động thủ công? Vậy những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng này là gì? Cái máy hơi nước, tàu hỏa được nhắc đến trong bài thơ do ai chế tạo? Hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp này ra sao thì chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu.

B) Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu tiền đề của cuộc cách mạng công nghiệp

* Mục tiêu của hoạt động

- Giải thích được những tiền đề của cuộc cách mạng công nghiệp.

* Phương thức tiến hành

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh đọc SGK cùng với sự chuản bị ở nhà trả lời các câu hỏi:

+ Vì sao cuộc cách mạng công nghiệp lại diễn ra đầu tiên ở nước Anh?

- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Hs đọc SGK cùng với việc chuẩn bị ở nhà trả lời câu hỏi.

- Báo cáo sản phẩm: GV mời học sinh xưng phong lên trả lời câu hỏi

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

* Định hướng kết quả: Tiền đề của cuộc cách mạng công nghiệp

- Thời gian: Từ những năm 60 của thế kỷ XVIII đến những năm 40 của thế kỷ XIX.

- Tiền đề:

+ Có nền kinh tế TBCN phát triển mạnh

+ Có hệ thống thuộc địa rộng lớn

+ Cách mạng tư sản nổ ra sớm

+ Nguồn nhân công dồi dào

+ Sự tiến bộ của kĩ thuật

Hoạt động 2: Tìm hiểu những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp

* Mục tiêu của hoạt động

- Trình bày được 6 thành tựu về máy móc, luyện kim, GTVT của cuộc CMCN Anh.

- Đánh giá được ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước của Giêm Oát.

* Phương thức tiến hành

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia cả lớp làm 4 nhóm và phát cho mỗi nhóm một phiều học tập mà GV đã chuẩn bị.GV cả lớp xem một đoạn video khoảng 2 phút về thành tựu của cuộc CMCN Anh và yêu cầu HS:

+ Quan sát đoạn video kết hợp với SGK để hoàn thành phiếu học tập trong khoảng thời gian 3 phút.

Câu hỏi trong phiếu học tập:

Hoàn thành Graph khuyết (sơ đồ) “Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp”

Theo em, thành tựu nào là quan trọng nhất? Vì sao?

+ Tại sao cuộc cách mạng công nghiệp lại diễn ra đầu tiên từ ngành dệt?

-Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS xem đoạn video cùng với việc tìm hiểu SGK, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập.

-Báo cáo sản phẩm: GV mời đại diện của các nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm mình, các nhóm khác nghe và bổ sung.

- GV nhận xét và đưa ra Graph “Thành tựu của cuộc CMCN” để học sinh chỉnh sửa, bổ sung vào bài của nhóm mình.

-GV lựu chọn một thành tựu tiêu biểu nhất để giới thiệu.

* Gợi ý sản phẩm

* Những phát minh về máy móc

+ Năm 1764, Giêm-ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gienni.

+ Năm 1769, Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.

+ Năm 1779, Crôm-tơn cải tiến máy kéo sợi tạo ra sản phẩm đẹp, bền hơn.

+ Năm 1785, Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước, năng suất tăng 40

lần.

+ Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước và đưa vào sử dụng và là

phát minh quan trọng nhất vì giảm sức lao động cơ bắp và tăng năng suất lao động.

* Luyện kim: năm 1735 phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép, năm 1784 lò luyện gang đầu tiên được xây dựng.

* Giao thông vận tải

+ Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.

+ Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên.

+ Giải thích: Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ vì: Những ngành này có truyền thống và phát triển mạnh ở Anh; thu hồi vốn nhanh, sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng.

Hoạt động 3: Tìm hiểu được hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp đối với nước Anh

* Mục tiêu của hoạt động

- Chứng minh được cuộc Cách mạng công nghiệp đã làm cho nền kinh tế xã hội của nước Anh có sự phát triển vượt bậc.

* Phương thức tiến hành

-Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh quan sát 2 hình ảnh: “Lược đồ nước Anh giữa thế kỉ XVIII” và “Lược đồ nước Anh giữa thế kỉ XIX” và trả lời câu hỏi:

+ Cách mạng công nghiệp đã dẫn đến những thay đổi gì về kinh tế-xã hội của nước Anh.

- Tiếp nhận và thực hiên nhiệm vụ: Học sinh quan sát hình ảnh kết hợp với việc đọc SGK và trả lời câu hỏi.

- Báo cáo sản phẩm: GV mời học sinh xung phong trả lời câu hỏi

- GV nhận xét và kết luận

* Gợi ý sản phẩm

- Đến giữa thế kỉ XIX Anh được mệnh danh là công xưởng của thế giới.

- Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân và là thủ đô đầu tiên của châu Âu tiến lên con đường công nghiệp hoá.

Hoạt động 4: Tìm hiểu hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp

* Mục tiêu hoạt động:

- Đánh giá được tác động của cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu âu đối với thế giới.

* Phương thức tiến hành

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia cả lớp làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ:

+ Dựa vào SGK và sự chuẩn bị ở nhà hãy thiết kế Graph “Hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp”

Yêu cầu về hình thức: Tùy theo sự sáng tạo của các nhóm

Yêu cầu về nội dung: Trong sơ đồ phải thể hiện được hệ quả về kinh tế và xã hội

Các nhóm hoàn thành Graph trong khoảng thời gian 5 phút.

- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận, đọc SGK và thiết kế Graph phù hợp theo nội dung bài học.

- Báo cáo sản phẩm: GV mời đại diện của các nhóm lên trình bày, các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, đưa ra Graph mẫu mình thiết kế và kết luận.

* Gợi ý sản phẩm

- Về kinh tế

+ Nâng cao năng suất lao động ,làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội.

+ Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.

- Về xã hội

+ Hình thành 2 giai cấp mới là: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

+ Tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.

+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản.

-GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm Cách mạng công nghiệp

Cách mạng công nghiệp là quá trình cơ giới hoá hoạt động sản xuất, chuyển từ lao động thủ công sử dụng sức lao động chân tay ở quy mô nhỏ phân tán sang sản xuất bằng máy móc trong các nhà máy lớn.

C. Luyện tập

Bài tập 1: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng

Câu 1: CMCN diễn ra đầu tiên ở ANh vì:

A.Anh đã tiến hành xong CMTS

B. Giai cấp tư sản Anh có nhiều vốn

C. Anh có nền kinh tế phát triển và có nhiều nhân công

D.Anh có 3 điều kiện: vốn, nhân công và kỹ thuật


Đáp án: D

Câu 2: CMCN thế kỷ XVIII-XIX là

A.Quá trình hình thành hai giai cấp tư sản và công nhân

B. Quá trình CNH-HĐH của các nước tư bản Châu Âu

C. Quá trình hình thành nền tảng kinh tế chính của xã hội tư bản là công nghiệp và thương nghiệp

D.Quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc

Đáp án: D

Bài 2: Nối các sự kiện từ cột A sang cột B


A

B

1764

Giêm Oát phát minh máy hơi nước

1769

Ha-ri-vơ phát minh ra máy kéo sợi

1784

Các-rau phát minh ra máy dệt

1785

Ác-rai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng

sức nước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Sử dụng phương pháp Graph trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường THPT - 14

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 09/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí