Hình Thức Di Tích Lịch Sử Quốc Gia Đặc Biệt Tại Hà Nội Theo Đánh Giá Của Hs


phương tiện dạy học lịch sử gắn với đời sống, trong đó có DTLSQGĐB là một nhân tố cần quan tâm để kích thích hứng thú học tập của HS. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ở trường THPT.

Để có dữ liệu đối chiếu, khảo sát về các hình thức dạy học được GV thực hiện trong quá trình sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội, chúng tôi nêu câu hỏi Thầy/Cô em thường sử dụng những hình thức nào để khai thác các DTLSQGĐB tại Hà Nội trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trường em? Kết quả là:


TT


Hình thức dạy học

Mức độ (%)


TB

Chưa khi

nào

Đôi khi

Thường

xuyên

1

Sử dụng trong các bài học lịch sử Việt

Nam trên lớp

21,8

76,2

6,5

1,84

2

Dạy học các tiết lịch sử địa phương của

Hà Nội tại DTLSQGĐB

69,8

28,4

1,8

1,32

3

Sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội trong

hoạt động ngoại khóa

69,9

26,3

3,9

1,34

4

Sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội trong

hoạt động trải nghiệm

74,3

21,6

4,2

1,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.

Sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông - 9

Bảng 2.13. Hình thức di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội theo đánh giá của HS


Kết quả khảo sát từ phía HS về tần suất sử dụng các hình thức dạy học có sự tương đồng với kết quả ở GV. Theo đó, việc sử dụng các DTLSGQ ĐB tại Hà Nội được tiến hành nhiều hơn cả ở giờ nội khóa. Các hình thức khác ít được sử dụng hơn. Điều đó phản ánh đúng thực trạng sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội hiện nay ở cả GV và HS. Hầu hết việc sử dụng nguồn sử liệu này chỉ mang tính thời vụ, hình thức và kém hiệu quả.

Để khảo sát kĩ hiệu quả các PPDH nhằm khai thác và sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội, chúng tôi chia sẻ với HS câu hỏi “Thầy/Cô em thường sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội thông qua phương pháp dạy học nào dưới đây”. Kết quả như sau:

Bảng 2.14. Mức độ PP sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội của GV từ HS‌


TT


Phương pháp dạy học

Mức độ (%)


TB

Chưa khi

nào

Đôi

khi

Thường

xuyên

1

Thầy/Cô có cung cấp/yêu cầu các em đọc tài

liệu về các DTLSQGĐB tại HN không?

23,0

66,7

10,3

1,87

2

Em có được Thầy/Cô tổ chức tham quan học

tập tại DTLSQGĐB ở Hà Nội không?

77,5

19,8

2,7

1,25


3

Trong giờ học Lịch sử, lớp em có thực hiện phương pháp đóng vai về tình huống lịch sử

hay nhân vật lịch sử không?


50,0


39,6


10,4


1,6

4

Lớp em có thực hiện phương pháp học tập

theo dự án trong giờ học lịch sử không?

45,4

36,1

18,5

1,73

5

Thầy/Cô có tổ chức cho xem phim tư liệu về

các DTLSQGĐB tại Hà Nội không?

21,2

66,7

12,2

1,91



TT


Phương pháp dạy học

Mức độ (%)


TB

Chưa khi

nào

Đôi

khi

Thường

xuyên

6

Thầy/Cô em có sử dụng tranh ảnh về

DTLSQGĐB tại Hà Nội trong DHLS?

13,6

71,9

14,5

2,01

7

Thầy/Cô có tổ chức kiểm tra đánh giá qua các

DTLSQGĐB tại Hà Nội không?

55,6

41,1

3,3

1,48

8

Em có được Thầy/Cô tổ chức tham quan các

DTLSQGĐB tại Hà Nội không?

78,5

19,1

2,4

1,24


9

Em đã tham dự cuộc thi tìm hiểu về DTLSQGĐB tại Hà Nội do Thầy/Cô trường

em tổ chức chưa?


77,9


18,2


3,8


1,26

10

Em đã tham gia hoạt động chăm sóc các

DTLSQGĐB tại Hà Nội lần nào chưa?

85,3

12,4

2,4

1,17


Dữ liệu cung cấp cơ sở cho sự khẳng định các câu trả lời từ phía GV được phân tích ở phần trên. Sử dụng tranh ảnh về DTLSQGĐB tại HN, cho xem phim, giao đọc tài liệu là những nội dung xếp hàng đầu, với các thứ bậc 1, 2, 3. Nội dung này tương đồng với các phương pháp được GV sử dụng thường xuyên: thuyết trình và sử dụng đồ dùng trực quan trong các giờ nội khóa. Nhưng điều cần lưu ý ở đây cũng trùng hợp với kết quả khảo sát từ phía GV là nhiều hình thức tổ chức và phương pháp dạy học “chưa khi nào” được sử dụng có tỷ lệ khẳng định rất cao: Phương pháp dự án (45.5% - chưa khi nào), kiểm tra, đánh giá bằng DTLSQGĐB (55.6% - chưa khi nào), hoạt động chăm sóc các di tích lịch sử (85.3% - chưa khi nào). Câu hỏi đặt ra là: tại sao GV chỉ lựa chọn các hình thức và phương pháp khá đơn điệu khi sử dụng các DTLSQGĐB ở Hà Nội, trong khi các hình thức và phương pháp khác có nhiều thế mạnh nếu biết khai thác? Đây chính là khoảng trống cần được nghiên cứu và khắc phục.

Kết quả khảo sát cho thấy có tới 70% cho rằng môn Lịch sử không mấy hấp dẫn. Tại sao như vậy? Kết quả có phản ánh đúng thực trạng không? Ở câu hỏi số 5, số trả lời thích và rất thích chiếm đến 80%. Vì sao? Tâm lí lứa tuổi, đặc điểm của nhận thức, sự hấp dẫn của các di tích… Do đó, nên sử dụng các DTLSQGĐB tại Hà Nội trong dậy học để tạo hứng thú, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học.

* Đánh giá chung về thực trạng sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội trong DHLS ở trường THPT

- DTLSQGĐB tại Hà Nội đã được sử dụng trong dạy học lịch sử ở trường THPT. GV đã nhận thức được ý nghĩa của việc sử dụng phương tiện này trong dạy học, trong đó ý nghĩa cơ bản của việc sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội là cụ thể hóa các kiến thức lịch sử, tạo biểu tượng lịch sử và tạo hứng thú học tập cho HS. Các phương pháp truyền thống đã được áp dụng khi khai thác DTLSQGĐB tại Hà Nội. HS có hứng thú với việc được tiếp cận các DTLSQGĐB tại Hà Nội trong học tập và việc sử dụng được cho là có hiệu quả. Tuy nhiên còn các điểm còn hạn chế sau:

- Nhận thức của GV còn chưa đầy đủ về ý nghĩa của DTLSQGĐB tại Hà Nội, còn có cách hiểu chưa đúng về DTLSQGĐB tại Hà Nội.


- Mục tiêu sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội còn truyền thống, chủ yếu tập trung vào các kiến thức. Chủ yếu sử dụng để tạo hứng thú và mô tả sự kiện. Mục tiêu, sử dụng để hình thành và phát triển năng lực chưa được đề cập đến. Các phương pháp sử dụng truyền thống, đơn giản, chưa khai thác các phương pháp có khả năng hình thành và phát triển năng lực.

- Các biện pháp sư phạm được sử dụng cơ bản trong các khâu của quá trình dạy học khi khai thác các DTLSQGĐB tại Hà Nội trong dạy học lịch sử. Hiệu quả của các biện pháp đều được xác nhận.

- GV gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội về thời gian, kinh phí, sự hỗ trợ của nhà trường.

2.2.2.3. Những vấn đề đặt ra cần được giải quyết

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, có thể xác định các vấn đề cần nghiên cứu để sử dụng hiệu quả DTLSQGĐB tại Hà Nội trong dạy học lịch sử ở trường THPT như sau:

- Cần xác định được các mục tiêu rõ ràng, cụ thể, phù hợp hơn khi sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội, trong đó đặc biệt chú trọng mục tiêu phát triển năng lực HS.

- Cần xác định được các nội dung cụ thể trong chương trình lịch sử THPT có thể sử dụng các DTLSQGĐB tại Hà Nội. Từ đó, GV có thể lựa chọn các nội dung phù hợp với chương trình của nhà trường và lựa chọn các phương pháp dạy họa và hình thức tổ chức dạy học phù hợp.

- Cần xây dựng được các yêu cầu khi sử dụng các DTLSQGĐB tại Hà Nội: về nội dung, hình thức, phương pháp và k thuật.

- Cần kết hợp và khai thác các phương pháp và k thuật dạy học hiện đại, tích cực hóa hoạt động của HS. Thông qua đó có thể hình thành và phát triển năng lực cũng như bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách cho HS.

- Cần xác định được cách thức tổ chức khai thác và sử dụng các DTLSQGĐB tại Hà Nội trong dạy học môn Lịch sử đạt hiệu quả.

- Trên cơ sở nghiên cứu của luận án cần xây dựng tài liệu bồi dưỡng GV trên cơ sở dạy học di sản sát hợp với các điều kiện dạy học ở địa phương.

- Cần có các hướng dẫn GV hoặc tập huấn theo các hình thức tập huấn chuyên gia hay tập huấn đồng đẳng, trực tiếp hoặc từ xa về về PP sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội trong DHLS ở trường phổ thông.


x x

x

Sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội trong DHLS ở trường phổ thông tức là dùng DTLSQGĐB tại Hà Nội hoặc tài liệu về DTLSQGĐB tại Hà Nội trong quá trình DHLS nhằm đạt mục tiêu của môn học và góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm m và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

DTLSQGĐB tại Hà Nội không chỉ là phương tiện trong trực quan đặc biệt hỗ trợ hoạt động DH, mà còn là nguồn kiến thức quan trọng quý giá, một loại tư liệu gốc có giá trị khoa học. Khai thác và sử dụng hợp lí DTLSQGĐB tại Hà Nội góp phần quan trọng vào việc tạo biểu tượng lịch sử, tái hiện bức tranh sinh động của quá khứ, là cơ sở để hiểu sâu bản chất của sự kiện LS. Đồng thời, là môi trường học tập lí tưởng để phát triển những năng lực chung cho HS. Đồng thời, tạo điều kiện cho HS bộc lộ khả năng, sở trường và phát triển năng lực riêng của bộ môn Lịch sử như năng lực tìm hiểu LS; năng lực tư duy và nhận thức LS; năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng.

Trong thực tiễn dạy học môn Lịch sử ở các trường THPT, DTLSQGĐB tại Hà Nội đã được GV sử dụng ở mức độ nhất định và khẳng định tính hiệu quả của nó. Kế thừa các yếu tố tích cực đã có, nghiên cứu sâu hơn việc sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội một cách khoa học và với cách tiếp cận mới, có thể xác định nội dung, tìm ra các hình thức, biện pháp sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội phù hợp. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử trong nhà trường phổ thông. Đó là những nội dung chủng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu trong chương 3.


Chương 3

NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA ĐẶC BIỆT TẠI HÀ NỘI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM‌

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


3.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông

3.1.1. Vị trí

HS được học kiến thức về lịch sử ngay từ cấp Tiểu học, nhưng đến cấp THCS, LS mới trở thành môn học độc lập. Kiến thức LS được nâng cao và mở rộng qua từng lớp học, cấp học phù hợp trình độ nhận thức của HS. Chương trình lịch sử THPT hiện hành tiếp nối chương trình lịch sử THCS, được biên soạn theo nguyên tắc “đồng tâm kết hợp với đường th ng”, kiến thức LS đã học ở cấp THCS sẽ được học tiếp tục ở cấp THPT, được khái quát và bổ sung một số nội dung mới.

Trong chương trình và SGK lịch sử THPT hiện hành, nội dung LSVN được dạy học song song với kiến thức LS thế giới và có vị trí đặc biệt quan trọng. Nội dung kiến thức LSVN có cả ở ba khối lớp. LS lớp 10 HS được học LSVN từ khi con người xuất hiện trên đất Việt Nam đến giữa TK XIX, gồm 16 tiết. Lớp 11, HS được học LSVN từ giữa TK XIX đến đầu TK XX, gồm 9 tiết. Kiến thức lớp 12 tập trung học về LSVN từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến những năm 2000, gồm 30 tiết. Trong đó, nội dung chủ yếu là quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp, phát xít Nhật, đế quốc Mĩ để giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc; tiến hành công cuộc xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn, bảo tồn và phát huy nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.

Như vậy, khóa trình lịch sử dân tộc trong chương trình THPT có vị trí đặc biệt quan trọng, trang bị cho HS những kiến thức, k năng, bồi đắp tư tưởng tình cảm, hướng đến phát triển năng lực cho HS.

3.1.2. Mục tiêu

- Về kiến thức giúp HS có những hiểu biết sâu sắc và có hệ thống về quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ nguồn gốc đến năm 2000, cụ thể:

+ Trình bày được nét chính về các thời kì phát triển của LSVN từ nguồn gốc đến nay.

+ Lí giải được quá trình hình thành và phát triển của văn hóa dân tộc qua các thời kì (về đời sống vật chất, tinh thần).

+ Nêu và đánh giá được chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu (từ nguồn gốc đến thế kỉ X).

+ Lí giải được thời kỳ xác lập, phát triển và khủng hoảng của chế phong kiến (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX) trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa- xã hội.

+ Nêu và đánh giá được quá trình xâm lược của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.


+ Trình bày được sự phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, kháng chiến chống thực dân Pháp, kháng chiến chống đế quốc Mĩ, đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc Tổ quốc.

+ Đánh giá được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc sự nghiệp giải phóng dân tộc (1930 – 1945), bảo vệ Tổ quốc (1945 – 1975) và công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước (1975 – nay). Trên cơ sở đó, hình thành cho HS những khái niệm cơ bản (như Bắc thuộc, khởi nghĩa, kháng chiến, phong kiến, phong kiến độc lập, truyền thống dân tộc...) và rút ra quy luật, những bài học lịch sử cần thiết.

- Về kỹ năng: Thông qua việc chiếm lĩnh kiến thức LSVN từ nguồn gốc đến nay, góp phần rèn luyện cho HS các k năng sau:

+ K năng thực hành bộ môn như lập niên biểu, bảng so sánh, lược đồ, biểu đồ...

+ K năng quan sát, tri giác tài liệu, tái tạo lại các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

Trên cơ sở đó, phân tích, tổng hợp, đánh giá để hiểu bản chất của sự kiện.

+ K năng tự học, k năng sưu tầm, thu thập tài liệu, k năng giải quyết vấn đề, liên hệ giữa kiến thức lịch sử thế giới với lịch sử dân tộc và LS địa phương, giữa kiến thức SGK với thực tiễn cuộc sống.

- Về thái độ Thông qua nội dung kiến thức phần lịch sử Việt Nam, HS được giáo dục những tư tưởng, tình cảm sau:

+ Trân trọng, tự hào về những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc

+ Có ý thức gìn giữ và phát huy nền văn hóa dân tộc đã được xây dựng và phát triển qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.

+ Yêu nước, yêu quê hương, biết ơn tổ tiên và những anh hùng dân tộc đã lao động, chiến đấu, hi sinh vì sự nghiệp dựng nước và giữ nước; có ý thức quyết tâm vươn lên trong học tập, lao động và công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay.

- Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất

Từ mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ trên, góp phần hình thành và phát triển năng lực chung (tự chủ, tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo; giao tiếp và hợp tác), cũng như năng lực riêng của bộ môn Lịch sử (NL tìm hiểu LS; NL nhận thức LS và tư duy LS; NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học). Đồng thời, góp phần bồi dưỡng, phát triển những phẩm chất tốt đẹp cho HS trong quá trình dạy học lịch sử ở trường THPT (yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm).

3.1.3. Nội dung cơ bản của phần lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ

thông


3.1.3.1 Trong chương trình lịch sử hiện hành

Phần Lịch sử Việt Nam trong chương trình THPT mà HS được học trải dài cả 3

khối lớp 10, 11, 12. Đây là cơ sở để GV có thể sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội một cách có hệ thống, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, cụ thể:

Khóa trình Lịch sử Việt Nam lớp 10 từ nguyên thủy đến giữa TK XIX gồm 04 chương và 02 bài Sơ kết được dạy trong 16 tiết (ngoài ra có 02 tiết lịch sử địa phương) có nội dung cơ bản như sau:


- Chương I “Việt Nam từ thời nguyên thủy đến TK X” tìm hiểu dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam; sự ra đời của quốc gia cổ đại Văn Lang - Âu Lạc, Lâm Ấp - Champa và Phù Nam, là cơ sở cho sự ra đời của nền văn minh đầu tiên của người Việt. Năm 179 - TCN, Âu Lạc bị nhà Triệu thôn tính, đất nước rơi vào thời kì hơn 1000 năm Bắc thuộc. Từ đó, diễn ra cuộc đấu tranh oanh liệt của nhân dân chống lại các thế lực xâm lược, giành độc lập tự chủ của dân tộc.

- Chương II, “Việt Nam từ TK X đến TK XV” khái quát quá trình hình thành và phát triển của quốc gia phong kiến Việt Nam độc lập. Trong đó, nhấn mạnh những thành tựu nhân dân ta đạt được trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa. Qua đó, giúp HS hiểu được đây là thời kỳ phát triển rực rỡ của lịch sử dân tộc, tiếp tục khẳng định tinh thần và truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường trong các cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước của dân tộc Việt Nam.

- Chương III, “Việt Nam từ TK XVI đến TK XVIII”, nhấn mạnh tình hình đất nước trong bối cảnh chia cắt về lãnh thổ, sự bất ổn về chính trị, sự phát triển thăng trầm về kinh tế, văn hóa... Qua đó khẳng định yêu cầu thống nhất đất nước là tất yếu.

- Chương IV, “Việt Nam ở nửa đầu TK XIX” tập trung làm rõ tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội dưới triều Nguyễn nửa đầu TK XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân ta thời kỳ này.

Khóa trình Lịch sử Việt Nam lớp 11 từ năm 1858 đến 1918 chia thành hai chương:

Chương I, Việt Nam từ cuối 1858 đến cuối thế kỷ XIX, gồm 3 bài. Nội dung chủ yếu của chương là nêu khái quát quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1884 bằng chính sách lấn dần từng bước, đến xâm lược hoàn toàn thông qua kí kết các hiệp ước Hác-măng, Pa-tơ-nốt. Đồng thời, là quá trình đấu tranh quyết liệt của nhân dân chống lại thực dân Pháp xâm lược, tiêu biểu nhất là phong trào Cần Vương (1885 – 1896) và cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế.

Chương II, Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất (1918), gồm 3 bài, nội dung chủ yếu là chương trình khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp và phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo khuynh hướng dân chủ tư sản, tiêu biểu nhất là hoạt động của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

Khóa trình Lịch sử Việt Nam lớp 12 từ 1919 đến nay, chia làm 5 chương:

Chương 1, Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930, nội dung chủ yếu là quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, làm cho xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc, dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc và dân chủ, phong trào công nhân; sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo, mở ra thời kì mới cho cách mạng Việt Nam.

- Chương 2, Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945, nội dung chủ yếu là quá trình vận động giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong giai đoạn này, nhân dân không liên tục tranh thông qua phong trào cách mạng 1930 – 1931;


phong trào dân chủ 1936 – 1939; phong trào giải phóng dân tộc (1939 – 1945), trực tiếp là cao trào kháng Nhật cứu nước (3-8/1945), dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.

- Chương 3, Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954, nội dung cơ bản là cuộc kháng chống thực dân Pháp để bảo vệ độc lập dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, Việt Nam rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân đã đoàn kết thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chống thù trong, giặc ngoài, giải quyết khó khăn về nạn đói, nạn dốt, tài chính khan hiếm. Đồng thời, tiến hành cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp (1946 - 1954), giành được thắng lợi trên các lĩnh vực. Đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, dẫn đến việc kí kết Hiệp định Giơnevơ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mở ra một giai đoạn mới cho cách mạng Việt Nam.

- Chương 4, Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975, nội dung trọng tâm là kháng chiến chống đế quốc Mĩ, tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sau khi Hiệp định Giơnevơ kí kết, miền Bắc bước vào thời kì hòa bình, đế quốc M tìm mọi cách thực hiện âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng. Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định cả nước thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Với thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, đưa đất nước bước vào kỉ nguyên mới.

3.1.3.2 Trong chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử (2018)

Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử mới được chính thức ban hành ngày 26 – 12 – 2018 xác định, chuyển mục tiêu dạy học từ trang bị kiến thức lịch sử cho HS sang mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất người học. Cụ thể, “Chương trình môn Lịch sử ở cấp trung học phổ thông giúp HS phát triển năng lực lịch sử, biểu hiện của năng lực khoa học đã được hình thành ở cấp trung học cơ sở; góp phần giáo dục tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, các phẩm chất, năng lực của người công dân Việt Nam, công dân toàn cầu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; giúp HS tiếp cận và nhận thức rõ vai trò, đặc điểm của khoa học lịch sử cũng như sự kết nối giữa sử học với các lĩnh vực khoa học và ngành nghề khác, tạo cơ sở để HS lựa chọn định hướng nghề nghiệp trong tương lai” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử, Hà Nội, 2018, tr 6).

Để đáp ứng mục tiêu trên, nội dung kiến thức LS trong Chương trình giáo dục môn Lịch sử mới phần Lịch sử Việt Nam được thiết kế theo chủ đề với cấu trúc lôgic từ chủ đề lịch sử thế giới đến lịch sử khu vực, lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương. Cụ thể gồm các chủ đề theo khối lớp như sau: (Trích nguồn: Chương trình Giáo dục môn Lịch sử, 12 – 2018)

Xem tất cả 234 trang.

Ngày đăng: 20/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí