Ưu Thế Của Bộ Môn Lịch Sử Trong Giáo Dục Di Sản Ở Trường Phổ Thông

Tham gia các hoạt động giáo dục cùng với di sản, GV và HS phải gia tăng cường độ làm việc, hoạt động học tập này cũng là dịp để GV có cái nhìn và đánh giá toàn diện về từng HS. GV không thuyết trình về các hiện tượng, sự vật cần tìm hiểu mà cần hướng dẫn HS tự quan sát, thu thập thông tin, trao đổi trong nhóm để xử lý các thông tin, tìm hiểu về di sản, để tìm cách trình bày lại những hiểu biết của cá nhân hoặc nhóm. Đôi khi HS có thể được yêu cầu tổ chức triển lãm những hiện vật, bài viết giới thiệu về di sản do các em thu thập được. Môi trường làm việc thay đổi đòi hỏi GV phải có phương pháp dạy học, cách thức tổ chức dạy học phù hợp, sao cho tập thể HS được lôi cuốn vào công việc tìm hiểu, nghiên cứu di sản; đòi hỏi từng HS phải làm việc thực sự và phải biết hợp tác với bạn để cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Từ vai trò và ý nghĩa của di sản trong dạy học ở trường phổ thông, có thể chỉ ra trách nhiệm của nhà trường phổ thông trong việc giáo dục di sản văn hóa như sau: nhà trường vừa có trách nhiệm giáo dục nâng cao nhận thức cho HS về di sản văn hoá, có hành động thiết thực góp phần bảo vệ di sản văn hoá ; mặt khác nhà trường vừa có trách nhiệm sử dụng di sản văn hoá để tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục khác trong trường phổ thông. Việc sử dụng di sản văn hoá để dạy học mang lại những kết quả tích cực, đó là sự kết hợp giữa các hình thức tổ chức dạy học với các phương pháp dạy học vừa đa dạng, nhuần nhuyễn, vừa đảm bảo mục tiêu kiến thức phổ thông theo quy định của chương trình, vừa nâng cao nhận thức và trách nhiệm của HS đối với di sản văn hoá.

1.1.3. Ưu thế của bộ môn Lịch sử trong giáo dục di sản ở trường phổ thông

Lịch sử là những sự việc đã diễn ra, có thật và tồn tại khách quan trong quá khứ, học sinh không thể trực tiếp quan sát được các nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử đã diễn ra và cũng không thể không thể tiến hành thí nghiệmlịch sử giống như các môn thuộc ngành khoa học tự nhiên khác. Vì vậy ta không thể phán đoán, suy luận hay tưởng tượng để nhận thức lịch sử, mà cần phải thông qua những “dấu tích” của quá khứ, những chứng cứ về sự tồn tại của các sự việc đã diễn ra. Mặt khác di sản chính là những chứng tích của quá

khứ, một phần di sản cũng ghi lại dấu ấn của lịch sử hoặc phản ánh những thăng trầm của lịch sử. Do đó giữa di sản và lịch sử có mối quan hệ khăng khít, phản ánh lẫn nhau. Khi tiếp cận với di sản dưới góc độ lịch sử, HS sẽ thấy được mối quan hệ nội tại giữa các sự kiện và mối liên hệ giữa các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật. Thông qua những hiểu biết về lịch sử sẽ giúp HS có hiểu biết một cách toàn diện về di sản như: thời gian hình thành, các sự kiện, nhân vật liên quan hoặc giai đoạn, biến cố lịch sử liên quan đến di sản, những đặc trưng về văn hóa, nghệ thuật...Từ đó nâng cao nhận thức của HS về giá trị của các di sản, tác động mạnh mẽ tới tư tưởng, tình cảm nhất là niềm tự hào về di sản quê hương, ý thức làm chủ, giữ gìn, phát huy giá trị của các di sản gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày của các em.

Mặt khác, sự kiện lịch sử nào khi diễn ra cũng đều gắn với một thời gian và không gian nhất định, nên chúng ta phải đặt sự kiện lịch sử vào đúng thời gian, không gian ấy để phân tích và lí giải, nếu không thì sự kiện ấy sẽ trở nên trống rỗng, không phản ánh được hiện thực lịch sử. Cho nên việc tất yếu không thể không tiến hành là cho học sinh tiếp nhận thông tin từ sử liệu bằng nhiều hình thức khác nhau. Việc tái hiện lại quá khứ lịch sử có vai trò hết sức quan trọng, có thể sử dụng nhiều phương pháp, phương tiện khác nhau trong đó phương tiện trực quan có ý nghĩa rất lớn. Trên cơ sở khai thác và sử dụng các di sản văn hóa, di tích lịch sử giúp HS tạo biểu tượng và khái niệm về sự kiện, nhân vật lịch sử một cách chân thực, khách quan đúng như lịch sử quá khứ đã tồn tại.

Học tập di sản thông qua môn Lịch sử không chỉ giúp cho HS củng cố, mở rộng các kiến thức đã được truyền thụ trên lớp, mà còn bồi dưỡng trực tiếp cho các em năng lực cảm nhận cái đẹp, cái hay qua các công trình kiến trúc, các mảng chạm khắc lộng lẫy ở các đình, chùa... qua các làn điệu dân ca, qua các cảnh quan thiên nhiên vừa gần gũi, vừa say đắm lòng người. Đồng thời, giúp HS tích lũy vốn sống, kỹ năng lao động, kỹ năng giao tiếp; kỹ năng ứng xử, tôn trọng quá khứ để bước vào tương lai.

1.1.4. Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng và ý nghĩa giáo dục học sinh phổ thông trung học

CVĐCTC UNESCO Non Nước Cao Bằng nằm trên địa bàn 6 huyện chính: Hà Quảng, Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hòa và một phần diện tích của 03 huyện Thạch An, Hòa An, Nguyên Bình với diện tích hơn 3.072 km2, là nơi sinh sống của hơn 250.000 người (chủ yếu là các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Lô Lô, Sán Chay...).

Địa hình của các huyện nằm trong công viên bị chia cắt mạnh, phức tạp với 3 dạng chính: Địa hình , địa hình đồi núi đất cao và địa hình đồi núi đất thấp. Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, triển vọng nhất là sắt, mangan, bôxít, thiếc, vonfram, chì, kẽm, vật liệu xây dựng…

Khí hậu của vùng CVĐCTC UNESCO Non Nước Cao Bằng mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt. Mùa hè mưa nhiều, nhiệt độ trung bình trên 300C. Mùa đông mưa ít nhiệt độ trung bình dưới 200C, có nhiều nơi nhiệt độ xuống dưới 50C, ở một số vùng núi cao còn xuất hiện băng giá.

Đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện, đánh giá, xếp hạng trên 130 điểm di sản địa chất độc đáo, trong đó có nhiều di sản có giá trị tầm cỡ quốc tế, với các dạng địa hình, cảnh quan đá vôi hết sức phong phú, đa dạng, như các tháp, nón, thung lũng, hang động, hệ thống hồ-sông-hang ngầm liên thông... phản ánh một chu kỳ tiến hóa cacxtơ hoàn chỉnh ở vùng nhiệt đới. Thêm vào đó là rất nhiều kiểu loại di sản địa chất khác như các hóa thạch cổ sinh, ranh giới giữa các phân vị địa chất, đứt gãy, các loại hình khoáng sản... CVĐC Non Nước Cao Bằng là một miền đất hiếm có, nơi có thể tìm hiểu lịch sử trên 500 triệu năm của Trái Đất qua các dấu tích còn lại ở đây. Các hóa thạch, trầm tích biển, đá núi lửa, khoáng sản…, đặc biệt là các cảnh quan đá vôi, là những minh chứng tuyệt vời cho sự tiến hóa và thay đổi của Trái Đất. Ngoài ra, điểm đặc biệt của di sản địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng chính là sự hiện diện của hàng trăm di tích, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể khác như: CVĐC toàn cầu Non Nước Cao Bằng còn chứa đựng nhiều di sản văn hóa vật

thể và phi vật thể, đặc biệt là các di tích lịch sử cách mạng, trong đó có Di tích Quốc gia Đặc biệt Pác Bó - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về nước năm 1941 lãnh đạo phong trào cách mạng sau hơn ba mươi năm bôn ba ở nước ngoài; Di tích Quốc gia Đặc biệt Rừng Trần Hưng Đạo - nơi năm 1944 Đại tướng Võ Nguyên Giáp thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay; Di tích Chiến thắng chiến dịch Biên Giới, Di tích liệt sĩ Kim Đồng..., đàn Tính, hát Then... và các sản vật địa phương như mía, thuốc lá, rượu ngô, cây dược liệu,… Tất cả đã hòa quyện và tạo nên một không gian di sản độc đáo vừa hùng vĩ vừa giàu bản sắc, đang cùng góp phần giúp Cao Bằng hàng năm đón hơn nửa triệu lượt khách du lịch, đóng góp không nhỏ vào ngân sách của tỉnh.

Có thể khái quát các giá trị tiêu biểu của CVĐCTC UNESCO Non nước Cao Bằng như sau:

Giá trị địa chất - địa mạo: Theo các dẫn liệu địa chất thì vỏ Trái Đất của Cao Bằng có lịch sử từ Đại cổ sinh (Paleozoi - Pz) và kết thúc vào kỉ Đệ Tứ (Q) với các quá trình nâng lên, phá hủy, xâm thực, bào mòn... với một số hóa thạch tiêu biểu như hóa thạch san hô cổ, tay cuộn (Lang Môn, Nguyên Bình), huệ biển, trùng thoi (Trà Lĩnh) - minh chứng cho 400 triệu năm trước khu vực này từng là vùng biển nông. Kết quả của các quá trình trên đã để lại cho CVĐCTC UNESCO Non Nước Cao Bằng nhiều điểm di sản địa chất có giá trị mang tầm quốc gia và quốc tế. Đó là các di sản: Động Ngườm Ngao, Thác Bản Giốc, Hồ Thăng Hen.

Giá trị lịch sử: Từ những năm đầu của thế kỷ XX các nhà khảo cổ đã phát hiện hàng chục di chỉ từ thời đại đồ đá cũ, thời đại đồ đá mới đến thời đại kim khí ở Cao Bằng. Một số di chỉ đã được khảo sát, khai quật và đã thu được hàng nghìn hiện vật đang lưu giữ ở Bảo tàng Cao Bằng, chứng tỏ Cao Bằng là một trong những cái nôi của người tiền sử, là vùng đất có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời. Các di tích thời Âu Lạc ở Cao Bằng được thể hiện một cách rõ

nhất trong truyền thuyết “Cẩu chủa cheng vùa” (Chín chúa tranh vua) ở di tích thành Bản Phủ (xóm Hồng Quang, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, nay thuộc Thành phố Cao Bằng). Ngoài ra nơi đây còn có nhiều di tích thuộc các thời kỳ lịch sử khác nhau từ cổ, trung đến cận, hiện đại như Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó, rừng Trần Hưng Đạo, Chiến thắng Đông Khê...

Giá trị văn hóa: Cao Bằng không chỉ nổi tiếng với “gạo trắng nước trong”, mà còn là một vùng văn hóa đa dạng, phong phú với sự giao hòa văn hóa của nhiều dân tộc anh em: người Tày, Nùng sống ở các thung lũng, người Dao ở lừng chừng núi, người Mông sống trên các đỉnh núi cao và các dân tộc Kinh, Hoa, Sán Chỉ… sinh sống đan xen… đều có những di sản văn hóa truyền thống của riêng mình để góp phần tạo nên những giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc về trang phục, lễ hội, các loại hình văn nghệ truyền thống, nghệ thuật dân gian, các món ăn mang giá trị ẩm thực, thẩm mỹ, nhân văn và các làng nghề truyền thống đến nay vẫn còn lưu truyền những nghề thủ công như rèn, làm hương, làm giấy bản...

Đa dạng sinh học: Là công viên địa chất thứ hai sau Cao nguyên đá Đồng Văn, CVĐCTC UNESCO Non nước Cao Bằng chứa đựng gần như nguyên vẹn và đa dạng hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, nhất là hệ thực vật và thực vật phong phú đa dạng. Cao Bằng có 10 hệ sinh thái khác nhau thuộc 2 nhóm hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo. Diện tích rừng toàn tỉnh là 372.908,24 ha, chiếm 55,59% diện tích tự nhiên. Trong đó, diện tích các hệ sinh thái rừng tự nhiên nằm trong các khu bảo tồn và các hành lang đa dạng sinh học được quy hoạch là 44.353,21 ha (chiếm 6,62% tổng diện tích rừng). Giá trị quan trọng nhất về đa dạng sinh học phải kể đến vườn quốc gia Phja Oắc - Phja Đén.

Với độ phủ rộng chiến hơn nửa diện tích và dân số toàn tỉnh, việc đưa CVĐCTC UNESCO Non nước Cao Bằng vào chương trình giáo dục có ý nghĩa quan trọng, nhất là sau khi chương trình giáo dục phổ thông mới được đưa vào

thực hiện đại trà. Các nội dung giáo dục địa phương gắn với tuyên truyền giáo dục về CVĐCTC UNESCO Non nước Cao Bằng sẽ trở thành nội dung chính cần được quan tâm, nghiên cứu và thực hiện một cách có hiệu quả. Ý nghĩa giáo dục thông qua hệ thống di sản CVĐCTC UNESCO Non nước Cao Bằng được cụ thể nhằm giữ nguyên trạng các di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ, đa dạng sinh học… giữ gìn phá́́́t huy bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức...) cho thế hệ trẻ. Đó là ý nghĩa bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản đặc biệt này.

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực tiễn dạy học phần lịch sử Việt Nam và dạy học qua di sản ở các trường THPT tỉnh Cao Bằng

Vấn đề sử dụng di sản trong dạy học đã được tiến hành từ nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên thực tế cho thấy, hiện nay tại các trường phổ thông việc sử dụng di sản trong dạy học nhất là dạy học phần lịch sử Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Để hiểu rõ thực trạng trên tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát thu thập thông tin bằng nhiều biện pháp như: phỏng vấn trực tiếp, trao đổi chuyên môn, phát phiếu điều tra...Cuộc khảo sát nhằm vào các nội dung chính như sau:

- Về phía GV : Chúng tôi tiến hành khảo sát các vấn đề sau: nhận thức của GV và cán bộ quản lý về di sản, sử dụng di sản và ý nghĩa của di sản trong dạy học phần LSVN ở trường THPT ; Khảo sát mức độ sử dụng di sản tại các trường; hình thức và biện pháp sử dụng; Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng di sản tại các trường THPT; đề xuất các biện pháp.

Kết quả thu được qua phân tích, đánh giá, chúng tôi rút ra nhận xét như sau:

Thứ nhất về nhận thức của GV về di sản và sử dụng di sản trong dạy học, chúng tôi đưa ra các câu hỏi như sau:

Bảng 1.1. Nhận thức của GV về di sản



TT


Nội dung

Lựa chọn

Số

lượng

Tỷ lệ

1

Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di

vật, cổ vật, bảo vật quốc gia


9


28,1

2

Là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và

các hình thức khác.


24


75

3

Là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự

nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta


14


43,8

4

Tài sản tinh thần hoặc tài sản vật chất do lịch sử để lại hoặc

do thiên nhiên tạo ra

17

53,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Sử dụng di sản Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông - 5

Từ bảng 1.1. cho thấy, nhận thức của GV về khái niệm di sản còn phân tán, chưa thực sự thống nhất. Số ý kiến chọn phương án 2 chiếm tỷ lệ cao nhất 75%, chọn phương án 1 chỉ chiếm 28,1%, trong khi đáp án 4 đầy đủ nhất chỉ có 53,1% số GV được hỏi lựa chọn. Chúng tôi xác định việc khảo sát nhận thức của GV về di sản sẽ chi phối đến nhận thức của GV về tầm quan trọng của di sản đối với công tác dạy học.

Thứ hai nhận thức của GV về ý nghĩa của việc sử dụng di sản trong dạy học, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1.2. Nhận thức của GV về ý nghĩa của việc sử dụng di sản trong dạy học lịch sử‌


TT


Nội dung

Mức độ %

ĐB

Quan trọng

Quan trọng

Bình thường

Không quan

trọng


1

Tạo sự gắn kết giữa tri thức và thực tiễn, cụ thể hóa nhiều nội dung kiến

thức bài học



34,4


46,9


18,9


2

Góp phần bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, giáo dục đạo đức cho học sinh. Bồi dưỡng tình yêu quê hương, lòng tự hào

dân tộc và định hướng nghề nghiệp


31,3


53,1


15,6



3

Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các loại hình thực

hành, đổi mới hình thức tổ chức dạy học


12,5


25


62,5


4

Kết nối lịch sử với thực tế cuộc sống

6,3

50

31,3

12,5


5

Tạo cơ hội cho HS được thực hành và phát triển các năng lực chung và năng

lực riêng


75


18,9


6,3


6

Góp phần thực hiện nội dung giáo dục

địa phương.

25

56,3

12,5

6,3

Kết quả khảo sát trong bảng 1.2 có những điểm đáng chú ý như sau:

Quan niệm sử dụng di sản trong dạy học bộ môn có ý nghĩa “tạo cơ hội cho học sinh được thực hành và phát triển các năng lực chung và năng lực riêng” được nhiều GV lựa chọn điều đó chứng tỏ GV đã giải có hướng giải quyết bài toán về nâng cao năng lực hành cho HS. Tuy nhiên lại chưa nhận thức được ý nghĩa của di sản trong việc “Góp phần đổi mới phương pháp dạy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2023