Vai Trò Và Ý Nghĩa Của Di Sản Đối Với Hoạt Động Dạy Học, Giáo Dục Ở Trường Phổ Thông

Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia” [8, tr.1].

Di sản văn hóa vật thể bao gồm: Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật.

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác” [8, tr.2].

Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam; Ngữ văn dân gian, bao gồm: Sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết; Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm: Âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác; Tập quán xã hội, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác. Ngoài ra còn có các lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống và tri thức dân gian...Ngoài ra, còn có quan niệm cho rằng ngoài di sản văn hóa vật thể và phi vật thể còn tồn tại loại di sản hỗn hợp bao gồm di sản thiên nhiên và di sản văn hóa.

Theo các cách định nghĩa và phân loại nêu trên, tác giả quan niệm di sản dưới góc độ dạy học như sau: Di sản là một thực thể vật chất có mối liên kết hoàn toàn tự nhiên với thiên nhiên, văn hóa và tinh thần của cộng đồng xã hội trong mối liên hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Đó là những giá trị được tạo ra một cách khách quan và có giá trị đối với cuộc sống của con người.

Trong những năm gần đây vấn đề đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với việc thiết kế lại nội dung và hình thức tổ chức dạy học đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách và cần thiết đối với những người làm công tác giáo dục nói

chung, trong đó có đội ngũ những người làm công tác dạy học bộ môn Lịch sử nói riêng. Đổi mới giáo dục đó là một cuộc “cách mạng toàn diện”, tuy nhiên để đổi mới đem lại hiệu quả và thực sự thiết thực đối với sự nghiệp giáo dục hiện nay thì cần có một lộ trình cụ thể, rõ ràng và phù hợp. Lộ trình đó được xây dựng trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm giáo dục của đất nước, có sự tham khảo, học tập những mô hình giáo dục tiên tiến trên thế giới. Trong bối cảnh tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 nền giáo dục của mỗi quốc gia càng gánh trên mình những trách nhiệm nặng nề, đó là giáo dục, đào tạo ra những con người vừa có tri thức, có năng lực và đặc biệt là khả năng thích ứng trước những thay đổi của thực tế cuộc sống.

Đáp ứng những yêu cầu cấp bách đó, bộ môn lịch sử cùng với những môn học khác có một vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục, góp phần tạo ra nguồn nhân lực trong tương lai đáp ứng được những yêu cầu của xã hội. Muốn làm tốt nhiệm vụ giáo dục đó, trước hết bộ môn lịch sử cần được đặt đúng vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục, người học thật sự yêu thích, say mê môn học và người dạy có những phương pháp và cách thức tổ chức dạy học phù hợp để bộ môn này phát huy tối đa ưu thế giáo dục và giáo dưỡng của nó.

Thực tế cho thấy hiện nay các mô hình giáo dục tiên tiến trên thế giới đều hướng vào các mô hình dạy học tiếp cận và phát triển năng lực cho người học. Theo đó người học cần được tham gia vào tất cả các khâu các bước của quá trình học tập; tăng cường học lý thuyết gắn với thực hành; gắn liền học tập với thực tế - trải nghiệm. Cách học như vậy không chỉ giúp HS chủ động chiếm lĩnh tri thức mà còn rèn luyện được các kĩ năng học tập, kỹ năng sống... đây là xu hướng phù hợp với định hướng đổi mới nội dung và phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.

Thực tế đã chỉ ra việc sử dụng di sản trong dạy học hiện nay chính là một mô hình học tập gắn liền với thực tế đang phát huy hiệu quả và đặc biệt làm thay đổi hoàn toàn không khí học tập, tạo cơ hội cho học sinh có cơ hội được trải nghiệm và chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Di sản ở xung quanh chúng ta, dù ở nơi xa xôi hẻo lánh nhất, nơi nào có cộng đồng dân cư thì nơi đó có di sản, con người sống ngay trong môi trường di sản…đó có thể là ngôi nhà, thửa ruộng, các vật dụng canh tác, những món ăn, trang phục truyền thống…” [25; tr.28]. Với ý nghĩa như vậy, việc sử dụng di sản trong dạy học chính là một trong những phương thức giáo dục truyền thống có nội dung gắn với thực tế địa phương. Nội dung giáo dục địa phương từng bước được coi trọng và đưa vào chương trình giảng dạy. Luật Giáo dục đã quy định nguyên lý giáo dục là:"Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội" [21,tr.32].

Ngày 07 tháng 7 năm 2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 5977, hướng dẫn thực hiện nội dung GD địa phương ở cấp THCS và cấp THPT từ năm học 2008 - 2009 [6], theo đó trong hệ thống giáo dục phổ thông phải đảm bảo nội dung giáo dục địa phương; giáo dục địa phương phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học, gắn lý luận với thực tiễn. Khi giảng dạy, ngoài việc liên hệ với thực tiễn hoạt động kinh tế - xã hội, văn hoá, lịch sử địa phương trong các bài dạy còn phải thực hiện nội dung giáo dục địa phương; Kết hợp dạy học trên lớp với tổ chức tham quan thực tế, sưu tầm tư liệu, ngoại khoá nhằm tạo hứng thú học tập, nâng cao hiểu biết về văn hoá, lịch sử, kinh tế

Sử dụng di sản Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông - 4

- xã hội địa phương cho học sinh, hướng dẫn tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá để xếp loại học sinh cuối học kỳ và cuối năm học.

Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lịch sử nhất là tại những nơi có di sản văn hóa cũng không nằm ngoài mục tiêu chung đã được quy định trong Luật Giáo dục đó là học đi đôi với hành, gắn lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Tại Hướng dẫn số 73 ngày 16 tháng 01 năm 2013 giữa Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, đã cụ thể hóa yêu cầu, mục đích

sử dụng di sản trong dạy học như sau: “Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX nhằm hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa; rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh” [7, tr2].

Như vậy dạy học địa phương hay dạy học thông qua di sản chính là cách làm cụ thể để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ một cách hiệu quả và thiết thực nhất. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu hướng hội nhập mạnh mẽ hiện nay, nhiệm vụ giáo dục truyền thống là một trong những nhiệm vụ cấp bách cần làm ngay nhất là đối với những bộ môn có ưu thế trong giáo dục truyền thống và giáo dục chính trị tư tưởng như bộ môn Lịch sử.

1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của di sản đối với hoạt động dạy học, giáo dục ở trường phổ thông

1.1.2.1. Vai trò của di sản đối với hoạt động dạy học, giáo dục ở trường phổ thông Lịch sử là môn học có những đặc trưng riêng. Đó là tính chân thực, chuẩn xác và không lặp lại. Lịch sử là những sự việc đã diễn ra, có thật và tồn tại khách quan trong quá khứ. Vì vậy không thể phán đoán, suy luận hay tưởng tượng để nhận thức lịch sử, mà cần phải thông qua những "dấu tích" của quá khứ, những chứng cứ về sự tồn tại của các sự việc đã diễn ra. Cho nên việc tất yếu không thể không tiến hành là cho học sinh tiếp nhận thông tin từ sử liệu bằng nhiều hình thức khác nhau. Do những đặc trưng của môn học, việc sử dụng di sản trong dạy học lịch sử có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động

dạy học và giáo dục ở trường THPT.

Di sản đóng vai trò như một phương tiện dạy học có hiệu quả trong dạy học bộ môn. Đó là nơi lưu giữ những dấu tích của quá khứ, phản ánh một cách sinh động và tương đối đầy đủ về những sự kiện lịch sử đã diễn ra có liên quan đến lịch sử địa phương, lịch sử dân tộc. Đó là những nơi lưu giữ dấn ấn của cội

nguồn dân tộc, thể hiện truyền thống yêu quê hương, đất nước, truyền thống đấu tranh bất khuất của cha ông trong lịch sử dựng nước và giữ nước, những địa danh gắn với những chiến công lừng lẫy chiến thắng Bạch Đằng gian, Điện Biên phủ...là những di sản minh chứng cho tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc ta. Ngoài ra hệ thống di sản còn có vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh. Các em sẽ hiểu được rằng dù trải qua nhiều thăng trầm, biến cố, luôn phải đấu tranh với thù trong giặc ngoài nhưng cha ông ta đã xây dựng được một nền văn hóa dân tộc, phát triển kinh tế đất nước đạt được những thành tựu rực rỡ, khơi dậy trong các em truyền thống yêu lao động, cần cù, chịu khó, sáng tạo xây dựng đất nước của cha ông ta.

Hệ thống di sản được sử dụng trong dạy học còn có vai trò nâng cao tính trực quan, giúp học sinh mở rộng khả năng tiếp cận với sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử có liên quan đến nội dung bài học, từ đó hình thành khái niệm, rút ra quy luật, bài học lịch sử. Đồng thời bồi đắp cho học sinh lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về truyền thống dân tộc, kính trọng, biết ơn những người đã hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân, đồng thời thấy được trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng và xã hội trong việc giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp đó ; có ý thức bảo vệ và giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa, bảo tồn các di sản cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Sử dụng di sản trong dạy học còn có vai trò quan trọng trong việc là cầu nối quan trọng trong việc gắn liền môi trường giáo dục nhà trường và xã hội ; tạo ra môi trường khám phá, trải nghiệm, rèn luyện và học hỏi các kỹ năng sống nhất là những kỹ năng cần thiết trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay.

Trong công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục, việc sử dụng di sản trong dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học và góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn.

Di sản chứa đựng những yếu tố về địa chất, lịch sử và văn hóa có giá trị nhất định đối với mỗi quốc gia và cộng đồng dân tộc. Sử dụng di sản là một

cách làm không thể thiếu trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Việc sử dụng di sản còn nhằm mục đích thực hiện nguyên lý giáo dục : "Học đi đôi với hành", gắn lý thuyết với thực tiễn, hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức chiếm lĩnh được vào tìm hiểu những vấn đề thực tiễn tại địa phương, là cầu nối giữa hoạt động giáo dục tại nhà trường với các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương.

Trong khi các nội dung giáo dục địa phương đang được chú trọng như hiện nay, việc sử dụng di sản nhất là di sản địa phương có tác dụng tích cực trong việc giúp học sinh được khám phá, trải nghiệm và dạy học các môn học theo hướng tăng cường rèn luyện cho học sinh hiểu biết cụ thể về quê hương của chính mình, từ đó bồi dưỡng tình yêu quê hương, niềm tự hào và hình thành trách nhiệm của cá nhân với gia đình, quê hương và đất nước. Học qua di sản còn giúp học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn tại địa phương, góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh.

Như vậy di sản có vai trò quan trọng đối với hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông, di sản vừa là nguồn nhận thức đa dạng vừa là một phương tiện trực quan quý giá trong dạy học lịch sử nói riêng và giáo dục nói chung có tác dụng tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Cách làm này nhằm giáo dục truyền thống, giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị di sản văn hóa - những bản sắc riêng có của quê hương, đất nước; góp phần giáo dục kỹ năng sống, các giá trị sống cơ bản, góp phần hình thành nhân cách và phát triển năng lực người học; góp phần vào lộ trình đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam

1.1.2.2. Ý nghĩa của di sản đối với hoạt động dạy học, giáo dục ở trường phổ thông

Hệ thống di sản ở Việt Nam dù dưới dạng di sản vật thể, phi vật thể hoặc di sản hỗn hợp đều có thể sử dụng trong quá trình giáo dục. GV có thể khai thác dưới nhiều khía cạnh, di sản dưới hình thức tạo môi trường; tạo công cụ

hoặc là nguồn cung cấp để xây dựng nội dung dạy học, giáo dục. Từ những vai trò quan trọng đã nêu ở trên, có thể phân tích ý nghĩa của di sản đối với hoạt động dạy học và giáo dục ở các góc độ sau:

Về mặt nhận thức: Sử dụng di sản trong dạy học góp phần đẩy mạnh và định hướng hoạt động nhận thức của HS. Sự hiện diện của các di tích cùng với hệ thống hiện vật được bảo tồn góp phần giúp GV cụ thể hóa các kiến thức lịch sử được trình bày trong SGK có liên quan đến LSĐP, LSDT, tránh được những sự ngộ nhận trong tư duy lịch sử. Từ đó giúp cho quá trình hình thành biểu tượng chân thực, chuẩn xác, góp phần tạo ra hứng thú trong học tập và nghiên cứu. Các di sản được sử dụng trong dạy học, giáo dục đều chứa đựng tính trực quan giúp người học mở rộng khả năng tiếp cận với đối tượng, hiện tượng liên quan đến bài học tồn tại trong di sản, từ đó HS dễ dàng mở rộng kiến thức, dần dần rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, giúp các em không chỉ hiểu biết được kiến thức trong SGK mà còn liên hệ với các kiến thức có liên quan và những kiến thức mới có được trong quá trình khám phá di sản. Học tập với di sản HS không chỉ được nhìn, ngắm, nghe mà còn được đến tận nơi, trực tiếp tham quan, học tập, nghiên cứu, tìm tòi, trải nghiệm ; GV tích cực hóa các mặt khác nhau của hoạt động tư duy, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển khác nhau của hoạt động tâm lí như tri giác, biểu tượng, trí nhớ,... qua đó giúp HS có cơ hội vận dụng kiến thức đã học, lý thuyết đã nghe vào thực tiễn, giúp cho các em từng bước vận dụng những hiểu biết của bản thân vào giải thích các hiện tượng có liên quan đến thế giới xung quanh. Ngoài ra, các giá trị có trong di sản còn được GV khai thác bằng cách đặt các câu hỏi mang tính định hướng hoặc gợi ý cho HS tìm hiểu chúng qua đó di sản được sử dụng như là phương tiện điều khiển và dẫn dắt quá trình nhận thức của HS. Những gợi ý đó giúp cho hoạt động học tập với di sản trở nên có ý nghĩa hơn và làm cho bài học trở nên sống động hơn.

Về mặt giáo dục: Cho HS tiếp cận di sản đúng mục đích, đúng lúc với những phương pháp dạy học phù hợp và sự hướng dẫn chi tiết mang tính định hướng, kích thích tư duy sẽ làm cho HS thấy được những điều tưởng như quen thuộc sẽ trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn và HS sẽ có hứng thú với chúng, từ đó các em xác định được động cơ học tập đúng đắn, trở nên tích cực và phấn đấu tiếp nhận kiến thức mới cũng như có thái độ và hành vi thân thiện, bảo vệ di sản di sản. Những giá trị của di sản như giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nên nó có khả năng tác động mạnh tới tình cảm, đạo đức, tới việc hình thành nhân cách của HS. Khai thác được những giá trị ẩn chứa trong các di sản, chuyển giao cho HS để các em cảm nhận được giá trị truyền thống, từ đó nhận thức được những giá trí đó, GV giúp hình thành ở HS một hệ thống các quan điểm, các khái niệm về nhận thức thế giới xung quanh, giúp các em nhận thức được bản chất và có cơ sở giải thích một cách khoa học các sự vật, hiện tượng liên quan đến di sản.

Về mặt phát triển kỹ năng: Có thể khẳng định phát triển kỹ năng thông là một lợi thế vượt trội của dạy học thông qua di sản. Có thể khái quá các kỹ năng có được như sau: Giúp HS phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức cần thiết thu được trong quá trình tiếp cận với di sản; kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích những hiện tượng, sự vật có trong các di sản. Qua việc thu thập thông tin từ những nhân viên tại di sản hoặc từ các nguồn khác nhau để thực hiện các nhiệm vụ được giao khi tiến hành học tập tại di sản, HS chủ động quan sát, tìm kiếm, thu thập thông tin từ nhiều nguồn cộng với kiểm chứng từ SGK hoặc tài liệu tham khảo các em mới có được cho mình những tri thức cần thiết bằng chính nỗ lực của bản thân. Từ đó góp phần nâng cao kỹ năng tự học, tự nghiên cứu - một kỹ năng vô cùng quan trọng trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin như hiện nay. Đó cũng là nền tảng cho sự phát triển các kỹ năng sống cần thiết khác của các em, như kỹ năng giao tiếp, hợp tác, phê phán và xử lý thông tin...

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2023