Sử dụng di sản Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông - 2

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ 4.0 đã đạt những bước tiến thần kỳ với khối lượng thông tin và tri thức nhân loại tăng theo cấp số nhân. Hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đều nhận thức giáo dục và đào tạo là nhân tố quan trọng, vừa là nền tảng, vừa là động lực góp phần quyết định tương lai của mỗi dân tộc. Với ý nghĩa đó, Đảng và Nhà nước ta khẳng định giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, giáo dục được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và của các lực lượng xã hội.

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, nhiều năm qua giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, từng bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Bộ môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông là môn học có ưu thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ, không chỉ giúp HS nhận thức được quy luật phát triển của lịch sử, tiến trình lịch sử nhân loại mà còn trang bị cho các em những năng lực cần thiết, những bài học kinh nghiệm nhất là giúp các em nhận thức được các giá trị văn hóa truyền thống cốt lõi của địa phương cũng như của dân tộc do ông cha để lại. Từ đó hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp của một công dân và ý thức, trách nhiệm trong công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương đất nước. Thực tế đó đòi hỏi những người làm công tác giáo dục lịch sử cần tìm tòi, sáng tạo, sử dụng những cách thức, biện pháp sư phạm thích hợp để đáp ứng yêu cầu dạy học bộ môn và phù hợp với thực tiễn.

Hiện nay vấn đề đa dạng các hình thức tổ chức dạy học kết hợp với các phương pháp dạy học mới đặc biệt là tăng cường các hoạt động học trong thực tiễn, học qua trải nghiệm, tăng cường các hoạt động thực hành bộ môn đang được chú trọng. Một trong những cách làm đã và đang cho thấy hiệu quả đó chính là đưa di sản vào trong dạy học. Việc khai thác và sử dụng di sản có thể tiến hành trong tất cả các bước, các khâu của quá trình dạy học và trở thành nguồn cung cấp kiến thức đặc biệt thu hút sự chú ý của HS. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc dạy học lịch sử kết hợp với sử dụng và phát huy giá trị của các di sản ở địa phương vẫn chưa được chú trọng đúng mức và chưa phát huy hiệu quả giáo dục và giáo dưỡng của môn học.

Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Bắc, nơi đây có nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn với lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Đặc biệt ngày ngày 12/4/2018, Hội đồng Chấp hành UNESCO tại Kỳ họp lần thứ 204 ở Paris, Pháp, đã thông qua Nghị quyết công nhận Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng là Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO. Non nước Cao Bằng từ ngàn xưa đã từng được biết đến như vùng đất linh thiêng, địa linh nhân kiệt; là một trong những nôi của người tiền sử; vùng đất chứa đựng nhiều di sản địa chất, địa mạo, cổ sinh với trên 130 điểm di sản địa chất độc đáo, trong đó chứa nhiều di sản có giá trị tầm cỡ với nhiều minh chứng khoa học về lịch sử phát triển địa chất phức tạp kéo dài đến hơn 500 triệu năm. Hệ thống di sản của Công viên Địa chất toàn cầu UNESSCO trải dài trên địa bàn 9 huyện, có giá trị tầm cỡ quốc tế với các tháp, nõn đá vôi, thung lũng, hang động, hệ thống hồ - sông - hang ngầm liên thông… Không chỉ có các đặc điểm địa chất độc đáo, đây còn là vùng đất có bề dày văn hóa, lịch sử với hơn 200 di tích văn hóa, lịch sử được xếp hạng, trong đó có 3 di tích quốc gia đặc biệt, 23 di tích cấp quốc gia và từng là căn cứ địa của cách mạng của cả nước, gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Do đó nếu giáo viên bộ môn biết sử dụng di sản này một cách hợp lý, khoa học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT.

Xuất phát từ những lí do đó, tác giả lựa chọn vấn đề Sử dụng di sản Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPTđể nghiên cứu và hoàn thiện luận văn thạc sĩ của mình, nhằm nâng cao nhận thức của HS về giá trị của CVĐCTC UNESCO Non nước Cao Bằng đối với giáo dục, phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử nói chung, dạy học lịch sử Việt Nam nói riêng trong các trường THPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Do đặc trưng của bộ môn lịch sử, việc sử dụng di sản vào dạy học bộ môn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục, bồi dưỡng và phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ, giúp học sinh có cơ hội trải nghiệm nhiều mô hình giáo dục, tiếp cận với tài liệu trực quan, học trải nghiệm và nâng cao nhận thức về các sự kiện, nhân vật lịch sử, hiểu sâu sắc và toàn diện lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương. Do tầm quan trọng của giáo dục lịch sử thông qua di sản nên vấn đề này đã thu hút sự quan tâm và nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước.

2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Đã có nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: sử học, văn hóa học, giáo dục học… nghiên cứu về di sản và dạy học thông qua di sản, tuy nhiên tùy thuộc vào từng mục đích nghiên cứu mà các công trình đó có những cách tiếp cận khác nhau. Nhìn chung trong các tài liệu giáo dục học và giáo dục lịch sử, di sản thường được đề cập tới như một nguồn cung cấp kiến thức, do đó có các quan niệm cho rằng di sản là một loại tài liệu trực quan đặc biệt hay di sản là một dạng tư liệu gốc hay là môi trường giáo dục đặc biệt…Đó là những cơ sở lý luận hết sức quan trọng để tác giả kế thừa và tìm ra những vấn đề liên quan mật thiết đến luận văn để tiếp tục nghiên cứu.

I.F.Khalamốp trong tác phẩm “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào?”, tác giả đã trình bày lý luận về dạy học phát huy tính tích

Sử dụng di sản Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông - 2

cực của học sinh, trên cở sở đó ông đã đưa ra những biện pháp, kinh nghiệm cụ thể về việc phát huy tính tích cực học tập khi trình bày bài mới, củng cố kiến thức, ôn tập kiến thức cũ, hay tổ chức công tác tự học cho HS. Trong đó nhấn mạnh vai trò của các đồ dùng trực quan. Theo ông GV sử dụng đồ dùng trực quan sẽ giúp HS thấy rõ bản chất của sự kiện, kích thích sự tò mò, hứng thú với nội dung bài học, từ đó thúc đẩy HS tham gia vào các hoạt động học tập để chiếm lĩnh tri thức, thúc đẩy nhu cầu và ý thức tự học, tự nghiên cứu của HS. Ngoài ra ông còn nhấn mạnh đến biện pháp sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh kết hợp với đồ dùng trực quan trong dạy học nhất là việc sử dụng các sự kiện lịch sử địa phương để làm sáng tỏ lịch sử dân tộc trong các bài học lịch sử sẽ góp phần đem lại hiệu quả cao trong dạy học bộ môn [15, tr.40-44; tr.48; tr.57-65].

Tác giả James H. Stronge trong cuốn “Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả” [17; tr.10-14, tr.17-25, tr.32-40] (Qualities of efective teacher, Lê Văn Canh dịch), đã mở ra những điều mới mẻ cho một khái niệm khó định nghĩa “giáo viên hiệu quả”. Cuốn sách là sự tập hợp và đánh giá những nghiên cứu đã được tiến hành trong một thời gian dài (vài thập kỷ) để giới hạn và chỉ ra những hành vi cụ thể của giáo viên có thể đem lại thành tích cho học sinh và cung cấp thước đo để đánh giá sự hiệu quả của giáo viên. Cuốn sách có nhiều nội dung phong phú, trong đó tập trung vào người giáo viên: chuẩn bị lên lớp như thế nào, làm thế nào để đem lại hiệu quả trong giảng dạy, đặc biệt là cách tổ chức và quản lý lớp học như thế nào. Tác giả chỉ rõ những yêu cầu khi chuẩn bị bài giảng “có hình ảnh và hình dung ra phương pháp có thể chuyển tải nội dung bài giảng hiệu quả nhất” [17, tr.79]. Các nội dung trên có ý nghĩa quan trọng đối với vấn đề mà luận văn lựa chọn và nghiên cứu, bởi trong quá trình tổ chức dạy học thông qua di sản GV cần có sự chuẩn bị công phu, chu đáo, có kỹ năng vận dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau và kỹ năng quản lý lớp học, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình tổ chức dạy học.

Một cuốn sách khác nằm trong bộ sách quý Đổi mới phương pháp dạy học do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã nỗ lực chọn lọc, thương thảo bản quyền với Hiệp hội Giám sát và Xây dựng chương trình (ASCD) của Hoa Kỳ, đó là Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi của tác giả Iselle O. Martin

- Kniep đã chỉ ra cho chúng ta thấy mục tiêu của giáo dục chính là khả năng sáng tạo của người học, đề cao vai trò của người học không phải là hạ thấp vai trò của người thầy mà vai trò đó còn được nâng lên gấp bội. “Không có học trò sáng tạo nếu không có người thầy sáng tạo. Người thầy sáng tạo là người biết chi sẻ những buồn vui trong quá trình kiến tạo tri thức, biết hướng dẫn người học phát hiện vấn đề, đặt ra các giả thuyết và so sánh để đánh giá các giả thuyết đó, từ đó lựa chọn một giả thuyết thích hợp, sử dụng những kiến thức và hiểu biết tổng hợp từ nhiều môn học để đưa ra một giải pháp mới cho vấn đề đã biết và cuối cùng biết kiểm nghiệm đánh giá giải pháp đó”[16, tr.6]. Đây là những gợi ý hết sức quan trọng trong quá trình tiến hành bài học lịch sử, nhất là khi tiến hành bài học lịch sử tại di sản. Trong đó định hướng tích hợp liên môn trong dạy học được tác giả nêu cụ thể “Môn khoa học xã hội sử dụng nghệ thuật, văn học để giúp HS hiểu rộng hơn về một vùng văn hóa” [16, tr.32]. Trong một phạm vi nhất định đó cũng là những định hướng của một chủ đề học tập liên môn theo định hướng STEAM. Tác giả nhấn mạnh việc sử dụng phương pháp đánh giá gắn với đời sống thực tế, tập trung vào câu hỏi: “Liệu việc học ở nhà trường có thể giống với ngoài đời không?” [16, tr.12] mở ra hướng đi mới trong tiến hành bài học thông qua di sản đó là tạo ra thực tế để người học có cơ hội tham gia và giải quyết những vấn đề và những thách thức do cuộc sống đặt ra.

Trong cuốn Lý luận dạy học hiện đại của tác giả người Đức Bernd Meier (Nguyễn Văn Cường dịch) đã chỉ ra những quan điểm tổ chức dạy học khác nhau, tập trung vào mục tiêu của giáo dục chính là phát triển năng lực người học. Tác giả khẳng định “Năng lực không thể có được thông qua dạy mà phải

thông qua học và luyện tập” [4, tr.67], điều này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay và mục tiêu mà luận văn hướng tới

Ngoài ra tại các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ…vấn đề địa phương như lịch sử địa phương hoặc di sản văn hóa địa phương luôn được coi trọng và nghiên cứu chuyên sâu. Nhiều Hội thảo quốc gia đã được tổ chức ở nước Anh như “Lịch sử địa phương và trường học”; “Lịch sử địa phương và du lịch, Lịch sử địa phương và thế giới rộng lớn hơn”…Năm 2001 Hội nghị giáo dục lịch sử tại Lyon (Pháp) với chủ đề “Nhận thức, ý thức về bản sắc lịch sử” đã được tổ chức. Năm 2005 với sự hỗ trợ của Ủy ban Châu Âu trong chương trình nghiên cứu và giáo dục di sản, cuốn sách Heritage in the classroom: A practical Manual for teachers (Di sản trong trường học: Sách hướng dẫn thực hành dành cho giáo viên) do nhà xuất bản Giáo dục cộng đồng Flender ấn hành đã được công bố. Cuốn sách được xuất bản bằng năm thứ tiếng Pháp, Đức, Anh, Hà Lan và Ý đã hướng dẫn cụ thể các cách tiếp cận di sản ở Châu Âu và cách thức sử dụng di sản ở trường phổ thông cho các giáo viên. Cuốn sách thực sự có ý nghĩa bởi đã tập trung vào những vấn đề cốt lõi như khái niệm về di sản, những hình thức tồn tại của di sản, nhất là khai thác các giá trị đặc biệt của di sản trong dạy học. Các tác giả cũng chỉ rõ những biện pháp giáo dục đối với di sản, cách lựa chọn di sản…Đặc biệt cuốn sách còn dành hẳn năm chương để giới thiệu 34 ví dụ cụ thể trong đó có các dự án học tập đối với di sản dành cho học sinh phổ thông. Đây thực sự là nguồn tham khảo quý giá đối với vấn đề chúng tôi đang nghiên cứu.

Các công trình nghiên cứu ngoài nước đã nêu lên một cách cụ thể và chi tiết về vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông. Đây là cơ sở lý luận quan trọng của vấn đề mà chúng tôi đang nghiên cứu, tiếp tục khẳng định tính đúng đắn và cơ sở để chúng tôi tiến hành khai thác các giá trị của CVĐCTC UNESCO Non Nước Cao Bằng với tư cách là nguồn cung cấp kiến thức quan trọng, là tài liệu trực quan sinh động, một dạng tài liệu gốc quý giá có ưu thế trong việc phát triển toàn diện HS, tạo cho

HS môi trường học tập hoàn toàn mới mẻ với những bài tập nhận thức được thiết kế theo hướng mở có khả năng áp dụng sự hiểu biết của nhiều bộ môn, nhiều lĩnh vực để giải quyết nhiệm vụ học tập. Đây cũng là hướng đi phù hợp để HS có cơ hội thực hành nhiều hơn, phát huy được năng lực của bản thân, tự nỗ lực để chiếm lĩnh tri thức.

2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước

Trên cơ sở tiếp cận các tài liệu nghiên cứu về di sản, di sản văn hóa và sử dụng di sản trong dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu vấn đề sử dụng di sản trong dạy học với ý nghĩa là nguồn cung cấp kiến thức, tài liệu trực quan sinh động và là tư liệu gốc đặc biệt đối với hoạt động dạy học bộ môn.

Trong cuốn Giáo dục học hiện đại của tác giả Thái Duy Tuyên đã trình bày rất cụ thể những vấn đề rất cần thiết cho sự phát triển lý luận giáo dục và thực tiễn nhà trường như triết học giáo dục, mô hình giáo dục gắn với sự phát triển…một số vấn đề bức xúc của giáo dục hiện nay như giáo dục đạo đức, bồi dưỡng nhân tài, kế hoạch giáo dục, nhất là phương pháp dạy học. Cuốn sách dành hẳn một chương để trình bày về vấn đề tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Đây là một trong những nội dung quan trọng mà luận văn hướng tới để giải quyết. Việc GV lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học và ứng dụng nhiều PPDH vào trong bài giảng không nằm ngoài mục tiêu tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, đây cũng có thể coi là nhiệm vụ chủ yếu của người thầy trong quá trình dạy học. Tác gỉa đã chỉ ra một số biện pháp để tích cực hóa hoạt động nhận thức như: “Sử dụng các phương tiện dạy học…đặc biệt là dụng cụ trực quan có tác dụng tốt trong việc kích thích hứng thú” [32, tr.287]; “Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau cá nhân, nhóm, tập thể, tham quan, làm việc trong vườn trường, trong phòng thí nghiệm…” [32, tr.288]. Đây là những định hướng đúng đắn cho việc xây dựng những biện pháp sư phạm khi sử dụng di sản trong dạy học lịch sử nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.

Trong bộ giáo trình Phương pháp dạy học lịch sử (xuất bản năm 2002) của các tác giả Phan Ngọc Liên, Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng (chủ biên được tái bản và sửa chữa) đã cụ thể hóa những nguyên tắc trong dạy học bộ môn và chỉ ra những hình thức tổ chức dạy học trên lớp, ngoài thực địa, tham quan học tập, học qua di tích, bảo tàng. Ngoài ra còn nhấn mạnh “những đặc trưng của bộ môn và con đường hình thành tri thức cho HS trong dạy học lịch sử…có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động dạy học, giáo dục của GV và hoạt động học của HS” [20].

Cũng với vấn đề về sử dụng di sản trong dạy học trong đó chủ yếu là dạy học các nội dung chủ yếu liên quan đến địa phương tiếp cận với chương trình và SGK Lịch sử mới, chúng tôi tiếp cận với các tài liệu liên quan đến đổi mới dạy học lịch sử địa phương cụ thể như cuốn Nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương do Hội Giáo dục Lịch sử phối hợp với Khoa Lịch sử Trường Đại học Vinh xuất bản tháng 6 năm 2002. Đây là tập hợp những bài viết của các chuyên gia, nhà nghiên cứu gửi tới Hội thảo khoa học “Nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường đại học, cao đẳng và phổ thông trung học”. Với trọng tâm xoay quanh các vấn đề về lịch sử quê hương, đất nước “nó đặt cơ sở cho việc tổ chức, nghiên cứu, trao đổi khoa học về đổi mới việc nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy và học tập lịch sử địa phương nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung”[18, tr.31]. Lịch sử địa phương gắn liền với lịch sử dân tộc và trở thành một bộ phận không thể thiếu của lịch sử dân tộc. Làm cho HS yêu thích, say mê, hiểu biết sâu rộng LSĐP góp phần giáo dục cho các em lòng yêu quê hương, yêu gia đình từ đó hình thành ý thức tôn trọng và bảo vệ các di sản tại địa phương. Cuốn sách đã gợi mở những cách thức biên soạn, sưu tầm, giảng dạy LSĐP trong trường THPT đặc biệt cung cấp cho tác giả thêm nhiều tư liệu quý về LSĐP để phục vụ công tác thực nghiệm của luận văn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2023