Đối Với Các Tổ Chức Tcvm Và Các Tctd Có Hoạt Động Tcvm:


cho thấy khả năng mắc nợ xấu đối với người tìm kiếm rủi ro ở thành thị cao hơn so với nông thôn tuy nhiên, mức độ là không lớn.

Các yếu tố vốn xã hội:

Có sự khác biệt về tình hình nợ xấu trong thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng, những người có đóng góp hầu hết là không có nợ xấu và ngược lại. Trong thí nghiệm trò chơi tin tưởng, người không có nợ xấu thường đưa tiền cho đối tác của mình một tỷ lệ nhiều hơn những người có nợ xấu. Điều này có thể hiểu rằng đối với những người có uy tín, có quan hệ rộng với xã hội (với chính quyền, đoàn thể, với mọi người bên ngoài…) thường họ sẽ có ý thức trả nợ tốt và có trách nhiệm đối với xã hội nói chung.

Vấn đề tuổi tác, giới tính và trình độ học vấn đều không có tác động nhiều đến khả năng mắc nợ xấu của người tham gia. Tuy nhiên khi xem xét thêm quy mô của khoản vay thì yếu tố trình độ học vấn cũng có tác động đáng kể đến việc tăng khả năng nợ xấu đối với hoạt động TCVM khi xem xét đồng thời cả 3 thí nghiệm. Quy mô khoản vay càng lớn thì khả năng mắc nợ xấu càng giảm, điều này có thể lý giải đó là những món vay mà người vay có điều kiện sản xuất, kinh doanh hiệu quả nên khả năng hoàn trả vốn vay là khả thi và ít xảy ra rủi ro. Đây cũng là vấn đề mà các tổ chức TCVM cần chú ý và quan tâm để hạn chế rủi ro trong hoạt động.

Thông thường, các khoản vay TDVM của các tổ chức TCVM có kỳ hạn và phương thức trả nợ khá linh hoạt: Phân kỳ trả hàng ngày, tháng hoặc quý nên khách hàng có nhiều lựa chọn tùy thuộc vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh của họ. Do vậy, thống kê cho thấy không có sự khác biệt về nợ xấu theo kỳ hạn vay nợ.

Quy mô hộ gia đình trung bình trong mẫu khảo sát là 4,5 người và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đói nghèo đối với nông thôn vùng ĐBSCL. Do vậy, Nhà nước cần có những chương trình truyền thông kiến thức về dân số, gia đình đối với vùng nông thôn sâu, vùng xa để người dân có ý thức trong vấn đề cải thiện đời sống cho gia đình họ từ việc hạn chế sinh sản.

5.2. Các hàm ý chính sách.


5.2.1. Đối với các tổ chức TCVM và các TCTD có hoạt động TCVM:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.


Đối với vấn đề rủi ro TDVM, cần xem xét đến thái độ và hành vi của người vay vốn để sàng lọc khách hàng. Tuy nhiên, vấn đề ở đây cần lưu ý là chúng ta nên chọn lựa khách hàng thích rủi ro hay e ngại rủi ro? Bởi vì thực tế, đôi khi những người thích rủi ro, tìm kiếm rủi ro lại là những người năng động và có năng lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ đó, các tổ chức TCVM cũng như các TCTD có hoạt động TCVM có sự chọn lựa những chính sách, chiến lược phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau, thẩm định khách hàng kỹ lưỡng nhằm đảm bảo tránh được rủi ro và có hiệu quả trong hoạt động.

Sở thích rủi ro, vốn xã hội và rủi ro cho vay tín dụng vi mô – Nghiên cứu thí nghiệm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long - 18

Đối với những khoản vay có giá trị lớn, các tổ chức TCVM và các TCTD có hoạt động TCVM cần quan tâm đến vấn đề trình độ học vấn của khách hàng. Khi xem xét các khoản vay nhỏ lẻ thì yếu tố này không có tác động và ảnh hưởng lớn đến vấn đề nợ xấu. Tuy nhiên khi xem xét đến các khoản vay có giá trị lớn thì lại có ảnh hưởng đáng kể. Điều này cũng thể hiện rõ sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và kinh tế trên thế giới đòi hỏi người dân cũng phải dần nâng cao kiến thức nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả và theo kịp với sự phát triển chung của nền kinh tế. Do vậy các tổ chức TCVM và các TCTD có hoạt động cho vay TCVM cần quan tâm đến các khoản vay có giá trị lớn để chọn lọc khách hàng nhằm tránh rủi ro.

Như đã phân tích, vốn xã hội có vai trò và ảnh hưởng lớn đến rủi ro TDVM. Tính tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng, lòng tin, niềm tin... có tác động tích cực đến rủi ro TDVM. Do vậy, các tổ chức TCVM nên có những chương trình liên kết, kết hợp với các hội đoàn xã hội, hội Phụ nữ, hội Cựu Chiến binh... để làm cầu nối trong việc giữ gìn và phát triển các giá trị tích cực đó nhằm hỗ trợ cho khách hàng và cung cấp dịch vụ hiệu quả.

Vấn đề uy tín cá nhân của khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc hạn chế rủi ro cho vay TCVM. Nhất là đối với những khách hàng có làm


việc cho các cơ quan Nhà nước, chính quyền, đoàn thể, chức sắc tôn giáo… Tại các vùng nông thôn, vùng sâu thì những vị trí này đặc biệt quan trọng đối với cá nhân mỗi người. Họ sẽ không vi phạm hợp đồng tín dụng, không có nợ xấu vì danh dự và lòng tự trọng của họ đối với xã hội và cộng đồng. Do vậy, các tổ chức TCVM cũng phải quan tâm đến đối tượng này để có sản phẩm cho vay phù hợp.

Đối với các tổ chức TCVM cần phải hoàn thiện bộ máy hoạt động, nâng cao năng lực quản lý, chuyên nghiệp hóa hoạt động và cần phải có tiềm lực mạnh để hoạt động có hiệu quả. Các sản phẩm cũng cần phải đa dạng hóa hơn để đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Đối với khách hàng vay vốn TCVM thì vấn đề trợ cấp hay hỗ trợ lãi suất có thực sự cần thiết? Thông qua kết quả điều tra khách hàng vay vốn TCVM thì thực chất họ ít quan tâm đến vấn đề ưu đãi hay hỗ trợ lãi suất, đặc biệt là đối với các món vay nhỏ, lẻ. Vấn đề chính đó là chất lượng phục vụ của các tổ chức TCVM cũng như các TCTD có hoạt động TCVM. Do vậy, các tổ chức TCVM nên thiết kế các sản phẩm đa dạng ứng với các mức lãi suất phù hợp để đảm bảo khách hàng có thể chủ động lựa chọn phù hợp với điều kiện hoạt động của họ nhằm đảm bảo có hiệu quả nhất có lợi cho cả khách hàng cũng như tổ chức TCVM.

Đối với các tổ chức TCVM lớn hoặc chính thức cần phải quan tâm đến vấn đề quản trị rủi ro và quản trị tài chính. Đây là vấn đề hết sức cần thiết khi quy mô hoạt động lớn, sản phẩm đa dạng, mạng lưới lớn… Do vậy, việc nâng cao năng lực về quản trị điều hành là vấn đề không thể thiếu trong hoạt động nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Công nghệ Fintech đang du nhập và phát triển mạnh tại Việt Nam gần đây và nó đã khẳng định được vai trò quan trọng cho việc phát triển hoạt động tài chính, ngân hàng hiệu quả và bền vững. Vì vậy, các tổ chức TCVM cần quan tâm đến việc tiếp cận cũng như đào tạo nguồn nhân lực để thích ứng với công


nghệ mới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động và phát triển được hiệu quả và bền vững.

5.2.2. Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước:


Về mặt chính sách:

Để ngành TCVM phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả, Nhà nước cần phải sớm hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động TCVM tại Việt Nam. Trước mắt cần có các chế độ, chính sách hỗ trợ và khuyến khích đối với các tổ chức TCVM bán chính thức, vì các tổ chức TCVM này phải hoạt động với chi phí khá cao so với các tổ chức TCVM chính thức.

Nguồn vốn để hoạt động là vấn đề sống còn đối với các tổ chức TCVM. Do vậy, Nhà nước cần có những chính sách, cơ chế hỗ trợ về vốn, cho vay lại từ các nguồn vốn giá rẻ của nước ngoài như WB, ADB, IFC… giúp cho các tổ chức TCVM khi cần thiết nhằm đảm bảo cho họ có sự giúp đỡ, hỗ trợ khi gặp các sự cố hoặc rủi ro. Chính phủ có thể nên dành một phần vốn từ các chương trình quốc gia về giảm nghèo như: Chương trình 135, chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình nông thôn mới… để bổ sung nguồn vốn hỗ trợ cho các tổ chức TCVM.

Đối với các tổ chức TCVM có quy mô nhỏ hoặc mới thành lập chính phủ nên có cơ chế khuyến khích, ưu đãi để thu hút đầu tư như ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bố trí quỹ đất, cơ sở hạ tầng… giúp cho các tổ chức TCVM có điều kiện thuận lợi tham gia đầu tư vốn vào hoạt động TCVM.

NHNN cần xây dựng cơ chế khuyến khích các NHTM dành một phần nguồn vốn cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các tổ chức TCVM.

Đối với vay vốn TCVM, thông qua khảo sát khách hàng từ nghiên cứu thì vấn đề lãi suất cho vay cao không ảnh hưởng nhiều lắm tới khách hàng vì món vay nhỏ, lẻ. Mặt khác, do chi phí hoạt động đối với cho vay của các tổ chức TCVM là khá cao (giá trị khoản vay nhỏ, địa bàn hoạt động khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực không cao…), do vậy, NHNN nên có khung lãi suất


cho vay của các tổ chức TCVM cao hơn so với các TCTD. Đồng thời, nên cho phép các tổ chức TCVM áp dụng biên độ lãi suất cho vay rộng hơn so với lãi suất cho vay của các NHTM phù hợp với từng loại sản phẩm cho vay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cả tổ chức TCVM cũng như người dân. Đối với huy động tiền gửi, các tổ chức TCVM phải cạnh tranh với các TCTD khác nên để tạo điều kiện cho các tổ chức TCVM có cơ hội huy động được nguồn vốn, NHNN nên cho các tổ chức TCVM áp dụng mức lãi suất tiền gửi cao hơn các TCTD khác.

Các giải pháp hỗ trợ:

Tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng về quản trị, quản lý, điều hành cho cấp quản lý của các tổ chức TCVM. Tập huấn, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho lực lượng nhân viên của các tổ chức TCVM theo chuẩn mực mới nhằm tiếp cận được những kiến thức mới trên thế giới để vận dụng vào thực tế hoạt động tại tổ chức có hiệu quả hơn.

Hỗ trợ chuyển đổi các tổ chức TCVM bán chính thức thành các tổ chức TCVM chính thức, hoạt động chuyên nghiệp có sự giám sát của NHNN. Đơn giản hóa thủ tục cấp phép thành lập để tạo điều kiện cho các tổ chức có thể dễ dàng thành lập và hoạt động TCVM.

Hỗ trợ về đào tạo công nghệ theo chuẩn mới của thế giới, đặc biệt hiện nay, hoạt động Fintech đang du nhập và phát triển mạnh tại Việt Nam. Điều này sẽ giúp cho các tổ chức TCVM tiếp cận được với công nghệ mới, giúp cho hoạt động có hiệu quả, giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho các tổ chức TCVM.




KẾT LUẬN


Thông qua khung lý thuyết, lược khảo về các nghiên cứu trước đây về TCVM ở ngoài nước và trong nước; thông qua phân tích thực trạng tình hình phát triển của ngành TCVM tại Việt Nam cho đến nay; thông qua thí nghiệm thực tế tại hiện trường về sở thích rủi ro và vốn xã hội đối với hoạt động cho vay của các tổ chức TCVM, tác giả đã đưa ra những kết luận về ảnh hưởng của sự ưa thích rủi ro và vốn xã hội có tác động và ảnh hưởng đến hoạt động TCVM. Qua đó, tác giả cũng đưa ra những khuyến nghị, hàm ý về chính sách đối với Nhà nước, NHNN Việt Nam và các tổ chức hoạt động TCVM và nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngành TCVM phát triển bền vững và mạnh mẽ trong tương lai.

Tại Việt Nam TCVM còn khá mới mẻ và các tổ chức TCVM tham gia cung cấp dịch vụ cũng như lượng khách hàng được tiếp cận cũng còn hạn chế về nhiều khía cạnh. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và hệ thống các TCTD, các tổ chức TCVM chính thức và bán chính thức tại Việt Nam vẫn duy trì sự tăng trưởng khá tốt về tài sản, nguồn vốn và dư nợ. Mô hình hoạt động của các tổ chức TCVM dần ngày càng đi vào ổn định, theo hướng chuyên nghiệp hơn, đảm bào cho quá trình quản trị, điều hành được an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, các tổ chức TCVM


hoạt động còn rời rạc, thiếu tính liên kết; hành lang pháp lý chưa thực sự hỗ trợ tiếp cận nguồn lực để mở rộng dịch vụ. Hiện nay, các tổ chức TCVM chính thức đã và đang tiếp cận được các nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm của người dân cũng như của các thành viên của tổ chức, vốn vay của các NHTM, của các tổ chức, cá nhân trong nước; vốn vay của các tổ chức, ngân hàng nước ngoài cũng như các nguồn tài trợ không hoàn lại. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng cho nhu cầu vay vốn vi mô còn rất hạn chế so với thực tế. Hiện đang có hai xu hướng rõ rệt trong hệ thống TCVM ở Việt Nam: Đó là các tổ chức TCVM nhỏ và vừa đang nỗ lực tích lũy, gia tăng về quy mô, sắp xếp lại cơ cấu để mở rộng hoạt động và thu hút khách hàng; còn các tổ chức TCVM lớn thì cố gắng tái cấu trúc, xây dựng mô hình hoạt động theo hướng chuyên nghiệp để chuẩn bị các điều kiện chuyển đổi thành các tổ chức chính thức.

Yếu tố tác động và có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành TCVM gồm cả hai phía là yếu tố bên trong (vi mô) và yếu tố bên ngoài (vĩ mô). Hiện nay, hành lang pháp lý đã cơ bản tạo nền tảng và thể chế để phát triển TCVM bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, môi trường pháp lý, chính sách vẫn còn thiếu tập trung, chưa đồng bộ và nhất quán. Một số quy định đối với các tổ chức TCVM được ban hành dưới góc nhìn và điều chỉnh như đối với các NHTM nên chưa phù hợp hoàn toàn đối với hoạt động đặc thù của tổ chức TCVM, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ và ưu đãi đối với các tổ chức TCVM.

Do vậy, muốn phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững thì tự bản thân các tổ chức TCVM cũng cần phải tập trung nâng cao năng lực về cơ sở vật chất, điều hành, về quản trị rủi ro, nguồn vốn, công nghệ thông tin và nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, Chính phủ và NHNN cần phải sớm hoàn thiện, ban hành khung pháp lý, quy định, quy chế, chính sách… phù hợp để có thể quản lý chặt chẽ cũng như giúp cho các tổ chức TCVM có điều kiện và thuận lợi nhiều hơn nữa trong hoạt động và cung ứng sản phẩm, dịch vụ TCVM. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu về vốn TCVM của những người dân nghèo ở các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện khó khăn.


Những hạn chế của luận án và gợi ý nghiên cứu tiếp theo:


Hoạt động TCVM hiện đang là vấn đề nổi bật và được sự quan tâm rất lớn của Nhà nước, NHNN cũng như các tổ chức TCVM vì nhu cầu vay vốn vi mô của thị trường là rất lớn mà khả năng về nguồn cung chưa đáp ứng được. Ảnh hưởng của hoạt động TCVM có tác động lớn đến việc giảm thiểu đói nghèo, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho một bộ phận lớn người dân nghèo tại các vùng nông thôn nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn… Do vậy nghiên cứu về hoạt động TCVM là cần thiết để Nhà nước, NHNN, các cơ quan có liên quan có những giải pháp, biện pháp bổ sung và hoàn thiện các thể chế, chính sách giúp cho các tổ chức TCVM hoạt động có hiệu quả; đáp ứng nhu cầu to lớn của người dân về vay vốn TCVM và phần nào hạn chế vấn nạn "tín dụng đen" đang phát triển mạnh mẽ khắp nơi như hiện nay.

Do nguồn kinh phí hạn chế, thời gian nghiên cứu ngắn nên tác giả mới chỉ khảo sát thí nghiệm tại 6 tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL và với quy mô mẫu còn nhỏ chỉ 176 người, nên có thể phần nào kết quả chưa bao quát được toàn bộ vấn đề nghiên cứu. Vấn đề vốn xã hội cho đến nay còn rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm và phân loại, trong nghiên cứu này chỉ mới xem xét đến các yếu tố niềm tin, sự tin cậy và đóng góp cho cộng đồng có tác động thế nào đến cho vay TCVM. Còn rất nhiều các yếu tố khác của vốn xã hội mà do điều kiện thời gian, chi phí… mà tác giả chưa tiếp cận và nghiên cứu được. Do vậy, trong thời gian tới nếu có điều kiện sẽ tiếp tục mở rộng nghiên cứu thí nghiệm tại các khu vực khác như miền Trung, miền Bắc cũng như các nhân tố khác của vốn xã hội để xem xét, đánh giá ảnh hưởng và tác động của các vấn đề đó đối với cho vay TCVM. Khi đó nghiên cứu sẽ có những so sánh để xem xét các vấn đề như:

1/. Liệu có sự khác nhau về khu vực, địa lý ảnh hưởng đến sở thích rủi ro, vốn xã hội đối với rủi ro cho vay TCVM hay không?

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2024