Nồng Độ Propofol Tại Một Số Thời Điểm Của Nhóm 1


Bảng 3.24. HATB trong giai đoạn hồi tỉnh


Thời điểm

HATB

(mmHg)

Nhóm 1

(n = 65)

Nhóm 2

(n= 65)


p


T6

̅± SD

86,34 ± 7,02

87,88 ± 6,16


> 0,05

Min- Max

71 - 102

75 - 104


T7

̅± SD

89,32 ±7,36

87,42 ± 6,59


> 0,05

Min- Max

73 - 106

74 - 104


T8

̅± SD

82,65 ± 6,60

80,80 ± 5,92


> 0,05

Min- Max

68 - 97

69 - 96

p (pair-test)

p(1,2),(2,3),(1,3) < 0,001

p(4,5),(5,6),(4,6) < 0,001


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

So sánh tác dụng của hai phương pháp gây mê tĩnh mạch hoàn toàn bằng Propofol có và không kiểm soát nồng độ đích - 12


Nhận xét:

- HATB của cả hai nhóm khác nhau không cóý nghĩa thống kê ở các thời điểm T6, T7,T8 trong giai đoạn hồi tỉnh, với p > 0,05.

- HATB có xu hướng giảm nhẹ về cuối cuộc mổ ở cả hai nhóm, với p

< 0,001.


Bảng 3.25. Mức thay đổi HATB lớn nhất



Mức thay đổi HATB nhiều nhất

Nhóm 1

(n = 65)

Nhóm 2

(n= 65)


p

< 10% (Số BN, %)

36 (55,4 %)

8 (12,3 %)


< 0,001

10 – 20 % (Số BN, %)

28 (43,1 %)

46 (70,8 %)

> 20% (Số BN, %)

1 (1,5 %)

11 (16,9 %)


100%

1,5

16,9

80%

43,1

60%

70,8

40%

> 20%

10 - 20%

<10%

55,4

20%

12,3

0%

Nhóm 1

Nhóm 2

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ các mức thay đổi HATB

Nhận xét:

- Ở nhóm có kiểm soát nồng độ đích, tỷ lệ thay đổi HATB lớn nhất so với HA nền ở mức < 10% chiếm tỷ lệ cao 55,4%. Trong khi nhóm không kiểm soát nồng độ đích chỉ là 12,3%, tức là HATB của nhóm 1 được duy trì ổn định hơn so với nhóm 2. Tỷ lệ BN có mức thay đổi HATB lớn nhất > 10% so với nền của nhóm 2 cao hơn nhóm 1.

- Như vậy nhóm 1 có huyết áp trong bình ổn định hơn nhóm 2, có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.


95

90

85

80

75

70

Nhóm 1

Nhóm 2

65

60

55

50

T0 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8

Biểu đồ 3.6. HATB tại một số thời điểm


90


85


80


75


70


65

Nhóm 1

Nhóm 2

60


55


50

T0 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8

Biểu đồ 3.7. Tần số mạch tại một số thời điểm


Nhận xét:

Sự khác biệt về thay đổi huyết động giữa hai nhóm chủ yếu xảy ra trong giai đoạn khởi mê. Tại thời điểm T1 cả hai nhóm đều có M và HATB thấp nhấp, nhưng nhóm không kiểm soát nồng độ đích thấp hơn nhóm có kiểm soát nồng độ đích.


3.3.2. Ảnh hưởng hô hấp

Bảng 3.26. Ảnh hưởng hô hấp



Dấu hiệu

Nhóm 1

(n = 65)

Nhóm 2

(n= 65)


p

Ngừng thở (Số BN, %)

24(36,9 %)

29 (44,6 %)

> 0,05

Ho (Số BN, %)

6(9,23 %)

8(12,3 %)

> 0,05

Ưỡn cổ, rướn (Số BN, %)

5 (7,69 %)

4(6,15 %)

> 0,05

SpO2 sau đặt NKQ (%)

99,29 ± 0,70

99,23 ± 0,74

> 0,05

Co thắt thanh quản

0

0



Nhận xét:

- Các phản xạ ho, ưỡn cổ hay rướn có tỷ lệ khác nhau không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm, với p > 0,05.

- Không xảy ra tình trạng thiếu oxy, co thắt thanh quản trong giai đoạn khởi mê ở cả hai nhóm.


3.4. CÁC GIÁ TRỊ NỒNG ĐỘ ĐÍCH

Bảng 3.27. Nồng độ propofol tại một số thời điểm của nhóm 1


Thời điểm

Giá trị Ce

Mất ý thức (µg/ml)

̅± SD

1,57 ± 0,18

Min – Max

1,2 – 2,0

Khi đặt NKQ (µg/ml)

̅± SD

3,59 ± 0,47

Min – Max

2,66 – 4,80

Mở mắt (µg/ml)

̅± SD

1,01 ± 0,18

Min – Max

0,60 – 1,45

Định hướng đúng (µg/ml)

̅± SD

0,74 ± 0,18

Min – Max

0,38 – 1,18


4

3,59

3

2

1,57

1,01

1

0,74

Nồng độ đích

(g/ml)

0

Mất ý thức

Đặt NKQ

Mở mắt

Định hướng đúng

Biểu đồ 3.8. Nồng độ propofol tại một số thời điểm của nhóm 1


Nhận xét:

Nồng độ propofol khi BN mở mắt thấp hơn nồng độ khi mất ý thức, với p < 0,001. Nồng độ propofol khi định hướng đúng thấp hơn nồng độ khi mở mắt, với p < 0,05.


Bảng 3.28. Nồng độ Ce duy trì mê



Giá trị Ce


Duy trì thấp nhất (µg/ml)

̅± SD

3,11 ± 0,36

Min –Max

2,4 – 4,0


Duy trì cao nhất (µg/ml)

̅± SD

4,04 ± 0,48

Min –Max

3,2 – 5,2


Nhận xét:

- Nồng độ propofol duy trì mê trung bình của nhóm nhóm có kiểm soát nồng độ đích từ 3,11 đến 4,04 µg/ml.

- Giá trị nồng độ đích để duy trì mê của nhóm 1 dao động trong khoảng từ 2,4 – 5,2 µg/ml.


Chương 4 BÀN LUẬN

4.1.ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN VÀ PHẪU THUẬT


4.1.1. Tuổi

Trong nghiên cứu của chúng tôi, các bệnh nhân được lựa chọn tuổi trung bình của nhóm 1 là 53,03 ± 10,10; của nhóm 2 là 52,05 ± 10,18. Sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05.

Mặc dù propofol có thể được chỉ định sử dụng cho nhiều lứa tuổi khác nhau, nhưng gây mê bằng propofol có kiểm soát nồng độ đích theo mô hình dược động học của Marsh chỉ phù hợp với các bệnh nhân có tuổi trên 15. Đó là vì mô hình dược động học này không thích hợp với với các BN có tuổi <

15. Với trẻ em, mô hình dược động học của Kataria [113] hoặc Paedifusor

[133] được cho là chính xác hơn. Nhưng vấn đề này hiện nay vẫn đang còn phải nghiên cứu thêm.

Chúng tôi cũng không lựa chọn vào nghiên cứu những BN trên 65 tuổi, vì nhóm tuổi này có những đặc điểm sinh lý và bệnh lý khác biệt, mặc dù kỹ thuật gây mê kiểm soát nồng độ đích vẫn có thể áp dụng trên các BN cao tuổi [75]. Trên những BN cao tuổi, để giảm các ảnh hưởng bất lợi của thuốc, nhất là đối với tim mạch, một số nhà nghiên cứu khuyên nên khởi mê chậm, đó là cài đặt nồng độ đích trong huyết tương và dò liều từng bước từ thấp lên cao. Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện cài đặt nồng độ đích trong não và không dò liều từ thấp lên cao, vì vậy thời gian khởi mê sẽ nhanh hơn.

Servin và cộng sự [107] trong nghiên cứu năm 1998 đã đưa ra công thức tính liều gây mất ý thức của propofol liên quan tới tuổi như sau:

CT (µg/ml) = 7,18 – 0,03 × tuổi với hệ số tương quan r = 0,32.


4.1.2. Chiều cao, cân nặng

Kết quả nghiên cứu cho thấy chiều cao và cân nặng trung bình giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05.

Chúng tôi đã không chọn vào nghiên cứu những BN dư cân và béo phì (có BMI > 25, theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới). Những bệnh nhân này không phù hợp với mô hình dược động học của Marsh, mà phải sử dụng mô hình của Schnider khi gây mê kiểm soát nồng độ đích với propofol, vì trong các công thức tính toán có tính đến chỉ số khối lượng cơ (LBM) [14].

4.1.3. Giới

Theo kết quả nghiên cứu tỷ lệ nam và nữ giữa hai nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05. Tuy nhiên trong mỗi nhóm tỷ lệ nam nhiều hơn nữ.

Trong kỹ thuật gây mê bằng propofol kiểm soát nồng độ đích có sử dụng mô hình dược động học của Marsh, yếu tố giới không được đề cập tới trong các công thức tính toán. Điều này khác hẳn với mô hình dược động học của Schnider, yếu tố giới được tính đến trong các thuật toán để kiểm soát nồng độ thông qua việc tính chỉ số LBM [14].

4.1.4. Tình trạng sức khỏe theo ASA của các BN nghiên cứu

Do lần đầu tiến hành nghiên cứu ứng dụng một kỹ thuật gây mê mới, không có kinh nghiệm về gây mê kiểm soát nồng độ đích nên chúng tôi chỉ lựa chọn các BN có phân loại sức khỏe trước mổ là ASAI-II.

Các nghiên cứu trên trên thế giới đã cho thấy gây mê kiểm soát nồng độ đích có thể áp dụng ở nhiều nhóm BN và có nhiều ưu điểm trên những BN có ASA cao, tình trạng nặng và có các bệnh lý phối hợp [19], [105], [134].


4.1.5. Đặc điểm phẫu thuật

Kết quả thống kê cho thấy tỷ lệ các loại phẫu thuật giữa hai nhóm khác nhau không có ý nghĩa, với p > 0,05. Nghiên cứu gây mê cho các bệnh nhân phẫu thuật mở vùng bụng, vì đây là phẫu thuật khá phổ biến. Các phẫu thuật gồm có: phẫu thuật cắt dạ dày, phẫu thuật gan mật, phẫu thuật tá tuỵ, phẫu thuật đại tràng… Các phẫu thuật này có thời gian đủ dài và các thì phẫu thuật có yêu cầu khác nhau đủ để đánh giá hiệu quả của một phương pháp gây mê.

4.1.6. Các thuốc sử dụng phối hợp


4.1.6.1.Fentanyl

Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng fentanyl sử dụng trung bình ở hai nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Sử dụng fentanyl phối hợp propofol trong mổ là cần thiết vì propofol ở liều điều trị ít có tác dụng giảm đau. Fentanyl là thuốc thuộc nhóm opioid được sử dụng thông dụng nhất trên lâm sàng với mục đích giảm đau và cho phép giảm liều sử dụng của propofol [38], [57], [119]. Tuy nhiên, sử dụng fentanyl kết hợp propofol để gây mê lại kéo dài thời gian hồi tỉnh và tăng tỷ lệ buồn nôn, nôn sau mổ [119].

Theo nghiên cứu của Iwakiri H. và cộng sự [57] trên những BN phẫu thuật nội soi sản khoa, nồng độ đích của propofol khi BN tỉnh phụ thuộc vào nồng độ đích của fentanyl. Tác giả gợi ý là nồng độ đích fentanyl duy trì tối ưu từ 1,4 đến 2,0 ng/ml là đủ để đảm bảo cho BN không đau nhưng cũng không bị suy hô hấp trong quá trình hồi tỉnh.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, fentanyl không được sử dụng theo phương pháp kiểm soát nồng độ đích, mà tiêm nhắc lại theo diễn biến lâm sàng của bệnh nhân. Tuy nhiên, cũng có tác giả lại cho rằng fentanyl là thuốc có thời gian bán hủy dài, vì vậy không thực sự thích hợp khi sử dụng với kỹ thuật kiểm soát nồng độ đích [105]. Với các thuốc trong họ morphin thì

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2022