Quy Trình Duy Trì Mê Của Nhóm 1


Với propofol

Nhóm 1:

Sau khi đặt NKQ, đo HATB, nhịp tim, đánh giá điểm PRST, cứ 5 phút một lần để đánh giá độ mê. Nếu điểm PRST ≤ 2, huyết động ổn định thì không cần điều chỉnh độ mê. Nếu mê quá sâu hoặc mê nông, có các dấu hiệu của tỉnh trong mổ (điểm PRST ≥ 3) thì cần điều chỉnh độ mê. Nếu tỉnh hoặc mê nông thì điều chỉnh tăng, nếu mê quá sâu thì phải điều chỉnh giảm độ mê. Mỗi lần điều chỉnh nồng độ đích từng mức 0,2 µg/ml. Có thể chủ động điều chỉnh tăng nồng độ trước các thì phẫu thuật có can thiệp mạnh, ngược lại giảm nồng độ khi kích thích đã giảm bớt. Ví dụ: tăng độ mê trước thì cắt cực trên dạ dày, nếu mê nông dễ gây nấc do kích thích cơ hoành. Hoặc là giảm độ mê trước khi đóng cân cơ thành bụng. Sau 5 phút duy trì ở nồng độ đích mới, mà vẫn chưa đạt hiệu quả mong muốn thì tiếp tục điều chỉnh như trên cho đến khi đạt yêu cầu.

Nhóm 2:

Cũng dựa vào mức mê, điểm PRST như nhóm 1 để đánh giá và điều chỉnh độ mê. Ngay sau khởi mê và đặt NKQ, chuyển sang truyền duy trì với liều 6mg/kg/h, tiếp theo điều chỉnh tốc độ truyền propofol từ 4-12 mg/kg/h

[98] theo đáp ứng lâm sàng của BN và diễn biến của phẫu thuật.

Với các thuốc phối hợp

- Fentanyl: liều 1,0 đến 2,0 g/kg, theo diễn biến lâm sàng của bệnh nhân, hoặc 20-30 phút nhắc lại một lần.

- Esmeron: điều chỉnh dựa vào chỉ số trên mornitor TOF-GUARD, tiêm nhắc lại 10-15mg mỗi lần, để duy trì dưới 2 đáp ứng với kích thích chuỗi 4.



phút.

Thoát mê:

- Ngừng bổ sung fentanyl và esmeron trước kết thúc mổ khoảng 20


- Ngừng truyền propofol khi bắt đầu đóng da.

- Giải giãn cơ khi đủ các điều kiện sau: TOF có ≥ 2 đáp ứng và hồi

phục ở T1 là 25%. Sử dụng thuốc neostigmin liều 40 - 50 µg/kg, kết hợp với atropin 15µg/kg [10].

- Rút nội khí quản khi điểm an thần MOAAS ≥ 4, thực hiện đúng theo lệnh, tự thở 12 - 25 lần phút, SpO2 ≥ 95% với FiO2 ≤ 40%, có phản xạ ho nuốt, chỉ số TOF ≥ 0,9 (đo ở cơ khép ngón tay cái).

- Theo dõi BN 5 phút/lần cho tới khi đạt tối thiểu 10/14 điểm theo thang Aldrete sửa đổi để chuyển buồng bệnh điều trị.

Duy trì

PRST ≤ 2

Huyết động ổn định

Đạt

Không

Tăng NĐ đích 0,2

μg/ml mỗi 5 phút

Giả

μg/m

Đánh giá độ mê, PRST Huyết áp

Tần số mạch

Nhóm 1 Propofol đích 4 μg ml Khi mất phản xạ mi mắt esmeron 0 6 mg kg Đặt NKQ 1


Nhóm 1



Propofol đích: 4 μg/ml.

Khi mất phản xạ mi mắt: esmeron 0,6 mg/kg.

Đặt NKQ khi MOAAS = 0. TOF ≤ 1




m NĐ đích 0,2 l mỗi 5 phút

PRST ≥ 3

HA > HA nền + 15

M > M nền + 15



Mê quá sâu

HA < HA nền - 15

M < M nền - 15


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

So sánh tác dụng của hai phương pháp gây mê tĩnh mạch hoàn toàn bằng Propofol có và không kiểm soát nồng độ đích - 9


Sơ đồ 2.1. Quy trình duy trì mê của nhóm 1

Duy trì

PRST ≤ 2

Huyết động ổn định

Đạt

Không

Tăng tốc độ truyền

Giảm t

Đánh giá PRST Huyết áp

Tần số mạch

Nhóm 2 Truyền propofol 600 ml h Khi mất phản xạ mi mắt esmeron 0 6 mg kg Đặt NKQ 2


Nhóm 2


Truyền propofol 600 ml/h

Khi mất phản xạ mi mắt: esmeron 0,6 mg/kg.

Đặt NKQ khi MOAAS = 0, TOF ≤ 1 đáp ứng





ốc độ truyền

PRST ≥ 3

HA > HA nền + 15

M > M nền + 15



Mê quá sâu

HA < HA nền - 15

M < M nền - 15



Sơ đồ 2.2. Quy trình duy trì mê của nhóm 2


2.2.7. Đạo đức trong nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu tuân thủ theo các quy định trong Quy chế hoạt động của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học ban hành kèm theo quyết định số 5129/2002/QĐ - YT ngày 19/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Những khía cạnh đạo đức chính liên quan đến quyền lợi của đối tượng nghiên cứu như sau:

Lợi ích và nguy cơ đối với đối tượng nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, các bệnh nhân có đủ các điều kiện theo tiêu chuẩn lựa chọn sẽ được tiến hành gây mê tĩnh mạch hoàn toàn bằng propofol có kiểm soát hay không kiểm soát nồng độ đích, kết hợp với thuốc giãn cơ, giảm đau, có đặt nội khí quản thông khí nhân tạo. Propofol là một thuốc mê tĩnh mạch có nhiều ưu điểm và đã được sử dụng rộng rãi trong và ngoài nước. Phương pháp gây mê kiểm soát nồng độ đích với propofol ngày càng được áp dụng rộng rãi trong thực hành gây mê do hiệu quả và an toàn.

Cam kết chấp thuận tình nguyện tham gia nghiên cứu:

Bệnh nhân chỉ được thu nhận vào nghiên cứu khi đã ký cam kết vào Bản chấp thuận tình nguyện tham gia nghiên cứu. Tùy từng trường hợp cụ thể, việc cam kết sẽ do bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân thực hiện. Những bệnh nhân được lựa chọn theo các tiêu chuẩn của đối tượng nghiên cứu sẽ được thông báo về mục tiêu nghiên cứu, những lợi ích và nguy cơ khi tham gia nghiên cứu, quyền lợi và trách nhiệm của bệnh nhân nghiên cứu cũng như trách nhiệm của nghiên cứu viên. Khi bệnh nhân hoặc người thân của bệnh nhân hiểu rõ những nội dung trên đây và ký vào cam kết tình nguyện sẽ được thu nhận vào nghiên cứu. Bệnh nhân nghiên cứu hoặc người thân của họ có quyền từ chối tham gia hoặc rút lui ra khỏi nghiên cứu mà không bị phân biệt đối xử.


Sự bảo mật thông tin

Những thông tin cá nhân của bệnh nhân thu thập được từ quá trình nghiên cứu được đảm bảo bí mật và chỉ phục vụ riêng cho nghiên cứu này. Tên và các thông tin cá nhân của bệnh nhân không được công bố trong kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học, bài báo cáo Hội nghị khoa học...

2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU

Kết quả số liệu nghiên cứu được xử lý trên máy vi tính theo chương trình SPSS 16.0.

Kết quả các biến định lượng được trình bày dạng ̅± SD, (trung bình ±

độ lệch chuẩn) và Min – Max (tối đa - tối thiểu).

Sử dụng test-t để kiểm định sự khác biệt của hai nhóm với biến định lượng.

Sử dụng test-t ghép cặp để so sánh sự khác biệt trung bình của biến định lượng trong hai thời điểm khác nhau của một nhóm.

Sử dụng one sample t-test để so sánh một số trung bình với giá trị một mẫu cho trước.

Sử dụng test χ2 (khi bình phương) để kiểm định mối liên quan của các biến định tính.

Ngưỡng có ý nghĩa thống kê được chọn với độ tin cậy 95%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu gây mê tĩnh mạch hoàn toàn bằng propofol trên 130 BN, gồm 65 BN ở nhóm 1 (có kiểm soát nồng độ đích) và 65 BN ở nhóm 2 (không kiểm soát nồng độ đích), các kết quả thu được như sau:


3.1.ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN VÀ PHẪU THUẬT


3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân

Bảng 3.1. Tuổi, chiều cao, cân nặng, BMI



Nhóm 1

(n= 65)

Nhóm 2

(n= 65)

p


Tuổi (năm)

̅± SD

53,03 ± 10,10

52,05 ± 10,18


> 0,05

Min – Max

20 – 65

25 - 65

Chiều cao (cm)

̅± SD

161,37 ± 6,65

162,25 ± 6,17


> 0,05

Min – Max

149 – 176

148 - 176


Cân nặng (kg)

̅± SD

51,46 ± 5,96

51,75 ± 6,38


> 0,05

Min – Max

42 – 68

41 - 66

BMI (kg/m2)

̅± SD

19,70 ± 1,32

19,59 ± 1,64


> 0,05

Min – Max

16,46 – 23,04

15,62 – 22,95


Nhận xét:

- Các giá trị tuổi, chiều cao, cân nặng và BMI trung bình giữa hai nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05. Như vậy, có sự tương đồng về các đặc điểm chung của hai nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu.


Bảng 3.2. Giới



Giới

Nhóm 1

(n = 65)

Nhóm 2

(n = 65)


p

Nam

36 (55,4 %)

37 (56,9 %)


> 0,05

Nữ

29 (44,6 %)

28 (43,1 %)


Nhận xét:

- Tỷ lệ nam và nữ giữa hai nhóm nghiên cứu khác nhau không có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05. Tuy nhiên, xét riêng trong mỗi nhóm, tỷ lệ bệnh nhân nam nhiều hơn nữ.


3.1.2. Đặc điểm phẫu thuật

Bảng 3.3. Loại phẫu thuật



Loại phẫu thuật

Nhóm 1

(n = 65)

Nhóm 2

(n = 65)


p

Phẫu thuật dạ dày

24 (36,9 %)

22 (33,9 %)


> 0,05

Phẫu thuật gan mật

15 (23,1 %)

19 (29,2 %)

Phẫu thuật đại tràng

18 (27,7 %)

19 (29,2 %)

Phẫu thuật tá tụy

8 (12,3 %)

5 (7,7 %)


Nhận xét:

- Tỷ lệ các loại phẫu thuật bụng trong hai nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05. Trong nghiên cứu này, phẫu thuật dạ dày chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả hai nhóm, sau đó là các phẫu thuật đại tràng và gan mật.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2022