Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Các Hợp Chất Từ Cây Giác Đế Đài To Và Giác Đế Cuống Dài

đoạn nhỏ tương ứng GMFrDF2, F4-F6, F-8 thể hiện hoạt tính rất mạnh ức chế dòng tế bào KB ở nồng độ thử 10 µg/mL1.

Một số hợp chất được phân lập từ vỏ và quả cây Giác đế đài to, từ quả và lá cây Giác đế cuống dài được thử hoạt tính gây độc tế bào đối với các dòng tế bào ung thư KB, HepG2 (ung thư gan), Lu-1 (ung thư phổi), MCF7 (ung thư vú) tại Viện Hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên-Cộng hòa Pháp (Bảng 4.10.).

Bảng 4.10. Hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất từ cây Giác đế đài to và Giác đế cuống dài



STT


Ký hiệu chất

Nồng độ ức chế 50% sự phát triển của tế bào ung thư

IC50 (µg/mL)

KB

HepG2

Lu-1

MCF7

1.

GM1(**)

5,70

7,85

9,25

24,14

2.

GM2

>40

>40

>40

>40

3.

GM3

>40

>40

>40

>40

4.

GM4

>40

>40

>40

>40

5.

GM5

4,18

8,62

8,04

13,31

6.

GM6

>40

>40

>40

>40

7.

GM7

5,23

-

-

-

8.

GM8

>40

>40

>40

>40

9.

GM10

>40

>40

>40

>40

10.

GM11

>40

>40

>40

>40

11.

GM12

>40

>40

>40

>40

12.

GM13

3,60

6,54

7,27

16,55

13.

GM14(*)

3,50

-

-

-

14.

GM15(*)

>9

-

-

-

15.

GM16(*)

>9

-

-

-

16.

GM17(*)

>9

-

-

-

17.

GG1

4,70

-

-

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính chống ung thư của cây giác đế đài to (goniothalamus macrocalyx ban) và giác đế cuống dài (goniothalamus gracilipes ban) họ na (annonaceae) - 20



STT


Ký hiệu chất

Nồng độ ức chế 50% sự phát triển của tế bào ung thư

IC50 (µg/mL)

KB

HepG2

Lu-1

MCF7

18.

GG2

4,40

-

-

-

19.

GG3

110,54

-

-

-

20.

GG13(*)

nd

-

-

-

21.

GG14(*)

18,5

-

-

-

Ellipticin

0,62-1,25

(*) Thử nghiệm tại Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên – Cộng hòa Pháp; (-) Không thử nghiệm


nd: Không xác định

(**)% Ức chế tế bào MRC-5 58%, 12% ở nồng độ 10; 1 µg/mL tương ứng.

Kết quả trên cho thấy hợp chất styryl-lactone Altholactone (GM1) có hoạt tính trung bình đối với các dòng tế bào ung thư KB, HepG2, Lu-1 và thể hiện hoạt tính yếu đối với dòng tế bào MCF7. Altholactone (GM1) còn thể hiện hoạt tính đối với dòng tế bào phổi nguyên bào sợi của người MRC-5 với giá trị % ức chế là 58%, 12% ở nồng độ 10; 1 µg/mL tương ứng; Goniothalamin (GM5) có hoạt tính mạnh đối với dòng tế bào KB nhưng thể hiện hoạt tính trung bình đối với các dòng tế bào HepG2, Lu-1 và MCF7.

Hợp chất styryl-lactone 7-Acetylaltholactone (GM13) có hoạt tính mạnh đối với dòng tế bào KB (IC50 = 3,60 µg/mL), thể hiện hoạt tính trung bình đối với dòng tế bào HepG2, Lu-1 và có hoạt tính yếu đối với dòng tế bào MCF7. Từ bảng kết quả trên cho thấy GM13 là dẫn xuất acetyl tương ứng của altholactone (GM1) có hoạt tính mạnh hơn altholactone đối với cả 4 dòng tế bào thử nghiệm. Điều này chứng tỏ việc đưa thêm nhóm acetyl vào phân tử altholactone đã làm tăng hoạt tính gây độc tế bào của hợp chất này. Tuy nhiên hợp chất styryl-lactone mới 8- Hydroxygoniofupyrone A (GM11) và hợp chất styryl-lactone lần đầu phân lập trong tự nhiên 4-Deoxycardiobutanolide (GM12) lại không thể hiện hoạt tính đối với 4 dòng tế bào thử nghiệm.

Trong số 4 hợp chất acetogenin chỉ có hợp chất Annonacin (GM14) thể hiện hoạt tính mạnh đối với dòng tế bào KB (IC50 = 3,50 µg/mL).

Altholactone (GM1) thể hiện hoạt tính gây độc tế bào được phân lập từ phân đoạn nhỏ F5 (GMEDF5) của dịch chiết CH2Cl2 vỏ cây Giác đế đài to phù hợp với kết quả phân đoạn F5 thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trội hơn hẳn các phân đoạn nhỏ khác. Goniothalamin (GM5) thể hiện hoạt tính mạnh đối với dòng tế bào KB cũng được phân lập từ phân đoạn nhỏ có hoạt tính F3 (GMEMF3) từ dịch chiết MeOH vỏ cây Giác đế đài to.

Tương tự các hợp chất 7-Acetylaltholactone (GM13) và Annonacin (GM14) có hoạt tính mạnh đối với dòng tế bào KB cũng được phân lập từ các phân đoạn nhỏ F4, F8 có hoạt tính của dịch chiết CH2Cl2 quả cây Giác đế đài to.

Ba hợp chất linear-acetogenin Saccopetrin A (GG1), Gracilipin A (GG2),

Methylsaccopetrin A (GG3) cũng được thử hoạt tính gây độc tế bào đối với dòng tế bào KB; kết quả cho thấy 2 Saccopetrin A (GG1), Gracilipin A (GG2) thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển của dòng tế bào KB khá tốt với giá trị IC50 = 4,70; 4,40

g/mL tương ứng, trong khi methylsaccopetrin A (GG3) với nhóm OH đã bị

methyl hóa thể hiện hoạt tính rất yếu đối với dòng tế bào KB (IC50 = 110,55

g/mL). Như vậy, có thể thấy việc methyl hóa nhóm OH methylsaccopetrin A đã làm giảm đáng kể hoạt tính gây độc tế bào của hợp chất này.

Hợp chất sesquiterpene -Cadinol (GM7) có hoạt tính trung bình đối với dòng tế bào KB với giá trị IC50 = 5,23 g/mL; trong khi đó epimer (+)-T-Cadinol (GM6) chỉ khác cấu hình ở C-10 lại không thể hiện hoạt tính đối với cả 4 dòng tế bào thử nghiệm.

Trong số các hợp chất benzopyran-sesquiterpene mới được phân lập, chỉ có hợp chất Gracilipin C (GG14) thể hiện hoạt tính yếu đối với dòng tế bào KB với giá trị IC50 = 18,5 g/mL.

4.3.2 Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của các chất được phân lập

Các hợp chất styryl-lactone, sesquiterpene và một số hợp chất phân lập từ cây Giác đế đài to và Giác đế cuống dài đã được thử nghiệm hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định. Kết quả được trình bày trong Bảng 4.11.

Bảng 4.11. Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của các hợp chất từ cây Giác đế đài to và Giác đế cuống dài



STT


Ký hiệu chất

Nồng độ ức chế 50% sự phát triển của vi sinh vật kiểm định

IC50 (µg/mL)

Gram (+)

Gram ()

Nấm

Staphylococcus

aureus

Bacillus

subtilis

Lactobacillus

fermentum

Salmonella

enterica

Escherichia

coli

Pseudomonas

aeruginosa

Candida

albican

1.

GM1

>64

>64

>64

>64

>64

>64

>64

2.

GM2

>64

>64

>64

>64

>64

>64

>64

3.

GM3

>64

>64

>64

>64

>64

>64

>64

4.

GM4

>64

>64

>64

>64

>64

>64

>64

5.

GM5

>64

>64

>64

>64

>64

>64

>64

6.

GM6

>64

43,42

>64

>64

>64

>64

>64

7.

GM8

>64

>64

>64

>64

>64

>64

>64

8.

GM10

>64

>64

>64

>64

>64

>64

>64

9.

GM11

>64

>64

>64

>64

>64

>64

>64

10.

GM12

>64

>64

>64

>64

>64

>64

>64

11.

GM13

>64

>64

>64

>64

>64

>64

>64

12.

GG13

>128

>128

>128

>128

>128

>128

>128

13.

GG14

20,00

32,00(*)

>128

>128

>128

>128

>128

>128

14.

GG15

>128

>128

>128

>128

>128

>128

>128

Ampicillin

0,0015

0,0078

1,11

0,138


Streptomycin


0,186

15,56


Amphotericin B


0,263

(*) Giá trị MIC (µg/mL)


Kết quả cho thấy hợp chất sesquiterpene (+)-T-Cadinol (GM6) thể hiện hoạt tính yếu đối với chủng Gram (+) Bacillus subtilis với giá trị IC50 = 43,42 g/mL và hợp chất benzopyran-sesquiterpene Gracilipin C (GG14) có hoạt tính trung bình đối với chủng Gram (+) Staphylococcus aureus với giá trị IC50 = 20,00 g/mL (MIC = 32,00 g/mL).

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Hai loài Goniothalamus họ Na: Giác đế đài to (Goniothalamus macrocalyx Ban) và Giác đế cuống dài (Goniothalamus gracilipes Ban) của Việt Nam lần đầu được nghiên cứu một cách có hệ thống về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học:

(1) Về thành phần hóa học loài Giác đế đài to (G. macrocalyx Ban):

Từ vỏ cây Giác đế đài to đã phân lập và xác định cấu trúc 10 hợp chất gồm 5 styryl-lactone: altholactone (GM1), goniopypyrone (GM2), goniofufurone (GM3), cardiobutanolide (GM4), goniothalamin (GM5); 2 sesquiterpene (+)-T-cadinol (GM6), α-cadinol (GM7); 2 alkaloid aristolactam BII (GM8), 3-methyl-1H- benz[f]indole-4,9-dione (GM9) và acid nonacosanoic (GM10).

Từ quả cây Giác đế đài to đã phân lập và xác định cấu trúc 10 hợp chất gồm

3 hợp chất styryl-lactone: 8-hydroxygoniofupyrone A (GM11), 4- deoxycardiobutanolide (GM12), 7-acetylaltholactone (GM13); 4 hợp chất acetogenin annonacin (GM14), cis+trans-solamin (GM15), isoannonacin (GM16), trans-murisolinone (GM17); 1 hợp chất sesquiterpene β-caryophyllene oxide (GM18), 1 hợp chất ceramide 2-(2’-hydroxytetracosanoylamino)octadecane-1,3,4- triol (GM19) và acid palmitic (GM20). Trong đó hợp chất 8-hydroxygoniofupyrone A (GM11) là một furano-pyrone mới. Hợp chất 4-deoxycardiobutanolide (GM12) lần đầu tiên được phân lập từ tự nhiên, 4 hợp chất annonacin (GM14), cis+trans- solamin (GM15), isoannonacin (GM16), trans-murisolinone (GM17) được xác định cấu trúc bằng phương pháp phổ khối lượng (HPLC-Li-(+)ESI-LTQ/Orbitrap và HPLC-Li-(+)ESI/QTOF).

(2) Về thành phần hóa học loài Giác đế cuống dài (G. gracilipes Ban):

Từ quả cây Giác đế cuống dài đã phân lập và xác định cấu trúc 12 hợp chất gồm 3 linear acetogenin saccopetrin A (GG1), gracilipin A (GG2), methylsaccopetrin A (GG3); 6 hợp chất flavonoid 7,3’,4’-trimethylquercetin (GG4), rhamnazin (GG5), casticin (GG6), isokanugin (GG7), melisimplexin (GG8), 5-hydroxy-3,7-dimethoxy-3’,4’-methylenedioxyflavone (GG9) và 3 hợp

chất khác là 1-phenylpropan-1,2-diol (GG10), acid vanillic (GG11), phenylmethanol (GG12). Trong đó gracilipin A (GG2) là hợp chất mới và methylsaccopetrin A (GG3) là hợp chất lần đầu tiên được phân lập từ tự nhiên.

Từ lá cây Giác đế cuống dài đã phân lập và xác định cấu trúc 6 hợp chất gồm 3 hợp chất benzopyran-sesquiterpene gracilipin B (GG13), gracilipin C (GG14), gracilipin D (GG15); 1 hợp chất triterpene squalene (GG16) và 2 hợp chất khác là benzyl benzoate (GG17), acid benzoic (GG18). Trong đó các hợp chất gracilipin B (GG13), gracilipin C (GG14), gracilipin D (GG15) là 3 hợp chất mới.

(3) Về hoạt tính sinh học của các hợp chất được phân lập:

Hợp chất styryl-lactone goniothalamin (GM5), altholactone (GM1); 7- acetylaltholactone (GM13) thể hiện hoạt tính đối với 3 dòng tế bào ung thư KB, HepG2, Lu-1. Trong đó 7-acetylaltholactone (GM13) có hoạt tính mạnh đối với dòng tế bào KB (IC50 = 3,60 µg/mL) và mạnh hơn altholactone (GM1) đối với cả 4 dòng tế bào thử nghiệm. Hợp chất acetogenin annonacin (GM14) thể hiện hoạt tính mạnh đối với dòng tế bào KB (IC50 = 3,50 µg/mL). Hợp chất sesquiterpene - Cadinol (GM7) có hoạt tính trung bình đối với dòng tế bào KB với giá trị IC50 = 5,23 g/mL; trong khi đó epimer (+)-T-Cadinol (GM6) không thể hiện hoạt tính gây độc tế bào nhưng thể hiện hoạt tính yếu đối với chủng Gram (+) Bacillus subtilis.

Hợp chất linear-acetogenin mới gracilipin A (GG2) và saccopetrin A (GG1) thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển của dòng tế bào KB khá tốt với giá trị IC50 = 4,40; 4,70 g/mL tương ứng. Hợp chất benzopyran-sesquiterpene mới Gracilipin C (GG14) thể hiện hoạt tính yếu đối với dòng tế bào KB và chủng Gram (+) Staphylococcus aureus.


Kết luận chung: Các kết quả của Luận án đã làm rõ những mục tiêu đề ra của đề tài là xác định được thành phần hóa học chính của 2 loài Goniothalamus họ Na và hoạt tính sinh học của chúng. Trong tổng số 38 chất được phân lập và xác định cấu trúc đã tìm ra 5 hợp chất mới và 2 hợp chất lần đầu phân lập từ tự nhiên; 7 hợp chất thể hiện hoạt tính chống ung thư và 2 hợp chất có hoạt tính kháng vi sinh vật

kiểm định đối với chủng Gram (+). Các lớp chất chính được phân lập từ hai loài Goniothalamus này phù hợp với thành phần hóa học của các loài thuộc chi Goniothalamus đã được công bố.


KIẾN NGHỊ:


- Tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học, hoạt tính chống ung thư của các bộ phận còn lại của hai loài Goniothalamus trên và các loài Goniothalamus khác nhằm tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính chống ung thư và hoạt tính sinh học khác từ các loài thuộc chi Goniothalamus của Việt Nam.

- Tổng hợp toàn phần, bán tổng hợp các hợp chất styryl-lactone, acetogenin, benzopyran-sesquiterpene mới từ hai loài Goniothalamus trên nhằm làm sáng tỏ con đường sinh tổng hợp các hợp chất này cũng như tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính sinh học tốt hơn.

CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Triệu Quý Hùng, Đoàn Thị Mai Hương, Phạm Văn Cường, Marc Litaudon, Nguyễn Văn Hùng, Châu Văn Minh, Nghiên cứu thành phần hoá học vỏ cây Goniothalamus macrocalyx Ban họ Na (Annonaceae). Tạp chí Khoa học và công nghệ, 2010, 48(6A), 17-22.

2. Triệu Quý Hùng, Đoàn Thị Mai Hương, Phạm Văn Cường, Đỗ Thị Thu Hường, Marc Litaudon, Nguyễn Văn Hùng, Châu Văn Minh, Các styryl- lacton từ vỏ cây Goniothalamus macrocalyx Ban họ Na (Annonaceae). Hội thảo khoa học Hội giao lưu các trường đại học- cao đẳng cụm Trung Bắc lần thứ VIII. Hà Nội, 11/2010.

3. Trieu Quy Hung, Đoan Thi Mai Huong, Pham Van Cuong, Tran Dang Thach, Nguyen Van Hung, Marc Litaudon, Chau Van Minh, Study on chemical constituents and cytotoxic activities of two Goniothalamus species (Annonaceae). The sixth VAST-AIST workshop (Vietnam Academy of Science and Technology – National Instutute of Advanced Industrial Science and Technology, Japan). Hanoi, June 18-19, 2012.

4. Trieu Quy Hung, Chemical constituents of Goniothalamus tamirensis Pierre and Goniothalamus macrocalyx Ban (Annonaceae). The workshop on medicinal plants-source of drug discovery. Vietnam Academy of Science and Technology – Chungnam National University (VAST-IMBC-CNU-BK21- IDRD). Hanoi, 2/2012.

5. Triệu Quý Hùng, Đoàn Thị Mai Hương, Phạm Văn Cường, Đỗ Thị Thu Hường, Marc Litaudon, Nguyễn Văn Hùng, Châu Văn Minh, Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học quả cây Goniothalamus gracilipes Ban họ Na (Annonaceae). Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 2012, 50(3C), 604-609.

6. Triệu Quý Hùng, Đoàn Thị Mai Hương, Phạm Văn Cường, Marc Litaudon, Nguyễn Văn Hùng, Châu Văn Minh, Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 10/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí