Khoản thuế bằng khoản thu nhập chịu thuế nhân với thuế suất. Đối với pháp nhân công ích là pháp nhân trong nước và tổ chức không có tư cách pháp nhân chỉ bị đánh thuế đối với hoạt động kinh doanh có lợi nhuận và hoạt động kinh doanh tiền hưu.
Các loại thu nhập ở Nhật Bản bao gồm: Thu nhập hàng năm; thu nhập
liên kết trong các năm; Quỹ tiền hưu và thôi việc; và thu nhập từ thanh lý.
Nhật Bản không đánh thuế đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh liên quan đến pháp nhân trong nước là pháp nhân thông thường và hợp tác xã đang trong quá trình thanh lý, không đánh thuế đối với thu nhập thanh lý và thu nhập hàng năm đối với thu nhập phi lợi nhuận và thu nhập thanh lý của doanh nghiệp công ích và tổ chức không có tư cách pháp nhân.
Đối với công ty gia đình, ngoài thuế pháp nhân đối với thu nhập trong năm tài chính thì còn phải đóng thuế đặc biệt đối với thu nhập để lại khi vượt quá một mức nhất định (Điều 67). Lý do đánh thuế này là do công ty vừa chịu thuế pháp nhân thế nhưng giám đốc cũng nhận tiền lương, nếu so sánh với hoạt động kinh doanh của cá nhân thì thu nhập của công ty gia đình bị giảm, mặc dù, giám đốc khi nhận được thu nhập có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân nhưng theo Luật thuế thu nhập cá nhân thì cá nhân được khấu trừ thuế cơ bản, bởi vậy, có thể thấy sự không công bằng trong đánh thuế giữa cá nhân kinh doanh và cá nhân sử dụng hình thức công ty gia đình để kinh doanh. Do đó, quy định mới này thực chất là đưa khoản cá nhân giám đốc được khấu trừ vào phần chịu thuế thu nhập pháp nhân [4. tr. 35].
Đối với pháp nhân tín thác trong nước, với tư cách pháp nhân trong nước phải có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập pháp nhân, thu nhập từ thanh lý và thu nhập liên quan đến hoạt động tín thác, thu nhập từ quỹ thôi việc hàng năm.
Cũng tương tự với pháp nhân trong nước, pháp nhân nước ngoài cũng bị đánh thuế đối với thu nhập phát sinh trong nước, pháp nhân công ích nước ngoài và tổ chức không có tư cách pháp nhân nước ngoài không bị đánh thuế
đối với thu nhập phi lợi nhuận. Pháp nhân tín thác nước ngoài cũng chịu thuế thu nhập từ hoạt động kinh doanh, từ hoạt động tín thác và quỹ lương hưu, thôi việc.
Một điểm khác so với pháp luật Việt Nam là từ năm 2002, Nhật Bản áp dụng chế độ thuế liên kết, theo đó, pháp nhân thông thường và hợp tác xã trừ pháp nhân thanh lý và pháp nhân trong nước khác có quan hệ chi phối hoàn toàn bởi pháp nhân trong nước (pháp nhân thông thường trừ pháp nhân đang bị thanh lý) trong trường hợp có chấp thuận của Cục trưởng Tổng cục thuế thì phải có nghĩa vụ đóng thuế đối với thu nhập phát sinh từ hoạt động liên kết. Pháp nhân liên kết muốn được công nhận đóng thuế liên kết thì phải thông báo trước tháng thứ 6 kể từ thời gian bắt đầu liên kết.
Chế độ thuế liên kết là chế độ đánh thuế đối với thu nhập của một tập đoàn trên cơ sở xác định tổng thu nhập và chi phí của tập đoàn. Việc đánh thuế này dựa trên quan điểm tập đoàn kinh tế là một thực thể kinh tế kinh tế thống nhất, phạm vi áp dụng là tập đoàn có nhóm công ty mẹ Nhật Bản và công ty con 100%. Mục đích của chế độ thuế này là hạn chế việc che giấu lỗ và chuyển lợi nhuận sang công ty con. Khi áp dụng chế độ này, nhóm công ty có khả năng tiết kiệm được thuế.
Có thể bạn quan tâm!
- So Sánh Pháp Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Ở Việt Nam Và Nhật Bản
- Các Quy Định Về Thu Nhập Chịu Thuế
- So sánh pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản - 7
- Thuế Suất Thuế Pháp Nhân Đối Với Công Ty Thông Thường Và Tổ Chức Không Có Tư Cách Pháp Nhân
- Các Quy Định Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
- Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việc Nâng Cao Tính Hiệu Quả Của Pháp Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Khi áp dụng chế độ thuế liên kết, trong trường hợp nhóm công ty lỗ trên 6,25% thì nhóm công ty có lợi. Tuy nhiên, nhóm công ty bị tăng thuế liên kết 2%, không được khấu trừ lỗ của công ty con trước khi liên kết, không được tính khoản đóng góp vào chi phí được khấu trừ của các nhóm trong tập đoàn, thu nhập thuộc đối tượng giảm thuế là dưới 8 triệu Yên/toàn bộ tập đoàn. Ngoài ra, giới hạn chi phí khánh tiết của tập đoàn theo giới hạn chi phí khánh tiết của công ty mẹ.
Trong trường hợp áp dụng chế độ thuế này, các pháp nhân trong tập đoàn được hoãn thuế lợi nhuận chuyển nhượng tài sản và được tính cả lỗ lãi của công ty con sở hữu trong thời gian ngắn.
Về xác định chi phí được khấu trừ
Chi phí được khấu trừ là chi phí ngoài những chi phí được quy định trong Luật thuế thu nhập pháp nhân.
Khái niệm lợi nhuận và chi phí là khái niệm dựa trên kế toán doanh nghiệp nhưng Luật thuế được coi là luật chuyên ngành của Luật Thương mại. Việc cho rằng khái niệm lợi nhuận và chi phí là khái niệm vay mượn của Luật Thương mại nên có khả năng luận giải có hệ thống sự tồn tại của nguyên tắc tính toán lợi nhuận và tổn thất trong Luật thuế. Vấn đề đặt ra ở Nhật là việc tính toán thu nhập của pháp nhân trên thực tế có phù hợp nguyên tắc đàm nhận theo năng lực hay không. Lý luận lập pháp này không dựa trên khoa học kế toán mà dựa trên khoa học luật thuế và nó được phát triển từ Hiến pháp [4, tr. 48-49].
Luật thuế Điều 22 khoản 2 quy định lợi nhuận thu được từ chuyển giao tài sản và cung cấp dịch vụ không bồi hoàn, đồng thời cũng quy định có việc chuyển nhượng thấp hơn so với giá thị trường. Đây là điều khoản quy định để hạn chế doanh nghiệp tránh thuế.
Thu nhập trước thuế bao gồm:
- Khoản thu nhập trong năm liên quan đến bán tài sản.
- Khoản thu nhập trong năm liên quan đến chuyển nhượng tài sản, cung cấp dịch vụ có bồi hoàn và không có bồi hoàn.
- Khoản thu nhập trong năm liên quan đến các giao dịch khác, không tính vốn tự có của công ty.
Nhật Bản áp dụng phương thức tránh đánh thuế hai lần đối với một khoản thu nhập. Trong trường hợp doanh nghiệp có thu nhập đã bị đánh thuế ở nước ngoài thì khoản thuế này được khấu trừ khi thu nhập này mang trở về Nhật Bản.
Việc xác định thu nhập chịu thuế dựa trên nguyên tác đánh thuế công bằng, pháp luật thuế thu nhập pháp nhân có các quy định đặc thù liên quan đến tính lợi nhuận.
- Không tính vào doanh thu khoản lợi tức nhận được (Điều 23).
- Không tính tiền hoàn thuế trong doanh thu (Điều 26).
- Không tính vào doanh thu khoản thu nhập để lại của công ty con ở nước ngoài (Điều 66).
- Không tính khoản chi phí khoản tiền thôi việc của người quản lý quá
lớn và tiền thưởng, khoản thù lao của người quản lý quá lớn (Điều 34, 35, 36).
- Không tính vào chi phí tiền đóng góp (Điều 37).
- Không tính vào chi phí khoản thuế của pháp nhân (Điều 38).
- Không tính vào chi phí theo quy định về quản lý chuyển giá (Điều 66).
- Tính vào chi phí khoản tổn thất liên quan đến chênh lệch bảo hiểm
(Điều 49).
2.1.2.2. So sánh một số chi phí được khấu trừ
- Đối với chi phí quảng cáo tiếp thị:
Ở Việt Nam, giới hạn 10% đối với các khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, chi tiếp tân, khánh tiết, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị; chi phí hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chi phí chiết khấu thanh toán. Đối với doanh nghiệp mới thành lập áp dụng giới hạn 15% trong 03 năm đầu, kể từ khi được thành lập. Với quy định này thì doanh nghiệp vừa và nhỏ không có lợi lắm.
Ở Nhật Bản, Luật thuế pháp nhân không tính chi phí khánh tiết trong chi phí được khấu trừ. Lý do là công ty hoạt động nhằm mục đích kinh doanh, nhiều khoản liên qua đến chi phí khánh tiết không mang tính chất kinh doanh nên không được xác định là chi phí được khấu trừ. Trên thực tế, các doanh nghiệp đã sử dụng nhiều chi phí khánh tiết để trả ơn một số người. Tuy nhiên, chi phí khánh tiết là khoản chi phí để xúc tiền quan hệ với đối tác không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt đối với doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Năm 2009, Nhật Bản sửa đổi nâng khoản chi phí tiếp khách của doanh nghiệp vừa và nhỏ từ 4 triệu yên đến 6 triệu yên.
Có thể thấy quan điểm xác định chi phí khánh tiết và quảng cáo ở Việt Nam khác với Nhật Bản, ở Nhật Bản theo hướng ưu đãi đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn ở Việt Nam lại thể hiện hướng ưu đãi dành cho doanh nghiệp mới thành lập.
- Đối với các khoản đóng góp:
Ở Việt Nam, xác định nguyên tắc được khấu trừ một số khoản chi cho mục đích phi kinh doanh như khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa theo quy định của pháp luật.
Ở Nhật Bản, pháp nhân được khấu trừ khoản đóng góp theo mức quy
định tại Điều 37 khoản 2.
Tổng = (Tổng vốn x 2.5/1000 x số tháng/12 + tổng thu nhập năm x 2.5/100) x 0.5
Khoản đóng góp này áp dụng chung trong đó có cả khoản đóng góp
cho hoạt động phúc lợi.
Ngoài ra khoản 3 còn quy định thêm giới hạn khấu trừ chi phí đối với khoản đóng góp cho pháp nhân phúc lợi xã hội. Ngoài giới hạn trên, các pháp nhân còn được tính thêm vào chi phí một khoản tương đương với giới hạn trên.
Có thể thấy rằng Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam hay Luật thuế pháp nhân Nhật Bản đã thể hiện rõ mục đích khuyến khích doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối với xã hội. Sự đóng góp của doanh nghiệp chính là giảm bớt gánh nặng của nhà nước và góp phần khẳng định hơn nữa vai trò của doanh nghiệp trong xã hội.
- Khấu trừ khoản lỗ:
Ở Nhật Bản, khoản lỗ phát sinh tại thời điểm nộp đơn là khoản lỗ tổng cộng trong 07 năm được khấu trừ vào chi phí từ thu nhập của năm tiếp theo trong một thời gian nhất định (Điều 57 khoản 10). Trên thực tế, nhiều công ty đã lợi dụng áp dụng điều khoản này để mua công ty không hoạt động có các khoản lỗ lũy kế, dẫn tới việc khấu trừ thuế không thỏa đáng. Năm 2006, Luật thuế pháp nhân sửa đổi quy định hạn chế áp dụng khấu trừ lỗ lũy kế đối với
trường hợp mua công ty. Cụ thể là không khấu trừ trong trường hợp trong vòng 05 năm kể từ ngày mua trên 50% cổ phần của công ty lỗ (công ty bị mua), công ty bị mua sau đó chỉ hoạt động một mình và công ty bị lỗ bỏ hoạt động kinh doanh cũ và có quy mô vốn kinh doanh tăng gấp 05 lần.
Theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam, chuyển lỗ được công nhận trong vòng 05 năm. Quy định này là hình thức ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định này trên thực tế còn gặp một số bất cập. Cụ thể là: hiện nay, khó xác định số lỗ của doanh nghiệp trong tập đoàn, nhóm công ty. Do chưa có quy định cụ thể nên vẫn tồn tại tình trạng chuyển lợi nhuận qua xác định giá bán trong nước với nhau, làm cho việc quản lý các chi phí và thu nhập của doanh nghiệp còn gặp khó khăn.
Có quan điểm cho rằng nên bỏ quy định chuyển lỗ. Tuy nhiên, nếu tham khảo kinh nghiệm của Nhật Bản có thể thấy sử dụng chế độ chuyển lỗ có thể là một công cụ hữu hiệu để khuyến khích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam cần có sự phân loại doanh nghiệp có những quy định phù hợp hơn trong việc rút ngắn hoặc kéo dài thời gian chuyển lỗ chứ không nhất thiết quy định thời hạn chuyển lỗ chỉ là 05 năm.
2.1.2.3. Xác định thu nhập chịu thuế trong tổ chức lại doanh nghiệp
* Ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay, chưa có văn bản pháp luật thuế quy định riêng về thuế đối với tổ chức lại doanh nghiệp. Có thể thấy một số quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến tổ chức lại doanh nghiệp như sau:
- Về chuyển nhượng phần vốn góp và tài sản:
Chỉ có thể áp dụng quy định về chuyển nhượng vốn của pháp nhân. Pháp nhân sẽ chịu thuế thu nhập với mức thuế suất là 22%. Thu nhập chịu thuế được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ đi giá mua của phần vốn, cổ phần chuyển nhượng và chi phí hợp lý phát sinh từ việc chuyển nhượng. Giá mua phần vốn, cổ phần chuyển nhượng là giá trị phần vốn tại thời điểm góp
vốn hoặc thời điểm mua. Chi phí chuyển nhượng là khoản chi phí thực tế liên
quan trực tiếp đến chuyển nhượng, có chứng từ, hóa đơn hợp pháp.
Trong các trường hợp cơ cấu, có thể phát sinh chuyển dịch quyền sử dụng đất của tổ chức nhằm mục đích góp vốn cho hoạt động kinh doanh. Các bên có thể thỏa thuận giá trị góp vốn cao hơn giá trị ban đầu. Trong trường hợp này phần chênh lệch thu được của doanh nghiệp do định giá lại tài sản được ghi nhận là thu nhập khác và phải nộp thuế 22%.
- Về hoán đổi cổ phần:
Trên thực tế các chủ sở hữu có thể thực hiện việc hoán đổi vốn góp, cổ phần giữa các công ty thành viên hoặc giữa công ty thành viên với tổng công ty khi có nhu cầu sắp xếp lại hoạt động kinh doanh. Việc hoán đổi thực chất là hàng loạt các giao dịch giữa các chủ sở hữu với nhau hoặc giữa các chủ sở hữu với công ty. Pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về nghĩa vụ thuế đối với thu nhập phát sinh từ việc hoán đổi.
- Về chia tách, sáp nhập, hợp nhất:
Hiện nay, việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất thường được thực hiện chủ yếu giữa các công ty con trong cùng tập đoàn, chủ sở hữu của các công ty con không có thu nhập phát sinh nên không phải chịu thuế.
Chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp vốn, điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được coi là khoản thu nhập khác có nghĩa vụ nộp thuế.
Doanh nghiệp được thành lập bằng việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất chịu trách nhiệm trả các khoản nợ thuế tiền phạt của doanh nghiệp bị chia tách, sáp nhập, hợp nhất.
* Ở Nhật Bản
Luật Thuế pháp nhân Nhật Bản quy định về xác định thu nhập chịu thuế trong tổ chức lại doanh nghiệp. Cụ thể:
- Đối với hợp nhất công ty:
Thông thường, hợp nhất là việc chuyển giao tài sản của công ty bị hợp nhất theo giá thị trường cho công ty hợp nhất, công ty bị hợp nhất sau khi xác định lợi nhuận, chi phí chuyển nhượng và thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, chuyển tài sản, nợ đã định giá cho công ty hợp nhất. Đây là trường hợp hợp nhất phi chuẩn, đánh thuế đối với pháp nhân bị hợp nhất, việc dịch chuyển tài sản trong việc hợp nhất được chi trả bằng tiền theo thỏa thuận.
Còn hợp nhất chuẩn là hợp nhất trong đó tài sản của pháp nhân bị hợp nhất chuyển bằng giá sổ sách pháp nhân nhận hợp nhất, theo đó không phát sinh nghĩa vụ nộp thuế đối với lợi nhuận chuyển nhượng của công ty bị hợp nhất. Có 03 loại hợp nhất chuẩn: (1) công ty hợp nhất và công ty bị hợp nhất có quan hệ mẹ con; (2) loại công ty hợp nhất nắm trên 50% cổ phần của công ty bị hợp nhất và công ty hợp nhất; (3) công ty hợp nhất và công ty bị hợp nhất có cùng lĩnh vực kinh doanh với công ty hợp nhất.
Năm 2007, Luật thuế pháp nhân Nhật Bản công nhận hình thức hợp nhất ba bên, trong đó, có việc công ty con của công ty mẹ là công ty nhận hợp nhất giao cổ phần của công ty mẹ cho cổ đông của công ty hợp nhất. Đối với hợp nhất ba bên chỉ được thực hiện bằng hợp nhất chuẩn.
Luật thuế pháp nhân sửa đổi năm 2007 cho phép giao bằng tiền mặt tương ứng với cổ phần không đủ đơn vị (Điều 139 khoản 3). Tuy nhiên, trong trường hợp pháp nhân hợp nhất không sở hữu cổ phần của công ty mẹ tương ứng với cổ phần chẵn thì công ty hợp nhất được phép bán khống cổ phần của công ty mẹ, công ty hợp nhất bị đánh thuế đối với khoản chênh lệch thị giá của hợp nhất của cổ phần công ty mẹ và khoản chi trả cho công ty bị hợp nhất.
- Đối với chia tách công ty:
Cho dù trường hợp tách một bộ phận thành lập công ty mới hoặc di chuyển tài sản để thành lập một công ty mới chăng nữa cũng đều liên quan đến việc dịch chuyển tài sản và nợ. Đối với trường hợp tách chuẩn, công ty bị tách di chuyển tài sản cho công ty bị tách theo giá sổ sách, cho nên công ty không có nghĩa vụ nộp thuế. Còn đối với trường hợp tách phi chuẩn, trong đó,