công nghiệp nằm trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi) được miễn thuế trong 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo (Khoản 2 Điều 14).
Ưu đãi thuế
Chế độ ưu đãi thuế được chia ra làm các mức cụ thể áp dụng trong từng trường hợp. Đó là:
Mức 10% trong thời hạn 15 năm áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trên địa bàn, lĩnh vực, ngành nhất định theo quy định của luật. Chuyển từ ưu đãi theo pháp nhân (doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư) sang ưu đãi theo dự án đầu tư mới của doanh nghiệp. Vệc áp dụng chế độ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các dự án đầu tư mới sẽ không phân biệt dự án có thành lập doanh nghiệp mới hay không thành lập doanh nghiệp mới. Mục đích để đảm bảo sự nhất quán với Luật Đầu tư. Theo hướng này thì phạm vi ưu đãi đối với đầu tư mới sẽ rộng hơn so với Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, do đó sẽ ảnh hưởng tới thu ngân sách và quá trình quản lý của cơ quan thuế.
Mức 10% và 20% được áp dụng đối với thu nhập từ một số hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực, địa bàn nhất định được quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 15 Nghị định 218/2013/NĐ-CP.
Ngoài ra, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi cũng làm rõ những trường hợp dự án đầu tư mở rộng được áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2003 có quy định ưu đãi đối với đầu tư mở rộng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 đã bỏ hoàn toàn quy định ưuđãi đối với đầu tư mở rộng và chỉ còn ưu đãi đối với đầu tư mới, tuy nhiên, khi thực hiện quy định này đã gặp nhiều bất cập và phản ứng của các doanh nghiệp, làm tăng thêm thủ tục hành chính và chi phí do để được hưởng ưu đãi thì doanh nghiệp phải thành lập pháp nhân mới. Từ những vướng mắc từ thực tế nêu trên, và cũng để tạo điều kiện khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mở
rộng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2013 đã bổ sung quy định miễn thuế, giảm thuế đối với đầu tư mở rộng, cụ thể:
- Quy định tiêu chí của đầu tư mở rộng (phải đáp ứng một trong ba tiêu chí): (i) Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm tối thiểu từ 20 tỷ đồng (đối với dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật này) hoặc từ 10 tỷ đồng (đối với các dự án đầu tư mở rộng thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn); (ii) Tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư;
(iii) Công suất thiết kế tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế trước khi đầu tư).
- Mức ưu đãi: Doanh nghiệp đầu tư mở rộng vào lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế theo Luật này mà đáp ứng một trong 3 tiêu chí trên thì phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có) hoặc được ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế của dự án đầu tư mới. Trường hợp doanh nghiệp đầu tư mở rộng mà không đáp ứng một trong ba tiêu chí nêu trên thì ưu đãi thuế thực hiện theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có).
Có thể bạn quan tâm!
- So sánh pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản - 7
- Xác Định Thu Nhập Chịu Thuế Trong Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp
- Thuế Suất Thuế Pháp Nhân Đối Với Công Ty Thông Thường Và Tổ Chức Không Có Tư Cách Pháp Nhân
- Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việc Nâng Cao Tính Hiệu Quả Của Pháp Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Ở Việt Nam
- So sánh pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản - 12
- So sánh pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản - 13
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
* Ở Nhật Bản
Ở Nhật Bản, chế độ miễn giảm thuế chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vị trí của doanh nghiệp quy mô lớn và doanh nghiệp nhỏ khác nhau, đối với doanh nghiệp quy mô lớn có sự phân tách giữa sở hữu và quản lý, và doanh nghiệp không phải là đối tượng bảo hộ của Hiến pháp. Sự khác biệt trong lý luận của Hiến pháp là đối xử về thuế khác nhau đối với doanh nghiệp quy mô lớn và doanh nghiệp quy mô nhỏ. Nếu quy định như vậy, với mức thuế suất áp dụng chung là 25,5% là không thỏa đáng, có quan điểm cho rằng cần quy định mức thuế suất lũy tiến từ 10 đến 50%. Doanh nghiệp có quy mô nhỏ có mức thuế suất thấp và tập trung nhiều hơn trong hoạt động đầu tư.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ thực chất là gần với doanh nghiệp tư nhân bởi vậy thể du nhập chế độ đánh thuế giống như đối với cá nhân dựa trên sự cân bằng trong đảm nhận thuế lũy tiến. Tuy nhiên, lý luận này có sự sai lầm. Ngoài ra, việc áp dụng thuế lũy tiến khi vượt quá giới hạn nhất định tương ứng với thu nhập, doanh nghiệp quy mô lớn đóng thuế nặng, doanh nghiệp quy mô nhỏ đóng thuế nhẹ. Việc đánh thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có cân nhắc cụ thể là các thành viên của công ty bị đánh thuế lũy tiến đối với thu nhập, bởi vậy xác định mức thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cân đối với doanh nghiệp tư nhân.
Tuy nhiên, có một số quan điểm phản đối cho rằng một phần thuế pháp nhân của doanh nghiệp quy mô lớn được chuyển hóa thuế trong quá trình kinh doanh. Về điểm này, có thể xử lý chuyển giá bằng phương thức công khai giá gốc riêng biệt về mặt lý luận, việc cân nhắc lý luận về thuế pháp nhân thỏa đáng khi tách biệt vấn đề thuế suất và lý luận chuyển hóa thuế trong kinh doanh. Hơn thế nữa, thuế thu nhập cá nhân có thể chuyển nên việc chuyển hóa thuế trực thu không còn là vấn đề cố hữu của pháp nhân.
Luật thuế pháp nhân quy định: Công ty gia đình có đủ điều kiện sau
thì được miễn thuế:
1. Thu nhập bình quân ba năm liên tiếp sau khi mới bắt đầu hoạt động và khoản chi trả thù lao cho người quản lý dưới 8 triệu yên.
Thu nhập bình quân ba năm liên tiếp sau khi mới bắt đầu hoạt động và khoản chi trả thù lao của người quản lý từ trên 8 triệu yên đến 30 triệu yên, và tỉ lệ trả thù lao cho người quản lý dưới 50%.
2. Có thể nói rằng đối với Nhật Bản, quy mô doanh nghiệp chính là căn cứ cơ bản để thực hiện miễn giảm thuế, căn cứ này cũng thể hiện mục tiêu phát triển kinh tế đảm bảo sự công bằng trong phát triển. Trong khi đó Việt Nam dựa trên tiêu chí lĩnh vực và địa bàn kinh doanh là hướng để tiếp cận ưu đãi thuế.
2.1.5. Các quy định về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
* Ở Việt Nam
Quy trình quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp. Tự kê khai, tự nộp thuế là cơ chế quản lý thuế trong đó người nộp thuế tự giác tuân thủ thực hiện các nghĩa vụ thuế: người nộp thuế căn cứ vào các quy định tại các Luật thuế để xác định nghĩa vụ thuế của mình, kê khai chính xác, nộp tờ khai thuế và nộp thuế đúng thời hạn. Cơ quan thuế không can thiệp vào việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế nếu người nộp thuế tự giác tuân thủ nghĩa vụ. Cơ quan thuế có trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn để người nộp thuế hiểu rõ và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời giám sát chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế và thông qua công tác kiểm tra, thanh tra để phát hiện, xử lý kịp thời, đúng đắn những hành vi gian lận, trốn thuế của người nộp thuế. Nội dung của quy trình như sau:
Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý thuế
Công tác tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế
- Một số tổ chức kinh tế xã hội, thậm chí ở một vài cơ quan nhà nước nhận thức về thuế còn rất hạn chế, chưa nắm vững được các nội dung cơ bản của các chính sách, pháp luật về thuế. Do vậy, vẫn còn các sai phạm, vi phạm pháp luật thuế.
- Các hình thức tuyên truyền chưa gây được ấn tượng, thu hút được công chúng.
- Công tác hỗ trợ đối tượng nộp thuế chưa xây dựng một hệ thống văn bản hướng dẫn, trả lời về tất cả các sắc thuế, thủ tục hành chính chưa thống nhất trong cả nước.
- Cơ sở vật chất và phương tiện dùng cho công tác tuyên truyền hỗ trợ còn nghèo nàn, lạc hậu, chật chội, không đáp ứng được yêu cầu của công việc này.
Các tồn tại trên đã khiến cho một số doanh nghiệp chưa hiểu được bản chất tốt đẹp của công tác thuế, do vậy ý thức tuân thủ tự giác chưa thật cao.
Biểu hiện ở số doanh nghiệp thực tế có kinh doanh nhưng chưa kê khai nộp thuế, hoặc doanh nghiệp có kê khai nhưng kê khai không đúng số thuế phải nộp hoặc nộp không đủ,…
Công tác thanh tra, kiểm tra
Cơ quan thuế chưa được giao chức năng khởi tố điều tra các vụ án vi phạm pháp luật về thuế mà đều phải chuyển qua cơ quan công an. Do vậy, một số doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật thuế nhưng điều tra rất chậm và kết quả rất hạn chế, Cục thuế không truy thu và nộp tiền phạt kịp thời cho ngân sách nhà nước.
Tổ chức bộ máy thanh tra còn mỏng, số lượng cán bộ thanh thuế chưa tương xứng với khối lượng công việc của cơ quan thuế.
Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế còn chưa đủ mạnh; chưa xây dựng chương trình phần mềm ứng dụng hỗ trợ cho công tác thanh tra, kiểm tra. Hoạt động thanh tra vẫn chủ yếu tiến hành tại các doanh nghiệp và còn thủ công nên thời gian thanh tra còn dài và chi phí tốn kém.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế:
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào một số chức năng của quản lý
thuế như tuyên truyền hỗ trợ, thanh tra, kiểm tra còn hạn chế.
Mô hình xử lý thông tin phân tán, mô hình mạng dàn trải ở tất cả các đơn vị đã gây áp lực lớn về việc quản trị, vận hành, và đầu tư.
Đội ngũ cán bộ tin học còn thiếu, phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ, trình độ chuyên môn còn yếu nên chưa thực hiện chuyên môn hóa theo chức năng quản lý tin học.
Đội ngũ cán bộ:
Nhìn chung, đại đa số cán bộ cơ quan thuế đều là những công chức có tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì công việc; luôn tự rèn luyện đạo đức và nâng cao năng lực trình độ. Tuy nhiên, so với yêu cầu đổi mới kinh tế và yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì đội ngũ công chức thuế còn một số hạn chế,
cần khắc phục; nếu so với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng rộng và sâu thì đội ngũ công chức thuế còn thiếu nhiều kiến thức, kỹ năng quản lý thuế quốc tế và khu vực, đòi hỏi cán bộ thuế cần phải được đào tạo, bồi dưỡng để bổ sung kiến thức quản lý thuế tiên tiến, hiện đại. Cụ thể:
- Còn thiếu kiến thức chuyên sâu, chuyên nghiệp và kỹ năng quản lý thuế hiện đại, như kiến thức phân tích, dự báo, xử lý tờ khai và các dữ liệu thuế, tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế, theo dõi, đôn đốc thu nợ, cưỡng chế thuế, điều tra, thanh tra, xử lý các vi phạm về thuế; kiến thức kế toán, phân tích đánh giá tài chính doanh nghiệp; kiến thức tin học phục vụ cho công tác quản lý thuế.
- Nguồn nhân lực phân bổ chưa hợp lý, cán bộ tại các bộ phận thực hiện chức năng quản lý thuế chủ yếu còn mỏng.
- Chưa xây dựng hệ thống chương trình và giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ có tính chất chuyên nghiệp, chuyên sâu theo các chuẩn mực quản lý tiên tiến. hiện đại; chưa xây dựng được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực, do vậy, công tác đào tạo thiên về các kiến thức cơ bản và kinh tế tái chính.
Chính vì vậy, cán bộ cơ quan thuế phải thường xuyên tự học tập, rèn luyện là chính. Cục thuế cũng luôn quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ thuế trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực toàn ngành.
*Ở Nhật Bản
Về kê khai thuế
Nếu số thuế mà doanh nghiệp phải nộp vượt quá 20 vạn yên thì doanh nghiệp đó phải làm tờ khai thuế và nộp thuế 02 lần (khai và nộp thuế tạm thời; khai và nộp thuế cuối năm tài chính) theo quy định Điều 71, còn số thuế phải nộp bằng hoặc dưới 20 vạn yên thì doanh nghiệp chỉ phải kê khai thuế và nộp thuế 01 lần vào cuối năm tài chính theo Điều 74 Luật thuế pháp nhân. Nếu việc thanh toán thuế pháp nhân bị đình trệ thì doanh nghiệp cũng phải nộp tiền quá hạn cho đến ngày thanh toán (Điều 60 của Luật).
Đối với công ty thông thường, kỳ hạn để nộp tờ khai thuế tạm thời là trong vòng 02 tháng kể từ ngày liền sau ngày mà tháng thứ 6 của năm kinh doanh trôi qua (Điều 71).
Trong vòng 02 tháng kể từ ngày cuối cùng của năm tài chính, công ty trong nước phải nộp tờ khai thuế cho cục trưởng cục thuế khu vực khai với những nội dung dưới đây dựa trên cơ sở quyết toán xác định (Điều 74):
- Số tiền thu nhập và các khoản lỗ;
- Số tiền thuế thu nhập pháp nhân đã được tính toán theo quy định;
- Số tiền không được khấu trừ theo quy định tại Điều 68, 69;
- Số tiền được khấu trừ mà pháp nhân đã nộp giữa kỳ theo tờ khai thuế tạm thời trong trường hợp pháp nhân đã nộp thuế và kê khai thuế tạm thời;
- Số tiền không được khấu trừ trong trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai thuế tạm thời theo quy định;
- Các cơ sở khác để tính toán thuế theo quy định.
Tờ khai thuế này sẽ được đi kèm với các tài liệu kế toán liên quan khi
doanh nghiệp nộp cho cơ quan thuế.
Trường hợp được gia hạn nộp tờ khai thuế:
- Trường hợp đến hạn nộp tờ khai thuế mà công ty trong nước không thể nộp được vì lý do gặp thảm họa (thiên tai…) không thể tránh khỏi, thì sẽ được gia hạn thời hạn nộp thuế đến một thời điểm được chỉ định bởi trưởng sở thuế khu vực có thẩm quyền. Đối với trường hợp này, trong vòng 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, công ty đó phải giải trình được lý do tại sao không thể quyết toán trước thời hạn phải nộp tờ khai thuế, và phải làm tờ khai thuế theo những khoản mục mà Pháp lệnh của Bộ Tài chính quy định. Tuy nhiên, nếu trưởng sở thuế khu vực nhận thấy lý do được công ty nêu ra không thỏa đáng thì có thể từ chối đơn bằng việc ra một văn bản (Điều 75 khoản 1).
- Với việc nộp chậm thuế do xin gia hạn theo quy định của Luật, thì kể
từ ngày đầu tiên khi hết hạn 02 tháng sau ngày cuối cùng của năm tài chính
cho đến ngày mà công ty đó được chỉ định là phải nộp tờ khai thuế và nộp thuế, công ty đó sẽ phải nộp số tiền thuế cơ bản cùng với số tiền lãi (tính theo số này nộp chậm do xin gia hạn) với mức lãi là 7.3% /năm.
Quy định đặc biệt cho trường hợp gia hạn nộp tờ khai thuế (Điều 75 khoản 2) là đối với trường hợp khác không phải do thảm họa, thiên tai, công ty nộp thuế được công nhận là rơi vào tình huống không thể nộp tờ khai đúng hạn thì cũng được gia hạn nộp tờ khai thuế. Tuy nhiên thời gian gia hạn tối đa là 01 tháng (tức là 03 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính). Và đối với trường hợp gia hạn này, công ty đó phải được kiểm toán bởi kiểm toán viên độc lập để giải trình được lý do không thể tiến hành quyết toán đúng hạn.
Về công tác hỗ trợ nộp thuế
Việc khai và nộp thuế điện tử đã được áp dụng từ rất lâu và trở thành phương pháp phổ biến trong việc khai và nộp thuế, do đó, việc hướng dẫn kê khai thuế và nộp thuế điện tử cũng xuất hiện ở nhiều website của cả cơ quan thuế và tư nhân. Hơn nữa, khai và nộp thuế điện tử còn trở thành dịch vụ mà các công ty kinh doanh dịch vụ khai, nộp thuế điện tử hay ngân hàng có chức năng kinh doanh dịch vụ này quảng bá trên internet và nhiều phương tiện thông tin đại chúng khác.
Về thanh tra, kiểm tra
Việc thanh tra thuế được tiến hành một cách nghiêm túc ở Nhật Bản. Thường thì việc thanh tra, kiểm tra được tiến hành khi thấy có dấu hiệu gian lận, trốn thuế. Ngoài ra là nhằm mục đích phát hiện sai sót trong kê khai và nộp thuế để chủ thể nộp thuế khắc phục và chịu phạt.
Đối với những trường hợp phát hiện gian lận, trốn thuế có tính chất hình sự, kết thúc cuộc thanh tra, dựa vào những bằng chứng cụ thể đã thu thập được trong quá trình thanh tra, cơ quan thanh tra thuế sẽ ra một kết luận về việc gian lận thuế, trốn thuế của doanh nghiệp. Kết luận này như một cáo buộc được trình thẳng lên Viện Kiểm sát, để Viện kiểm sát xem xét truy tố